Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

doc 100 trang Hoàng Trang 13/05/2023 1281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_cho_ho.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

  1. Giúp HS: - Hiểu biết, cảm nhận sâu sắc về giá trị yêu thương và vận dụng thực hành có ý nghĩa vào đời sống thường nhật của bản thân. Thể hiện giá trị yêu thương một cách sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật. - Phát triển các kĩ năng xã hội và cảm xúc cá nhân, kĩ năng giao tiếp Hiểu biết rõ những phẩm chất tích cực của cá nhân, khẳng định mạnh mẽ niềm tin rằng “Tôi có thể tạo nên sự khác biệt”. 2. Thời gian thực hiện: 2 tuần 3. Chuẩn bị thiết bị dạy học, tư liệu, học liệu của GV và HS 4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Phương pháp dạy học theo dự án (phương pháp chính). Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác: quan sát- đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề . - Đánh giá quá trình học dự án và sản phẩm dự án. 5. Tiến trình thực hiện dự án Sống để yêu thương Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN 1. Mục tiêu: - Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu. - Thành lập được các nhóm theo sở thích. - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 2.Thời gian: Tuần 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Bước1: Phát phiếu thăm dò sở thích- - HS điền vào phiếu. khả năng nhóm. GV phát trước 3 ngày để HS nghiên cứu và điền. - Bước 2: GV khởi động giới thiệu dự án - Nghe GV giới thiệu chủ đề - Bước 3: GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích và khả năng. - Các nhóm bàn bạc thống nhất bầu - Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm trưởng, thư kí. nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm - Các nhóm nhận nhiệm vụ. Bước 5: GV phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành - Nghiên cứu phiếu học tập định nhiệm vụ. hướng. 55
  2. Hoạt động 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Mục tiêu: - Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng được kế hoạch làm việc. - Các nhóm triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng. - Các nhóm trao đổi, xin ý kiến với GV hướng dẫn và hình thành sản phẩm báo cáo. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm cũng như năng lực chuyên biệt của cá nhân. - Góp phần hình thành các kĩ năng học tập và kĩ năng sống 2. Thời gian: Từ tuần 1 đến tuần 2 Hoạt động 3: KẾT THÚC DỰ ÁN (Báo cáo - đánh giá) 1. Mục tiêu: - Tiến hành báo cáo đúng thời gian quy định. - HS báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm. - Biết tự đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm dự án. - Góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống - Bồi dưỡng phẩm chất yêu thương 2. Thời gian: Tuần 2 3. Thành phần tham dự: - GVCN - HS lớp 10D1 (12A5) 4. Nhiệm vụ của HS - Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công. - Tham gia trò chơi, thảo luận và đặt câu hỏi các nhóm khác, khái quát được nội dung, vấn đề học tập - Tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả dự án của các nhóm khác. 5. Nhiệm vụ của GV - Dẫn dắt vấn đề, tổ chức HS tham gia hoạt động báo cáo, đánh giá. - Quan sát, đánh giá các sản phẩm của HS. - Hỗ trợ, cố vấn HS trao đổi, nhận xét đánh giá hoạt động học tập. 6. Tiến trình báo cáo - đánh giá dự án 56
