Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý Lớp 8

pdf 20 trang binhlieuqn2 07/03/2022 15351
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_t.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý Lớp 8

  1. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 - Giới thiệu chủ đề; - Xác định nhiệm vụ các nhóm; - Thành lập nhóm. Bước 2: Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc; - Lập kế hoạch làm việc; - Thỏa thuận quy tắc làm việc; - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ; - Chuẩn bị báo cáo kết quả. Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả; - Đánh giá kết quả. * Một số lưu ý: - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng học sinh/1 nhóm nên từ 4- 6 học sinh. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. - Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. * Ví dụ bài học sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm Bài 8 ÁP SUẤT CHẤT LỎNG Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mục tiêu: Lập được công thức tính áp suất chất lỏng và nêu được đặc điểm áp suất chất lỏng tại những điểm nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang. *. Chuyển giao nhiệm vụ II. CÔNG THỨC - Dùng một cốc thủy tinh có chứa một ít nước. Do TÍNH ÁP SUẤT trọng lượng của nước sẽ gây ra một áp suất tác CHẤT LỎNG dụng lên đáy cốc. - Bằng kiến thức toán học, Vật lý đã học, hãy chứng minh áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy cốc được tính theo công thức: p = d.h GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 8
  2. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 *. Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm về công thức tính thể tích hình p = d.h trụ, công thức tính trọng lượng riêng và công thức Trong đó: p là áp suất tính áp suất. chất lỏng (Pa), - Thực hiện các phép thay thế và biến đổi để đưa d là trọng về công thức: p = d.h lượng riêng của chất *. Báo cáo kết quả lỏng (N/m3), F P d.V d.S.h p = h là chiều S S S S cao của cột chất lỏng p = d.h (m). Trong đó: p là áp suất chất lỏng (Pa), -Những điểm nằm d là trọng lượng riêng của chất lỏng trên cùng một mặt 3 (N/m ), phẳng nằm ngang thì h là chiều cao của cột chất lỏng (m). có áp suất bằng nhau. .A .B . C -Các điểm A, B và C nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang nên: hA = hB = hC pA = pB = pC *. Nhận xét, tổng hợp - Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn và rút ra kết luận cần nắm. 2.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề: a/ Nội dung, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: - Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. b/ Giải pháp thực hiện dạy học giải quyết vấn đề: - Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống; - Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra; - Liệt kê các cách giải quyết có thể có; GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 9
  3. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 - Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị); - So sánh kết quả các cách giải quyết; - Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất; - Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn; - Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác. * Một số lưu ý - Các vấn đề/ tình huống đưa ra để học sinh xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau: + Phù hợp với chủ đề bài học; + Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; + Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh; + Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của học sinh; + Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải; + Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề. * Tổ chức cho học sinh giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý: + Các nhóm học sinh có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động. + Học sinh cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề. + Cần sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể có. + Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi học sinh có thể giống hoặc khác nhau. * Một số bài học áp dụng Bài 9 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm kiểm chứng sự tồn tại của áp suất khí quyển. *. Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu I. SỰ TỒN TẠI CỦA - Đổ đầy nước vào một cốc thủy tinh, dùng một ÁP SUẤT KHÍ tờ giấy không thấm nước hoặc mảnh nilông đậy QUYỂN GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 10
  4. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 kín miệng cốc. Lộn ngược cốc xuống, quan sát và giải thích tại sao nước trong cốc không bị chảy xuống? - Nước không bị chảy xuống chứng tỏ có một lực tác dụng lên mảnh giấy hướng từ dưới lên cân bằng với trọng lượng của nước. Lực đẩy này chính là áp suất gây ra bởi khí quyển. *. Chuyển giao nhiệm vụ - Hãy nêu những cách làm thí nghiệm để kiểm chứng sự tồn tại của áp suất khí quyển và nhận xét đặc điểm của áp suất khí quyển. *. Thực hiện nhiệm vụ - Tìm những thí nghiệm có thể kiểm chứng sự tồn tại của áp suất khí quyển ( có thể khác ở sách giáo khoa). - Tiến hành thí nghiệm và giải thích kết quả. Áp suất khí quyển gây *. Báo cáo kết quả ra theo mọi phương. - Giải tích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm hình 9.2 và 9.3. - Hình 9.2: Khi hút bớt không khí bên trong hộp sẽ có sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong nên làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. - Hình 9.3: Nước trong ống thủy tinh không chảy xuống vì trọng lượng của nước cân bằng với áp suất khí quyển. Khi thả tay ra thì áp suất khí quyển phía trên cùng với trọng lượng của nước lớn hơn áp suất khí quyển phía dưới nên nước trong ống chảy xuống. *. Nhận xét, tổng hợp - Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn, rút ra kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển. 2.1.3. Phương pháp trò chơi: a/ Nội dung phương pháp dạy học trò chơi: GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 11
