Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tr.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Trong giờ hoạt động ngoài trời : Tôi đưakỹ năng sống tự tin, đây là một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Kĩ năng này giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, và giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Hoặc trẻ được tham gia buổi diễn tập thoát hiểm nơi có cháy xảy ra 14
- Trong giờ hoạt động góc : Tôi đưa các hoạt động : gói bánh, nhào bột, cuốn bánh đa nem, làm bánh trôi để trẻ được thỏa sức thử nghiệm và thể hiện khả năng của bản thân. Tiếp theo tôi đều quan tâm nhắc nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ Biện pháp này đạt kết quả rất cao, tôi tiếp tục áp dụng. 15
- 3.4. Giáo dục kỹ năng sống qua ngày hội, ngày lễ: Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11, Ngày Tết Trung Thu, tôi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thông qua đó trẻ có ý thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội. 3.5. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình: Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục trẻ.Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt.Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục.Như vậy, xuất phát điểm của trẻ là chưa công bằng.Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ xóa đi rào cản đó.Vì vậy, Giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn 16
- trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động, trẻ hay nghịch thì tôi luôn tranh thủ đến tận nhà để trực tiếp gặp gia đình của cháu trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ có biện pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập. Cuối tháng, thông qua sổ liên lạc của trẻ tôi đều ghi rất cụ thể những kỹ năng của trẻ đã làm được để phụ huynh nắm bắt.Qua thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt như mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hô lễ phép thân thiện. 17
- 3.6. Cô giáo là tấm gương sáng: Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo. Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô Tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ. Cô là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo. Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan hệ giữa các cô giáo và giữa cô với trẻ, người lớn không nói cám ơn thì trẻ sẽ không hình thành ý thức của việc nên cám ơn người khác. Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.Cũng tình huống trên: Cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác làm sạch sân trường. Thực hiện biện pháp trên hiệu quả đạt rất tốt: Khi cô giáo là mẹ hiền thì các cháu sẽ là con ngoan. 4. Hiệu quả của sáng kiến 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ . Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơi của trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận. 18
- 4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến Như vậy, qua một thời gian đi sâu và thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và điều đó đã cho được những hiệu quả sau. *Về phía giáo viên. - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. - Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp * Về phía trẻ. - Sau thời gian tôi mạnh dạn áp dụng một số giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh lịch. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. 19
- C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, giao tiếp mạnh dạn với mọi người, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về phong cách, về lời ăn tiếng nói và quan tâm đến con em mình ngày càng nhiều hơn. Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ, được phụ huynh và các bạn đồng nghiệp thương yêu, quí mến hơn. * Kết quả đạt trên trẻ: - Kỹ năng giao tiếp: 90% - Kỹ năng chăm sóc bản thân: 95% - Kỹ năng quản lí cảm xúc: 90% - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: 95% - Kỹ năng lãnh đạo: 90% * Bài học kinh nghiệm 1. Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 2. Kỹ năng sống được lồng ghép thông qua các hoạt động có trong nhà trường và ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động chuyên môn, lễ hội 3. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với trẻ với phụ huynh thông qua các giờ đón trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn nghệ giữa giáo viên và phụ huynh, các hoạt động lễ hội 4. Cô giáo là trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là một khuôn mẫu để trẻ tiếp cận và học tập. 5. Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt hiệu quả cao. 20
- 2. Kiến nghị . - Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện những biện pháp nêu trên áp dụng thực tế với trẻ lớp tôi trong năm học này, đến nay tôi nhận thấy đã có một hiệu quả nhất định. Với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tôi có phương pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn luyện. Cũng từ đó tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn diện hơn. - Kính mong được đón nhận những góp ý, bổ sung của Trường Mầm non Nghĩa Trung để SKKN này phong phú và đạt hiệu quả hơn . Nghĩa Trung, ngày 01 tháng 03 năm 2022 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) . VŨ THỊ PHƯƠNG (Ký tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) (Ký tên, đóng dấu) 21