Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương giải bài tập môn Vật Lí Lớp 8

doc 24 trang binhlieuqn2 08/03/2022 8662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương giải bài tập môn Vật Lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_phuong_giai_bai_tap.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương giải bài tập môn Vật Lí Lớp 8

  1. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng phương pháp phân tích - tổng hợp. Do đó khi dạy về những phần này giáo viên phải nghiêm khắc trong việc kiểm tra bài cũ, không để học sinh không học bài, không làm bài trước khi đến lớp ( nếu không có phải bổ sung ngay hôm sau ). Trong dạy học bất cứ một dạng bài tập nào, giáo viên cần phải lựa chọn một hệ thống bài tập thoả mãn các các yêu cầu sau: - Bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm được các loại bài tập điển hình. - Một bài tập phải là một mắc xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó trong củng cố hoàn thiện và mở rộng kiến thức. Trong dạy học từng dạng bài tập cụ thể, giáo viên phải dự kiến chi tiết kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn. Các bài tập đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng Cần chú ý cá biệt hoá học sinh trong việc giải bài tập vật lí thông qua các biện pháp sau: + Biến đổi yêu cầu của bài tập ra cho các đối tượng học sinh khác nhau. + Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng bài tập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trình giải bài tập. Trong quá trình giảng dạy bài tập vật lí, giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai mà không hướng dẫn gì thêm. Việc giảng dạy vật lí nhất là bài tập vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến 12
  2. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí thì học sinh sẽ đoán mò, không nắm vững được kiến thức. * Thí dụ 1: Bỏ một quả cầu đồng thau khối lượng 1kg được nung nóng đến 1000C vào trong một thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 20 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước? Biết nhiệt dung riêng của đồng thau, sắt, nước lần lượt là 380J/kg. K; 460J/kg.K; 4200J/ kg. K. + Tìm hiểu các yếu cầu của bài Tóm tắt - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu m1 = 1kg; t1 = 1000C; C1=380J/kg. K gì? m2 = 500g = 0,5 kg; C2 =460J/kg.K - Dùng các kí hiệu tóm tắt đầu m3 = 2kg, t2 =200C; C3 =4200J/ kg. K. bài? m = ? Giải - Đơn vị các đại lượng trong Nhiệt lượng do quả đồng thau tỏa ra để hạ từ bài toán đã thống nhất chưa? 1000C xuống t0C là: - Vì sao nhiệt độ của thùng sắt Q1 = m1. C1. (t1 – t) =1. 380.( 1000- t) và nước đều ở 20C? = 38000 – 380t. - Hiện tượng gì xảy ra khi thả Nhiệt lượng do thùng sắt và nước thu vào để đồng ở 100C vào thùng sắt tăng từ 200C lên t0C là: đựng nước ở 200C? Vì sao? Q2 = m2. C2. (t – t2) = 0,5.460.( t - 200) - Nhận xét gì về nhiệt độ của = 230t - 4600 nước và nhiệt độ cuối cùng của Q3 = m3. C3. (t – t2) = 2.4200.( t - 200) = 8400t - 168000 hệ trong quá trình trao đổi nhiệt? Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 + Q3 - Dựa vào đâu để tính nhiệt độ 38000– 380t =230t – 4600 +8400t - 168000 của nước? - 380t - 8400t = -4600 – 168000 – 38000 - Hs tìm hướng giải, thảo luận - 8780 = -210600; t 240 => trình bày lời giải. Rút ra kết luận 13
  3. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 * Thí dụ 2: Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m 3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. * Hướng dẫn giải: Tóm tắt - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu d = 26000N/m3 gì? Pn = 150N 3 - Dùng các kí hiệu tóm tắt đầu dn = 10000 N/m bài? - Đơn vị các đại lượng trong P = ? Giải bài toán đã thống nhất chưa? FA = P - Pn . Trong đó: - Nhúng vật chìm trong nước FA: Lực đẩy Ác si mét vật chịu tác dụng của những lực P: Trọng lượng của vật ngoài không khí nào? Pn: Trọng lượng của vật ở trong nước - GV: Lực đẩy Ác si mét là hiệu FA = dn.V ; P = d.V số giữa trọng lượng của vật ở Hay: dn.V = d.V - Pn ngoài không khí với trọng Pn V(d - dn) = Pn V = d d lượng của vật ở trong nước. n Vậy ở ngoài không khí vật nặng: Pn 150 - FA = ? P = ? P = V.d = .d = .26000 d dn 26000 10000 - Thay vào tìm V =? Sau đó tìm P = 243,75( N) xem vật treo ở ngoài không khí - Nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ thì lực kế chỉ bao nhiêu? 