Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý Trung học Cơ sở

docx 34 trang thulinhhd34 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_day_hoc_tich_hop_trong_mon_vat.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý Trung học Cơ sở

  1. Quá trình tạo ra nước nóng phụ thuộc vào khả năng hấp thụ nhiệt của máy nước nóng mặt trời với các tia bức xạ năng lượng mặt trời, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM 1; 2 1. Nhận xét và rút ra kết luận: - Khi có sự chênh lệch về nhiệt độ, chất lỏng di chuyển thành từng dòng, sự truyền nhiệt bằng các dòng như vậy gọi là sự đối lưu. 2.Chất lỏng truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu. 3. Dây đốt nóng thường được đặt ở phía dưới để tạo ra dòng đối lưu. 4. Sự đối lưu trong chất lỏng được ứng dụng trong nguyên lý hoạt động của máy nước nóng mặt trời, các thiết bị đun nấu bằng điện NHÓM 3, 4: NGHIÊN CỨU SỰ ĐỐI LƯU TRONG CHẤT KHÍ - Tiến hành được thí nghiệm để quan sát sự đối lưu trong chất khí. - Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa. Tiến hành thí nghiệm: Đặt tấm bìa giữa cốc thủy tinh sao cho giữa tấm bìa và đáy cốc có khe hở.Ở hai bên của cốc, một bên đốt nến ở phía dưới và một bên đốt hương phía trên cốc. Quan sát hiện tượng xảy ra đối với khói hương. 1. Nhận xét và rút ra kết luận: - Hiện tượng - Giải thích hiện tượng: - Kết luận: Thông tin Khi đốt cháy, một phản ứng dây chuyền phải diễn ra theo đó ngọn lửa có thể duy trì nhiệt của chính nó bằng cách phát nhiệt trong quá trình cháy và có thể tiếp tục cháy, với điều kiện có một nguồn cung cấp liên tục của các chất ôxy hóa và nhiên liệu. Nếu chất oxy hóa là oxy từ không khí xung quanh, do có lực hấp dẫn, hoặc do một số lực tương tự gây ra bởi gia tốc là cần thiết để tạo ra đối lưu. Đối lưu loại bỏ tro than và mang nguồn cung cấp oxy mới vào ngọn lửa để lửa tiếp tục cháy.
  2. Nếu không có lực hấp dẫn, một đám cháy nhanh chóng bị dập tắt vì nó sẽ bị các tro than và khí không bắt cháy trong không khí bao vây. 2. Tích hợp môn hóa học: Cho biết tác dụng của bóng đèn dầu đối với sự cháy của đèn? Đối lưu tự nhiên Trong tự nhiên, hiện tượng đối lưu trên bề mặt Trái Đất tạo ra các dòng biển nóng và lạnh chảy, các cơn gió biển, các dòng khí nóng và lạnh tạo nên xoáy lốc, mưa đá Trong vũ trụ, plasma chảy thành dòng trong một số ngân hà và tinh vân. Theo văn phòng nghiên cứu giông lốc thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, giông là hiện tượng mưa to kèm sấm chớp, do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Siêu giông làm gãy đôi thân cây, đổ xuống xe ôtô ở Carrollton, bang Illinois hôm 13/6. (Ảnh: Fox2) 3. Tích hợp môn địa lý: Trong tự nhiên, sự đối lưu không khí gây ra những hiện tượng gì? 4. Tích hợp môn địa lý: Nêu đặc điểm chủ yếu của tầng đối lưu? Giải thích tại sao có đặc điểm như vậy? 5. Tích hợp môn sinh học: Tại sao ban đêm không nên để lọ hoa, cây cảnh trong phòng kín? KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM 3; 4 1. Nhận xét và rút ra kết luận: Khi có sự chênh lệch về nhiệt độ, chất khí di chuyển thành từng dòng, sự truyền nhiệt bằng các dòng như vậy gọi là sự đối lưu.
