SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở

doc 19 trang thulinhhd34 11413
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_day_hoc_mon_gi.doc
  • docBìa sáng kiến.doc
  • docĐơn sáng kiến kinh nghiệm.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Cơ sở

  1. 7.1.4.3. Nội dung phương pháp nghiên cứu. 7.1.4. 3.1. Những kiến thức cơ bản. - Thảo luận nhóm là phương pháp dựa vào sự trao đổi ý kiến giữa học sinh với nhau về một chủ đề.Đặc trưng của phương pháp này là có tiếp xúc trực tiếp giữa người tham gia và tự do trao đổi ý tưởng, quan điểm kinh nghiệm của cá nhân, nó tạo ra sự hoà đồng giữa các quan điểm và lập trường hợp lý có thể chấp nhận được. - Thảo luận nhóm là phương pháp có tính xã hội hoá cao được tiến hành rộng rãi trong dạy học môn GDCD và có tác dụng rất lớn. + Giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập qua việc các em cùng chia sẻ các kinh , những ý kiến để giải quyết vấn đề. + Giúp học sinh hiểu và vận dụng một cách sâu sắc nội dung bài học vào thực tế, cuộc sống, + Giáo dục tính tích cực , tính năng động sáng tạo , tính đoàn kết và hợp tác , giao tiếp ứng xử cá nhân hiệu quả ,tự trọng ,tự tin, biết lắng nghe ý kiến của người khác. 7.1.4.3.2 . Xác định những yêu cầu phương pháp thảo luận nhóm * Phương pháp thảo luận nhóm có đặc điểm : Là phương pháp tổ chức học sinh thành những nhóm nhỏ (2,4,6 học sinh ) để thảo luận. * Tác dụng: các thành viên trong lớp chia sẻ suy nghĩ để thảo luận có tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau. *Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức.Trong khi thảo luận nhóm ,cần phân rõ vai trò của cá nhân ,nhóm trưởng,giáo viên.Cụ thế : * Cách tiến hành : Có nhiều hình thức thảo luận . Thảo luận nhóm: + Cá nhân:,suy nghĩ,giải quyết nhiệm vụ. +Làm việc theo cặp ( 2 học sinh) : Phù hợp với công việc như kiểm tra dữ liệu, giải thích ,chia sẻ thông tin ,đặt câu hỏi ,làm rõ một vấn đề (nếu lẻ học giáo viên phải đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo tất cả học sinh đươc làm việc ) 7
  2. + Làm việc chung cả nhóm (từ 4-6 học sinh): Trao đồi nhận xét,bổ sung ,đưa ra kết luận .Cử một bạn làm thư ký ghi chép kết quả của nhóm .Nhóm trưởng điểu khiển nhóm cho đủ thời gian ,hiệu quả . Để giờ học có hiệu quả cao trong thực hiện các hoạt động nhóm giáo viên cần có câu lệnh rõ ràng khi giao việc cu thể như sau : - Thời gian bao nhiêu phút. - Câu hỏi, chủ đề. - Bảng phụ - Bút - Năm châm. - Cử người thuyết trình nếu có yêu cầu. - Cử đại diện một số nhóm nhận xét chéo. + Nên các câu hỏi và chủ đề. + Các nhóm thảo luận ghi, trình bày ra giấy khổ lớn hoặc bảng phụ. + Đại diện nhóm trình bày. + Giáo viên nhận xét chuẩn kiến thức. * Những vấn đề cần lưu ý. Thảo luận những vấn đề sự việc mới mẻ hấp dẫn phù hợp với chủ đề. - Có thể cho học sinh xem tranh, ảnh. - Cách đặt câu hỏi. + Câu hỏi phù hợp trình độ học sinh. + Câu hỏi đảm bảo tính liên tục, lô gíc. + Câu hỏi gắn gọn, rõ dàng. + Câu hỏi phải kích thích tư duy của học sinh, Nhiệm vụ phải vừa sức phù hợp với thời lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị - Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống hoặc khác nhau. - Cách trình bày kết quả hoạt động nhóm có thể theo nhiều cách. - Giáo viên theo dõi nhóm hoạt động, khuyến khích hoặc hỗ trợ khi cần thiết. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các nhóm khác nhau với các bạn khác nhau để họ có thể tương tác học hỏi lẫn nhau. - Không nên chia nhóm đông để tránh tình trạng một số học sinh ỉ nại không tham gia vào hoạt động . - Mỗi nhóm nên bầu một nhóm trưởng để điều hành và ghi chép lại kết quả buổi thảo luận nhóm 8
