Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải bài tập Nhiệt học cho học sinh Lớp 8

doc 20 trang binhlieuqn2 03/03/2022 5521
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải bài tập Nhiệt học cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_bai_tap_nhiet_hoc_cho.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải bài tập Nhiệt học cho học sinh Lớp 8

  1. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 2. Khó khăn chủ quan: - Các em đọc đề chưa kĩ, chưa có kĩ năng phân tích, tổng hợp nên lúng túng trong khi giải bài tập. - Một số em không thuộc công thức và kí hiệu của các đại lượng trong bài tập, từ đó các em không biết tóm tắt đề bài. - Một số em không biết biến đổi công thức và còn nhầm lẫn giữa các đại lượng (ví dụ: giữa nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ cuối khi trao đổi nhiệt). - Kĩ năng trình bày một bài toán Vật lý còn hạn chế và chưa biết cách trình bày khoa học. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Hướng dẫn học sinh giải bài tập. - Đưa ra cho học sinh phương pháp giải bài toán về dùng phương trình cân bằng nhiệt: + Bước 1: Tóm tắt đề bài. + Bước 2: Tính nhiệt lượng tỏa ra. + Bước 3: Tính nhiệt lượng thu vào. + Bước 4: Lập phương tình cân bằng nhiệt và giải phương trình. + Bước 5: Kết luận. - Lưu ý cho học sinh khi tóm tắt đề bài: + Đọc kĩ đề bài để nắm được vật nào là vật tỏa nhiệt, vật nào là vật thu nhiệt và nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ khi cân bằng của các vật là bao nhiêu. Đơn vị của các đại lượng đã cho trong bài toán đã là các đơn vị cơ bản hay chưa, nếu chưa thì cần đổi đơn vị cho các đại lượng đó. + Hướng dẫn học sinh cách tóm tắt một bài toán về dùng phương trình cân bằng nhiệt: Vật tỏa nhiệt Vật thu nhiệt m1 m2 c1 c2 t1 t2 t t Trong đó: t1 và t2 là nhiệt độ ban đầu của các vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt còn t là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. 2. Phân loại bài tập a) Dạng 1: Tìm khối lượng của vật. Ví dụ 1: (SGK Vật lí 8- trang 89) Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100 0C vào một cốc nước ở 200C . Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 5/19
  2. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: - Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài rồi hỏi: +) Theo đề bài, vật nào tỏa nhiệt? Vật nào thu nhiệt? ( Quả cầu nhôm là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt) +) Bài toán cho biết những đại lượng nào? Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (Nhiệt độ ban đầu của quả cầu nhôm là 100 0C và của nước là 200C; nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 250C ) +) Cần phải tìm đại lượng nào? (Cần tìm khối lượng nước m2) - Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt ( Nhôm) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 0,15kg m2 c1 = 880J/kg.K c2 = 4200 J/kg.K 0 0 t1 = 100 C t2 = 20 C t = 250C t = 250C m2 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: Lưu ý cho học sinh là tốt nhất tiến hành giải bằng các phương trình chữ trước, sau đó thu gọn phương trình chữ rồi mới thay số và tìm kết quả. Tuy nhiên với đối tượng học sinh là các em có học lực trung bình - yếu thì việc giải các phương trình chữ sẽ khiến các em rất ngại và cảm thấy khó khăn khi giải bài tập nên GV có thể cho các em thay số ngay vào các phương trình chữ. Điều đó sẽ gây hứng thú cho các em hơn khi giải loại bài tập này. + Yêu cầu tính nhiệt lượng tỏa ra: Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,15. 880. (100-25) = 9900 (J) + Yêu cầu tính nhiệt lượng thu vào: Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = m2.c2.(t - t2) 6/19
  3. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 = m2. 4200. (25-20) = 21000. m2 (J) + Yêu cầu lập phương trình cân bằng nhiệt và giải phương trình: Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 9900 = 21000. m2 9900 m2 = 21000 m2 = 0,47 (kg) + Yêu cầu học sinh kết luận bài toán: Vậy khối lượng nước là 0,47 kg Ví dụ 2: Thả một miếng nhôm đã được nung nóng tới 1000C vào 700g nước ở 200C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 250C. Tính khối lượng của miếng nhôm, coi như chỉ có nhôm và nước truyền nhiệt cho nhau. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: - Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài rồi hỏi: +) Theo đề bài, vật nào tỏa nhiệt? Vật nào thu nhiệt? (Miếng nhôm là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt) +) Bài toán cho biết những đại lượng nào? Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (Nhiệt độ ban đầu của miếng nhôm là 100 0C và của nước là 20 0C; nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 250C ) +) Đơn vị của các đại lượng là đơn vị cơ bản hay chưa? (Đơn vị khối lượng của nước là g => Cần đổi đơn vị ra kg) +) Cần phải tìm đại lượng nào? (Cần tìm khối lượng nước m1) - Từ đó học sinh tóm tắt đề bài theo mẫu: Lưu ý học sinh đổi đơn vị luôn khi tóm tắt đề bài. Vật tỏa nhiệt (Nhôm) Vật thu nhiệt (Nước) m1 m2 = 700g = 0,7kg c1 = 880J/kg.K c2 = 4200 J/kg.K 0 0 t1 = 100 C t2 = 20 C t = 250C t = 250C m1 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: 7/19
  4. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 +) Dựa vào tóm tắt thì sẽ tính được kết quả cụ thể nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào? Đại lượng chứa ẩn là nhiệt lượng vật tỏa ra hay thu vào? (Tính được kết quả của nhiệt lượng thu vào; đại lượng chứa ẩn là nhiệt lượng vật tỏa ra) +) Tính được m1 bằng cách nào? (Tính nhiệt lượng tỏa ra Q1 thông qua tính nhiệt lượng thu vào Q2 rồi từ đó tính được m1) - Gọi 1 học sinh giải bài: Nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = m1. 880. (100-25) = 66000. m1 (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = m2.c2.(t - t2) = 0,7. 4200. (25-20) = 14700 (J) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 66000. m1 = 14700 14700 m1 = 66000 m1 = 0,22 (kg) Vậy khối lượng nước là 0,22kg *Bài tập tự luyện: Bài 1: Thả một miếng đồng có khối lượng 400g đã được đun nóng tới 80 0C vào một cốc nước ở 15 0C . Sau một thời gian, nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 180C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có đồng và nước truyền nhiệt cho nhau. Bài 2: Người ta pha một lượng nước ở 750C vào bình chứa 8 lít nước đang có nhiệt độ 240C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 360C. Tính lượng nước đã pha thêm vào bình. b) Dạng 2: Tìm nhiệt dung riêng của chất làm vật. Ví dụ 1: (C3 -SGK - trang 89) 8/19
  5. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 130C một miếng kim loại có khối lượng 400g được nung nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Bài toán cho biết những đại lượng nào? Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (Nhiệt độ ban đầu của miếng kim loại là 1000C và của nước là 130C; nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C ) +) Cần đổi đơn vị cho các đại lượng nào? Tại sao? (Cần đổi đơn vị khối lượng của miếng kim loại và của nước vì đề bài cho đơn vị khối lượng của chúng là gam chưa phải đơn vị cơ bản) +) Cần phải tìm đại lượng nào? (Cần tìm nhiệt dung riêng của kim loại c1) - Học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt ( Kim loại) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 400g = 0,4kg m2 = 500g = 0,5kg c1 c2 = 4190 J/kg.K 0 0 t1 = 100 C t2 = 13 C t = 200C t = 200C c1 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: +) Đại lượng chứa ẩn là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào? (Đại lượng chứa ẩn là nhiệt lượng tỏa ra) +) Tính được c1 bằng cách nào? (Tính nhiệt lượng tỏa ra Q1 thông qua tính nhiệt lượng thu vào Q2 rồi từ đó tính được m1) - Học sinh giải bài: Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,4. c1 . (100-20) = 32. c1 (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 9/19
  6. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 = m2.c2.(t - t2) = 0,5. 4190. (20-13) = 14665 (J) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 32. c1 = 14665 14665 c1 = 32 c1 = 458,28 (J/kg.K) Vậy nhiệt dung riêng của kim loại là 458,28J/kg.K + Khi học sinh kết luận bài toán, GV cho học sinh biện luận kết quả bằng việc hỏi: Kết quả này có phù hợp với nhiệt dung riêng của kim loại nào trong bảng 24.4- SGK trang 86 hay không? Kết quả này phù hợp với nhiệt dung riêng của thép. Ví dụ 2: (Bài 25.3 - SBT - trang 67) Một học sinh thả 300g chì ở 100 0C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 60 0C. Tính nhiệt lượng nước thu vào và nhiệt dung riêng của chì. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ cuối của nước là bao nhiêu và của chì là bào nhiêu? Tại sao biết? (Nhiệt độ ban đầu của chì là 100 0C và của nước là 58,5 0C; nhiệt độ cuối của nước và cũng là nhiệt độ cuối của chì là 60 0C - đó chính là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt- theo nguyên lí truyền nhiệt) - Học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt (Chì) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 300g = 0,3kg m2 = 250g = 0,25kg c1 c2 = 4190 J/kg.K 0 0 t1 = 100 C t2 = 58,5 C t = 600C t = 600C Q2 = ?, c1 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: +) Có tính được nhiệt lượng thu vào không? Tại sao? (Tính được ngay nhiệt lượng nước thu vào. Vì tất các các đại lượng của vật thu nhiệt đề bài đã cho biết) +) Tính được c1 bằng cách nào? 10/19
  7. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 (Tính Q1 thông qua tính Q2 rồi giải phương trình chứa ẩn c1) - Học sinh giải bài: Nhiệt lượng 300g chì tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,3. c1 . (100-60) = 12. c1 (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = m2.c2.(t - t2) = 0,25. 4190. (60-58,5) = 1571,25 (J) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 12. c1 = 1571,25 1571,25 c1 = 12 c1 = 130,94 (J/kg.K) Vậy nhiệt lượng nước thu vào là 1571,25 J và nhiệt dung riêng của chì là 130,94 J/kg.K. +GV cho học sinh biện luận kết quả bằng việc hỏi: Kết quả này có bằng với nhiệt dung riêng của chì trong bảng 24.4- SGK trang 86 hay không? Giải thích tại sao có sự chênh lệch? (Kết quả trên chỉ gần bằng nhiệt dung riêng của chì trong bảng vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh). *Bài tập tự luyện: Bài 1: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng người ta đổ 120g mẫu chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ 100 0C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 37,50C. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng biết nhiệt độ ban đầu của nó là 200C. Bài 2 (Bài 25.6 –SBT): Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15 0C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100 0C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 0C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K. c) Dạng 3: Tìm độ tăng nhiệt độ của vật. Ví dụ 1: (Câu C2 - SGK - trang 89) 11/19
  8. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 0C xuống 20 0C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Theo đề bài, vật nào tỏa nhiệt? Vật nào thu nhiệt? (Miếng đồng là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt) +) Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Tại sao biết? (Nhiệt độ ban đầu của miếng đồng là 80 0C và của nước chưa biết nhiệt độ ban đầu; nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C - đó chính là nhiệt độ cuối của miếng đồng) +) Cần phải tìm nhiệt độ ban đầu của nước t2 hay độ tăng nhiệt độ t2? (Cần tìm độ tăng nhiệt độ của nước t2) - Học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt (Đồng) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 0,5kg m2 = 500g = 0,5kg c1 = 380 J/kg.K c2 = 4200 J/kg.K 0 t1 = 80 C t2 t = 200C t = 200C Q2 = ?, t2 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: +) Khi tính toán nên để ẩn là gì? Tại sao? (Nên để ẩn là t2 trong khi tính nhiệt lượng thu vào vì đó là đại lượng cần tìm) +) Tính bằng cách nào? (Tính Q2 thông qua tính Q1 rồi giải phương trình chứa ẩn t2) - Học sinh giải bài: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,5. 380. (80-20) = 11400 (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = 0,5. 4200. t2 = 2100. t2 (J) Khi có cân bằng nhiệt: 12/19