  5. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 - Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay trải nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi nào đó. b/ Giải pháp thực hiện dạy học trò chơi: - Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi. - Chơi thử (nếu cần thiết). - Học sinh tiến hành chơi. - Đánh giá sau trò chơi. - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. * Một số lưu ý - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh. - Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. - Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. * Một số bài học áp dụng Tiết 4 BÀI TẬP - Công bố trò chơi: Tìm đồng đội - Hình thức: có 2 đội chơi + Đội 1 gồm nhóm 1,2,3 + Đội 2 gồm nhóm 4,5,6 - Thể lệ: Nhóm 1, 4 gọi là quãng đường; nhóm 2,5 gọi là vận tốc; nhóm 3,6 gọi là thời gian. Mỗi nhóm sẽ nhận một số chữ số, khi nhóm quãng đường đưa lên một con số thì nhóm vận tốc và thời gian phải đưa lên một con số sao cho khi ghép lại được một biểu thức đúng theo công thức tính vận tốc. Mỗi đội sẽ thi trong 3 lần, nếu hòa nhau thì thực hiện lần tiếp theo cho đến khi chiến thắng. GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 12
  6. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 Ví dụ: Đội 1: nhóm 1 đưa lên chữ số 10, nhóm 2 đưa lên chữ số 5 thì nhóm 3 đưa lên chữ số 2 là đúng. Bài 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT - Thông báo trò chơi: Hiểu ý - Hình thức: có 4 đội chơi, mỗi đội có 2 người. - Thể lệ: Người thứ nhất cầm bản có ghi một trong 4 môi trường nhưng đã che kín, người thứ hai cầm bản có ghi hình thức truyền nhiệt. Nhiệm vụ của người thứ nhất là diễn tả hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường mình đang cầm, người thứ hai nhận ra và chạy tới đứng bên cạnh thành một cặp đôi. Cặp đôi nào lựa chọn đúng và nhanh nhất là người chiến thắng. 2.1.4. Phương pháp bàn tay nặn bột: a/ Nội dung phương pháp bàn tay nặn bột: - Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh. b/ Giải pháp thực hiện dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột: Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" - Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết. - Bước 2: Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề. - Bước 3: Cũng cố, định hướng mở rộng. * Tiến trình của một thực nghiệm - Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề. - Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm (đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích). - Bước 3: Tiến hành thực nghiệm. - Bước 4: So sánh kết quả với dự đoán. - Bước 5: Kết luận, mở rộng. * Những điều lưu ý khi sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 13
  7. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 - Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để tạo thói quen cho học sinh, lúc đó việc dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. - Tất cả các câu hỏi của học sinh đưa ra ta không bỏ vào sọt rác mà sẽ trả lời qua bài học (câu hỏi nào chưa có trong nội dung bài ta cần khéo léo dẫn dắt, khi nào có kiến thức ở các bài khác liên quan ta sẽ trả lời cho các em). - Trước giờ ta vẫn làm củng cố bài là phải nhắc lại nội dung kiến thức để các em nhớ được thì nay với phương pháp bàn tay nặn bột sẽ là những thử thách mới để các em tìm tòi khám phá ở nhà và đây cũng là bước chuẩn bị cho bài sau. 2.2. KĨ THUẬT DẠY HỌC: 2.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn: - Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người). - Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn” 2.2.2. Kĩ thuật phòng tranh: Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. - Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. - Học sinh cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. - Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph- ương án tối ưu. 2.2.3. Kĩ thuật động não: - Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 14
  8. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). Động não thường được: - Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề. - Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề. Động não có thể tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. - Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng. - Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận. 2.2.4. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” - Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho học sinh có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: - Giáo viên nêu chủ đề. - Giáo viên (hoặc 1 học sinh) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một học sinh khác trả lời câu hỏi đó. - Học sinh vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một học sinh khác trả lời. - Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp, Cứ như vậy cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại. 2.2.5. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” - Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề. - Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm. - Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 15