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * GV phát phiếu cho HS và các GV tham dự: phiếu ghi nhận thông tin, phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm (xem phụ lục 6). * Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung dự án theo sự phân công, các nhóm và GV cùng trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm báo cáo. Nội dung: Thực hành Tuần lễ Sống để yêu thương 1. Tuần lễ Sống để yêu thương - Nhóm báo cáo: 5 nhóm Nhật kí Sống để yêu thương - Sản phẩm: quyển Nhật kí “Sống để yêu thương” - Hình thức báo cáo: Chọn bài viết nhật kí hay nhất của nhóm để chia sẻ trước lớp (trên nền nhạc nhẹ không lời) Nội dung 2: Thể hiện giá trị Yêu thương một cách sáng tạo 2. Sáng tạo nghệ thuật về giá trị Yêu - Nhóm 1: Vẽ một bức tranh và thiết thương kế logo về một thế giới tràn ngập tình Tranh, Logo, Văn nghệ, Thiệp cắt dán, yêu thương. phim ngắn, giới thiệu sách mang - Nhóm 2: Dàn dựng và biểu diễn thông điệp yêu thương một tiết mục nghệ thuật (kịch, hát, múa ) gửi một thông điệp về tình yêu thương - Nhóm 3: Tạo những tấm thiệp cắt dán gửi thông điệp yêu thương - Nhóm 4: Làm phim ngắn chứa thông điệp yêu thương. - Nhóm 5: Giới thiệu 1 cuốn sách hay chứa thông điệp yêu thương bằng video clip * Kết thúc, GV tập hợp phiếu đánh giá, xử lí kết quả, công bố, trao giải, nhận xét, rút kinh nghiệm 57
  4. PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THẢO LUẬN XÂY DỰNG GIÁ TRỊ SỐNG CỐT LÕI – NỘI QUY LỚP HỌC – TRANG TRÍ KHÔNG GIAN LỚP HỌC 1. Hình ảnh các thảo luận xây dựng giá trị cốt lõi và nội quy lớp 58
  5. 2. Hình ảnh không gian lớp học được trang trí trên nền tảng giá trị cốt lõi 60
  6. PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DỰ ÁN “SỐNG VỚI GIÁ TRỊ” Chuyên đề: Sống để yêu thương 1. Nhật kí “Sống để yêu thương” 62
  7. 2. Video giới thiệu sách mang thông điệp yêu thương: “Lũ trẻ đường tàu “ Bài giới thiệu sách: Lũ trẻ đường tàu là cuốn sách gối đầu giường được yêu thích nhất của nhiều thế hệ trẻ thơ. Sau hơn một thế kỷ ra mắt, Lũ trẻ đường tàu của Edith Nesbit vẫn luôn là một tượng đài tác phẩm thiếu nhi kinh điển không thể bỏ qua, một viên ngọc còn lại mãi trong ký ức nhiều thế hệ độc giả trẻ trên thế giới. Edith Nesbit( 15/8/1858 – 04/5/1924), một trong những thành viên sáng lập Hội Fabian. Nhà bà trở thành trung tâm của giới văn sĩ và những người theo chủ nghĩa xã hội thời bấy giờ. Lũ trẻ đường tàu là tác phẩm nổi tiếng nhất của bà, được liên tục tái bản trong cả thế kỷ qua, cùng 6 lần chuyển thể thành phim. Lũ trẻ đường tàu là câu chuyện kể về ba đứa trẻ nghèo tên là Roberta, Peter, Phyllis sống bên đường tàu đã cuốn độc giả thiếu nhi vào một thế giới tinh nghịch, trong trẻo, đầy màu sắc nhưng vô cùng cảm động, một xâu chuỗi khéo léo những tình tiết tưởng như rời xa nhau nhưng hóa ra lại đồng quy ở kết thúc đầy bất ngờ nơi cuối truyện. Câu chuyện kể về một buổi tối, cha của ba đứa trẻ phải rời khỏi nhà cùng hai người đàn ông lạ mặt và không trở về. Đó chính là ngày định mệnh khiến ba đứa trẻ đang sống trong ngôi Biệt thự Đỏ hạnh phúc bên cha mẹ và sự tiện nghi đầy đủ phải đi vào kết thúc. Mẹ lẳng lặng gói ghém đồ đạc đưa lũ trẻ tới sống tại “Ba Ống Khói”, ngôi nhà nằm bên một nhà ga tưởng tượng ở miền quê Yorkshire. Từ ngày về đây, đường tàu đã trở thành trung tâm cuộc sống của ba chị em Roberta hay còn gọi là Bobbie, cuốn chúng vào những chuyến phưu lưu mạo hiểm nhưng vô cùng kỳ thú: “ Cứu cả đoàn tàu thoát khỏi tai nạn trong trận lở đất, giúp ông người Nga tha hương tìm lại gia đình, cứu em bé nhà “ông sà lan” thoát khỏi đám cháy Nhưng đằng sau những chiến tích rực rỡ vẫn là một nỗi buồn thầm lặng khôn nguôi. Và rồi hàng loạt câu hỏi được hiện ra trong đầu lũ trẻ mà không có lời giải đáp. Bởi vì, cha đã đi đâu? Bao giờ cha sẽ về? Chuyện gì đã xảy ra? Lũ trẻ đường tàu không chỉ là câu chuyện kể về ba đứa trẻ sống tại “ Ba Ống Khói” với những chuyến tàu. Mà là những chuyện ly kì, hấp dẫn, thú vị xảy ra khi chúng sống tại đấy cuốn hút người đọc như: “ Mỏ than của Peter; những tù nhân và những người bị giam cầm hay cứu tinh của con tàu; bí mật kinh hoàng; Những đứa trẻ vốn được cha mẹ giáo dục chu toàn như những cái cây bám rễ chắc vào lòng đất đã biết cách thích nghi và nhanh chóng vươn lên trong điều kiện mới. Đến với Lũ trẻ đường tàu, độc giả không chỉ được tiếp cận với những câu chuyện và cách xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra của ba chị em nhà Bobbie. 70
