SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B

doc 14 trang thulinhhd34 6420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cua_tiet_day_nghe.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B

  1. PHÒNG GD & ĐT TAM DƯƠNG MÃ SKKN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH B 17  BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B Môn/nhóm môn: Tiếng Anh Tổ bộ môn: 4 - 5 Mã môn: 17 Người thực hiện: Trần Thị Thu Điện thoại: 01696. 819. 563 Email: tranthithuvp@gmail.com.vn Tam Dương, năm 2017
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG PHÒNGTRƯỜNG GD&ĐT TH ĐỒNG TAM TĨNH DƯƠNG B TRƯỜNG=== === TH ĐỒNG TĨNH B === === BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,BÁO ỨNG CÁO DỤNG KẾT SÁNG QUẢ KIẾN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp hướng dẫn giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Mạnh Tuân Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B Tác giả sáng kiến:Tam Trần Dương, Thị Thu Năm 2017 Tam Dương, Năm 2017
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay. Để bắt nhịp với sự phát triển của các nước, mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước. Trong đó việc học tiếng Anh có tầm quan trọng đặc biệt. Trên thế giới hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung, là ngôn ngữ thứ hai trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà đất nước có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước bạn bè một cách dễ dàng hơn. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay đối với học sinh ở bậc tiểu học – người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học là một môn độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của trẻ. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp ra các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là học sinh của trường tôi thuộc khu vực còn nhiều khó khăn, hầu hết các bậc phụ huynh không có một chút kiến thức nào về môn tiếng Anh. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ (nghe- nói). Mỗi ngoại ngữ đều là xa lạ vì nó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Hơn nữa tiếng Anh là thứ tiếng để sử dụng bởi nhiều người của nhiều đất nước và nhiều nền văn hoá, nó trở nên rất phong phú. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, đây là môn học mới, học sinh phải tiếp cận với một đất nước khác, một
  4. nền văn hóa xa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung. Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe được. Để thành công khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất của học sinh trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp do một số thực trạng mà tôi sẽ nêu dưới đây. Cũng chính vì kĩ năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu, còn bị xem nhẹ nên tôi rất băn khoăn trăn trở sau gần mười năm công tác và quyết định tìm mò những nguyên do và đưa ra những giải pháp tối ưu để hi vọng đổi mới được thực trạng này. Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học; từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tiếng Anh; từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp, từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy gần mười năm và nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp 3, 4, 5 học tốt phân môn Tiếng Anh nói riêng. Hơn nữa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh, thấy được một số tồn tại và khó khăn trong việc dạy các kĩ năng Tiếng Anh trong đó có việc dạy kĩ năng nghe. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh khi học kĩ năng nghe để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học? Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. 2. Tên sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
  5. - Họ và tên: Trần Thị Thu - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 01696819563 Gmail: tranthithuvp@gmail.com 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Giúp các em nghe hiểu được tiếng Anh một cách dễ dàng và yêu thích môn tiếng Anh hơn. Tạo cho các em hứng thú với môn học. 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 25 tháng 9 năm 2016. 6. Mô tả bản chất của sáng kiến 6.1. Nội dung sáng kiến Nghe là một trong bốn kĩ năng rất cần thiết trong quá trình giao tiếp. Giống như kĩ năng đọc, nghe cũng là một kĩ năng tiếp thu, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thu qua nghe là lời nói. Hơn nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất im lặng, học sinh thì thường căng thẳng, học sinh vốn đã trầm lại còn trầm hơn, đa số học sinh không thích học giờ nghe. Qua tìm hiểu tôi mới thấy được các khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn nghe như sau: - Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: Không có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học hoặc ổ cắm bị hỏng. - Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý
  6. những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn này: + Không kiểm soát được điều sẽ nghe. + Lời nói trong băng quá nhanh. + Bài nghe có nhiều từ mới. + Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với những gì các em đọc. + Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết. + Giọng nói của người nói trong băng khác với cô giáo và bạn bè. + Ngữ pháp, từ vựng, trọng âm của các em còn nhiều hạn chế. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe + Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe. + Cho học sinh đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. + Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết. + Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe. + Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. + Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước: Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán. Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe. Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng. + Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe. + Đảm bảo chất lượng giờ dạy nghe.
