Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

pdf 17 trang binhlieuqn2 08/03/2022 8081
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” Quảng Bình , tháng 05 năm 2021
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” Họ và tên: Đoàn Thị Tuyết Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy – Lệ Thủy Quảng Bình , tháng 05 năm 2021.
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn biện pháp. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong xã hội hiện đại ngày nay. Với tầm quan trọng đó, Tiếng Anh đã được giảng dạy trong mọi nhà trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tiếng Anh được đưa vào dạy học ở chương trình của cấp Tiểu học và là một trong những môn học chính khóa. Trong quá trình dạy học Tiếng Anh, từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện để diễn đạt ý tưởng đồng thời cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ vựng được coi là “chìa khóa vàng”, điều kiện hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp giống như nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D.A.Wilkins đã từng nói rằng “Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt”. Từ vựng được coi là sự khởi nguồn của tất cả việc học ngoại ngữ và quyết định sự thành công của người học. Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ vựng nhất định để trình bày diễn đạt. Mặt khác, đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học việc tiếp thu sâu sắc bản chất của một ngôn ngữ còn quá khó, đặc biệt là ngoại ngữ. Trong những năm học gần đây, thực trạng việc dạy và học từ vựng Tiếng Anh theo ở trường tôi đang dạy gặp nhiều trở ngại. Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi chọn đề tài " Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tiếng anh cho học sinh tiểu học". 1.2. Điểm mới của sáng kiến Mặc dù cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc giúp học sinh nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tốt khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, điều kiện và đặc điểm của từng địa phương, từng trường thì khác nhau. Trường tôi là một trường tiểu học thuộc vùng khó khăn của một tỉnh miền Trung nên việc học tiếng anh của các em cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, trường tôi đang áp dụng mô hình trường học mới VNEN- mô hình mới so với các trường hiện hành.
  4. Việc dạy và học môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh nhất là học sinh ở vùng khó khăn.Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Vì vậy, hi vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh thuộc vùng khó nắm từ vựng thật tốt để bổ trợ cho các kĩ năng trong môn Tiếng anh.
  5. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng Trong quá trình giảng dạy, thông qua khảo sát, tôi thấy đa phần học sinh chưa nắm được vốn từ vựng để bổ trợ cho các kĩ năng trong tiếng anh. Vì đặc thù của môn học ngoài việc học ở trường ra về nhà các em phải tự học mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhiều em không quan tâm đến việc học tiếng Anh, kết quả học tập chưa cao. Vả lại, đây là môn học khó, các em chưa thật sự say mê. Các em cảm thấy rất nhàm chán khi học môn này. Trước khi đưa các biện pháp vào chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu về vốn từ vựng mà các em nắm được làm căn cứ đối chứng. Kết quả khảo sát đầu năm học 2020 -2021 của khối 5 tôi giảng dạy: Khối TSHS Thời Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn điểm thành SL % SL % SL % Khối 5 83 Đầu năm 20 24,1 44 53 19 22,9 2.1.1. Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và hội phụ huynh luôn quan tâm hỗ trợ đến việc dạy và học Tiếng Anh; thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên nhiệt tình, năng động và yêu nghề nên dành nhiều tâm huyết cho học sinh. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học môn Tiếng Anh. Các em học sinh ngoan, luôn có ý thức học tập tốt, nhiều em sáng tạo, mạnh dạn trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. 2.1.2. Khó khăn Trình độ học sinh không đồng đều vì thế nên giáo viên gặp khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy học, thiết kế hoạt động và kiểm tra đánh giá học sinh.
  6. Môi trường giao tiếp Tiếng Anh của học sinh còn hạn chế. Ngoài giờ học trên lớp, các em không có nhiều cơ hội để trò chuyện với người nước ngoài. Khoảng 90% học sinh không tham gia học tập tại các trung tâm Tiếng Anh, vì vậy việc học Tiếng Anh cũng trở nên khó khăn. Đa số phụ huynh không có điều kiện trang bị cho học sinh các thiết bị hiện đại như máy tính bàn, laptop, để hỗ trợ cho việc học Tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với kinh nghiệm trong quá trình dạy học từ vựng Tiếng Anh Tiểu học, qua thực tiễn nghiên cứu và thực hiện tôi xin mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.” 2.2. Cách tiến hành các biện pháp. 2.2.1. Giáo viên nắm chắc quy trình dạy từ vựng. Việc dạy từ vựng của mỗi giáo viên không giống nhau. Tùy vào điều kiện và thực tế để giáo viên lựa chọn cách dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, khi dạy từ vựng trong Tiếng Anh bắt buộc phải tuân thủ theo bốn bước sau đây. Bước 1: “Nghe”: học sinh nghe giáo viên đọc mẫu, nghe CD hoặc nghe qua loa. Mục đích của việc nghe này là bước đầu hình thành cho học sinh về cách phát âm từ vựng đó. Ví dụ: Dạy từ “school bag- cái cặp” + Cho học sinh quan sát tranh về cái cặp. (trả lời 1câu hỏi) + Giáo viên đọc “school bag”- học sinh nghe (hai đến ba lần). Bước 2: “Nói”: Mục đích của bước này là giúp học sinh luyện tập phát âm và bắt chước lại những gì vừa nghe được. + Cả lớp đọc “school bag”: 2 lần + Dãy hoặc nhóm đọc “school bag”: 2 lần + Cá nhân đọc “school bag”: nối tiếp
  7. Bước 3: “Đọc”: Mục đích của việc đọc là giúp học sinh nhận diện được từ vựng đó gồm những chữ cái nào, bao nhiêu âm tiết, cấu trúc từ để đọc lại một cách chính xác nhất. + Dán hoặc viết từ “school bag” lên bảng. + Học sinh quan sát và tự nhận diện “school bag” gồm những chữ cái nào, bao nhiêu âm tiết. Bước 4: “Viết”: Mục đích của bước này là giúp các em học sinh củng cố lại cách viết của từ đó. + Học sinh viết vào vở từ “school bag”. (Có thể viết trên lớp hoặc ở nhà) 2.2. 2Giáo viên sử dụng các thủ thuật gợi mở để giới thiệu từ vựng. Như chúng ta biết, học sinh Tiểu học là lứa tuổi hết sức hồn nhiên và ngây thơ. Các em rất thích những gì sinh động và lôi cuốn. Chính vì vậy, việc dạy từ vựng Tiếng Anh như thế nào để các em như đang vừa học vừa chơi là một điều rất đáng để bản thân tôi trăn trở và suy nghĩ. Có rất nhiều thủ thuật được giáo viên áp dụng vào bài dạy của mình như là: sử dụng vật thật; tranh, ảnh trực quan; cử chỉ, điệu bộ; đưa ra tình huống; từ trái nghĩa, đồng nghĩa Tuy nhiên, trong những năm học qua, tôi đã áp dụng hiệu quả nhất ba thủ thuật sau đây: a. Sử dụng đồ vật thật (Realia) Giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị các vật thật, đồ dùng thực tế liên quan đến các từ vựng của tiết học đó. Giáo viên chỉ tay vào các đồ vật thật liên quan đến từ vựng cần học. Sau đó yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Học sinh có thể đoán nghĩa bằng Tiếng Việt từ đó hoặc một số em có thể đoán bằng Tiếng Anh nếu các em biết từ đó. Sau khi học sinh đoán được thì giáo viên đưa ra từ mới cho các em. Sử dụng vật thật tạo sự tập trung cao khi quan sát. Hơn thế nữa, nó tạo hứng thú học tập cho học sinh bởi nó rất gần gũi với các em. Ví dụ : Ở bài Unit 8. This is my pen (Lớp 3) Khi dạy từ “ Pencil case” - cái hộp bút; tôi sẽ thực hiện các bước cụ thể như sau:
  8. + Giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị hộp bút. + Dùng một tờ giấy để che cái hộp bút và từ từ kéo tờ giấy ra để học sinh đoán được đồ dùng gì. + Học sinh đoán tên của đồ vật ( cái hộp bút hoặc pencil case) + Tôi đọc từ đó to lên hoặc mở đài cho các nghe từ đó. Tương tự: Tôi vận dụng các bước như trên để dạy với các từ chỉ tên dụng cụ học tập khác như notebook, ruler, pencil b. Sử dụng tranh, ảnh trực quan ( Visual) Đây là một cách thông dụng nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong việc giới thiệu từ vựng bởi vì giúp học sinh đọc và nhớ từ. Giáo viên chuẩn bị tranh hoặc ảnh liên quan đến từ vựng cần dạy. Có thể sử dụng tranh màu hoặc trình chiếu tranh trên Powerpoint. Giáo viên sử dụng các hình ảnh có màu sắc, hài hước hoặc tranh hoạt hình có liên quan đến từ vựng . Sau đó học sinh nhìn tranh đoán từ bằng Tiếng Anh. Ví dụ: Ở bài Unit 11. This is my family. (Tiếng Anh 3) Khi dạy từ vựng về các thành viên trong gia đình thì tôi thực hiện như sau: + Chuẩn bị powerpoint tranh ảnh về các thành viên trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ + Quan sát và đoán xem bức tranh về ai? + Tôi đọc từ đó to lên hoặc mở đài cho các nghe từ đó. + Tôi đưa ra từ vựng phía dưới bức tranh để học sinh có thể liên tưởng. c. Sử dụng cử chỉ, điệu bộ (Mime) Sử dụng điệu bộ, cử chỉ giúp học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ từ mới bởi vì các em được hoạt động trải nghiệm bằng ngôn ngữ cơ thể của mình. Đây là thủ thuật mà giáo viên hoặc học sinh diễn tả từ mới bằng hành động, cử chỉ và điệu bộ để các em nói và làm theo. Ngoài ra các em có thể hành động theo các video clip, các bài hát và chant. Ví dụ: Ở Unit 11. What’s the matter with you? (Tiếng Anh 5 Tập 2) Khi dạy từ “ toothache” - đau răng, tôi sẽ thực hiện dạy như sau:
  9. + Giáo viên hoặc học sinh thực hiện điệu bộ đau răng. + Học sinh quan sát. + Giáo viên hỏi “What’s the matter with me?” ( Cô đang gặp vấn đề gì?) Học sinh dùng điệu bộ, cử chỉ để diễn tả từ vựng + Học sinh đoán “ đau răng”( Tiếng Anh hoặc tiếng Việt) 2.2.3. Giáo viên sử dụng các thủ thuật để cũng cố từ vựng. Trong quá trình dạy học người giáo viên luôn luôn sử dụng nhiều thủ thuật để kiểm tra và củng cố từ vựng. Việc tổ chức các trò chơi mang lại hiệu quả cao cho việc dạy và học từ vựng. Tùy vào từng giáo viên hoặc từng nội dung bài học mà áp dụng những trò chơi khác nhau. Có rất nhiều trò chơi thường được tổ chức cho học sinh Tiểu học như: Đập bảng; Nối; Xóa và ghi nhớ; Sắp xếp từ; Mạng lưới từ, Bingo, trong đó tôi đã vận dụng linh hoạt ba trò chơi sau mang lại hiệu quả cao khi kiểm tra và củng cố từ vựng. a. Đập bảng (Slap the board ) Trò chơi đập bảng giúp học sinh vừa lắng nghe từ vựng vừa nhanh chóng nhận diện từ. Ngoài ra trò chơi này tạo được tinh thần đồng đội; kích thích sự nhạy bén của học sinh và tạo không khí lớp học sôi động. + Giáo viên dán tranh hoặc từ vựng lên bảng; + Bốn hoặc năm học sinh của mỗi đội tập hợp thành hàng dọc.