  8. Mặt khác, cuốn sách này còn đem đến cho những độc giả thiếu nhi về tình thương yêu gia đình, cách sống và yêu thương, bảo vệ những con người và thiên nhiên. 3. Video clip “Lời yêu thương muốn nói” “Vậy là đã hết học kì một và cũng đồng nghĩa với việc 41 người chúng con đã đi được với nhau gần nửa chặng đường lớp 10 rồi đấy bố mẹ ạ. Lúc đầu chúng con đa số là những cô học trò với mong ước được học ở những ngôi trường Chuyên như Phan Bội Châu hay trường Bộ, nhưng khi được ở dưới mái nhà D1- VOS này thì chúng con đã từng cảm thấy may mắn làm sao bởi dưới mái nhà này luôn ngập tràn niềm vui và tình yêu thương, sự đoàn kết mà mỗi thành viên dành cho nhau. Giờ đây chúng con chỉ còn một mong ước là sẽ gắn bó mãi với tập thể, với mái nhà D1K99 thân thương này. Chính vì thế chúng con sẽ luôn cố gắng thật nhiều để cô và bố mẹ không thất vọng. Chúng con xin dành lời cảm ơn chân thành tới người mẹ thứ hai của chúng con- Cô giáo chủ nhiệm Thái Phương Chi một lời cảm ơn sâu sắc về những gì mà cô đã dành cho chúng con. Và chúng con cũng dành lời cảm ơn đến các bậc phụ huynh đã luôn đông viên, tiếp thêm tinh thần và động lực để chúng con có được hôm nay .” 71
  9. 4. Văn nghệ Hát múa “Lí do tôi sinh ra” mang thông điệp yêu thương (Tiết mục này được chọn biểu diễn trong Hội diễn văn nghệ của trường) Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây trên cõi đời là để tôi được gặp, được làm con của mẹ cha Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây trên cõi đời là để tôi được gặp chị tôi, anh em của tôi Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời là để tôi được gặp thật nhiều các bạn của tôi Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời là để tôi được gặp người minh yêu suốt đời của tôi Như khi mùa xuân đến muôn hoa lại sẽ tự nở bên nhau khoe màu trong nắng Như khi mùa thu qua trôi đi theo cơn gió từng chiếc lá úa biến trong hư vô Từ trong bao la ta quay về đây với nhau Ta sinh ra bên nhau cho nhau yêu thương là để hạnh phúc Bên kia bao kí ức dẫu có xót xa mùa hoa lá rơi là bao nhiêu hân hoan khi cây xanh đơm trái đầy yêu thương Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời ở đâu đây tôi đã làm một ai rất buồn, tổn thương Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời ở đâu đây ai cũng đã làm tôi rất nhiều khổ đau Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời ở đâu đây có người đã dìu tôi lúc tôi gục ngã Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây, trên cõi đời ở đâu đây tôi sẽ lại cùng ai giúp người quanh mình Như khi hoàng hôn xuống bóng tối lại sẽ tự nhuốm cho đêm thêm dài âu lo Như khi bình minh lên bầu trời lại rộn ràng cùng bao tia nắng thắp cho muôn nơi Từ trong bao la ta quay về đây với nhau ta sinh ra bên nhau cho nhau yêu thương là để hạnh phúc Bên kia bao kí ức dẫu có xót xa mùa hoa lá rơi là bao nhiêu hân hoan khi cây xanh đơm trái đầy yêu thương Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây trên cõi đời là để tôi được gặp người mình yêu suốt đời của tôi Từ bao la xa xôi tôi sinh ra nơi đây trên cõi đời là để tôi trọn đời được chở che cho người tôi yêu. 72
  10. 5. Thiết kế Logo và bức trang mang thông điệp: Thế giới tràn ngập tình yêu thương 74
  11. 6. Tác phẩm cắt dán: Tấm thiệp Yêu thương 75
  12. PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH VÀ HÌNH ẢNH HỌC SINH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA – CHIẾN DỊCH - TÌNH NGUYỆN- NHÂN ĐẠO ĐỂ LAN TỎA GIÁ TRỊ YÊU THƯƠNG 1. Học sinh thành lập Dự án “Trường học xanh” – Bước chạm để thay đổi môi trường (Được Đài truyền hình nghệ an làm chuyên đề phóng sự “Câu chuyện Giáo dục”- Đường link * Giới thiệu chung: Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm chủ yếu của thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn đang ở lứa tuổi học sinh. Xu hướng hành động vì môi trường đang tạo ra một hiêu ứng không nhỏ trong xã hội. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh việc hăng say học tập văn hóa, các bạn đoàn viên thanh niên còn năng nổ, sáng tạo tham gia các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Trước nguy cơ môi trường đang dần bị hủy hoại, cùng với tổ chức phi chính phủ Let’s Do It! Nghe An, nhóm học sinh đã thành lập dự án “Trường học Xanh”, bước đầu đã có những kết quả đáng kể. * Mục tiêu: - Lan tỏa thông điệp “Hành động để Bảo vệ Môi trường”. - Hướng đến mô hình phân loại rác thải trong trường học. - Xây dựng Trường học Xanh – Hạn chế sử dụng rác thải nhựa * Mô hình thực hiện: a. Thu gom trong khuôn viên nhà trường. - Xe rác của nhà trường (có dãn nhãn): Có 4 xe rác chia thành 4 loại: + Rác vô cơ bẩn (nhãn Đỏ) + Vỏ lon/chai nhựa/Vỏ hộp sữa dốc hết nước (nhãn Xanh) + Giấy loại (nhãn Trắng) + Rác hữu cơ - Bố trí thùng rác: + Tại mỗi lớp có 3 thùng rác: Rác vô cơ bẩn, vỏ lon/chai nhựa, giấy loại, vỏ hộp sữa 76
  13. + Trên sân trường 4 cụm thùng rác b. Thu gom và xử lý rác thải - Lịch thu gom: các lớp đi đổ rác vào 10p đầu giờ buổi sáng lớp trực vệ sinh buổi chiều đổ rác ở các khu vực trong khuôn viên nhà trường. - Kiểm tra: Đội Xung kích (3-4 người) trực đổ rác vào đầu buổi sáng, buổi chiều GVCN và cán bộ lớp trực đảm bảo vệ sinh. - Thu gom: + Rác vô cơ: Đổ vào thùng rác của trường, đem đi hằng ngày + Rác vỏ lon/chai nhựa, giấy loại: cất vào kho và người thu gom đến vào chiều Chủ nhật hằng tuần. + Vỏ hộp sữa/ống hút: Đội TNTN hỗ trợ đem đến các điểm thu gom. * Khen thưởng và xử phạt. - Mô hình dự kiến sẽ đưa vào tính điểm thi đua hàng tuần nhằm theo dõi sát sao việc thực hiện của các lớp. - Sau mỗi đợt triển khai, dự án sẽ có chương trình tổng kết. Những lớp có kết quả tốt sẽ được nhận các phần quà thân thiện với môi trường, như: cây xanh, bình thủy tinh * Hướng phát triển dự án - Tiếp tục tuyên truyền và lan tỏa dự án trong toàn trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các bạn học sinh. - Nhân rộng mô hình (áp dụng quy chế thi đua). - Tổ chức Sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề: Chuyện của Rác nhằm lan tỏa mạnh mẽ hơn đến các đội nhóm, câu lạc bộ trong nhà trường. - Tổ chức các buổi tổng kết: Đổi giấy lấy cây, Trưng bày sản phẩm Xanh, Lớp học Xanh - Đăng tải các bài viết về vấn đề Môi trường nhằm cung cấp thêm kiến thức và lan tỏa hành động Xanh. 77
  14. 2. Một số hình ảnh học sinh tổ chức hoạt động ngoại khóa để lan tỏa GTS 80
  15. 3. Một số hình ảnh học sinh tổ chức hoạt động chiến dịch – tình nguyện - nhân đạo lan tỏa giá trị sống 3.1. Hoạt động chiến dịch “Chủ nhật xanh.” 84
  16. 3.2. Hoạt động chiến dịch “Giờ trái đất” 86
  17. 3.3. Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 87
  18. 3.4. Chương trình “Thắp nến tri ân” 88
  19. 3.5. Chương trình “Xuân yêu thương” (Tổ chức ở làng trẻ SOS và Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An) 89
  20. 3. Chương trình “Nhịp đập yêu thương” (Tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề trẻ em khuyết tật tỉnh Nghệ An) Đã được phát sóng trên đài truyền hình Nghệ An: Phóng sự “Nơi yêu thương được sẻ chia”. 92
  21. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục Giá trị sống và Kĩ năng sống cho học sinh THPT, PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – ThS. Trần Văn Tính – ThS. Vũ Phương Liên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 2. Giá trị sống dành cho tuổi trẻ, Diane Tillman, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 3. Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT, Hà Nhật Thăng (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 4. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2014 5. Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2015 6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán đổi mới nội sung và phương pháp tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, Bộ Giáo dục và Đào tao – Vụ Giáo dục Trung học, Hà Nội, 2019 7. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003 94
