Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_t.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non
- 22 huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp Tôi đã phối hợp y tế tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: + Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh + Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép. + Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi + Tuyên truyền bằng góc tuyên truyền ngoài cửa lớp học về các hình ảnh trẻ tham gia VSMT trong khuân viên trường để nâng cao tinh thần, khích lệ trẻ khác Đặc biệt trong năm học vừa qua mỗi phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ các cây hoa, cây bóng mát cho khu vực vườn trường, nhiều phụ huynh đã ủng hộ rau giống, ủng hộ cát, đá trắng để tôi làm bể cát cho trẻ được thực hành chơi với cát, nước; phụ huỵnh còn sưu tầm phế liệu ( chai, lọ, vỏ sò ) để làm đồ chơi Đồ chơi tự làm vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường lại không kém phần hấp dẫn, lạ mắt với trẻ Điều đó đã khẳng định rằng công tác phố kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Dựa trên những nghiên cứu và các biện pháp tôi đã thu lại được kết quả: 4.1.Về phía trẻ: Đa số trẻ có ý thức cá nhân, ý thức tập thể bảo vệ môi trường. Trẻ có kỹ năng sống, trẻ nói năng, ứng xử, giao tiếp với mọi người thân thiện, có ý thức với mọi hành vi BVMT. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ
- 23 môi trường, một cách hào hứng, tự nguyện. Trẻ yêu thích hứng thú mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát.Trẻ có ý thức vệ sinh môi trường chung: không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, thường xuyên nhặt rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước Trẻ đã tự ý thức về hành vi của mình: Tự rửa tay trước khi ăn cơm, lau miệng khi ăn xong, trẻ thích ăn rau đã biết nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các cô giáo trong trường. Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử. Đã phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ được trải nghiệm với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: nhắc bố mẹ không đi xe máy, xe đạp vào sân trường làm bụi bẩn sân trường, nhắc bố mẹ thu gom phế liệu, đóng góp tranh ảnh để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí góc tuyên truyền. Trẻ tự phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng lưu loát đủ câu trong khi giao tiếp, khi đàm thoại.Tự có hành vi thái độ mong muốn được bảo vệ môi trường một cách rõ rệt. 4.2. Khảo sát trẻ Qua thực hiện một số biện pháp nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp tôi từ đầu năm đến nay đã đã thu lại được những kết quả như sau: Kết quả khảo sát 36 trẻ
- 24 Trước khi thực Sau khi thực hiện TT Các hành vi đánh giá hiện Số trẻ đạt Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt 1 Biết chăm sóc và bảo vệ 23 / 35 66 % 34/35 97 % cây, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. 2 Biết giữ gìn trật tự,vệ sinh 20 / 35 57 % 33/35 94 % công cộng, vệ sinh trường lớp 3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ 28 / 35 80 % 35/35 100 % chơi đúng nơi quy định 4 Tự giác gom rác vào thùng 17/ 35 49 % 35/35 100 % 5 Phân biệt được những hành 19 / 35 54% 34/35 97 % động đúng, hành động sai với môi trường 6 Biết tiết kiệm điện, nước khi 19 / 35 54 % 34/35 97 % sử dụng và tắt khi không sử dụng 7 Nhắc nhở mọi người không 10 / 35 29 % 30/35 86 % được xả rác bừa bãi
- 25 Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy rất phấn khởi, đây là niềm động viên khích lệ tôi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo. 4.3. Về phía phụ huynh: Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ môi trường, không những ở trường mà còn cả ở trong gia đình cho nên đã đóng góp tranh ảnh có nội dung về môi trường, tranh ảnh, hình ảnh các hoạt động của con người về môi trường rồi đến các học liệu, vật liệu như: hạt rau, củ giống, rau, củ quả, bóng bay, nến, cát, sỏi để cho giáo viên và học sinh trải nghiệm trồng, chăm sóc cây. Bản thân các bậc phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ môi trường trong và ngoài trường mầm non Cụ thể: ủng hộ cây xanh, tham gia lao động dọn cỏ, dọn vệ sinh trường, vệ sinh đường làng khu dân cư. 4.4. Phân tích tổng hợp rút ra kết luận khoa học Qua nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy như sau: - Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường đối với sự phát triển của trẻ.Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, mọi lúc mọi nơi không ngại khó, khổ, ngại bẩn - Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp. - Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời. Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh học sinh gia đình và nhà trường để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
- 26 Tích cực sưu tầm tranh đẹp, hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. -Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện rử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. III. KẾT LUẬN 1. Kêt luận Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước. Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi vậy các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng: Giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì không được đốt cháy giai đoạn. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Đặc biệt qua giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn để nhắc nhở người lớn và đánh thức ở họ biết bảo vệ môi trường sống cho trẻ em cũng như bảo vệ cho một môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. VI. KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trường. + Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương mua sắm trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Xây dựng trường luôn giữ vững phong trào thi đua đã đạt được trong những năm vừa qua
- 27 Xây dựng khuôn viên có vườn hoa cây cảnh, vườn cây ăn qủa và vườn cây của bé, xây vườn cổ tích để trẻ thích thú học tập vui chơi và trải nghiệm cùng cô để giúp trẻ hoạt động đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra nhà trường cần đầu tư và nâng cấp các loại trang thiết bị cơ sở vật chất + Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh. + Để phục vụ tốt cho việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non thì nhà trường nên có những hình thức tuyên truyền với phụ huynh một cách có hiệu quả như: Tổ chức các buổi lao động tập thể, dùng các bản tin, thông báo để cung cấp kiến thức cho họ. + Trồng vườn rau sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả, đồng thời còn cung cấp thực phẩm tươi, sạch cho nhà bếp. 2. Đối với địa phương + Đề nghị với các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa đến vật chất và tinh thần của cấp học mầm non nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để chúng tôi những giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước ta, xứng đáng với phương châm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đầu tư để xây dựng hoàn thành trường chuẩn giai đoạn I để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trường mầm non “ Dạy tốt, học tốt” + Tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trưởng các ban ngành đoàn thể và tìm ra những giải pháp tốt nhất tránh tình trạng gây ô nhiễm đồng thời có biện pháp xử lý và phân loại rác thải kịp thời. 3. Đối với ngành giáo dục. + Đầu tư thêm kinh phí cho ngành học mầm non và hỗ trợ thêm các trang thiết bị có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Đĩa DVD, tập san về nạn phá rừng, sóng thần, rác thải, khí thải, khói bụi + Phát động phong trào sáng tác thơ ca, truyện kể, trò chơi ,câu đố hội thi, hội giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- 28 Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau và cho quá trình giảng dạy sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Hoàng Thị Hải PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) Hình ảnh các hoạt động của các bé
- 29 Hinh ảnh các hành vi đúng sai của các bé
- 30 Hình ảnh châu trồng cây từ chai lọ
- 31 Con trâu, đồng hồ, chong chóng được làm từ lá đa, lá dừa H1: Hậu quả của lũ lụt H1: Hậu quả sạt lở đất
- 32 Hình ảnh bé trang trí thùng đựng rác Dạo thăm và quan sát : Cảnh họp chợ giữa đường
- 33 Thu gom rác xung quanh trường Chăm sóc vườn hoa
- 34 Nhổ cỏ cho vườn thuốc nam Con chim cánh cụt làm từ chai dầu gội
- 35 Cây tre trăm đốt được làm từ hộp sữa Ô tô được làm từ lõi giấy vệ sinh
- 36 Con voi được làm từ chai dầu rửa bát