Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

pdf 29 trang binhlieuqn2 6055
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_giao_vien_nang_cao.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

  1. 11 - Giáo viên cần bồi dưỡng, huấn luyện cho đội ngũ HĐTQ lớp về quyền, trách nhiệm của các em. Đặc biệt, để giúp cho đội ngũ HĐTQ lớp hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, biết lãnh đạo tập thể lớp mình hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm nên giao nhiệm vụ cụ thể cho HĐTQ lớp như sau: Ngoài việc phân công cụ thể nhiệm vụ cho HĐTQ lớp, giáo viên cần: - Định hướng cho tập thể lớp, bầu ra các chức danh như:TB Ban chuyên cần, ban nề nếp, ban văn nghệ - Phổ biến thời khoá biểu cho học sinh, phát cho mỗi trưởng ban sổ theo dõi thi đua đã chuẩn bị. - Có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ HĐTQ lớp, hướng dẫn đội ngũ HĐTQ lớp tự quản lớp mình khi giáo viên chủ nhiệm không có ở lớp. - Đề ra nội quy của lớp dựa vào kế hoạch hoạt động, nội quy của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong, xây dựng thang điểm thi đua cho các tổ, có hình thức nhắc nhở đối với học sinh vi phạm, khen thưởng học sinh thực hiện tốt, có việc làm tốt ( như ở sổ theo dõi thi đua ) - Hướng dẫn HĐTQ lớp tổ chức nhóm học tập Đôi bạn cùng tiến; bông hoa tặng cô vào mỗi dịp thi đua. - Theo dõi đội ngũ HĐTQ lớp làm việc, động viên góp ý với các em để thực hiện công việc một cách gương mẫu, đạt hiệu quả. - Hàng tháng, giáo viên nên nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các ban trong HĐTQ lớp, tuyên dương các trưởng ban làm tốt, nhắc nhở và có hình thức thay thế bổ sung TB khi cần thiết. - Thiết kế sổ theo dõi thi đua phát cho các trưởng ban * Như vậy, hiểu được nhiệm vụ của mình, năng động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, HĐTQ lớp là lực lượng lòng cốt giúp giáo viên chủ nhiệm bớt đi được phần công việc khá vất vả. *Tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp Tổ chức hoạt động học tập +Nâng cao chất lượng đại trà:
  2. 12 Lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng khác nhau như học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Do đó tâm lý của các em rất khác. Để nâng cao chất lượng đại trà GV cần đề ra biện pháp giáo dục tích cực. Đó là: - Giáo viên quan tâm tới đối tượng học sinh - Tăng cường kiểm tra thường xuyên ở tất cả các môn. - Xây dựng phong trào Đôi bạn cùng tiến để học sinh giúp bạn thi đua học tập tiến bộ. - Thực hiện giảng dạy nghiêm túc các môn học liên quan đến giáo dục đạo đức cho học sinh (môn đạo đức), giáo dục kĩ năng sống. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để thống nhất biện pháp giáo dục giúp các em tự học ở nhà đồng thời động viên gia đình các em tạo điều kiện quan tâm nhắc nhở. - Hàng tháng giáo viên trao đổi với phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc, sau mỗi kì thi thông báo kết quả thi kèm theo sự nhận xét đánh giá về học sinh. + Công tác mũi nhọn: Ngay khi nhận lớp, GV tiến hành ôn tập và tổ chức thi khảo sát để phân loại học sinh, lập đội tuyển học sinh năng khiếu. - Liên hệ với cán bộ thư viện để học sinh xuống đọc tài liệu tham khảo vào chiều thứ tư hàng tuần. - Tham mưu với ban đại diện hội cha mẹ học sinh trích quỹ lớp khen thưởng động viên thành tích cho học sinh kịp thời. * Hoạt động ngoài giờ lên lớp Duy trì có hiệu quả việc truy bài đầu giờ, tổ chức sinh hoạt tập thể. - Trong các tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần (sinh hoạt lớp) giáo viên chủ nhiệm cần yêu cầu Chủ tịch HĐTQ tập hợp kết quả thi đua trong tuần từ Trưởng ban học tập để thông báo trước lớp. Yêu cầu học sinh bình chọn bạn học xuất sắc trong tuần để tuyên dương và nhắc nhở bạn còn vi phạm nội quy. Sau đó giáo viên nhận xét chung, nêu phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tuần sau. - Với các buổi tập thể dục giữa giờ hay sinh hoạt theo chủ điểm, giáo viên yêu cầu các TB theo dõi sát sao, báo cáo thường ngày với giáo viên chủ nhiệm.
  3. 13 * Hoạt động lao động, vệ sinh * Hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, phong trào văn nghệ. * Các hoạt động xã hội 2.5. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong công tác giáo dục học sinh chủ nhiệm: Hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh không phải chỉ phụ thuộc vào người giáo viên chủ nhiệm mà còn phụ thuộc rất lớn vào các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Đối với học sinh tiểu học, giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các hành vi tính cách của các em. Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường. BGH cần phải chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch chủ động phối kết hợp với các lực lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. 2.5.1 Với các lực lượng giáo dục trong nhà trường - GVCN Trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch hoạt động của lớp, tiếp thu sự tham mưu, góp ý của Ban giám hiệu. - Để tạo được môi trường giáo dục tốt, trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách thư viện, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội để học sinh có cơ hội được xuống thư viện, tham gia phong trào do Đoàn, Đội tổ chức. 2.5.2 Với gia đình học sinh. - Giáo viên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh về chủ trương, kế hoạch của nhà trường để gia đình học sinh chủ động trong việc giáo dục học sinh ngoài giờ học. - Giáo viên thông báo định kì cho gia đình học sinh biết về kết quả các môn học, rèn luyện năng lực,phẩm chất của học sinh bằng sổ liên lạc, các phương tiện thông tin hoặc gặp trực tiếp phụ huynh học sinh. - Tư vấn cho phu huynh học sinh về biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ học: ôn bài ở nhà, giúp đỡ ông bà cha mẹ, vui chơi giải trí lành mạnh. - Tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ kế hoạch trường đề ra có hiệu quả.
  4. 14 2.5.3 Với các đoàn thể lực lượng xã hội khác: - GVCN nên phối hợp với chính quyền địa phương, hội khuyến học xã, để vận động quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, động viên khuyến khích phong trào thi đua. - Phối hợp với Ban chấp hành Đoàn thanh niên tổ chức trại thu cho các em . - Trao đổi với ban liên lạc Hội giáo xứ nhà thờ , Hội Chữ thập đỏ nhà chùa để nắm bắt tình hình rèn luyện năng lực,phẩm chất của học sinh, phối kết hợp để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Nhà trường rất chú trọng việc chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham gia vào công tác giáo dục học sinh. Ban giám hiệu nhà trường có biện pháp chỉ đạo cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm lớp như: chủ động lên kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục học sinh, điều đó đã được cụ thể hoá trong kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm các khối lớp. Trong chỉ đạo BGH yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động phối kết hợp với phụ huynh lớp mình chủ nhiệm. Giúp họ nắm vững mục tiêu giáo dục cấp học, thống nhất với gia đình học sinh có nội dung, phương pháp giáo dục con em họ ở gia đình phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, của lớp chủ nhiệm. Đặc biệt trong việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa Tiểu học. 2.6. Tổng kết những kinh nghiệm trong kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của BGH. Trong quản lý nhà trường, việc kiểm tra đánh giá các mặt, các hoạt động giáo dục là một việc làm quan trọng đối với người quản lý. Nó giúp người Cán bộ quản lý nắm bắt được tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Vì vậy trong chỉ đạo thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp việc theo dõi kiểm tra, đánh giá là một việc làm không thể thiếu được đối với Ban giám hiệu nhà trường. Từ thực tiễn chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ,Ban giám hiệu nhà trường đã đề ra những biện pháp trong kiểm tra, đánh giá như sau:
  5. 15 - Phân công các thành viên trong Ban giám hiệu trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm lớp (phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác chủ nhiệm lớp 1, 2, 3. Hiệu trưởng phụ trách khối 4, 5) việc phân công cụ thể các thành viên trong Ban giám hiệu theo dõi công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt cụ thể việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục của giáo viên chủ nhiệm các khối lớp cũng như việc thực hiện kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kỳ mà giáo viên chủ nhiệm lớp đề ra. - Định lịch họp tháng, kỳ với các nhóm chủ nhiệm, nhà trường chia thành hai nhóm chủ nhiệm. (Nhóm 1 gồm toàn bộ giáo viên chủ nhiệm khối lớp 1, 2, 3; nhóm 2 gồm các giáo viên chủ nhiệm khối 4, 5). Vào tuần cuối hàng tháng các khối nhóm chủ nhiệm họp giao ban với Ban giám hiệu để báo cáo tình hình, diễn biến tư tưởng đạo đức, học tập của học sinh từng khối lớp. Giúp cho BGH có căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường cũng như nhận xét đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở từng khối lớp. Cuối học kỳ, tổng kết năm học, Ban giám hiệu kết hợp với khối trưởng, tổ trưởng nhóm chủ nhiệm họp đánh giá việc thực hiện kế hoạch của đội ngũ giáo viên của nhà trường. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo của nhà trường, giúp cho giáo viên chủ nhiệm thấy được những mặt mạnh, yếu của mình để phát huy, khắc phục trong những năm tiếp theo. Cùng với việc kiểm tra đánh giá, hàng năm nhà trường đều tổ chức bình chọn những giáo viên chủ nhiệm giỏi theo các tiêu chuẩn đề ra. Nhằm động viên khích lệ đội ngũ giáo viên của nhà trường thực hiện tốt công việc được giao. Tổ chức Hội thảo cấp trường Để GVCNG cấp tỉnh,cấp huyện,cấp trường báo cáo những kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình để GV toàn trường học tập,rút kinh nghiệm.
  6. 16 Cụ thể: Năm học 2019-2020 trong hội thảo cấp trường ,Gv toàn trường đã được nghe báo cáo kinh nghiệm của đ/c Nguyễn Thị Nhung (GVCNG cấp Tỉnh) về kết quả công tác chủ nhiệm của mình với một học sinh như sau: Học sinh:Vũ Phương Anh lớp 4B là một trong số những học sinh có nhiều biểu hiện như: đi học muộn, nghỉ học không có lí do, nói chuyện trong giờ hoc, hay vi phạm nội quy của trường; nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin; ít chia sẻ, quan tâm tới mọi người; không để ý gì đến những lời giảng giải; chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa Với mỗi người giáo viên chủ nhiệm, những biểu hiện trên có thể là nguyên nhân dẫn đến áp lực trong dạy học, bạo lực học đường Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, tôi coi đó là việc mình cần giúp đỡ để các em trở thành người tốt. Tôi đã thực hiện những việc làm như sau: 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh có các biểu hiện trên: - Về phía gia đình: + Em sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, bố lao vào con đường nghiện ngập rồi mắc bệnh AIDS và chết khi em bước chân vào lớp 1 + Kinh tế gia đình khó khăn, mẹ làm ruộng , bản thân em và mẹ đều bị lây nhiễm AIDS từ bố. Về phía giáo viên: + Những năm học trước, các cô giáo chủ nhiệm vẫn coi em là những học sinh bình thường như bao học sinh khác. Về phía các lực lượng giáo dục khác: Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ trên địa bàn xã chưa có sự phối hợp để giúp đỡ em một cách thường xuyên. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tôi nghĩ đây là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn thật đặc biệt. Hoàn cảnh đó ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
