Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non

doc 25 trang binhlieuqn2 03/03/2022 7524
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non

  1. quyền địa phương, nhân dân, hội phụ huynh, các cấp quản lý ghi nhận và đánh giá cao. Xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, giáo viên và phụ huynh; tạo được không khí giao tiếp tích cực , kích thích hứng thú hoạt động của trẻ ở trường mầm non Xây dựng bảng, góc tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ, về xây dựng môi trường và phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tuyên truyền dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống đuối nước cho trẻ; thông tin về sự phát triển của trẻ, tạo mối quan hệ khăng khích giữa nhà trường và gia đình trẻ. Nhờ tạo được sự đoàn kết trong hội đồng sư phạm nhà trường, sự đồng thuận của phụ huynh, sự quan tâm giúp đỡ của lảnh đạo địa phương nên trường luôn đạt tập thể lao suất sắc, được công nhận đơn vị văn hóa nhiều năm liền. 2.2.6. Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN Chỉ đạo khai thác sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục đã xây dựng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với nội dung và đáp ứng mục tiêu giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các góc hoạt động, tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi vì, một môi trường vật chất dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào vì sợ phá hỏng bao công sức trưng bày thì môi trường đó giống như những ảo ảnh trong sa mạc không giúp ích được gì cho cô và trẻ. Do đó, giáo viên phải thiết lập môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân thiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp. Bố trí môi trường phù hợp với hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, quan tâm đến sự phát triển của từng cá nhân trẻ đảm bảo trẻ "học bằng chơi, chơi mà học". Đối với những trẻ thụ động hoặc các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé giáo viên khuyến khích trẻ chơi bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn. Ví dụ ở cửa hàng ăn uống (lớp mầm), giáo viên đóng vai khách hàng và nói với trẻ đóng vai người bán hàng: “Hôm nay cửa hàng bác có những món ăn nào? Bác bán cho tôi một tô phở mang về nhé!” Sau khi được phục vụ, giáo viên lại nói: “Bao nhiêu tiền vậy bác? cảm ơn bác!”. Khi thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước làm theo, biết cách xưng hô và lễ phép trong giao tiếp. Đối với trẻ ở các độ tuổi lớn hơn, giáo viên chỉ cần gợi mở để trẻ triển khai các hoạt động chơi trong góc. Hoặc nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung gian quan sát. Chẳng hạn: “Các 14
  2. chú công nhân định xây công trình gì? Trong công trình có những khu vực nào? Thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. Ví dụ các chú công nhân mua vật liệu xây dựng, mua thức ăn, hoặc khám bệnh, các góc khác có thể tham quan công trình xây dựng, hoặc tham quan triển lãm các tác phẩm tạo hình ở góc nghệ thuật Trong quá trình hoạt động giáo viên phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ. Chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng, khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình; giáo viên tổ chức, điều khiển hỗ trợ đúng lúc, khuyến khích tương tác Việc sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Thông qua các hoạt động chơi, trẻ học được cách sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách khéo léo, biết cách cư xử trong giao tiếp, vốn từ ngữ được mở rộng góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, tình cảm và quan hệ xã hội. 2.2.7. Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá. Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả nói riêng. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý, vừa là động lực thúc đẩy và là hình thức góp phần nâng cao chất lượng hoạt động. Do vậy, công tác kiểm tra phải khoa học, nghiêm túc và thực chất. Nếu tổ chức một hoạt động mà không có kiểm tra, đánh giá thì coi như bằng không. Qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non. Công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: Tự kiểm tra, đánh giá, kiểm tra báo trước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo giữa các lớp. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài nhóm lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, Tôi nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện công tác xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp; Đồng thời, thông qua kiểm tra, Ban Giám hiệu đánh giá đúng năng lực của mỗi giáo viên, phát hiện những lệch lạc, 15