243,75( N) - Kết luận? Nhìn chung, khi giải bất kỳ một bài toán vật lí nào ta đều phải dùng cả hai phương pháp: Phân tích và tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng cách phân tích các điều kiện của bài tập để hiểu được đề bài. Phải có một sự tổng hợp kèm theo ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của sự phân tích các điều kiện ấy. Muốn lập được kế hoạch giải, phải đi sâu vào phân tích nội dung vật lí của bài tập. 14
  4. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 Tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây dựng được lời giải và kết quả cuối cùng. Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng phương pháp phân tích - tổng hợp. 3. Chuẩn bị của giáo viên: Để thực hiện tốt một tiết dạy bài tập vật lí, giáo viên cần chuẩn bị những yếu tố sau: a, Xác định những kiến thức kỹ năng cần củng cố cho học sinh thông qua giờ bài tập đó: Thông thường giờ bài tập thường được bố trí sau từ 2 đến 3 giờ lý thuyết, tác dụng của giờ bài tập ở đây thường là củng cố những kiến thức kỹ năng đã học thông qua những giờ học lý thuyết trước đó do đó giáo viên cần phải xác định chính xác và cụ thể những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần củng cố cho học sinh để lựa chọn hệ thống bài tập thích hợp. b, Lựa chọn hệ thống bài tập thích hợp: Đây là một công việc rất quan trọng, để lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp giáo viên cần dựa vào việc xác định những kiến thức kỹ năng cần củng cố cho học sinh và trình độ của học sinh. Sau đây là một số nguyên tắc về lựa chọn hệ thống bài tập: - Loại hình bài tập phải đa dạng: nên gồm nhiều loại bài tập trong giờ dạy (cả bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm ) . Sử dụng kết hợp các loại bài tập đó một cách khéo léo, tránh chỉ sử dụng một loại bài tập duy nhất gây đơn điệu nhàm chán trong học sinh. - Hệ thống bài tập phải phù hợp với trình độ của đa số học sinh, tránh đưa ra những bài tập quá dễ hoặc quá khó đối với trình độ chung của lớp. - Hệ thống bài tập phải trải đều khắp phạm vi kiến thức kĩ năng muốn củng cố cho học sinh, tránh chỉ tập trung bài tập tập trung vào một chủ đề kiến thức rất hẹp nào đó. 4. Những hoạt động thường được tổ chức trong một giờ dạy vật lí: a, Gọi học sinh lên bảng trình bày lời giải : Đây là hoạt động thường được giáo viên áp dụng nhiều nhất trong các giờ bài tập. Ở hoạt động này giáo viên sẽ nêu bài tập (đã đưa ra cho học sinh về làm ở nhà), gọi học sinh lên bảng tóm tắt 15
  5. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 và trình bày lời giải, gọi học sinh khác nhận xét lời giải, giáo viên tổng kết bài giải và kết luận. Hoạt động này có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau: * Ưu điểm: - Kiểm tra và biết được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh lên bảng chữa bài. - Có thể phân tích và chỉ ra lỗi của học sinh một cách trực tiếp. - Có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày bài tập. * Nhược điểm: - Trong một giờ bài tập chỉ kiểm tra được một số ít học sinh của lớp. - Học sinh ở dưới lớp dễ mất trật tự nếu giáo viên không bao quát tốt. Để hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả giáo viên cần lưu ý những nội dung sau: - Giao bài tập phù hợp với trình độ của học sinh: Đối với một lớp thông thường có nhiều đối tượng học sinh với các mức độ học lực khác nhau nên khi giao bài tập giáo viên phải giao đúng đối tượng, bài tập đơn giản, dễ dành cho học sinh yếu và TB, bài tập phức tạp, nâng cao dành cho học sinh khá giỏi. - Bao quát lớp, tổ chức các hoạt động khác trong khi học sinh đang chữa bài