  3. - Học sinh cần được tự đánh giá nhận xét kết quả hoạt động của nhóm. 7.1.4.3.3 Kết quả : Môn GDCD trong nhà trường THCS có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội - gia đình và nhà trường. Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người. Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp. Chính vì vậy để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn. GDCD không thể bằng sự thuyết lý, thao giảng của các giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và tương tác của chính các em. Nói cách khác quá trình dạy học môn giáo dục công dân cho học sinh THCS phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động tương tác với thầy, cô với bạn để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học các hoạt động này phải do giáo viên thiết kế dựa trên mục tiêu nội dung của bài học dựa trên trình độ của học sinh và sở trường của giáo viên dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, học sinh hứng thú, thông hiểu ghi nhớ và thực hiện luôn những gì các em đã lĩnh hội được thông qua các hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Các hoạt động dạy học môn GDCD ở THCS rất phong phú, đa dạng, bao gồm những hình thức hoạt động chủ yếu như: + Thảo luận lớp. + Thảo luận nhóm. + Đóng vai (diễn tiểu phẩm) + Quan sát phân tích các tranh ảnh,băng hình. + Xử lí tình huống. 9
  4. Trong đó phương pháp,thảo luận nhóm là đóng vai trò chủ đạo trong tiết học (học sinh được thực hành, luyện tập nhiều hơn với nội dung của bài học, các em hiểu bài và hứng thú học tập). *Kết quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm của trường THCS Định Trung. Nhà trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn GDCD đầy đủ theo đúng quy định của phân phối chương trình. Ngoài việc tích hợp tư tưởng đạo đức HCM, tích hợp môi trường, tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD thì phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường xuyên ở các tiết học. Kết quả: Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học. Học kỳ I :Năm 2018 -2019: + 100% học sinh khá, giỏi, trung bình.( kết quả cao hơn so với năm học trước) Bên cạnh mặt tích cực song vẫn còn có những học sinh lười học, coi thường môn học phụ. 7.1.4.4. Giải pháp mới, sáng tạo. 7.1.4.4.1.Việc dạy học môn GDCD phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học. - Việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD cần phải gắn liền với đổi mới phuơng tiện dạy học . - Trong quá trình dạy học môn GDCD giáo viên lụa chọn và sử dụng hợp lý có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo danh mục cùng như các thiết bị, đồ dùng dạy học do giáo viên, học sinh tự làm. - Đặc biệt khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 7.1.4.4.2. Dạy học GDCD cần phải phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường dạy học, giáo dục lành mạnh khép kín. Khác với các môn học khác hiệu quả dạy học môn GDCD đòi hỏi phải có môi trường dạy học , môi trường giáo dục lành mạnh khép kín chính vì vậy trong quá trình dạy học cần phải phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà 10
  5. trường (ban giám hiệu , giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách cán bộ đoàn đội) và ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền địa phương ) nhằm tạo ra những tác dụng giáo dục cùng chiều, những tấm gương sáng và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để học sinh noi theo; Những sự động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hành những điều đã học trong cuộc sống. Cụ thể đối với học sinh: tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè. - Tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng học tập, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra, từ thực tiễn xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. 7.2. Ứng dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy. 7.2.1. Quá trình áp dụng của bản thân Xuất phát từ đặc trưng của môn GDCD khi tổ chức dạy học môn GDCD thầy cô giáo cần dựa trên những cơ sở sau: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục THCS đã được quy định trong luật giáo dục. - Căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm của môn GDCD. - Căn cứ vào đặc điểm của học sinh THCS. - Căn cứ vào trọng tâm từng bài, từng tiết. - Căn cứ vào vị trí của từng bài trong lô gíc cấu trúc của chương trình. - Căn cứ vào điều kiện trang thiết bị. - Căn cứ vào không gian, thời gian tổ chức hoạt động dạy học. - Phải tích hợp, phối hợp hai nhóm phương pháp dạy học và giáo dục 11