  10. + Hai bạn của hai đội sẽ đứng lên trước. + Giáo viên đọc, hô to từ Tiếng Việt thì học sinh đập vào từ tiếng anh. + Đội thắng cuộc là đội có học sinh đập vào nhiều từ đúng nhất. Học sinh chơi trò chơi đập bảng b. Mạng lưới từ (Networks ) Mạng lưới từ là trò chơi giúp học sinh hệ thống lại từ vựng theo chủ điểm đã học. Ngoài ra nó giúp cho học sinh mở rộng vốn từ vựng và phát triển tinh thần đồng đội của các em. + Giáo viên chuẩn bị giấy, bút và chủ điểm cho học sinh. + Giáo viên gợi ý về cách tạo các mạng lưới từ.
  11. + Trình bày trước lớp về sản phẩm của nhóm mình. Học sinh đang hệ thống lại từ vựng bằng các mô hình. c. Sắp xếp lại từ (Jumbled word) Giúp học sinh sắp xếp, viết đúng chính tả từ vựng. Chơi theo nhóm còn giúp các em phát triển tinh thần đồng đội và làm việc nhóm, tạo điều kiện cho nhiều bạn cùng tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Ở Unit 9. What did you see at the zoo? ( Tiếng Anh 5- Tập 1) Khi củng cố các từ vựng về động vật thì tôi sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Sắp xếp lại từ” như sau: + Tôi chuẩn bị các bảng nhóm có tên các con vật được sắp xếp lộn xộn. + Tôi chia lớp ra thành các nhóm lớn và mỗi nhóm 1 bảng phụ. + Học sinh sắp xếp lại từ các con vật. + Nhóm thắng: hoàn thành sắp xếp nhanh và đúng theo yêu cầu.
  12. Các nhóm đang chơi trò chơi sắp xếp lại từ 2.2.4. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự học từ vựng ngoài giờ lên lớp. Ngoài việc dạy từ vựng và kiểm tra trên lớp học thì việc tổ chức thêm một số hoạt động mở rộng giúp cho học sinh nâng cao vốn từ vựng của mình hơn rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Các hoạt động này còn giúp học sinh tiểu học có cơ hội được trải nghiệm, được sử dụng ngoại ngữ ở môi trường thực tế và hỗ trợ tích cực cho giờ học chính khoá. Có rất nhiều hoạt động để học sinh tự học từ vựng ngoài giờ lên lớp như là: Các câu lạc bộ Tiếng Anh, trang trí lớp học theo chủ điểm, thẻ từ, Tuy nhiên, bản thân tôi đã phối hợp với Liên đội để thực hiện hiệu quả hai hoạt động sau: a. Hộp thư bí ẩn Hoạt động này nhằm kiểm tra lại trí nhớ của các em học sinh sau một quá trình học và tạo sự hứng thú cho các em. Yêu cầu: + Giáo viên chuẩn bị các thẻ từ trống và một hộp thư. Các em có thể trang trí sao cho hộp thư của lớp mình thật sáng tạo mà đẹp mắt. + Sau mỗi tiết học, học sinh viết một đến hai từ đã học vào thẻ.