trên bảng: Trong khi học sinh đang chữa bài trên bảng giáo viên có thể kiểm tra bài tập về nhà của học sinh dưới lớp, đặt câu hỏi định tính, hoặc ra bài tập bổ sung cho học sinh - Phân tích kĩ những chỗ lỗi của học sinh: Qua việc phân tích chỗ lỗi trong bài tập của học sinh để rèn cho cả lớp những kĩ năng còn yếu. - Tổng kết bài tập và chốt lại phương pháp giải cho cả lớp. b, Hướng dẫn cả lớp giải chung một bài tập: Đây là một hoạt động cũng khả phổ biến trong các giờ bài tập. Ở hoạt động này giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp cùng giải chung một bài tập thông qua hệ thống câu hỏi. Hoạt động này thường được tiến hành khi có những bài tập phức tạp, phải giải qua nhiều bước, ở trong lớp chỉ có một số ít học sinh giải được. Chúng ta cùng phân tích đặc điểm của hoạt động này: 16
  6. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 * Ưu điểm: - Nhiều học sinh trong lớp cùng tham gia vào quá trình giải bài. - Học sinh hiểu các bước suy luận giải bài toán thông qua các câu hỏi của giáo viên. - Giáo viên dễ bao quát lớp. * Nhược điểm: - Không phát hiện được những lỗi và những chỗ vướng mắc của học sinh khi giải bài tập. Để hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả giáo viên cần lưu ý những nội dung sau: - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý dẫn dắt hợp lí: Đối với một bài tập giáo viên phải dự đoán được những chỗ khó mà học sinh hay mắc khi giải bài tập để từ đó lựa chọn câu hỏi, gợi ý dẫn dắt hợp lí. Sau đây là một ví dụ về hệ thống câu hỏi dẫn dắt chung: + Đọc, tóm tắt đề bài, đổi đơn vị, vẽ hình + Mô tả và tưởng tượng về hiện tượng nêu trong bài toán. + Hiện tượng nêu trong bài toán có liên quan đến công thức đã học? + Viết ra các công thức và phương trình có liên quan? + Với các phương trình trên ta có xác định được cái cần tìm không? + Cụm từ " " trong bài có nghĩa như thế nào? Với cụm từ đó ta có thể biểu diễn bằng phương trình toán học như thế nào? + Có thể giải PT/Hệ PT trên như thế nào? + Kết quả thu được có hợp lí không? - Linh hoạt trong quá trình đặt hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh:Hệ thống câu hỏi, các yêu cầu phải phù hợp với đối tượng, không cứng nhắc trong việc đặt câu hỏi (nếu câu hỏi khó, lớp không trả lời được thì chia nhỏ câu hỏi đó thành những câu dễ hơn hoặc sử dụng sự liên tưởng, tưởng tượng để học sinh có thể trả lời được); Sử dụng khéo léo kĩ thuật đặt câu hỏi (hỏi có đối tượng trả lời, khen học sinh sau khi trả lời, có thể cho điểm với những câu trả lời tốt ) 17
  7. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 - Kết hợp tốt phần trình bày trên bảng với phần trả lời câu hỏi gợi ý của học sinh: Thông thường cứ sau những câu trả lời quan trọng có tác dụng định hướng lời giải của học sinh GV nên chốt lại trong phần trình bày bài giải trên bảng. - Tổng kết và chốt lại phương pháp giải chung của bài toán. c, Giao phiếu học tập và chia nhóm để học sinh giải bài tập tại lớp: Ở hoạt động này, GV chuẩn bị các bài tập ra phiếu, chia lớp thành các nhóm để làm bài tập trong các phiếu. Hoạt động này thường tiến hành khi GV đã tiến xong hoạt động 1 hoặc hoạt động 2 ở trên. Để hoạt động này tiến hành có hiệu quả GV cần lưu ý: - Số lượng bài tập trong phiếu phải phù hợp với trình độ của học sinh. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thật cụ thể cho các nhóm (số lượng thành viên, nhóm trưởng, các bài tập cần làm, thời gian hoàn thành ). - Nên cho các nhóm làm bài tập trên bảng phụ, sau khi hoàn thành đem lên trình bày trên bảng. Theo dõi, bao quát hoạt động của các nhóm trong quá trình giải bài. - Cho các nhóm cử người lên trình bày bài tập của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. - GV tổng kết và chốt lại bài tập, đánh giá về hoạt động của các nhóm. d, Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính nói trên trong giờ bài tập vật lí có thể tiến hành thêm các hoạt động khác như sau: - Nêu câu hỏi định tính cho cả lớp cùng suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời. - Ra các câu hỏi trắc nghiệm để cả lớp cùng làm chung. - Tổ chức đặt các câu hỏi dưới dạng hình thức giống như các trò chơi trên truyền hình (Ai là triệu phú, đấu trường một trăm, đối mặt. . . ) - Ra bài tập thí nghiệm cho học sinh (có thể ra ở giờ trước). IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải một bài tập định lượng môn vật lí nêu trên, trong năm học 2015 – 2016 tôi thấy bước đầu học sinh đã vận dụng một các linh hoạt vào việc giải bài tập, học sinh có khả năng tư duy tốt 18