  6. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý , hiệu quả. 7.2.2 Hình thức thảo luận: -Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào nội dung bài dạy và thiết kế hoạt động của giáo viên.Việc lựa chọn hình thức làm việc cá nhân,cặp đôi nhóm hay cả lớp phụ thuộc vào loại hình hoạt động và luyện tập. 7.2.3.Cách tiến hành thảo luận: - Hoạt động thảo luận nhóm diễn ra rất phong phú giáo viên có thể sử dụng 1 hoặc nhiều lần trong một tiết dạy tuỳ vào nội dung từng bài học và cách tổ chức của mỗi giáo viên. - Hoạt động thảo luận nhóm có thể diễn ra trong các phần của bài học + Phần I: Tìm hiểu truyện đọc thông tin sự kiện. + Phần II: Nội dung bài học . + Phần III: Bài tập. Ví dụ Tiết 14 bài 11 : Tự tin ( chương trình lớp 7) Để giúp học sinh hiểu rõ được người có tính tự tin và thiếu tự tin cho học sinh thảo luận. Phần I: Truyện đọc “Trịnh Hải Hà và chuyến du học xing-ga-po”. Giáo viên chia lớp: 3 nhóm. Nhóm 1: bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện hoàn cảnh nào ? Nhóm 2: do đâu bạn Hà được đi du học ở nước ngoài? Nhóm 3: Nêu biển hiện của sự tự tin của bạn Hà ? 7.3. Một số phương pháp thực hành thảo luận nhóm đạt hiệu quả khi giảng dạy môn GDCD. * Giáo viên chia nhóm: có nhiều cách chia nhóm khác nhau: * Nhóm theo số điểm danh, nhóm theo các màu sắc, theo các loài hoa các mùa trong năm VD: Nhóm theo mùa xuân: Nêu đặc điểm của mùa xuân ( Tiết trời) 12
  7. *Nhóm theo biểu tượng: Các nhóm duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng, các nhóm này thậm chí có thể đặt tên riêng. Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những nhóm học tập. VD:Nhóm đôi bạn cùng tiến – Nhóm Giừ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. *Nhóm theo ghép hình. Cách thực hiện: Xé nhỏ một bức tranh hoặc tờ tài liệu cần xử lý HS được phát các mẫu xé nhỏ, những HS ghép thành bức tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành một nhóm. Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối địch. Cần một ít chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm. * Nhóm cùng sở thích. Cách thực hiện: HS có sùng một sở thích, cùng một mục đích về đối tượng mà nhóm chọn. VD: Nghiên cứu về bạo lực học đường và nguyên nhân dẫn tới hành vi đổ lỗi. *Nhóm cùng tháng sinh: Cách thực hiện: Tất cả những HS cùng học sinh ra trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè, hoặc mùa hè sẽ tạo thành một nhóm. Tạo lập một cách độc đáo, tạo ra niềm vui cho HS có thể biết nhau rõ hơn. VD: Nhóm sinh vào mùa đông: Nêu đặc điểm nổi bật của mùa đông (noen) *Nhóm cùng trình độ: Cách thực hiện: Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống, những HS có khả năng thuyết trình, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ VD: Các em cùng vẽ về chủ đề anh hùng dân tộc, sau đó viết bài và thuyết trình trước lớp, trước trường. *Nhóm theo giới tính: Chọn chủ đề đặc trưng cho con trai và con gái. VD: Con gái: Vệ sinh cá nhân, cách ăn, mặc, giao tiếp. Con Trai: Tìm hiểu về sức khỏe và sinh sản. *Nhóm theo trò chơi (kết bạn): Cách làm: Nhóm theo dãy bàn hàng dọc, hàng ngang 13
  8. VD: Thao tác HS cần nhanh , ngay khi có câu lệnh của giáo viên. 7.3.1. Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả. Giáo viên chia nhóm: Mỗi nhóm có một trưởng nhóm, thư ký + Nhóm theo dãy bàn hàng dọc. + Nhóm theo số thứ tự điểm danh 1, 2, 3. + Nhóm theo mùa (Xuân, Hạ, Thu , Đông). + Nhóm theo bàn. * Yêu cầu trong hoạt động nhóm như sau: Giáo viên chuẩn bị sẵn câu hỏi, câu hỏi thảo luận, phải phù hợp với trình độ học sinh. - Các thành viên trong nhóm nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân . - Các thành viên hướng vào nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận. - Mỗi người đều tham gia thực hiện nhiệm vụ. - Các thành viên cùng tham gia, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm - Mỗi người đều tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng. - Sau khi thảo luận nhóm các nhóm có sự thống nhất tuyệt đối và đưa ra được kết quả chính xác theo yêu cầu của câu hỏi thảo luận. Nhóm trưởng treo bảng kết quả của nhóm mình, trình bày cho các nhóm nhận xét chéo. - Giáo viên nhật xét đánh giá bổ sung. Lưu ý: Trong quá trình thảo luận có nhiều em tập trung chú ý nhưng cũng có nhiều em không lắng nghe còn đùa nghịch nói chuyện to do vậy giáo viên phải ấn định thời gian thảo luận nhóm một cách rõ ràng để các em tâp trung vào bài làm của mình. 7.3.2. Vận dụng vào bài học. Giáo viên chia lớp 4 nhóm (dựa theo 4 mùa trong năm) các em cùng mùa vào1nhóm hoặc điểm số 1, 2, 3, 4. Các em cùng số vào 1 nhóm. Nhóm 1: Thế nào là tự tin? Người thiếu tự tin là người như thế nào? Nhóm 2: Nêu biểu hiện của tính tự tin trong cuộc sống ? Nhóm 3: Ý nghĩa của lòng tự tin ? 14