  3. thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp. Kiểm tra nhằm tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu hoàn thành công việc được giao. Để công tác kiểm tra có hiệu quả, Ban Giám hiệu đã lên kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kì, tháng, tuần, ngày. Kiểm tra những ai? Kiểm tra cụm nào? Kiểm tra việc gì? Đánh giá lần kiểm tra đó ra sao? Hàng tháng, nhà trường có kế hoạch kiểm tra lần lượt các nội dung trong việc thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp đã được triển khai. Trong công tác kiểm tra, phải luôn chú ý đến tính đảm bảo khách quan và công khai công bằng và dân chủ. Sau kiểm tra, nhà trường tổ chức nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các yếu điểm tồn tại trong quá trình thực hiện việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả trong nhà trường để giúp giáo viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục quan tâm làm tốt công tác hơn. Đồng thời cuối đợt thi đua nhà trường có một số biểu dương khen thưởng động viên giáo viên kịp thời. 2.2.8. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hội thi. Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, giúp giáo viên có kiến thức về xây dựng môi trường, đồng thời có kỹ năng, kỹ xảo trong trang trí, làm đồ dùng đồ chơi. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Thực hiện theo kế hoạch năm học của bậc học Mầm non. Năm học này nhà trường tổ chức các hội thi: hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường và tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh. Tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Tổ chức tốt các hội giảng như thao giảng chào mừng các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5 nhằm thực hành cho trẻ hoạt động, khám phá trải nghiệm trong môi trường thân thiện đã xây dựng. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ nắm được nội dung, thời gian thi. Ví dụ: 16
  4. Tháng 9: Xây dựng kế hoạch các hội thi. Tháng 10: Triển khai kế hoạch các hội thi tới toàn thể CBGVNV, đăng kế hoạch hội thi lên trang Web của trường. Tháng 11: Phát động chào mừng 20/11, tổ chức BDCM, thao giảng, dự giờ bồi dưỡng giáo viên. Tháng 12: Tổ chức hội thị “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường Thao giảng chào mừng ngày 22/12. Tháng 1: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường. Tháng 2: Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện Tháng 3: Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” cấp Tỉnh Tháng 4: Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” cấp Quốc gia (Nếu có) Tháng 5: Tổng kết năm học, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Trong các đợt thi, giáo viên trường tôi luôn có sự chuẩn bị và nổ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi trường tôi có tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc. Qua quá trình thực hiện và áp dụng các giải pháp phù hợp, cùng với việc vận dụng nhẹ nhàng, linh hoạt không máy móc, không rập khuôn các phương pháp. Đưa ra nội dung tích hợp phù hợp với từng chủ đề. Cùng với những biện pháp, những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, bản thân Tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi: 2.3. Kết quả đạt được: Môi trường có sự thay đổi lớn, bộ mặt nhà trường trở nên khang trang hơn. Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp và bố trí phù hợp, khoa học. Đồ chơi ngoài trời giáo viên và phụ huynh tự làm phong phú hơn phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Đã tạo được môi trường bên trong lớp học với nhiều góc chơi, đồ chơi phong phú đa dạng và môi trường bên ngoài lớp học gần gủi thân thiên với trẻ như “Vườn cổ tích”, “Khu vui chơi phát triển vận động”, “Góc khám phá”, “Thư viện xanh”, “Gian hàng bé yêu” Đội ngũ giáo viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cố gắng cùng nhau vượt qua khó khăn để xây dựng trường lớp sạch đẹp, khang trang 17
  5. hơn. Giáo viên gần gũi thân thiện với trẻ, tạo được niềm tin cho cha mẹ khi gửi trẻ đến trường. Chất lượng chăm sóc ngày càng được nâng cao. Cụ thể: - Huy động 100% trẻ ra lớp, không có trẻ bỏ học giữa chừng. - 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp. - 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoat động. - 100% trẻ được an toàn khi ra lớp. - 100% trẻ hứng thú khi đến trường. - 100% nhóm lớp thực hiện nghiệm túc kế hoạch. - 100% phụ huynh các lớp đồng tình ủng hộ. Phong trào thi đua đã tạo nên được một bầu không khí thi đua sôi nổi, thân thiện gần gũi trong lòng giáo viên và phụ huynh. Tạo sự hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường và địa phương ngày càng chặt chẽ. Trong năm học qua với “Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non” cùng sự đồng thuận thống nhất cao của đội ngũ giáo viên đã đưa trường đạt những kết quả đáng ghi nhận, dặc biệt hưởng ứng các phong trào thi đua đạt giải cao như tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện đạt giải nhất, cấp tỉnh đạt giải nhì. Kết quả sau khi thực hiện đề tài này: Nội dung khảo sát Hiện trạng 1. Môi trường bên ngoài - Có quy hoạch hợp lý Có quy hoạch hợp lý, các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn cho trẻ Hệ thống bồn hoa cây cảnh được săp xếp khoa học, chưa hợp lý, có các khu vui chơi dưới giàn cây leo bóng mát. Vị trí nhà xe được xoay chuyển phù hợp. - Môi trường tạo được cơ hội Có khu vui chơi khám phá cát, đất, sỏi, cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, nước, có khu cổ tích với những con vật ngộ khám phá, phát triển vận động nghĩnh, nàng bạch tuyết, bảy chú lùn có góc “Thư viện xanh”, “Gian hàng bé yêu”, “Góc dân gian” cho trẻ được vui chơi và trải nghiệm. Có khu “Bé tham gia giao 18
  6. thông” với những mô hình xe ô tô, xe đạp, xe máy Khu vui chơi phát triển vận động được rải thảm có với nhiều đồ chơi tự làm để giúp trẻ phát triển vận động phong phú, an toàn - Sân vườn có cây xanh, cây Sắp xếp cây cảnh phù hợp, trồng lại các loại bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, hoa phong phú đa dạng, bồn hoa có gạch vườn rau bố trí phù hợp bao quanh. Có đường đi lối lại thuận tiện cho trẻ khám phá. Tạo được giàn hoa, giàn cây leo, vườn rau với nhiều loại rau phong phú, đa dạng. - Hệ thống đồ chơi ngoài trời. Đồ chơi ngoài trời được tăng trưởng đáng kể, làm mới 10 bộ như: Ống chui, bập banh, đường dích dắc, đích ném, đường gồ gề 100% đồ chơi ngoài trời có mái che và được sắp xếp khoa học, có giàn cây, bóng râm cây lớn sử dụng an toàn, hiệu quả. Hệ thống bảng biểu tranh ảnh, áp phích tuyên truyền được thiết kế đẹp phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, được bố trí, sắp xếp hợp lý đảm bảo tiện dụng, rõ thông tin. 2. Môi trường bên trong - Phòng nhóm, lớp, cách sắp Diện tích đảm bảo, bố trí, sắp xếp không xếp bố trí không gian lớp học gian lớp học hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện. - Các góc hoạt động Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, được bố trí thuận tiện, linh hoạt dễ thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và thực hành, trải nghiệm; khuyến khích trẻ hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Đồ dùng, đồ chơi Đồ dùng đồ chơi an toàn thẩm mĩ, phù hợp với chủ đề, sạch sẽ, thuận tiện cho hoạt động của trẻ, đồ dùng được làm mới nhiều. - Công tác vệ sinh. Đảm bảo tốt - Số lớp xếp loại Tốt. 6/6 lớp. 3. Xây dựng môi trường xã hội Tập thể sư phạm nhà Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, được trường đoàn kết. Xây dựng mối chính quyền địa phương, nhân dân, hội phụ 19
  7. quan hệ giữa trường mầm non, huynh, các cấp quản lý ghi nhận và đánh giá giáo viên và phụ huynh; cao. 100% giáo viên gần gủi, trao đổi, chia sẽ với phụ huynh về trẻ Nhận thức của phụ huynh có chuyển biến, 100% phụ huynh thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường trông chă sóc giáo dục trẻ. Các danh hiệu của trường Năm học 2016-2017: đạt tập thể lao động xuất sắc, được công nhận đơn vị văn hóa, đơn vị lá cờ đầu cấp học MN vùng khó khăn. Năm học 2017-2018 đang đề nghị đạt chuẩn quốc gia mức độ II vầ đơn vị đạt lá cờ đầu. Có bảng, góc tuyên truyền với Cố bảng góc tuyên truyền với nội dung phụ huynh tuyên truyền phong phú được thay đổ thường xuyên, trang trí bảng đẹp, đã thu hút được phụ huynh đến xem. 4. Mức độ hứng thú của trẻ (khảo sát trên 164 trẻ ở các độ tuổi khác nhau) - Trẻ tích cực hứng thú tham 164/164 tỷ lệ 100% gia vào hoạt động. - Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao 164/164 tỷ lệ 100% tiếp. -Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi 159/164 tỷ lệ 96,9% trường. *Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình triển khai ”Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và hiệu quả ở trường, Tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo phải sát thực và phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Trên cơ sở rà soát, kiểm tra thực tế, cần xác lập một bản kế hoạch tổng thể. Trong đó, nêu rõ từng phần việc, từng hạng mục gắn với thời gian thực thi, điều kiện tương ứng. Kế hoạch xây dựng cảnh quan môi trường phải gắn với yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, phải có tính bền chắc lâu dài và trẻ thực sự được khám phá, trải nghiệm, tịch cực hoạt động trong môi trường đó. 20
  8. 2. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động để thu hút mọi sự đầu tư hỗ trợ của các đoàn thể, ban ngành. Đối với việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì vấn đề về nhận thức là cái khó khăn nhất. Đây cũng chính là những rào cản cho các hoạt động. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự phát triển của cấp học; là giải pháp quan trọng trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm .tham mưu và cùng thực hiện việc quy hoạch sân vườn với hệ thống cây xanh, cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh bố trí một cách hợp lý theo hướng tận dụng mọi không gian cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Nhà trường rất chú trọng xây dựng các góc chơi ngoài trời phong phú, đa dạng, có tính thẩm mỹ, thân thiện, lôi cuốn thu hút trẻ đến hoạt động, khám phá trải nghiệm một cách tích cực. 4. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo xây dựng môi trường bên trong lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Người quản lý phải chỉ đạo điều hành đội ngũ bằng sự vận động mềm dẻo, tế nhị. Biết khai thác thế mạnh và khắc phục tồn tại cơ bản của từng lớp để làm chuyển biến từng bước một, tiến tới đạt được từng tiêu chí. Chỉ đạo giáo viên tích cực xây dựng môi trường bên trong lớp học đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng đồ chơi, vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp không gian hợp lý, khoa học, đẹp mắt và thân thiện. sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải mang tính mở, được bố trí thuận tiện, linh hoạt dễ thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và thực hành, trải nghiệm; khuyến khích trẻ hoạt động theo nhiều cách khác nhau. 5. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, luôn coi trong xây dựng khối đoàn kết trong hội đồng sư phạm nhà trường. Chú trong xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, giáo viên và phụ huynh, tạo không khí giao tiếp tích cực , kích thích hứng thú hoạt động của trẻ ở trường mầm non. nhằm giữ vững tập thể lao suất sắc, đơn vị lá cờ đầu cấp học vùng khó khăn, đơn vị văn hóa, chỉ đạo xây dựng các tiểu chuẩn để đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 trong năm hoc 2017-2018 6. Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN, chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với nội dung và đáp ứng mục 21
  9. tiêu giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, trẻ thực sự được khám phá, được trải nghiệm, hứng thú tham gia vào các hoạt động 7. Chú trọng công tác kiểm tra nhằm thúc đẩy sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu của đội ngũ để nâng cao ý nghĩa tầm quan trọng của phong trào thi đua. Có kiểm tra, nhận xét góp ý thì nhà trường mới tranh thủ được sự cố gắng nổ lực của đội ngũ giáo viên, nâng cao hiệu quả của công việc được giao. 8. Thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, giúp giáo viên có kiến thức về xây dựng môi trường, đồng thời có kỹ năng, kỹ xảo trong trang trí, làm đồ dùng đồ chơi. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được Ngành Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đối với tất cả các đơn vị trường học cấp học Mầm non. Việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh an toàn cả về vật chất lẫn tinh thần ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, trường chúng Tôi với ý chí quyết tâm của Ban giám hiệu và sự nhiệt tình chịu khó của đội ngũ GV, NV nhà trường đã đúc rút ra những kinh nghiệm làm biện pháp chỉ đạo có hiệu quả công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo khi thế thi đua sôi nổi trong toàn thể đội ngũ CB,GV, NV của trường và các cháu học sinh, sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, của phụ huynh. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, trẻ năng động, sáng tạo, tích cực được học tập trong môi trường tốt sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển vững bền của tương lai đất nước. Xây dựng trẻ làm trung tâm vừa là mục đích, vừa là giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy, người cán bộ quản lý phải biết vận dụng một cách khéo léo, phù hợp mới mang lại hiệu quả cao. Những kết quả mà trường Tôi đạt được trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đây là một sự nổ lực lớn, thể hiện sự đoàn kết của đội ngũ CB, GV, NV trong quá trình thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường: 22
  10. Tham mưu tích cực với lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động. * Đối với Sở và phòng Giáo dục: Tăng cường mở các lớp tập huấn tin học, bồi dưỡng về cách tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho trường mầm non để có đủ điều kiện thực hiện tốt chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm để cán bộ quản lý - giáo viên được thường xuyên giao lưu trao đổi kinh nghiệm của các trường bạn. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về xây dựng môi trường các trường trong và ngoài tỉnh. Trên đây là một số kinh nghiệm của Tôi trong việc chỉ đạo “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học và các đồng chí đồng nghiệp góp ý để bản thân Tôi có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc quản lý, chỉ đạo nhà trường ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 23
  11. MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1.1. Lý do chọn đề tài: Trang 1 1.2. Điểm mới của đề tài:: Trang 2 2. PHẦN NỘI DUNG Trang 2 2.1. Thực trạng .Trang 3 2.1.1. Thuận lợi: Trang 3 2.1.2. Khó khăn: Trang 3 2.2. Các giải pháp: Trang 4 2.2.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp với điều kiện của trường .Trang 4 2.2.2: Công tác tuyên truyền phối hợp: Trang 7 2.2.3: Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên ngoài lớp học Trang 8 2.2.4: Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên trong lớp học . Trang 11 2.2.5: Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh: Trang 13 2.2.6: Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN Trang 14 2.2.7. Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá . Trang 15 2.2.8. Tổ chức tốt hội thi các phong trào thi đua, các hội thi . : Trang 16 2.3. Kết quả đạt được: .Trang 17 3. PHẦN KẾT LUẬN: Trang 22 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: . .Trang 22 3.2. Ý kiến đề xuất: . Trang 22 24