  13. + Gửi về hộp thư bí ẩn của lớp. Tổ chức: Cuối tuần + Chia học sinh thành các nhóm. + Các nhóm lần lượt rút các thẻ từ trong hộp thư ra và đọc đúng từ ghi ở thẻ. + Mỗi từ đúng thì nhận được bông hoa điểm tốt vào bảng theo dõi kết quả hằng ngày của học sinh. Nhóm thắng cuộc là nhóm trả lời đúng được nhiều từ vựng nhất. Học sinh đang gửi từ vựng về hộp thư bí ẩn của lớp mình. b. Trang trí lớp học theo chủ điểm Mục đích của hoạt động là giúp học sinh ôn tập và mở rộng từ vựng theo chủ điểm, tình huống , phát huy trí sáng tạo và ý thức xây dựng trường lớp sạch, đẹp. Yêu cầu: + Giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị giấy màu các loại, bút, kéo, + Sau mỗi tiết học, giáo viên yêu cầu nhóm học sinh tạo ra các sản phẩm trang trí lớp bằng các từ vựng đã học bằng các tranh vẽ, ảnh, khẩu hiệu Tổ chức: sau mỗi chủ điểm + Chia học sinh thành các nhóm. + Các nhóm trang trí các góc học tập của mình trên lớp hoặc phòng Tiếng Anh. + Nhóm có sản phẩm đẹp và sáng tạo sẽ nhận được bông hoa điểm tốt vào bảng theo dõi kết quả hằng ngày của học sinh.
  14. Học sinh trang trí lớp học theo chủ điểm Ngoài ra dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác tại trường . Cô và trò trường tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh 2.2.5 Kết quả Cuối năm học này, tôi đã tiến hành khảo sát lại mức độ ghi nhớ từ vựng của học sinh toàn khối, lớp mà tôi đảm nhận và nhận được kết quả như sau: Khối TSHS Thời Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn điểm tốt thành SL % SL % SL % Khối 5 83 Đầu năm 20 24,1 44 53 19 22,9 Cuối năm 38 45,8 35 42,2 10 12
  15. Sau khi áp dụng biện pháp này vào thực tiễn dạy học, chất lượng học sinh có sự chuyển biến. Số lượng học sinh đạt mức hoàn thành tốt tăng hơn 50%; số lượng học sinh đạt mức chưa hoàn thành thì giảm 40-50% so với đầu năm.Học sinh hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động học tập tạo nên không khí sôi nổi hơn, tự nhiên và hiệu quả. Học sinh không còn lo sợ như trước thay vào đó là tâm trạng háo hức đến giờ học Tiếng Anh. Từ kết quả trên cho thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư tốt vào giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khối lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tốt giữa “thầy và trò”, giữa “trò và trò”, học sinh cảm thấy yêu thích môn học mà mình phụ trách.
  16. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Qua quá trình áp dụng biện pháp, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng phấn khởi. Biện pháp mang lại ý nghĩa rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Với học sinh: Qua việc sử dụng các phương pháp dạy từ vựng sinh động, sáng tạo, phù hợp với từng bài tôi thấy lớp học sôi nổi hơn, sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh được cải thiện rõ rệt. Những em học sinh có năng khiếu môn Tiếng Anh tự tin lĩnh hội kiên thức và ứng dụng vào giao tiếp rất tốt. Những em học sinh trước đây nhút nhát và chưa tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình thì bây giờ không còn ngại và sợ học môn Tiếng Anh nữa. Các em đã bạo dạn hơn và có ý thức học tập để xây dựng tiết học sôi động, hiệu quả hơn. Với giáo viên: Giúp cho giáo viên tự luận lại các tiến trình trong phương pháp truyền đạt của mình có những điểm nào tốt và tâm đắc, những điểm nào chưa thực như ý để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. Giúp cho giáo viên rèn luyện và nâng cao chuyên môn của mình để mang lại những tiết học thành công. Tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt thì việc phát triển vốn từ vựng sẽ ngày càng một tốt hơn và chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh trong trường sẽ có được những kết quả khả quan hơn. 3.2 Phạm vi áp dụng của biện pháp Trước hết tôi đã áp dụng vào thực tế trường tôi giảng dạy cụ thể là khối lớp 5 thấy kết quả khả quan. Áp dụng biện pháp dạy từ vựng hiệu quả hằng ngày trên lớp, trong các tiết chuyên đề, thao giảng và sinh hoạt chuyên môn các cấp. Trên đây là “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một
  17. vấn đề rất được quan tâm trong chương trình tiếng Anh phổ thông. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bản thân tôi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ hơn trong quá trình giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!