  9. Nhóm 4: Em rèn luyện tính tự tin bằng cách nào? 7.3.3. Phương tiện sử dụng trong hoạt động thảo luận nhóm. - Tuỳ từng phần, từng hình thức thảo luận, giáo viên cho học sinh sử dụng phương tiện sao cho phù hợp. Có nhiều cách để thực hiện. + Dùng lời để phát biểu. +Trình bày ra bảng phụ (mỗi nhóm 1 bảng ). + Dùng phiếu học tập. 7.3.4. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến: Môn GDCD trong nhà trường THCS có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách, ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm nổi bật và gần gũi với con người và xã hội –gia đình và nhà trường. Sau khi đổi mới phương pháp học tập. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm môn GDCD ở trường THCS tôi thấy kết quả học tập của các em có chiều hướng đi lên nhiều em đã yêu thích môn học này. Nhờ có phương pháp thảo luận nhóm nhiều em thừơng ngày ít gần gũi với bạn bè nay có dịp tiếp xúc và cùng học cùng chơi với bạn giúp các em có điều kiện chia sẻ với nhau nhiều hơn trong quá trình học tập làm cho tiết học trở lên phong phú và sôi nổi hơn. Các em hiểu và nắm chắc nội dung của bài học. 7.3.5. Bài học kinh nghiệm Trong tình hình thực tế hiện nay việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS đã đi vào ổn định và có hiệu quả xong muốn để môn học GDCD có một vị trí thật sự quan trọng trong nhà trường THCS nói riêng và trong các trường học nói chung, người giáo viên dạy môn GDCD phải thật sự tâm huyết với nghề với môn học của mình. Giáo viên phải nắm được đặc điểm của từng học sinh, từng lớp học, cấp học. Về con người, về sức khoẻ đạo đức lối sống năng lực học tập, động cơ học. 15
  10. Dạy học môn GDCD người giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp trong đó phương pháp thảo luận nhóm đóng vai trò khá quan trọng , nó trực tiếp kích thích tư duy hình thành niềm tin tình cảm cũng như hành vi và thói quen đạo đức pháp luật một cách tích cực và tự giác. Các em được gần gũi giúp đỡ nhau trong học tập nhiều hơn, các em biết chia sẻ với nhau trong công việc. Phương pháp thảo luận nhóm hội tụ những ý tưởng sáng kiến hay. Ngoài ra nó còn giúp đỡ học sinh yếu kém học tập, phát huy cùng với những học sinh khá, giỏi tạo mối quan hệ tình bạn gắn bó tốt đẹp. Về đội ngũ giáo viên: cần có đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, đào tạo chuẩn. Không nên sử dụng giáo viên dạy kiêm nhiệm vì nếu giáo viên dạy trái ban dạy kiêm nhiệm thì hiệu quả môn học sẽ bị kém đi, việc sử dụng các phương pháp dạy học sẽ không được đầy đủ toàn diện. Về học sinh: Học sinh phải biết coi trọng bộ môn GDCD vì môn GDCD là giáo dục con người trở thành người công dân tốt có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Cũng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy: “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cùng khó còn có tài mà không có đức chỉ là kẻ vô dụng”. Hay câu nói: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” Vì vậy học sinh phải nhận thức rõ rằng con người quan trọng nhất là phải có đạo đức và phải biết tôn trọng pháp luật. 7.3.6. Về khả năng áp dụng của sáng kiến : -Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đang áp dụng thử nghiệm trong toàn bộ môn GDCD ở tại trường THCS Định Trung-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc. -Hy vọng với kết quả đạt được ,để tài của tôi sẽ được áp dụng rông rãi trong dạy môn GDCD tai trường THCS trong toàn thành phố Vĩnh Yên. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 16