  9. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 2.3. KẾT QUẢ 2.3.1. Đối với giáo viên - Tìm hiểu, nắm bắt được những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với môn học Vật lý. - Có được những thông tin chính xác về tình hình học tập của học sinh, biết được những tâm tư, nguyện vọng của các em trong quá trình học tập môn Vật lý. - Tạo sự liên kết giữa giáo viên với ban giám hiệu, các đoàn thể và xã hội trong dạy học. - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Có nhiều phương án lựa chọn để thiết kế một kịch bản dạy học phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. 2.3.2. Đối với học sinh - Hiểu được nhiệm vụ cần hoàn thành và biết cách thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đó (giải quyết một vấn đề, nhiệm vụ học tập hoặc nghiên cứu vấn đề mới nảy sinh). - Phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác, hình thành tư duy khoa học, lôgic. - Khắc sâu kiến thức đã học và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào bài tập, liên hệ thực tế đời sống. - Say mê nghiên cứu khoa học, thích thú và tự tin trong học tập. 2.3.3. Phân tích số liệu - Theo dõi tình hình học tập và kết quả môn Vật lý của học sinh trong năm học 2017 – 2018 tại Trường TH & THCS Trần Quý Hai: Năm học: 2017-2018 Lớp Kết quả đối Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ Trung Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ chứng bình kém 7A 2 5% 12 30% 18 45% 8 20% Lớp thực Kết quả nghiệm 7B 3 7,1% 10 23,8% 16 38,1% 13 30,9% GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 16
  10. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 * Nhận xét: - Tỉ lệ học sinh khá giỏi của các lớp thực nghiệm quá thấp (30,9%). - Tỉ lệ học sinh yếu kém của các lớp thực nghiệm cao hơn so với các lớp đối chứng. - Năm học 2018-2019, các lớp thực nghiệm được thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên hơn so với các lớp đối chứng. Năm học 2018-2019 Lớp Kết quả đối chứng Giỏi Tỉ lệ % Khá Tỉ lệ % Trung Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ bình % kém % 8A 3 7,5 15 37,5 12 30 10 24,5 Lớp thực Kết quả nghiệm 8B 7 16,67 15 35,71 12 28,57 8 19 * Nhận xét: - Qua số liệu thu được sau năm học 2018 - 2019, tình hình học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm có sự thay đổi tích cực hơn so với các lớp đối chứng. Các em chủ động hơn trong học tập. Nhiều em thảo luận nhóm, phát biểu bài sôi nổi. - Giờ dạy của giáo viên thấy nhẹ nhàn, sôi nổi và học sinh hiểu bài nhiều hơn. - Nhiều em biết vận dụng kiến thức vào nhiệm vụ học tập, liên hệ thực tế sinh động và thiết thực. * Nhận xét chung: - Như vậy qua thời gian áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy đã giúp cải thiện tình hình học tập môn Vật lý của học sinh nói chung và nâng cao thành tích học tập của các em. - Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi. - Không khí học tập sổi nổi, tiết học diễn ra nhẹ nhàn và chất lượng tốt hơn. - Tạo niềm tin, hứng thú cho học sinh khi học tập môn Vật lý. - Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 17
  11. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 IV. KẾT LUẬN 1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA - Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học là nội dung cần thiết, phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay. Đây là một trong những nội dung chính góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XII. - Giúp người giáo viên có thêm nhiều phương án tổ chức lớp học, phát triển kĩ năng sư phạm. - Phát huy vai trò trung tâm của người học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. - Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường. - Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có thêm những kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. KINH NGHIỆM - Học sinh thích thú với những kết quả tự mình làm được. - Kết quả học tập và lòng yêu thích môn học được nâng lên đáng kể. - Một số học sinh chưa thích ứng kịp với phương pháp dạy học mới. 3. KIẾN NGHỊ - Tổ chức cho học sinh hoạt động thường xuyên trong giảng dạy môn Vật lý. - Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện nay. - Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm và phòng bộ môn. - Khuyến khích giáo viên đầu tư và vận dụng thường xuyên các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để từng bước nâng dần chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. XÁC NHẬN CỦA THỦ Tịnh Châu, ngày 15 tháng 02 năm 2020 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tác giả sáng kiến Phạm Thị Chi GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 18
  12. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật lý 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Vật lý. 3. Phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lý cho giáo viên trung học cơ sở – Bộ GD &ĐT. 5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Vật lý trung học cơ sở – Bộ GD &ĐT. GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 19
  13. Sáng kiến: Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Vật lý lớp 8 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN 2 2. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 5.1. Thu thập thông tin 3 5.2. Phương án thực hiện: 3 5.3. Thu nhận kết quả và phân tích: 4 5.4. Rút kinh nghiệm và kiến nghị: 4 II. NỘI DUNG 5 1. Thời gian thực hiện 5 2. Đánh giá thực trạng. 5 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 6 1. Căn cứ thực hiện: 6 1.1. Cơ sở lý luận: 6 1.2. Cơ sở thực tiễn: 7 2. Nội dung, giải pháp và cách thực hiện 7 2.1. Phương pháp dạy học : 7 2.1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm: 7 2.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề: 9 2.1.3. Phương pháp trò chơi: 11 2.1.4. Phương pháp bàn tay nặn bột: 13 2.2. KĨ THUẬT DẠY HỌC: 14 2.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn: 14 2.2.3. Kĩ thuật động não: 14 2.2.4. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” 15 2.2.5. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” 15 2.3. KẾT QUẢ 16 2.3.1. Đối với giáo viên 16 2.3.2. Đối với học sinh 16 2.3.3. Phân tích số liệu 16 IV. KẾT LUẬN 18 1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA 18 2. KINH NGHIỆM 18 3. KIẾN NGHỊ 18 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 GV: Phạm Thị Chi - Trường TH & THCS Trần Quý Hai 20