  9. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 Q1 = Q2 = 11400 (J) 11400 = 2100. t2 11400 t2 = 2100 0 t2 = 5,43 C Vậy nước nhận một nhiệt lượng là 11400J và nóng lên thêm 5,430C Ví dụ 2: (Bài 25.5 - SBT - trang 67) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 0C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 0C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Bài toán cho biết những đại lượng nào? Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (Nhiệt độ ban đầu của miếng đồng là 100 0C và của nước chưa biết nhiệt độ ban đầu; nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 300C) +) Đơn vị của các đại lượng là đơn vị cơ bản hay chưa? (Đơn vị khối lượng của miếng đồng là gam- chưa phải đơn vị cơ bản => Cần đổi đơn vị) - Học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt (Đồng) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 600g = 0,6kg m2 = 2,5kg c1 = 380 J/kg.K c2 = 4200 J/kg.K 0 t1 = 100 C t2 t = 300C t = 300C t2 = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: +) Để tính được t2 ta cần biết đại lượng nào? (Biết được nhiệt lượng thu vào Q2) +) Có tính được ngay Q2 không? Vì sao? (Không tính được Q2 ngay vì đề bài chưa cho biết hết các đại lượng bên vật thu nhiệt) -Học sinh giải bài: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: 13/19
  10. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,6. 380. (100-30) = 15960 (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = 2,5. 4200. t2 = 10500. t2 (J) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 15960 =10500. t2 15960 t2 = 10500 0 t2 = 1,52 C Vậy nước nóng lên thêm 1,520C *Bài tập tự luyện: Bài 1: Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 500g ở nhiệt độ 80 0C vào 2 lít nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 25 0C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? Bài 2: Người ta thả một cục sắt khối lượng 0,5kg vào 700g nước. Cục sắt nguội đi từ 1000C xuống 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? d) Dạng 4: Tìm nhiệt độ khi cân bằng. Ví dụ 1: (Bài 25.4 - SBT - trang 67) Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15 0C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 1000C. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Theo đề bài, vật nào tỏa nhiệt? Vật nào thu nhiệt? (Quả cân bằng đồng là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt) +) Bài toán có cho biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt không? (Nhiệt độ ban đầu của quả cân đồng là 100 0C và của nước là 15 0C; chưa biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt) +) Khối lượng của nước đã biết chưa? 14/19
  11. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 (Đề bài cho biết thể tích của nước chứ chưa cho khối lượng-nhưng từ thể tích ta sẽ suy ra được khối lượng của nước) +) Cần phải tìm đại lượng nào? (Cần tìm nhiệt độ cuối của nước - chính là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt t) - Học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt (Đồng) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 500g = 0,5kg m2 = 2kg c1 = 368 J/kg.K c2 = 4186 J/kg.K 0 0 t1 = 100 C t2 = 15 C t = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: +) Tính được ngay nhiệt lượng vật tỏa ra hay thu vào? Tại sao? (Chưa tính được ngay nhiệt lượng vật tỏa ra hay thu vào. Vì đều chưa biết các đại lượng) +) Vậy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt bằng cách nào? (Lập phương trình cân bằng nhiệt, sẽ xuất hiện phương trình một ẩn và giải phương trình, ta sẽ tìm được t) - Học sinh giải bài: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) = 0,5. 368. (100-t) = 184. (100-t) (J) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = m2.c2.(t - t2) = 2. 4186. (t -15) = 8372. (t -15) (J) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 184. (100-t) = 8372. (t -15) 18400 - 184.t = 8372.t - 125580 8556.t =143980 143980 t = 8556 15/19