  11. - Giáo viên: có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nhiệt tình, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Giáo viên cần linh hoạt trong việc áp dụng sáng kiến, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản: - Trên cơ sở mục tiêu dạy học, xác định nội dung, lựa chọn tổ chức thảo luận nhóm (cần phân hóa đối tượng học sinh) học tập phù hợp. - Đảm bảo tính chọn lọc, logic của những kiến thức cần sử dụng phương pháp tổ chức thảo luận nhóm đạt hiệu quả trong dạy GDCD. - Đảm bảo tính vừa sức đồng thời phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và vốn sống của HS. - Tranh ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, thiết bị vi deo để bài bài học lôi cuốn, và thu hút, đáp ứng nhu cầu học tập, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. - Học sinh: Cần có tinh thần thái độ học tập đúng đắn. Phải chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung bài học, nghiên cứu theo hướng dẫn của giáo viên. 10. Đánh giá lợi ích thu được 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý tác giả Sau khi vận dụng SKKN vào thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho người học, tăng cường khả năng vận dụng vào thực tiễn đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các phương pháp, kĩ năng một cách hợp lý vào bài học có hiệu quả cao. Bản thân tôi nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp tổ chức thảo luận nhóm trong quá trình dạy học, nhất là trong bộ môn hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh . Thông qua bài học phát huy mạnh phương pháp thảo luận nhóm để kích thích tư duy, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh giúp các em được học tập nhau nhiều hơn, học hỏi và chia sẻ với bạn bè những điều mình biết và chưa biết. Ngoài việc giúp học sinh nắm tri thức ra điều quan trọng hơn là hình thành niềm tin tình cảm cũng như hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật. 17
  12. Gắn đổi mới phương pháp dạy học với đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tăng cường tính chất tương tác đối thoại hoà nhập các mối quan , các dạng hoạt động. Với phương pháp thảo luận nhóm tôi vừa trình bày ở trên phần nào đã thể hiện được tính tích cực hoạt động của học sinh giúp các em tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập của mình, đồng thời lôi cuốn mọi đối tượng học sinh trong lớp cùng tư duy chia sẻ những kinh nghiệm những ý kiến để cùng giải quyết, cùng nhau đi đến một quan điểm chung nhất định. Tôi hy vọng rằng với phương pháp tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học đạt hiệu quả trong dạy học môn GDCD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của nước ta. Kết quả học tập của học sinh như sau: Học kì I năm học 2017-2018 Học kì I năm 2018-2019 Xếp loại học lực kì I năm 2017- Xếp loại học lực kì I 2017-2018 2018 Lớ T Lớ T p S Giỏi TB-Khá Yếu p S Giỏi TB-Khá Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 4 12, 80, 4 23, 76, 5 32 3 7,5 9A 10 32 0 0 0 5 0 2 8 2 8B 4 75. 17, 4 20, 80, 3 7,5 30 7 9B 8 32 0 0 0 0 5 0 0 0 + 8 11, 75. 13, 8 22, 78, 9 62 11 + 18 64 0 0 2 0 6 4 2 0 0 - Chất lượng học sinh giỏi cũng có tiến bộ: Năm học 2018-2019 lớp 8Ađã có học sinh đỗ giải 4 của Thành Phố trong đợt thi giao lưu HSG 6, 7,8 với số điểm bộ môn cao. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Để kiểm tra kết quả của việc áp dụng sáng kiến , tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh các lớp khối 8 mà tôi đã trực tiếp giảng dạy chuyên đề này. Kết quả cụ thể như sau: Học kì I năm học 2017-2018( trước) Học kì I năm 2018-2019( Sau) Lớ T Mức độ Lớ T Mức độ 18
  13. p S Không p S Không Rất thích Thích Rất thích Thích thích thích SL % SL % SL % SL % SL % SL % 4 25, 40, 35, 4 40, 54, 8A 10 16 14 9A 17 23 2 4,7 0 0 0 0 2 5 7 4 18, 30, 52, 4 37, 55, 8B 7 12 21 9B 15 22 3 7,5 0 0 0 5 0 5 0 8 21, 35, 43, 8 39, 54, + 17 28 35 + 32 45 5 6,1 0 3 0 7 2 0 9 11.Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Phạm vi/ lĩnh vực STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ áp dụng sáng kiến 1 Trần Thị Thanh Hà Trường THCS Định Trung HS khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Đinh Trung HS khối 6, 7 ở 2 Đào Thị Hằng Trường THCS Liên Bảo trường THCS Liên Bảo Định Trung, ngày tháng năm 2019 Định Trung, ngày tháng năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Vinh Quang Trần Thị Thanh Hà 19