  3. 2.Tác dụng dễ thấy nhất của bóng đèn là giữ cho ngọn lửa không bị tắt khi có gió, tuy nhiên về mặt vật lý tác dụng này không phải là tác dụng quan trọng nhất. Thực ra công dụng chính của bóng đèn là tăng độ sáng về mặt quang học và tăng nhanh quá trình cháy về mặt nhiệt học. Cột không khí trong bóng đèn bị ngọn lửa hơ nóng hơn từ phía dưới, do hiện tượng đối lưu mà lớp không khí nóng hơn này bay lên mang theo những sản phẩm cháy và thay vào đó là lớp không khí chưa nóng ở bên ngoài chui qua cổ đèn vào bên trong, lớp không khí này có nhiều oxi nên duy trì sự cháy tốt hơn. Quá trình cứ diễn ra như thế làm cho ngọn lửa luôn được duy trì ở mức độ cháy tốt nhất. 3. Trong tự nhiên hiện tượng đối lưu trên bề mặt Trái Đất tạo ra dòng biển nóng và lạnh chảy, các cơn gió biển; các dòng khí nóng lạnh tạo nên lốc xoáy, sự đối lưu không khí mạnh tạo nên mưa đá 4. Đặc điểm chủ yếu của tầng đối lưu là không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, vì lớp không khí ở dưới nóng lên trước do nhận được nhiệt của bề mặt trái đất trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp không khí lạnh ở trên. Do đó lớp không khí nóng đi lên còn lớp không khí lạnh chìm xuống dưới tạo thành dòng đối lưu. 5. Trong phòng kín không có sự đối lưu không khí với bên ngoài, mà cây hô hấp lấy ô xi có trong phòng và nhả ra khí cacbonic làm nồng độ khí oxi giảm, còn nồng độ khí cacbonic trong phòng tăng gây ngộ độc cho người trong phòng. NHÓM 5, 6: TÌM HIỂU VỀ BỨC XẠ NHIỆT Tiến hành thí nghiệm để chứng minh nhiệt đã được truyền bằng các tia nhiệt đi thẳng. Thông tin trong sách giáo khoa về bức xạ nhiệt - Tiến hành thí nghiệm: Đặt bình cầu, trên nút có gắn một ống thủy tinh bên trong có giọt nước màu gần một ngọn lửa đèn cồn. + Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước. + Lấy miếng gỗ chắn giữa đèn và bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước. 1. Nhận xét và rút ra kết luận. - Hiện tượng - Giải thích hiệntượng:
  4. - Kết luận: Thông tin Bức xạ mặt trời là một dạng phóng xạ điện từ với một biên độ các bước sóng rộng lớn. Bức xạ mặt trời khi xuyên qua khí quyển đã bị các chất trong khí quyển như O2, O3, CO2, hơi nước hấp thụ một phần (khoảng 19% toàn bộ bức xạ); 34% phản xạ vào khoảng không vũ trụ và 49% lên bề mặt trái đất. Phần ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất gọi là ánh sáng trực xạ (ánh sáng mặt trời), còn phần bị bụi, hơi nước khuếch tán gọi là ánh sáng tán xạ. Có khoảng 63% ánh sáng trực xạ và 37% ánh sáng tán xạ. Ánh sáng phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất do độ cong của bề mặt trái đất và độ lệch trục trái đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay quanh mặt trời. Do vậy ở các vùng nhiệt đới nguồn năng lượng bức xạ nhận được lớn gấp 5 lần so với vùng cực. Càng lên cao cường độ ánh sáng càng mạnh hơn vùng thấp. Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong năm, ở các cực của Trái Đất mùa đông không có ánh sáng, mùa hè ánh sáng chiếu liên tục, ở vùng ôn đới có mùa hè ngày kéo dài, mùa đông ngày ngắn. Càng đi về phía xích đạo thì độ dài ngày càng giảm dần. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2, để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2, dày và bị CO2, và hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2, có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Ngoài khí CO2, còn nhiều khí khác gọi chung là khí nhà kính (những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài - hồng ngoại), chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2,, CH 4 , N 2 O, O3 (ôzôn), các khí CFC, CF6, HFCs và PFCs. Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khiến cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao
  5. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính 2. Tích hợp môn địa lý: Nêu ví dụ chứng tỏ bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không. - Bản chất của hiệu ứng nhà kính là gì? 3. Sự phân bố bức xạ bức xạ mặt trời không đều tới bề mặt Trái Đất tạo ra các hiện tượng tự nhiên nào? Thông tin Quá trình thải nhiệt Nhiệt năng tỏa ra khỏi cơ thể bằng hai cách: Truyền nhiệt và bay hơi nước. * Truyền nhiệt Truyền nhiệt là phương thức trong đó nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn. Có ba hình thức truyền nhiệt: - Truyền nhiệt trực tiếp Trong truyền nhiệt trực tiếp, vật nóng và vật lạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau, khối lượng nhiệt được truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc. - Truyền nhiệt đối lưu Trong truyền nhiệt đối lưu, nhiệt được truyền cho lớp không khí tiếp xúc với bề mặt cơ thể. Lớp không khí lại luôn chuyển động do vậy lớp không khí nóng lên được thay bằng lớp không khí mát hơn. Mức độ truyền nhiệt tỷ lệ thuận với căn bậc hai của tốc độ gió. Do vậy, mùa nóng có gió hoặc dùng quạt ta sẽ thấy mát hơn. - Truyền nhiệt bằng bức xạ
  6. Trong truyền nhiệt bằng bức xạ, vật nóng và vật lạnh không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nóng sang vật lạnh dưới hình thức tia bức xạ điện từ. Mức độ truyền nhiệt tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật và ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Tuy nhiên khối lượng nhiệt mà vật lạnh nhận được lại phụ thuộc vào màu sắc của nó: Vật có màu đen tiếp nhận toàn bộ nhiệt lượng bức xạ tới, vật có màu trắng phản chiếu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ. Đây là cơ sở để thay đổi màu sắc quần áo tuỳ theo nhiệt độ của môi trường. Điều kiện để cơ thể có thể thải nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt là nhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ của những vật xung quanh. Trong trường hợp ngược lại, cơ thể không những không thể tỏa nhiệt được mà còn bị truyền nhiệt từ môi trường vào cơ thể. * Thải nhiệt bằng bay hơi nước Thải nhiệt bằng bay hơi nước dựa trên cơ sở là: Nước trong lúc chuyển từ thể lỏng sang thể khí phải hút nhiệt vào. Một lít nước bay hơi từ cơ thể hút của cơ thể một nhiệt lượng bằng 580 Kcal. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên, phương thức tỏa nhiệt này không những không bị hạn chế mà còn có hiệu quả nhiều hơn. Ví dụ, trong môi trường có nhiệt độ bằng 15 - 20° C nhiệt tỏa ra bằng phương thức bay hơi chỉ chiếm 16,7% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể, khi nhiệt độ môi trường tăng tới 25 - 30° C, tỷ lệ này tăng tới 30,6%, còn khi môi trường có nhiệt độ bằng 35 – 40° C, nhiệt tỏa ra bằng phương thức bay hơi chiếm tới 100% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể. 4. Tích hợp môn sinh học: Nhờ đâu mà thân nhiệt cơ thể luôn ổn định? Nhiệt năng tỏa ra khỏi cơ thể bằng cách nào? Để đề phòng cảm nóng, cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điểm gì? 5. Tích hợp môn công nghệ: Mùa hè và mùa đông ta nên lựa chọn trang phục như thế nào? 6. Tích hợp môn GDCD: Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM 5,6: 1. Nhận xét và rút ra kết luận: Nhiệt truyền từ đèn cồn đến bình cầu bằng các tia nhiệt đi thẳng. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt là.