  7. Một số nguyên tắc khi dạy nghe: Nguyên tắc 1: Cho học sinh nghe những đoạn nghe sát với thực tế. Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện trong văn cảnh. Nguyên tắc 2: Thay đổi phong phú dạng bài nghe. Giáo viên không nên cho học sinh của mình nghe đi nghe lại một dạng bài. Ngược lại, người dạy nghe nên kết hợp nhiều dạng bài để học sinh tiếp cận và có hứng thú hơn khi nghe. Sau đây là một số dạng bài nghe phổ biến: . Hội thoại giữa hai hoặc nhiều người; . Truyện cười; . Bài học; . Bài hát; . Tin tức phát sóng trên truyền hình, đài; . Truyện miêu tả Nguyên tắc 3: Luôn luôn đưa ra yêu cầu cụ thể khi nghe. Giáo viên không nên để học sinh nghe một đoạn băng mà không đưa ra yêu cầu nào cả. Vì vậy, giáo viên phải giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh trước khi nghe. Từng dạng bài tập nên được thiết kế/biên soạn để thực hành những kĩ năng nghe khác nhau: nghe hiểu, nghe điền từ, nghe và nối, nghe và tích, nghe thông tin cụ thể Nguyên tắc 4: Dạy từ vựng thế nào cho kĩ năng nghe? Bạn sẽ dạy học sinh từ vựng trước hay sau khi nghe? Cách nào sẽ hiệu quả hơn? Nhìn chung, giáo viên chỉ nên cung cấp một số từ vựng quan trọng, cần thiết và ảnh hưởng đến ý chính của toàn bài nghe. Cách tốt nhất là nên tránh đưa ra nghĩa của tất cả các từ trong bài. Hãy để cho học sinh của bạn tự đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh của bài nghe.
  8. Nguyên tắc 5: Nghe nhiều lần. Khi thực hành kĩ năng nghe, cách tốt nhất là giáo viên nên cho học sinh nghe nhiều hơn một lần. Thông thường, nếu chỉ nghe lần đầu tiên, học sinh chưa nắm được ý nghĩa của toàn bài nghe. Vì thế bạn không nên dừng ở một lần nghe. Tuy nhiên, mỗi lần nghe lại, giáo viên nên định hướng người học tập trung vào một phần cụ thể, điều đó sẽ giúp học sinh dần dần hiểu bài nghe một cách đầy đủ. Ví dụ như đối với lần nghe thứ nhất, bạn có thể đưa ra câu hỏi như sau: - First listening: “What is the man’s name and what is his job?” - Second listening: “Why does the man say his job is the best?” - Third listening: “What does the woman think about the man’s opinion?” Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Hãy áp dụng chúng cho lớp học kĩ năng nghe của bạn và kiểm chứng độ hiệu quả. * Tiết dạy minh hoạ: UNIT 6: WHERE’S YOUR SCHOOL? Lesson 2: part 4 (English 4) I- Objectives - Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính - Học sinh nghe một đoạn hội thoại để đánh số thứ tự các bức tranh theo nội dung bài nghe. II- Stages of teaching 1) Pre- listening - Giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe: “Chúng ta sẽ nghe một đoạn hội thoại về tên, vị trí của các trường và tên lớp của các bạn trong bức tranh. Các em sẽ đánh số thứ tự đúng cho các bức tranh”. - Giáo viên chỉ vào tranh và đưa ra câu hỏi trước khi nghe: " What’s the name of this school ? " “ Where’s Nguyen Hue primary school? ” “ Where’s Sunflower primary school? ” “ What class is he in? ”
  9. - GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời về các bức tranh để các em vừa ôn lại cấu trúc câu của bài hôm trước đồng thời nhận được các thông tin cần thiết. 2) While- listening - Giáo viên cho học sinh nghe băng liên tục 1 hoặc 2 lần - Giáo viên hỏi học sinh: " Can you number the pictures?" Nếu học sinh đánh dấu được các bức tranh thì: + GV yêu cầu học sinh so sánh kết quả với bạn. + GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe. - Giáo viên cho học sinh nghe lại băng để kiểm tra kết quả (có thể dừng băng khi có thông tin cần thiết giúp các em nhận ra đáp án đúng) - Giáo viên đưa ra đáp án đúng. 3) Post- listening - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời theo thứ tự đúng của bức tranh sử dụng cấu trúc câu: + What’s the name of school? + Where’s school? + What class is he/she in? - Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung các bức tranh Ex: Linda is a student of Sunflower primary school. It is in South Street, London She is in class 4A Qua thực tiễn vận dụng các biện pháp và kinh nghiệm trên tôi thấy học sinh trong lớp đều có tiến bộ rõ rệt. Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau. Và giáo viên có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh kém. 6.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến * Đối với Giáo viên: Trong việc dạy kĩ năng nghe trong Tiếng Anh cần truyền thụ:
  10. + Giới thiệu chủ đề: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe. + Cho học sinh đoán trước khi nghe: điều này gây sự chú ý của học sinh vào bài nghe và tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học. + Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện trong văn cảnh. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe bằng tiếng Anh: 1- Pre- listening a) Giới thiệu từ vựng mới Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trước khi nghe. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được dạy trước b) Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe, sắp xếp, dự đoán. Hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài tập đó là: + Giáo viên viết 3- 5 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh “pair work", dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe. + Open – prediction: Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều sẽ nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Khi nghe, học sinh sẽ đánh dấu vào đều mình đoán đúng. + Ordering: Cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a, b đảo lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn xuất hiện trong bài nghe.