  7. 17 2. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị của phụ huynh học sinh. Tôi hiểu những điều phụ huynh mong muốn, đề nghị đối với con em mình, đối với giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo chuyên trách, dạy thay qua Phiếu tìm hiểu, để từ đó có điều kiện, có kế hoạch và biện pháp thực hiện nhằm mục tiêu giáo dục học sinh. Những nội dung nào tôi có thể giải quyết được thì thực hiện ngay, nội dung nào cần sự kết hợp hoặc thuộc quyền của Ban giám hiệu nhà trường thì tôi sẽ kết hợp hoặc đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét giải quyết, nội dung nào chưa thể hoặc không thể đáp ứng được đề nghị, nguyện vọng của phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp, trao đổi, giải thích để phụ huynh hiểu rõ và tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Mẫu phiếu PHIẾU TÌM HIỂU MONG MUỐN, ĐỀ NGHỊ CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH(Lưu ý: Phụ huynh có hay không cần ghi họ tên phụ huynh cũng được, chỉ cần ghi điều muốn nói, muốn trao đổi, các mong muốn, đề nghị) Họ tên phụ huynh học sinh: . 1 Đối với giáo viên chủ nhiệm: . 2 Đối với giáo viên dạy thay, chuyên trách : 3 Mong muốn, đề nghị khác của phụ huynh (nếu có): 3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, rõ ràng: Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn phải đặt hết tâm huyết của mình vào đó để chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hạt giống nẩy mầm. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, tôi đã: - Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung của học sinh.
  8. 18 - Tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của học sinh thông qua bài học trên lớp, bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh năm trước qua sổ học bạ, phiếu liên lạc . - Trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi . - Thăm hỏi gia đình học sinh, trò chuyện với phụ huynh tìm hiểu năng lực sở trường của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục tích cực . - Cập nhật những thông tin đã tiếp cận, ghi chép cụ thể những thông tin của học sinh vào nhật ký chủ nhiệm lớp. Từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp như: Biểu dương, khen ngợi hay góp ý hàng tuần nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh . 4. Tổ chức tốt các hoạt động học tập, rèn luyện Để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhờ các em trong hội đồng tự quản của lớp giúp đỡ bạn trong học tập, vui chơi . Ví dụ: Em trưởng ban học tập sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến bạn Phương Anh. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. - Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” , Đôi bạn cùng tiến nhằm phát huy tính tích cực , mạnh dạn, sôi nổi, khơi dậy trong em sự hào hứng khi đến trường. - Động viên, khích lệ kịp thời, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh trong tiết sinh hoạt lớp, cũng như trong các tiết học hằng ngày: không được đối xử phân biệt với các bạn bị bệnh AIDS . - Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để bạn có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
  9. 19 - Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng em về sự thiếu thốn tình cảm của gia đình. Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính bằng tình cảm của người mẹ “ Thứ hai” của các em để các em được yên tâm học tập. - Dùng lời khen động viên, an ủi, là động lực để các em cảm thấy vui vẻ, tự hào khi được thầy cô đánh giá mình qua lời khen và kết quả học tập và rèn luyện từng thời kỳ. 5. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: - Tôi kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường và cha mẹ, phụ huynh học sinh trong lớp qua nhóm Zalo, Facebook nhằm báo cáo, bàn bạc mọi công tác hướng tới giúp đỡ học sinh về vật chất và tinh thần. - Tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường, tuyên truyền vận động trong Hội đồng sư phạm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và lực lượng học sinh toàn trường về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động để được hỗ trợ nhiệt tình. - Vận động rộng rãi các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm khắp nơi bằng nhiều hình thức và nhiều lực lượng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao bằng tâm huyết của mình. * Kết quả: Với tình thương yêu, sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn, Phương đã cảm thấy tự tin, vượt mọi khó khăn và học tập ngày một tiến bộ hơn. Em mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện. Trước các bạn, em không còn cảm giác tự ti, mặc cảm. Các bạn trong lớp yêu quý em. Cũng từ việc giáo dục các em giúp đỡ bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà tinh thần tương thân tương ái trong học sinh được các em hưởng ứng sôi nổi. Nhà trường và phụ huynh học sinh đã ghi nhận sụ tiến bộ vượt bậc của em. Từ đây, bản thân tôi thấy rằng những việc làm của mình hết sức ý nghĩa không chỉ với học sinh mà nó như tạo động lực hơn cho tôi trong công tác chủ nhiệm. Vì vậy, muốn giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn như trên, mỗi giáo viên chúng ta cần:
  10. 20 - Tìm hiểu kĩ về học sinh. - Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị của phụ huynh học sinh - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng, cụ thể. - Tổ chức tốt các hoạt động học tập, rèn luyện - Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Ngoài những việc làm trên, bản thân giáo viên cần có uy tín về chuyên môn nghiệp vụ, uy tín về đạo đức tận tâm với nghề, kiên trì, nhẫn nại trong công tác; lắng nghe, thấu hiểu và là “Người bạn lớn” của học sinh. Từ những kinh nghiệm thực tế trong công tác chủ nhiệm của đ/c Nhung các đ/c GV của nhà trường sẽ học tập được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như biện pháp để Vận dụng làm tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Qua nghiên cứu đề tài: " Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp" một lần nữa chúng ta có thể khẳng định: Trong trường học phổ thông nói chung đặc biệt với trường Tiểu học nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên có vị trí quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Vì giáo dục con người là cả một quá trình lâu dài, từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, muốn cho sau này học lên các bậc học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được vững chắc thì kiến thức ở Tiểu học phải vững vàng. Vì bậc Tiểu học là nền móng cho sự phát triển về sau. Hơn thế nữa kiến thức là chuỗi các mắt xích không thể tách rời. Do đó người cán bộ quản lý hơn ai hết phải có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp có kế hoạch và những biện pháp chỉ đạo hữu hiệu mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở nhà trường mình phụ trách.Điều đó thể hiện ở một số kết quả như sau: - Chất lượng các môn học ( Điểm kiểm tra định kì cuối năm học) tăng lên so với năm học trước
  11. 21 Chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2017 – 2018 - Hoàn thành chương trình lớp 1 đạt: 98,5% - Hoàn thành chương trình lớp 2 đạt: 99,2% - Hoàn thành chương trình lớp 3 đạt: 99,2% - Hoàn thành chương trình lớp 4 đạt: 99,2% - Hoàn thành chương trình Tiểu học đạt: 100% - Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. - Kết quả các cuộc thi, giao lưu: + Thi phát triển năng lực học sinh xếp tốp 3. + Thi hùng biện Tiếng Anh xếp thứ 14/28. + Khảo sát chất lượng khối 2-3-4-5 xếp thứ 10/28 + Khảo sát Tiếng Anh khối 3 xếp thứ 14. + Giao lưu các câu lạc bộ đạt giải nhất. Chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2018 - 2019 - Hoàn thành chương trình lớp 1 đạt: 99,3% - Hoàn thành chương trình lớp 2 đạt: 98,5% - Hoàn thành chương trình lớp 3 đạt: 100% - Hoàn thành chương trình lớp 4 đạt: 98,4% - Hoàn thành chương trình Tiểu học đạt: 100% - Kết quả các cuộc thi, giao lưu: + Thi hùng biện Tiếng Anh xếp thứ 16/28. + Khảo sát chất lượng khối 4, Tiếng Anh khối 5 xếp thứ 16/28 + Thi TDTT xếp thứ 12 Năm học 2018 - 2019: Nhà trường có một GV Đạt giải Nhì cuộc thi GVCN Giỏi cấp Huyện (Đ/c Cao Thị Duyên).
  12. 22 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG
  13. 24 Học sinh nhà trường đi trải nghiệm thực tế:
  14. 26 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan sáng kiến trên đây của tôi là tự làm, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) \ Cao Thị Thắm
  15. 27 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?)
  16. 28 CÁC PHỤ LỤC (Kèm theo Báo cáo sáng kiến) 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (nếu có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế. 3. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có)