  12. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 0 t = 16,83 C Vậy nước nóng lên tới 16,830C Ví dụ 2: Người ta thả một cục sắt có khối lượng 800g ở nhiệt độ 120 0C vào 4lít nước ở nhiệt độ 25 0C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. *GV hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: +) Theo đề bài, vật nào tỏa nhiệt? Vật nào thu nhiệt? (Cục sắt là vật tỏa nhiệt và nước là vật thu nhiệt) +) Bài toán cho biết những đại lượng nào? Nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt là bao nhiêu? Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (Nhiệt độ ban đầu của cục sắt là 120 0C và của nước là 25 0C; chưa biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt) - Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài: Vật tỏa nhiệt (Đồng) Vật thu nhiệt (Nước) m1 = 800g = 0,8kg m2 = 4kg c1 = 460 J/kg.K c2 = 4200 J/kg.K 0 0 t1 = 120 C t2 = 25 C t = ? *GV hướng dẫn học sinh giải bài: Có thể yêu cầu học sinh chỉ thay số khi đã lập phương trình cân bằng nhiệt. - Học sinh giải bài: Nhiệt lượng cục sắt tỏa ra là: Q1 = m1.c1. t1 = m1.c1.(t1 - t) Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2.c2. t2 = m2.c2.(t - t2) Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 m1.c1.(t1 - t) = m2.c2.(t - t2) 0,8. 460. (120-t) = 4. 4200. (t -25) 368. (120-t) =16800. (t -25) 44160 - 368.t =16800.t - 420000 17168.t =464160 16/19
  13. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 464160 t = 17168 0 t = 27,04 C Vậy nhiệt độ trong xô nước khi có cân bằng nhiệt là 27,040C *Bài tập tự luyện: Bài 1: Người ta thả một thỏi đồng nặng 400g ở nhiệt độ 80 0C vào 250g nước ở nhiệt độ 180C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Bài 2: Thả một thỏi sắt có khối lượng 1kg ở nhiệt độ 140 0C vào một xô chứa 4,5 kg nước ở nhiệt độ 240C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có cân bằng nhiệt. IV. HIỆU QUẢ SKKN Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm vừa trình bày ở trên với các em học sinh khối 8, đặc biệt là các em học sinh trung bình yếu. Tôi nhận thấy học sinh nắm vững lý thuyết hơn; khi giải bài tập học sinh có định hướng rõ ràng; nắm được cách giải, cách trình bày một bài toán Vật lý nói chung và bài toán Nhiệt học nói riêng; các em hăng hái và chủ động hơn khi giải bài. Qua đó, học sinh cảm thấy hứng thú và thoải mái khi học Vật lý. Các em thấy yêu thích bộ môn Vật lý hơn và chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt. 17/19
  14. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 C. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Khi giải bài toán Nhiệt học, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài. Giáo viên cần hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cần cho học sinh làm các bài tập đa dạng về thể loại, kiến thức toán-lí phải phù hợp với đối tượng học sinh. Để học sinh làm tốt bài tập, giáo viên giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, nhất là công thức tính nhiệt lượng và phải hiểu rõ các đại lượng trong công thức cùng đơn vị của chúng. Học sinh cũng phải nắm được phương pháp giải bài toán Nhiệt học và biết vận dụng để giải toán một cách thành thạo. Muốn vậy người giáo viên phải nghiên cứu lý luận dạy học về bài tập và giải bài tập Vật lý. II. KẾT LUẬN. Không ngừng phấn đấu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm thường xuyên của người giáo viên. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, người giáo viên phải luôn suy nghĩ cải tiến phương pháp dạy học. Để cải tiến phương pháp dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải hiểu được những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học trong chương trình môn Vật lý trung học cơ sở. Với mong muốn phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Vật lý nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương nói chung , tôi đã đúc rút một vài kinh nghiệm trong khi giảng dạy bộ mônVật lý 8. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian cũng như tình hình thực tế nhận thức của học sinh địa phương nơi tôi công tác và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế do là một người giáo viên trẻ chưa có nhiều năm công tác giảng dạy nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp có sự đóng góp để tôi hoàn thiện đề tài và thực hiện đề tài này được tốt hơn trong năm học tới. Tôi xin chân thành cảm ơn! 18/19
  15. §Ò tµi: RÌn kÜ n¨ng gi¶i bµi tËp NhiÖt häc cho häc sinh líp 8 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS 2. Sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý lớp 8. 3. Phương pháp giải bài tập Vật lí trung học cơ sở. 4. 500 bài tập vật lí 8. Gia Lâm, tháng 4 năm 2016 19/19