  8. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt hơn, linh hoạt hơn.Cụ thể: 1. Về kiến thức Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy Vật lí 8, tôi thấy học sinh có nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập. Số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp. Các em xác định đúng định luật, công thức, phân tích đề bài khoa học, nắm vững đơn vị của từng đại lượng vật lí, biết diễn đạt đúng ngôn từ vật lí. Đã hình thành được ở học sinh các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp trong việc giải bài tập Vật lí và tiếp thu kiến thức mới. Qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. 2. Về kĩ năng Học sinh có kỹ năng giải bài tập hiểu được bản chất của vấn đề, hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản nhất như kỹ năng phân tích đề và định hướng bài giải tập, biết cách sử dụng công thức và biến đổi công thức để tính các đại lượng còn lại. Khi nắm được bản chất của vấn đề thì học sinh sẽ biết lập luận, suy diễn trước những bài toán phức tạp. 3. Về tình cảm thái độ Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin, Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn. Đa số Học sinh có xu hướng yêu thích môn học hơn. PHẦN C: KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lí là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là : 19
  9. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 - Học sinh rèn được phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề, biết nhận dạng một số bài toán, nắm vững cách giải. Kĩ năng trình bày một bài toán khoa học, rõ ràng. - Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các hiện tượng Vật lí xảy ra trong bài toán sau khi tìm hướng giải. - Trong một bài tập giáo viên cần hướng cho học sinh nhiều cách giải (nếu có thể ). Để kích thích sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh rèn thói quen tìm tòi lời giải hay cho một bài toán Vật lí. - Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác. Có như vậy việc giải bài tập Vật lí của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả. - Đa số các em đã yêu thích giờ học, nhiều học sinh tích cực xây dựng bài. - Học sinh rất có hứng thú để giải bài tập Vật lí nói chung. Từ đầu năm học tôi đã tập trung nghiên cứu sáng kiến và áp dụng vào thực tế giảng dạy lớp 8A, 8C, 8D của trường kết quả được nâng lên rõ rệt như sau:  Kết quả so sánh đối chứng. * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện: Chất lượng giảng dạy Lớp Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém số TS % TS % TS % TS % TS % 8A 41 5 12,2% 9 22% 19 46,3% 8 19,5% 0 8C 37 7 18,9% 12 32,5% 11 29,7% 7 18,9% 0 8D 43 9 20,9% 14 32,6% 15 34,9% 5 11,6% 0 * Kết quả khảo sát sau khi thực hiện: Chất lượng giảng dạy Lớp Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém số TS % TS % TS % TS % TS % 8A 41 9 22% 14 34,1% 16 39% 2 4,9% 0 8C 37 9 24,3% 15 40,6% 10 27% 3 8,1% 0 8D 43 12 27,9% 15 34,9% 14 32,6% 2 4,6% 0 20