  7. 2. Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, khoảng không gian còn lại giữa Trái Đất và Mặt Trời là chân không nhưng năng lượng Mặt Trời vẫn truyền xuống Trái Đất được bằng hình thức bức xạ nhiệt. - Bản chất của hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo ra một lớp màn chắn ở trên cao, ngăn cản nhiệt Mặt Trời bức xạ từ mặt đất vào không gian, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao 3. Sự phân bố bức xạ bức xạ mặt trời không đều tới bề mặt Trái Đất tạo ra các hiện tượng ngày và đêm, các mùa trong năm, thời tiết và khí hậu . 4. Thân nhiệt luôn ổn định là do sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt. Nhiệt năng tỏa ra khỏi cơ thể bằng hai cách: Truyền nhiệt (chủ yếu bằng hình thức bức xạ nhiệt) và bay hơi nước. 5. Mùa hè nên mặc quần áo sáng màu để phản chiếu các tia bức xạ nhiệt, quần áo mỏng, rộng và dễ thấm mồ hôi để dễ dàng tỏa nhiệt. Mùa đông mặc quần áo thẫm màu, với vải dày, xốp để làm giảm tỏa nhiệt. 5. Sự phát triển công nghiệp và các phương tiện giao thông ở đới ôn hòa đòi hỏi phải sử dụng nhiều nhiên liệu, tạo ra nhiều khí thải. Khí thải tạo ra một lớp màn chắn ở trên cao, ngăn cản nhiệt Mặt Trời bức xạ từ mặt đất vào không gian khiến Trái Đất nóng dần lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi. 6. Trồng rừng và bảo vệ rừng, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh ở gia đình và nơi công cộng Vòng 2 : Nhóm các mảnh ghép Thông tin từ các thành viên trong nhóm. 1. Đối lưu là gì? Đối lưu là hình thức truyền nhiêt chủ yế của chất nào? 2. Nêu một số ứng dụng của sự đối lưu trong đời sống và kỹ thuật. 3. Bức xạ nhiệt là gì? Tìm một số ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt? Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tính chất gì của vật? 4. Nêu tên các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không? Chất Rắn Lỏng Khí Chân không
  8. Hìnhthức truyền nhiệt chủ yếu KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM CÁC MẢNH GHÉP 1. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 2. Một số ứng dụng của sự đối lưu trong đời sống và kỹ thuật: Làm đèn kéo quân, bóng đèn dầu, các ống khói ở các lò đốt và nhà máy, máy lạnh 3. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Ví dụ: Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt, cơ thể con người truyền nhiệt ra môi trường một phần là do bức xạ nhiệt. - Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. 4. Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không: Chất Rắn Lỏng Khí Chân không Hình thức truyền nhiệt Dẫn nhiệt Đối lưu Đối lưu Bức xạ nhiệt chủ yếu TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP - Tổng kết, thống nhất các kết quả cần đạt được của các nhóm. - Thông tin thêm về đối lưu, bức xạ nhiệt. 4. Củng cố bài học: * Có thể em chưa biết Phích thủy tinh là một bình thủy tinh hai lớp. Giữa hai lớp thủy tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút thật kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối
  9. lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài. - GV đưa ra 10 câu hỏi trắc nghiệm học sinh làm việc cá nhân, làm bài và củng cố lại các kiến thức đã học. 5. Hướng dẫn hoạt động ở nhà - Học lại bài, làm bài tập trong SBT. - Tìm hiểu thêm về ứng dụng của “ Đối lưu – Bức xạ nhiệt” trong đời sống và kỹ thuật; những ảnh hưởng của “ Đối lưu – Bức xạ nhiệt” đối với môi trường, từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 24 SGK 7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP. - Với các hoạt động nhóm cho điểm theo nhóm khi đạt các yêu cầu của GV. - Làm bài kiểm tra 10 phút. Hình thức: Trắc nghiệm khách quan. Mức độ: Thông hiểu và vận dụng. Đề bài: Chọn câu trả lời đúng. Câu 1. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? A. Bằng sự đối lưu. B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một cách khác. Câu 2. Tại sao về mùa đông, mặc áo ấm ta ít bị lạnh hơn? A. Vì tác dụng của áo ấm trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. B. Vì tác dụng của áo ấm trong mùa lạnh là truyền nhiệt cho cơ thể. C. Vì tác dụng của áo ám là ngăn cản sự đối lưu. D. Vì một lí do khác. Câu 3.Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn lồng có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học? A. Truyền nhiệt. B. Thực hiện công.
  10. C. Đối lưu và sự thực hiện công. D. Bức xạ nhiệt. Câu 4.Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt. C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt. Câu 5.Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác? A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Để hạn chế sự sự bức xạ nhiệt. C. Để hạn chế sự sự dẫn nhiệt. D. Để hạn chế sự đối lưu. Câu 6. Nhiệt từ cơ thể con người có thể truyền ra môi trường ngoài bằng cách nào? A. Bằng dẫn nhiệt. B. Bằng đối lưu. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng cả ba hình thức trên. Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải do sự đối lưu không khí gây ra? A. Mưa đá. B. Lốc xoáy. C.Vòi rồng. D. Núi lửa. Câu 8. Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng? A. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt. B. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể phát ra tia nhiệt. C. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt. D. Chỉ có Mặt Trời mới phát ra tia nhiệt. Câu 9. Đặc điểm chủ yếu của tầng đối lưu là: A. Không khí loãng. B. Không khí chuyển động theo chiều nằm ngang. C. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. D. Không khí chuyển động hỗn độn theo nhiều chiều.