  22. DANH MỤC VIẾT TẮT GTS: Giá trị sống GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông 95
  23. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 2 NỘI DUNG 3 I. Cơ sở của đề tài 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Những khái niệm cơ bản 3 1.1.1 Giá trị 3 1.1.2. Giá trị sống 3 1.1.3. Giáo dục giá trị sống 3 1.2. Nội dung và phương pháp giáo dục GTS cho HS THPT 3 1.2.1 Nội dung giáo dục GTS cho HS THPT 3 1.2.2 Phương pháp giáo dục GTS cho học sinh THPT 9 1.3. GVCN ở trường THPT với công tác giáo dục GTS cho HS 10 1.3.1. Chức năng và hoạt động của GVCN ở trường THPT 10 1.3.2. Vai trò của GVCN trong việc giáo dục GTS cho HS THPT 11 1.3.3. Những yêu cầu đối với việc giáo dục GTS cho học sinh của GVCN ở trường THPT 12 2. Cơ sở thực tiễn 13 2.1. Thực trạng học tập nội dung giá trị sống của học sinh 13 2.2. Thực trạng giáo dục của giáo viên 14 2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo 15 2.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá 16 II. Biện pháp giáo dục GTS cho HS của GVCN ở trường THPT 16 1. Xác định GTS cốt lõi để tạo nên văn hóa và truyền thống của lớp chủ nhiệm 17 1.1. GTS cốt lõi của lớp học 17 1.2. Căn cứ để xác định GTS cốt lõi cho lớp chủ nhiệm 17 96
  24. 1.3. Cách thức xác định GTS cốt lõi cho lớp chủ nhiệm 17 2. Giáo dục GTS cho HS qua việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 21 2.1. Đổi mới tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 21 2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục GTS trong tiết sinh hoạt lớp 22 2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục GTS trong tiết sinh hoạt lớp 22 2.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong tiết sinh hoạt lớp 26 3. Tổ chức dự án học tập “Sống với giá trị” để tạo điều kiện cho HS thực hành và thể hiện GTS một cách sáng tạo 31 3.1. Sáng kiến dự án 31 3.2. Thiết kế dự án 32 3.2.1. Xác định mục tiêu dự án 32 3.2.2. Xây dựng kịch bản nội dung và hình thức sản phẩm của dự án 32 3.2.3. Xây dựng bộ câu hỏi/yêu cầu định hướng 34 3.2.4. Xây dựng tiêu chí phân nhóm học sinh. 35 3.2.5. Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá 36 3.2.6. Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo 38 3.2.7. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án 38 3.3. Tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ của dự án 39 3.3.1. Hướng dẫn HS xác định mục đích, nội dung và xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm 39 3.3.2. Hướng dẫn HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng 40 3.3.3. Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm dự án 40 3.3.4. Hướng dẫn học sinh đánh giá dự án 40 4. GVCN phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để khuyến khích HS phát huy, lan tỏa GTS 41 4.1. GVCN khuyến khích HS phát huy và lan tỏa dự án “Sống với giá trị” qua tiết chào cờ đầu tuần và ngoài giờ lên lớp 41 4.2. GVCN khuyến khích HS tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tính nghệ thuật để phát huy và lan tỏa GTS 42 4.3. GVCN khuyến khích HS tổ chức các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích để phát huy và lan tỏa GTS. 42 III. Giáo án minh họa: 44 97
  25. IV. Hiệu quả của đề tài 44 1. Phạm vi ứng dụng 44 2. Mức độ vận dụng 44 3. Hiệu quả 44 3.1. Khảo sát 44 3.2. Phân tích kết quả khảo sát 46 4. Những kết quả đạt được 47 KẾT LUẬN 49 I. Những đóng góp của đề tài 49 1. Tính mới của đề tài 49 2. Tính khoa học 49 3. Tính hiệu quả 49 II. Một số kiến nghị, đề xuất 50 1. Với các cấp quản lí giáo dục 50 2. Với giáo viên 50 PHỤ LỤC 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 98
  26. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: GDCD - NGLL - KNS - GDĐĐ 99
  27. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: GDCD - NGLL - KNS - GDĐĐ Tác giả: 1) Thái Thị Phương Chi Tổ bộ môn: Văn - Ngoại ngữ 2) Nguyễn Cẩm Anh Tổ bộ môn: Tự nhiên Năm thực hiện: 2020 Số điện thoại: 0948.680637 - 0915.051895 100