Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non

doc 7 trang binhlieuqn2 8303
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tr.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non

  1. ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON” 1. Lí do chọn biện pháp: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”. Lứa tuổi Mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Đặc biệt, tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển về phẩm chất, nhân cách của trẻ. Đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để giúp trẻ tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống cho trẻ sau này. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái, chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh, hoạt bát, hiếu động hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên, trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử điều đó có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, thiếu mạnh dạn, tự tin. Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn, hay ỉ lại tất cả các việc lớn, nhỏ cho bố mẹ, cô giáo. Phụ huynh nuông chiều con quá mức, không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh, dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin. Đa số giáo viên chưa chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ, hướng dẫn trẻ hình thành tính tự phục vụ vẫn còn hạn chế. Để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột, trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Vậy làm chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là
  2. câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non” để nghiên cứu trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ. 2. Mục đích của biện pháp: - Tìm ra những phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo nhu cầu của trẻ phù hợp với lứa tuổi. - Giúp trẻ có tính tự lập, trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn. -Trẻ điều chỉnh được hành vi, thái độ đúng đắn, biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoạt động. - Giải quyết được các tình huống hằng ngày mà trẻ thường gặp. - Hoàn thiện về nhân cách toàn diện cho trẻ. - Giúp cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ từ đó biết xây dựng chương trình, kế hoạch một cách linh hoạt. - Làm cho phụ huynh hiểu được kỹ năng sống là rất cần thiết đối với trẻ mầm non từ đó phối hợp tốt với nhà trường để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. 3. Cách thức tiến hành: Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non” bản thân tôi đã áp dụng các bước thực hiện như sau: *Thứ nhất: Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các tháng, các chủ đề để dạy trẻ. Khi thiết kế kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần giáo viên phải lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ dễ đến khó, phù hợp với độ tuổi để đưa vào kế hoạch, những nội dung dạy trẻ phải thiết thực, gần gũi và phải mang tính giáo dục cao để trẻ tiếp thu một cách dễ dàng. Ví dụ: + Tháng 9, 10 giáo viên lựa chọn nội dung dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, dạy trẻ đi học không khóc nhè, đến lớp biết chào bạn, chào cô, phối hợp với bạn trong khi chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn + Tháng 11,12: Đưa nội dung dạy trẻ không đi theo người lạ, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc lỗi, phòng tránh một số nguy hiểm đối với bản thân như ổ cắm điện, bếp ga, bàn là dạy trẻ biết giúp đỡ cô giáo những công việc vừa sức + Tháng 1,2: Đưa nội dung dạy trẻ biết giúp bố mẹ bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình, Biết yêu quý bảo vệ con vật nuôi, cỏ cây, hoa lá, không vứt rác bừa bãi, ăn quả phải biết bóc vỏ, bỏ hạt và phải bỏ vào thùng rác, giúp cô chăm sóc bồn hoa, cây xanh, dạy trẻ không được trèo cây, không đi tắm sông một mình, Giúp mẹ dọn dẹp nhà
  3. cửa, lễ phép với người lớn, tập cho trẻ gói bành chưng, dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách, cách phòng tránh người lạ + Tháng 3,4,5 Giáo viên lựa chọn những nội dung khó và phức tạp hơn để tăng thêm kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như: Dạy trẻ tự mặc và cởi quần áo, biết gấp quần áo, gấp khăn theo quy định, kỹ năng tự đeo cặp, tự mặc giày, dép, cách đội muc bảo hiểm * Thứ 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các bài tập tình huống tại trường mầm non: - Dạy trẻ kỹ năng sống tự tin : Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin cần thiết trong nhiều tình huống. Do đó tự tin là một trong những yếu kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần từng bước dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi. Sự tự tin sẽ giúp trẻ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Vì thế trong tiết học tôi thường quan tâm đến những trẻ nhút nhát, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn. Buổi sáng khi bố mẹ đưa đến lớp tôi thường quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ giáo lưu với cô. Ví dụ: Trong lớp tôi có nhiều bạn cứ mỗi sáng bố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻ đó tôi và giáo viên trong lớp vào các buổi đón, trả trẻ chúng tôi thường trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các những lời khen ngợi, động viên như: Hôm nay con có váy đẹp thế, ai mua cho con đấy? cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan cho cả lớp vỗ tay khen trẻ hay trong các giờ học hoạt động chung, với những trẻ nhút nhát tôi tăng cường cho trẻ được trả lời câu hỏi của cô từ đó dần dần trẻ sẽ tự tin hơn. - Dạy trẻ kỹ năng hợp tác: Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Tuy nhiên trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cách hiểu đơn giản là gộp bạn lại chứ chưa có sự gắn kết. Vì vậy cô giáo phải cần tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động theo nhóm để trẻ biết tạo ra tinh thần đồng đội, tạo niềm vui với kết quả đạt được. Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền bắt cua các trò chơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinh thần đồng đội giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: Khi chơi trò chơi kéo co hay chèo thuyền trên cạn thì trẻ biết hợp tác với nhau, dung sức mạnh, đoàn kết cùng nhau để dành chiến thắng. Hoặc khi chơi gia đình: Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai bố, bạn nào đóng vai mẹ, ai đóng vai các con . - Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân: Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn
  4. của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc áo, tự xúc ăn Ví dụ: Khi trẻ đi vệ sinh cô nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng, trưa ăn cơm cho trẻ tự xúc ăn, tự lấy đồ dùng cá nhân của trẻ khi đi ngủ - Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, video. Tôi thường xuyên đưa ra những tình huống nguy hiểm hay xảy ra hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày để giáo dục trẻ. Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình sau đó tôi phân tích và dạy trẻ kông nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu bắt cóc. - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử Kỹ năng giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mầm non mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ, giúp trẻ nhận biết các giá trị sống, kỹ năng giao tiếp với bạn bè, kỹ năng giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh từ đó hình thành các kỹ năng sống cho trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Y bác sĩ”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm sao? Bị đau ở đâu? ,từu đó phát triển ngôn ngữ và cách giao tiếp cho trẻ. * Thứ ba: Phát triển các kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Ví dụ: Thông qua giờ đón trẻ, tôi dạy cho trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn bè, dạy trẻ biết cất ba lô và dép đúng nơi quy định, thông qua tiết học khám phá khoa học: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ năng chăm sóc bản thân , hoặc thông qua hoạt động gốc phân vai mẹ con thì trẻ học được kỹ năng giao tiếp giữa mẹ với con nhưu dặn dò, lấy nước cho con uống, cho con ăn cơm * Thứ tư: Xác định nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng sống. Giáo viên tích cực đổi mưới phương pháp dạy học nhăm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sang tạo của trẻ, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp, giáo dục cho trẻ biết chia sẽ, hợp tác với bạn, trẻ biết lắng nghe, xử sự hòa đồng từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng sống một cách đồng đều.
  5. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà để cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình dạy trẻ. * Thứ năm: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cơ bản. Là giáo viên phụ trách lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất thường xuyên thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Vì vậy đòi hỏi cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cha mẹ nên tham gia vào các buổi hội thảo, các cuộc họp phụ huynh, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để dạy kỹ năng sống khi ở nhà. Ví dụ: Mẹ đang nhặt rau để nấu canh, hãy hướng dẫn con cách nhặt rau, mặc dù trẻ có thể làm chưa khéo, có thể rau sẽ bị dập nhưng hãy cho con làm để có cơ hội rèn luyện lòng yêu thích công việc cũng như các kỹ năng làm việc nhà ngay từ nhỏ. giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh. 4. Kết quả đạt được: * Đối với trẻ: - Trước khi chưa áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ % 1 Kỹ năng tự phục vụ 18/35 51,5% 2 Kỹ năng tự bảo vệ 17/35 48,5% 3 Kỹ năng hợp tác 18/35 51,5% 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 16/35 45,7% 5 Kỹ năng tự tin 18/3 51,5% - Sau khi áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ % 1 Kỹ năng tự phục vụ 27/35 77,1% 2 Kỹ năng tự bảo vệ 26/35 74,3% 3 Kỹ năng hợp tác 29/35 83,0% 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 26/35 74,2% 5 Kỹ năng tự tin 30/35 85,7%
  6. Qua quá trình áp dụng biện pháp ở lớp tôi kết quả nâng lên rõ rệt cụ thể như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ đã có kỹ năng ứng xử đúng cách, trẻ mạnh dạn, tự tin hòa nhập với môi trường xung quanh như: Chào hỏi, biết tôn trọng người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, biết điều chỉnh cách xử sự của bản thân khi giao tiếp với bạn bè - Trẻ biết chăm sóc bản thân, tự làm một số việc mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ như: Đánh răng, rửa tay, lau mặt, tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết đội mũ, mặc dép khi đi ra ngoài - Trẻ đã có kỹ năng tự học hỏi những thứ xung quanh mình, thường xuyên đặt ra nhiều câu hỏi để người lớn trẻ lời. - Có thái độ hợp tác tốt với bạn bè, với mọi người xung quanh, đoàn kết với mọi người, yêu tương giúp đỡ lẫn nhau, biết tạo nên niềm vui, có tinh thần đồng đội để đạt kết quả tốt. - Trẻ biết tự bảo vệ bản thân, nhận biết được điều tốt, điều xấu xung quanh mình như không đi theo người lạ, không được nhận quà bánh của người lạ, khi có kẻ xấu thì trẻ sẽ hét to cho mọi người nge * Đối với giáo viên Bản thân tôi nhận thức rõ hơn, hiểu rõ hơn về việc nâng cao kỹ năng tự phục vụ nhằm phát huy tính tự lập cho trẻ. Có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động để giúp trẻ nâng cao kỹ năng tự phục vụ. * Đối với phụ huynh Phụ huynh đã có thói quen phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với gía viên về mức độ tiếp thu của trẻ ở lớp để có kế hoạch dạy trẻ ở nhà Trên đây là một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Tôi mong rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng một cách tốt nhất khi được Ban giám khảo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong công tác vận dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với nhu cầu chăm sóc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giai đoạn hiện nay./. PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Võ Thị Đoài Trần Thị Hiển