  11. Câu 10. Ngăn đá tủ lạnh thường đặt phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng? A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt 8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH. - HS biết vận dụng kiến thức các môn học để giải thích các hiện tượng vật lí trong thực tế và các kiến thức cần đạt của bài học. 5.1.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS” có thể áp dụng được với bộ môn Vật lý nói riêng và các môn học khác nói chung kể cả THCS cũng như THPT. 8. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Giáo viên: Nhiệt tình, say mê với công việc, ham học hỏi tìm tòi các tri thức mới liên quan không chỉ môn Vật lý mà cả các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. - Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với chủ đề tích hợp, phù hợp đối tượng học sinh. - Thường xuyên trau dồi chuyên môn qua các lớp học chuyên đề về dạy học tích hợp môn Vật lý do huyện, tỉnh tổ chức. Trao đổi cùng các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài học, tìm tòi các ý tưởng trong đời sống liên quan đến kiến thức bài học. + Học sinh: Tự giác tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc, học tập, có tinh thần tự học hỏi bạn bè, người thân bố mẹ anh chi em để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nghiên cứu kỹ bài trước khi đến lớp, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Nhà trường: Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất đầy đủ cho việc thực hiện chủ đề. Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học có chất lượng cho bộ môn. Có máy tính, máy chiếu để hỗ trợ trong quá trình dạy – học, học sinh được thuận tiện trong
  12. quá trình học tập trao đổi nhóm, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả học tập cho các em. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Đối với học sinh: *Kết quả khảo sát chất lượng của bốn khối 6,7,8,9 trước khi ứng dụng sáng kiến: Chất lượng giáo dục đại trà: Số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Học sinh SL % SL % SL % SL % SL % 165 9 5.4 47 28.5 95 57.6 12 7.3 02 1.2 * Kết quả khảo sát sau khi ứng dụng sáng kiến: Số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Học sinh SL % SL % SL % SL % SL % 165 21 12.7 55 33.4 85 51.5 4 2.4 0 0 Kết quả: Tỷ lệ số học sinh khá, giỏi tăng. Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng việc dạy tích hợp liên môn trong môn Vật lý đã làm cho chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh đã tự mình nắm vững kiến thức, đặc biệt là học sinh yếu kém đã có hứng thú hơn trong học tập. Do đó cần thiết phải đưa nội dung tích hợp vào trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý. Phương pháp này không những có hiệu quả trong dạy học chương trình Vật lý THCS mà còn được áp dụng rộng rãi trong dạy học các bộ môn khác ở trường THCS kể cả THPT. Đối với Giáo viên:
  13. - Dự án dạy học tích hợp theo chủ đề về “Đối lưu – Bức xạ nhiệt” mà tôi nêu trên được triển khai thực hiện vào năm học 2017-2018 được lãnh đạo các cấp cũng như các đồng nghiệp đánh giá ca. - Qua việc thực hiện các chủ đề tích hợp, tôi thấy mình nâng cao được trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi thêm được nhiều kiến thức ở nhiều bộ môn khác nhau, bổ sung thêm các phương pháp giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho chất lượng dạy học giá dục ngày càng đi lên. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Tổ KHTN Trường THCS Hoàng Lâu – Các môn học KHTN Tam Dương – Vĩnh Phúc 2 Trường Trường THCS Hoàng Lâu – Các môn KHTN và KHXH Tam Dương – Vĩnh Phúc Hoàng Lâu, ngày tháng năm 2019 Hoàng Lâu, ngày 04 tháng 03 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Việt Trung Hà Thị Thu Hương Tam Dương, ngày 5 tháng 3 năm 2019 TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN HUYỆN TAM DƯƠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN Đinh Văn Mười