  10. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 Qua so sánh đối chứng kết quả tôi thấy tỉ lệ điểm: Khá, Giỏi tăng, điểm yếu giảm cụ thể là: - Đối với lớp 8A: Giỏi tăng 9,8%; Khá tăng 12,1%; trung bình giảm 7,3%; Yếu giảm đi 14,6%. - Đối với lớp 8C: Giỏi tăng 5,4%; Khá tăng 8,2 %; trung bình giảm 2,7%; Yếu giảm 10,8%. - Đối với lớp 8D: Giỏi tăng 7% ; Khá tăng 2,3% ; trung bình giảm 2,3%; Yếu giảm đi 7%. 4. Bài học kinh nghiệm. Để chất lượng dạy và học được nâng cao người giáo viên cần phải nắm rõ đặc điểm hoạt động của học sinh, để từ đó định ra phương pháp dạy cho phù hợp. Một mặt người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo nhằm cải tiến cách dạy của mình. Trước hết muốn hướng dẫn tốt một tiết bài tập cho học sinh, người giáo viên phải xây dựng cho mình một số nhiệm vụ sau: - Phải nghiên cứu lí luận dạy học về bài tập và giải bài tập. Thông qua việc giải bài tập phải xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập từ dễ đến khó. - Các bài tập phải đa dạng về thể loại, các kiến thức toán - lí phải phù hợp với trình độ của học sinh. - Phải hướng dẫn học sinh phân tích thật kĩ kiến thức trong sách giáo khoa và các kiến thức có liên quan đến bài tập mà bài tập yêu cầu. - Nắm chắc phương pháp giải bài tập Vật Lí. + Trước hết phải tìm hiểu đề. + Xem xét hiện tượng Vật lí được đề cập dựa vào kiến thức Vật lí nào để tìm mối quan hệ có thể có của đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm sao cho có thể tìm thấy mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm. - GV phải hướng dẫn học sinh các hoạt động chính của việc giải bài tập Vật lí + Tìm hiểu đầu bài + Phân tích hiện tượng + Xây dựng lập luận 21
  11. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 + Biện luận - Xây dựng lập luận trong giải bài tập: Là một bước hết sức quan trọng, đòi hỏi HS phải vận dụng những định luật Vật lí, những qui tắc, những công thức để thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng cần tìm, hiện tượng cần giải thích hay dự đoán với những điều kiện đã cho trong đầu bài. - GV hướng dẫn HS có mối quan hệ giữa việc nắm vững kiến thức và giải bài tập Vật Lí. Tức là GV giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản thật kĩ, thật sâu, đến việc giải bài tập Vật lí một cách linh hoạt. HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra, được rèn kĩ năng giải bài tập cơ bản, đồng thời rèn luyện tư duy và tính tự lập của học sinh giúp học sinh chủ động tìm đến kiến thức và ứng dụng kiến thức vào giải bài tập Vật Lí một cách thành thạo. 5. Những đề xuất, kiến nghị. Sau một thời gian áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy bản thân tôi, cũng như nhóm chuyên môn của trường đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Khắc sâu được kiến thức làm cho học sinh rất hứng thú trong học tập, hăng say phát biểu, tiếp thu kiến thức tốt hơn, nắm vững kiến thức cơ bản, phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh, tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng trong sáng kiến này cũng không tránh khỏi những thiếu sót như nội dung chưa thật đầy đủ, trình bày chưa thật khoa học, rất mong được sự đóng góp chân thành từ các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện phương pháp dạy học của mình, phần nào giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tối ưu nhất. Giúp các em có được cơ sở vững vàng bước tiếp trên con đường tri thức. Tôi xin chân thành cảm ơn! 22
  12. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 Xác nhận của cơ quan Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người viết MỤC LỤC Nội dung Trang Phần A : Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử của vấn đề 2 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 2 5 Giới hạn nghiên cứu 3 6 Điểm mới trong kểt quả nghiên cứu 3 B : Nội dung 4 I Cơ sở lí luận 4 II Thực trạng 4 III Những biện pháp thực hiện 5 IV Đánh giá kết quả đạt được qua qúa trình giảng dạy 18 C : Kết luận 19 23
  13. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Phương pháp giảng dạy vật lí. - NXB Giáo dục. - SGV Vật lí 8. - NXB Giáo dục. - SGK Vật lí 8. - NXB Giáo dục. - Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lí 8. - NXB Giáo dục. - Bài tập Vật lí THCS. - NXB Đại học Quốc gia TP HCM - Bài tập Vật lí chọn lọc dành cho học sinh THCS - PTS Vũ Thanh Khiết - PTS Vũ Thị Oanh –- Nguyễn Phúc Thuần. - Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 8. - NXB Giáo dục. 24