  11. + Pre- question: Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của bài nghe để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe . Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời. + Guess the location, chararters, or situation 2- While- listening Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe. Mở băng 2- 3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo khoa hoặc do giáo viên thiết kế như: - Defining T - F - Checking the correct answer - Matching - Filling in the gap, chart - Answering the comprehension question - Correcting mistake VD: Khi đọc một bài miêu tả bức tranh. Trong khi đọc, giáo viên cố tình mắc lỗi, học sinh nghe và sửa lỗi sai. 3- Post- listening Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe, thiết kế các hoạt động sau khi nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho học sinh liên hệ bản thân. Hoạt động có thể là: a) Recall the story: Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản. b) Write it up: Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung, tranh vẽ. c) Roll- story: Học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe. d) Discussion: Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp- nhóm. * Đối với học sinh: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học bằng cách:
  12. - Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ , tìm hiểu tài liệu - Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy - Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy. 7. Những thông tin cần được bảo mật (không) 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện một tiết dạy nghe cho học sinh tiểu học có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau đây: - Lớp, học sinh. - Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng. - Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, băng đĩa tốt có chất lượng để để giúp học sinh nghe được giọng đọc của người bản ngữ . - Nếu nghe giáo viên đọc, phải được đọc chuẩn xác, rõ ràng tốc độ trung bình không nhanh quá, không chậm quá. 9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học nghe. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan cụ thể là:
  13. + Tổng số học sinh tham gia các sân chơi giành cho học sinh có năng khiếu cấp huyện (Ngày hội Tiếng Anh giành cho học sinh Tiểu học, IOE) năm học 2016-2017 như sau: Tổng số HS: 10 em (2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải KK) + Kết quả học tập riêng kĩ năng nghe của học sinh lớp 4A qua hai lần khảo sát thực tế năm học 2016-2017 như sau: Lần khảo sát thứ nhất: (tháng 10/2016) TS học sinh Chưa hoàn thành Hoàn thành 30 13(43 %) 17 (57%) Lần khảo sát thứ hai: (tháng 02/2017) TS học sinh Chưa hoàn thành Hoàn thành 30 4 (13, 3 %) 26 (86, 7%) Như vậy kết quả hoàn thành về kĩ năng nghe môn Tiếng Anh của học sinh tăng rõ rệt từ 57% đầu năm học lên 86.7% cuối năm học. Tôi thấy với việc dạy một tiết nghe hiểu theo phương pháp trên, kết quả kiểm tra nghe của học sinh đã có tiến triển rõ rệt. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Theo đánh giá của hội đồng sư phạm trường Tiểu học Đồng Tĩnh B kết quả năm học 2015-2016 và Học Kỳ 1 năm học 2016-2017 đối với môn học Tiếng Anh có tiến bộ rõ rệt. 10. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
  14. TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Trần Thị Thu Trường Tiểu học Một số biện pháp nâng cao Đồng Tĩnh B chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. Đồng Tĩnh, ngày 22 tháng 02 năm 2017 Đồng Tĩnh, ngày 22 tháng 02 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Chung Trần Thị Thu