Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

ppt 20 trang Đinh Thương 14/01/2025 730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_dung.ppt

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC ĐÚNG, ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 Giáo viên : Nguyễn Thị Nguyệt Đơn vị công tác : Trường Tiểu học An Thịnh B
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG: 1. THỰC TRẠNG 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4. KẾT LUẬN 5. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
  4. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng: - Đọc chưa lưu loát, còn ngắc ngứ, ngắt nghỉ còn chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống còn tuỳ tiện. - Đọc quá nhanh, sai từ, thêm từ hoặc bớt từ.
  5. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng: Kĩ năng đọc Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa chuẩn. Tốc độ 9 30% đọc chưa đạt yêu cầu. Đọc to nhưng còn sai từ (thêm - bớt từ) 7 23,3% - Đọc to, lưu loát, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 9 30% Nhấn từ chưa rõ - Giọng đọc chưa có biểu cảm. - Đọc đúng tiếng, đúng từ, rành mạch trôi Riêng văn bản chảy. kịch có nhiều - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm 5 16,7% nhân vật đọc từ rõ nghĩa. phân biệt giọng - Tốc độ đọc đạt yêu cầu. chưa rõ - Giọng đọc có biểu cảm.
  6. 2. Một số biện pháp dạy đọc đúng, đọc diễn cảm.
  7. Biện pháp 1: Tạo tư thế và lòng say mê đọc. Mục tiêu: Học sinh cầm sách đúng khi đứng đọc, ngồi đọc đúng tư thế và đúng khoảng cách với sách. Các em có hứng thú và lòng say mê đọc sách. Cách thực hiện: - Khi ngồi đọc . - Khi đứng đọc - Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc .
  8. Biện pháp 2: Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu Mục tiêu:Giúp học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ, đúng câu văn; ngắt nghỉ đúng các dấu câu, đúng các cụm từ trong câu văn dài. Cách thực hiện: -HS đọc sai tiếng. -HS đọc sai từ. -HS đọc sai câu.
  9. Biện pháp 3: Luyện đọc thầm (đọc hiểu bài) • Mục tiêu: Giúp cho học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản. Qua đó học sinh cảm nhận được cái hay của bài đọc và biết áp dụng vào cuộc sống. • Cách thực hiện: Để giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của bài Tập đọc thì phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng đối với học sinh lớp 5.
  10. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm • Mục tiêu: Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp và thông điệp của bài đọc qua giọng đọc diễn cảm. • Cách thực hiện: *Đối với việc đọc mẫu của giáo viên Bài đọc mẫu của giáo viên là cái đích mẫu, hình thành nên kỹ năng đọc diễn cảm mà học sinh đạt được.
  11. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm *Đối với việc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ Khi dạy bài tập đọc, việc rèn đọc diễn cảm cần chỉ ra những chỗ ngắt giọng trong bài. - Với bài văn xuôi là những câu văn dài, không có dấu phẩy thì phải hướng dẫn học sinh chỗ cần ngắt giọng giữa những cụm từ dài để lấy hơi đọc. - Với bài thơ thì hướng dẫn các em một cách cụ thể ở chỗ ngắt nhịp tùy theo từng khổ thơ, dòng thơ.
  12. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm Ví dụ: Khi đọc những câu thơ trong bài thơ “Bài ca về trái đất” (Tiếng Việt 5 tập 1) giáo viên khuyến khích học sinh tìm ra cách ngắt nhịp như sau: Trái đất này / là của chúng mình Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh Bồ câu ơi / tiếng chim gù thương mến Rõ ràng với cách ngắt nhịp như trên cho ta thấy sự yên bình, niềm vui trong sáng hồn nhiên. Trái đất hòa bình và ấm áp. Một hành tinh xanh đầy niềm vui và hạnh phúc. Đó cũng là mong ước của tất cả mọi người trên đất nước này.
  13. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm * Hướng dẫn học sinh biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong câu, trong đoạn, cả bài Cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ thường được thể hiện bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong mỗi câu văn. Do vậy trong mỗi bài đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  14. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm Ví dụ: Khi đọc những câu thơ cuối trong bài thơ “Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà” (Tiếng Việt 5 tập 1) Để đọc được diễn cảm bài thơ này, học sinh phải biết nhấn giọng những từ ngữ được in đậm dưới đây: Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên. Rõ ràng với cách nhấn giọng như trên cho ta thấy vẻ đẹp kì vĩ của công trường; sức mạnh của con người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
  15. Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm *Hướng dẫn cách hạ giọng và cao giọng theo từng loại câu: - Câu kể: Ở cuối câu có dấu chấm, khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu. - Câu hỏi: Ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu và những cụm từ để hỏi. - Câu cảm, câu cầu khiến: Ở cuối câu có dấu chấm cảm, khi đọc thường phải lên giọng ở cuối câu.
  16. 3. Kết quả đạt được Kĩ năng đọc Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa chuẩn. Tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu. 0 0% Đọc to nhưng còn sai từ (thêm - bớt từ) 0 0% - Đọc to, lưu loát, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ Nhấn từ chưa nghĩa. 5 16,7% rõ - Giọng đọc chưa có biểu cảm. - Đọc đúng tiếng, đúng từ, rành mạch trôi chảy. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 25 83,3% - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 120 tiếng/phút). - Giọng đọc có biểu cảm.
  17. 3. Kết quả đạt được Kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm 2021 - 2022 (các kĩ năng: đọc, đọc hiểu, viết) như sau: TSHS Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm XL Hoàn XL Hoàn 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 thành tốt thành SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 30 0 0 0 0 1 3,3 11 36,7 18 60 20 66,7 10 33,3
  18. 4. Kết luận. Trong báo cáo này, từ những thực trạng của vấn đề dạy đọc đúng, đọc diễn cảm hiện nay, trải nghiệm qua việc dạy môn Tập đọc, tôi đã đúc rút được những biện pháp mang tính khả thi cao trong việc luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm cho học sinh. Nếu những biện pháp dạy đọc đúng, dạy đọc diễn cảm của tôi được triển khai, áp dụng thì tôi tin chắc rằng chất lượng đọc của học sinh được nâng lên rất nhiều. Mặt khác, với những biện pháp đó, học sinh sẽ có hứng thú trong những tiết Tập đọc. Những điều đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
  19. 5.Kiến nghị, đề xuất a. Đối với Tổ chuyên môn: Tổ chức tọa đàm về các biện pháp giúp học sinh đọc đúng, đọc hay. b. Đối với nhà trường: Tổ chức thao giảng để xem xét tính hiệu quả của phương pháp dạy này nhằm để đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng trong các bài dạy Tập đọc lớp 5. c. Đối với Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT Mở thêm nhiều chuyên đề với nội dung sinh hoạt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn cảm, để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
  20. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !