SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

doc 33 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8805
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ky_nang_xay_dung_giao_an_dien_tu_va_ung_dung_con.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non chọn như hình sau. Để chèn lời chúc ở đầu video, bạn chọn “Title at the beginning“. Nếu muốn thêm bình luận vào một bức ảnh, bạn chọn “Title on selected clip”. Nhập văn bản muốn hiển thị vào hộp thoại hiện ra và bấm “Done, add title to movie” để kết thúc. Sau khi kết thúc 5 bước trên, bạn bấm nút “Play” tại cửa sổ “Review” bên phải để xem trước tác phẩm của mình. Bước 6: Bạn xuất bản đoạn video vừa hoàn thành ra định dạng “WMV” bằng cách chọn “Save to my Computer” ở trong mục “Finish Movie”. Bạn nhập tên và chọn nơi lưu trữ ở hộp thoại hiện ra, rồi bấm “Next”. Tiếp tục bấm “Next” và đợi chương trình lưu đoạn video của bạn vào máy tính. Sau khi kết thúc quá trình này, bạn bấm “Finish” để đóng hộp thoại lại. Bước 7: Cuối cùng, bạn dùng bất kỳ phần mềm ghi đĩa nào sẵn có để chép đoạn video clip vừa hoàn thành ra đĩa. Bạn đừng quên ghi và dán nhãn đĩa cẩn thận trước khi đóng gói thành món quà để tặng đồng nghiệp tham khảo. 4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi kidsmart cho trẻ. Mỗi ngày trẻ được chơi một trò chơi mới là mỗi niềm vui khi đến trường, ở lớp trẻ có nhiều cơ hội để trãi nghiệm các cảm xúc thú vị, mới lạ, hiểu biết thêm kiến thức, khái niệm mới, hình thành những kỹ năng cần thiết trong học tập như kỹ năng phán đoán, tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ phát triển thì việc sáng tạo trò chơi, đồ dùng đồ chơi và vận dụng có hiệu quả là việc làm cần thiết đối với người giáo viên. Từ chương trình gốc, tôi đã đầu tư thiết kế một số trò chơi mà qua tổ chức cho trẻ hoạt động đem đến hiệu quả cao như: * Trò chơi: Bạn biết gì về tôi? (Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà sách của Bailey). Qua trò chơi làm giàu thêm vốn từ cho trẻ, cụ thể là tính từ, để mô tả đặc điểm, hình dạng, kích thước, cảm xúc Khi chơi với tính từ, con chữ trẻ tìm hiểu các biểu hiện của từ, ngữ tên của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khám phá ngôn ngữ viết như thế nào? * Trò chơi: Con biết phải làm gì trong ngày ( Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà khoa học của Sammy) - Khi chơi trẻ biết được các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, trẻ có cơ hội quan sát sự khác nhau trong một nhóm các bức tranh liên kết. - Phát triển tư duy lô gich để sắp xếp các bức tranh, khám phá được một nhóm các tranh không chỉ có ý nghĩa trong một cách sắp xếp mà trẻ còn biết kiểm tra thứ tự xuôi hoặc ngược. * Trò chơi: Điều kỳ diệu từ tấm thảm nhỏ của lớp(Sáng tạo từ hoạt trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy) 23/32
  2. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non - Trò chơi giúp trẻ đi đúng hướng theo biển báo, nâng cao khả năng định hướng trong không gian, trẻ biết khảo sát bằng sơ đồ để tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ, phát triển hiểu biết về các quan hệ (trái, phải, trước, sau) và có thể nâng cao các hướng(nam, bắc, đông, tây). - Xây dựng cho trẻ các từ chỉ phương hướng: Đi về bên phải, lùi, tiến và phát triển cho trẻ ngôn ngữ nói để diễn tả địa điểm đến hay miêu tả cảnh vật trẻ thấy. * Trò chơi: Trăm hoa đua nở (sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà Sammy) - Trò chơi giúp cho trẻ xác định hình dạng, màu sắc, cách khéo léo tạo thành những bông hoa, xác định nhiều, ít * Trò chơi: Chông gió từ biển khơi - Trò chơi giúp trẻ cảm nhận sức tạo gió và tưởng tượng qua trò chơi Tất cả những trò chơi trên đều có cách chơi rõ ràng, được chuẩn bị chu đáo các dụng cụ như: Hột hạt để nấu súp hoặc vỏ sò để làm chuông gió, giấy màu để làm bông hoa Ngoài ra tôi lựa chọn các trò chơi từ Kidsmart, sáng tạo thành các trò chơi phù hợp với các sự kiên để đưa vào bài dạy, tạo cơ hội cho trẻ khám phá nâng cao chất lượng các giờ hoạt động chung đồng thời củng cố ôn luyện trò chơi Kidsmart như sau: VD: Giờ học KPKH cho trẻ làm quen với các giác quan trên cơ thể bé. Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu giáo viên sử dụng chương trình PowerPoint chọn hiệu ứng cho các đối tượng xuất hiện lần lượt phù hợp lời giới thiệu của cô kết hợp những âm thanh sống động như tiếng vỗ tay, những câu nói khích lệ “Bạn làm đúng rồi đấy, bạn cố lên, ” hay những bản nhạc vui nhộn phù hợp với chủ đề cô lồng vào các trò chơi tạo không khí sôi động cho tiết học, củng cố thêm kĩ năng âm nhạc cho trẻ. VD: Ở lĩnh vực phát triển nhận thức tôi dựa vào trò chơi “ Chiếc thùng hỗn hợp” tôi sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với các sự kiện với tiết dạy của mình như trò chơi “ phân loại đồ dùng gia đình” để phù hợp với sự kiện gia đình của bé hơn. từ đó trẻ có thể chơi mà rất hứng thú củng cố kiến thức cho trẻ. Qua việc nhận biết các chữ số trẻ lựa chọn các ô số bí mật và làm theo hướng dẫn như ” bé hãy chọn những thực phẩm có nhiều chất đạm, chất viatmin và muối khoáng trẻ sẽ phân biệt được 4 nhóm thực phẩm”. Tôi tham gia các phong trào sáng tạo cùng Kidsmart do nhà trường tổ chức: dựa vào ý tưởng của các trò chơi trong chương trình Kidsmart để sáng tạo ra các 24/32
  3. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non trò chơi mới dựa vào mục tiêu của cuối độ tuổi và kế hoạch hoạt động theo các sự kiện sao cho phù hợp và tổ chức các trò chơi đó cho trẻ hoạt động nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức đã học trẻ không bị nhàm chán đơn điệu. Qua trò chơi này tôi dựa vào ý tưởng trò chơi ” Ao thiên nhiên 4 mùa” để trẻ nhận biết được các con vật đựa vào đặc điểm của chúng như cấu tạo, nơi sống, đặc điểm sinh sản trẻ rất thích chơi. VD: Trò chơi “Sắp xếp các bức tranh” lấy từ ý tưởng “xưởng làm phim” trong ngôi nhà khoa học của Samy. Qua việc sắp xếp các bức tranh trẻ sẽ nhớ được trình tự của câu chuyện gốc mà cô kể cho trẻ nghe, khám phá ra ý nghĩa của bức tranh sẽ thay đổi nếu cách sắp xếp thay đổi. Trẻ sẽ nhớ lâu hơn những lời cô kể nếu trẻ được tự mình sắp xếp các bức tranh theo nội dung câu truyện bài thơ và trẻ được kể với nhóm bạn của mình hoặc kể cho bạn nghe kiến thức trẻ tiếp thu được đạt khoảng 90 % nếu sử dụng hình thức này. Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong giờ kể chuyện, ngoài việc cô kể bằng các đồ dùng minh họa trực quan khác. Giáo viên có thể tự chỉnh sửa các tranh, ghép ảnh cho phù hợp với nội dung câu chuyện, chèn các hình ảnh họa cho câu chuyện vào Powerpoint, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật để trình chiếu thu hút trẻ vào các hoạt động. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường và phụ huynh học sinh: 5.1 Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường: Việc giúp trẻ tiếp cận tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì với giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo thì việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất cần thiết và hiệu quả thì cũng rất cao. Đây là công việc vô cùng ý nghĩa đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ mầm non. Tôi đã phối hợp với tổ công nghệ thông tin trong trường xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ mầm non. Bởi tôi nhận thấy nó rất cần thiết để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin của các lớp trong trường. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cho tổ công nghệ thông tin là làm thế nào để có thể tạo ra thật nhiều bài giảng, nhiều trò chơi, để đáp ứng nhu cầu học của học sinh ở lớp cũng như ở trong trường. 25/32
  4. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non Sau khi xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã bàn bạc và phân công nhau để cùng thực hiện. Để cuối năm đạt được kế hoạch, chúng tôi đã phân công mỗi người phụ trách một lĩnh vực để cùng phối hợp có hiệu quả nhất. Ngoài ra, thông qua việc trao đổi kinh nghiệm mà giáo viên có thêm hiểu biết về công tác chuyên môn cũng như ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy qua các buổi tập huấn chuyên môn của tổ chúng tôi đã thảo luận rất sôi nổi để đưa ra ý kiến thống nhất khi áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã họp chuyên môn và mỗi thành viên đã đưa ra một ý tuởng: Với chủ đề sự kiện về: Trường mầm non, bản thân, gia đình cần phải làm những gì. Ngoài ra với các chủ đề sự kiện này thì sẽ thiết kế các trò chơi gì để củng cố cho các hoạt động cho phù hợp, cần có các bài giảng nào, cần sưu tầm những hình ảnh, âm thanh gì Từ đó chúng tôi có kế hoạch phân công cho từng thành viên phù hợp với khả năng của mỗi người. Do đã được tập huấn về công nghệ thông tin và chương trình kidsmart nên tôi đã ứng dụng vào trong giảng dạy, bên cạnh đó với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với công việc tôi thường xuyên lên mạng internet tìm tòi và học hỏi. Ngoài ra, tôi còn trao đổi, phối hợp với các giáo viên trong lớp và trong trường để nâng cao kinh nghiệm ứng dụng thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi vào các buổi trưa, các buổi họp chuyên môn khối, các buổi tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường (Ảnh trao đổi ứng dụng CNTT với đồng nghiệp.) 26/32
  5. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non 5.2 Phối hợp với phụ huynh học sinh: Công tác giáo dục trẻ được thực hiện mọi lúc mọi nơi và mọi hoạt động. Trong đó nhà trường là lực lượng chính, giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó nhà trường cần phải phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ tốt nhất. Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ, nơi đây trẻ bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức cô giáo cung cấp ở trường. Đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để củng cố những gì trẻ tiếp thu ở trường. Chính vì vậy, tôi đã phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ ở nhà thông qua việc cho trẻ học, tiếp cận bằng công nghệ thông tin. Hiện nay, trước tình hình trẻ em quá ham chơi game đã làm cho phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy tính sớm. Họ lo sợ cho trẻ nếu trẻ biết sử dụng máy vi tính quá sớm thì trẻ sẽ ham chơi game và một khi trẻ đã quá mê mẩn với trò chơi mà ngồi hoài trên máy thì sẽ rất có hại đến sức khỏe của trẻ. Mắt của trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không nên quá 30 phút và chúng ta cần nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế, đúng khoảng cách so với máy tính. Nếu, chúng ta không nhắc nhở trẻ ngồi đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn dến cận thị. Vì vậy để giúp trẻ phát triển toàn diện, tôi luôn luôn trao đổi với phụ huynh mọi lúc mọi nơi. Tôi trao đổi với phụ huynh về thời gian và tư thế ngồi trước máy vi tính của trẻ để không ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn phụ huynh về cách sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với lứa tuổi 4-5 tuổi về: cách khai thác tư liệu trên internet, cách sử dụng powerpoint, hay chia sẻ với phụ huynh những ứng dụng công nghệ thông tin do tôi tự làm hoặc download từ trên mạng qua USB, gmail, để ở nhà trẻ được rèn luyện thêm. IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Đối với lớp. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho cô và trẻ ứng dụng công nghệ thông tin nên tư liệu điện tử của lớp ngày càng phong phú lên giúp cho giáo viên trong lớp trong trường có thể áp dụng vào dạy trẻ. Số giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin của lớp ngày một nhiều và đạt hiệu quả cao. 2. Đối với giáo viên. Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ mầm non, bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong trường thấy rất hiệu quả khi sử dụng. Khi áp dụng các phần mềm chúng tôi thường xuyên có sự thay đổi các nội dung, hình thức, 27/32
  6. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non biện pháp phù hợp với nội dung từng tháng, từng chủ đề sự kiện, với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp và khả năng của trẻ. Giáo viên có cơ hội sáng tạo ra các bài giảng với các trò chơi hấp dẫn, phong phú để chị em trong trường cùng học hỏi. Hơn thế việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong trường ngày một tiến bộ. Đặc biệt, khi thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin với việc áp dụng các biện pháp như vậy, chúng tôi nhận được rất nhiều lời khen ngợi và ủng hộ từ các bậc phụ huynh. Bởi họ đã thấy được sự thay đổi rõ rệt về công nghệ thông tin khi giáo viên ứng dụng vào dạy con em mình. Bản thân đã thiết kế được rất nhiều bài giảng điện tử trong tư liệu điện tử của bản thân để dạy trẻ đạt hiệu quả. 3. Đối với trẻ. Khi ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ mầm non, tôi nhận thấy kết quả trên trẻ trong trường khá cao và tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học: - Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ mạnh dạn, tự tin và khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ đoàn kết, biết cùng nhau hợp tác, chia sẻ trong khi học, khi chơi. Sự phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ đặc biệt là nhận thức được thể hiện rõ rệt. Đó cũng là động lực để người giáo viên như tôi phấn đấu đưa học sinh của lớp cũng như của trường mình ngày một tiến bộ. Kết quả đạt được trên trẻ được thể hiện qua bảng thống kê sau: Tổng số trẻ trong lớp là 50 cháu: Đầu năm Cuối năm Hoạt động Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tổng Tổng Tổng Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ số số số số LQVT 30 60% 20 40% 48 96% 2 4% Âm nhạc 31 62% 19 38% 49 98% 1 2% Tạo hình 32 64% 18 36% 48 96% 2 4% LQVH 30 60% 20 40% 48 96% 2 4% Thể dục 33 66% 17 34% 49 98% 1 2% KPKH 30 60% 20 40% 48 96% 2 4% 28/32
  7. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non 4. Đối với phụ huynh. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ có sự phối kết hợp chặt trẽ giữa phụ huynh và cô giáo thật sự là rất quan trọng đối với trẻ. Do vậy phụ huynh khi được cùng cô giáo dục con những kiến thức ở lớp cũng như ở nhà, họ luôn tỏ ra ủng hộ giáo viên, cảm thông cho công việc của các cô giáo. Bên cạnh đó phụ huynh còn sưu tầm và ủng hộ rất nhiều tài liệu có liên quan đến công nghệ thông tin để chúng tôi nghiên cứu để dạy cho trẻ. Ngoài ra phụ huynh cũng rất tích cực phối hợp với cô rèn kiến thức, kỹ năng cho trẻ ở nhà với mong muốn con mình được phát triển toàn diện. Từ đó họ có thêm lòng tin vào giáo viên khi thấy con mình được học theo những phương pháp mới và đặc biệt họ cũng rất vui khi con ngày càng có thêm nhiều tiến bộ cả về nhận thức cũng như kỹ năng sống. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để có được kết quả trên bản thân tôi đã xác định được phải làm và làm như thế nào để có hiệu quả cao nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng và tầm quan trọng của việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó tôi luôn tìm tòi để có thể thiết kế ra các bài giảng, các đoạn nhạc, các phần mềm có chất lượng nhất để phục vụ cho việc học của trẻ trong trường cũng như trong lớp. Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Tận dụng môi trường đa phương tiện để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, áp dụng các trò chơi sáng tạo, các phần mềm đạt hiệu quả phù hợp với lứa tuổi để nâng cao dần kiến thức cho trẻ từ dễ đến khó, phù hợp với nội dung bài dạy và có tác dụng củng cố kiến thức trong bài học và gây hứng thú cho trẻ khi học. - Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. - Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. 29/32
  8. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non - Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cần phải không ngừng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: Đồng nghiệp, báo trí, thông tin đại chúng, qua mạng intenet - Cần phải có hình thức tích hợp các hoạt động khác khi ứng dụng vào một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia. - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của trẻ, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp máy chiếu, các thiết bị tin học khác để có hiệu quả cao nhất. 30/32
  9. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: I. KẾT LUẬN Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên , nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ trao đổi, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ và giảm bớt thời gian trong việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động. Hơn thế những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng cho các bạn đồng nghiệp. mặt khác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ mầm non. Bởi khi cô giáo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ đã tạo hứng thú cho trẻ khi học. Với những hình ảnh đẹp, âm thanh phù hợp, vui nhộn, mô phỏng các hiện tượng tự nhiên chính xác tạo cảm giác học tập chủ động, hấp dẫn giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức giờ học. Thông qua các hình ảnh động, các âm thanh đó đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các sự vật và hiện tượng xung quanh, do đó giúp trẻ sống gần gũi, hoà mình với môi trường thiên nhiên và xã hội . Ngoài ra, nó còn củng cố những tri thức trẻ đã lĩnh hội, hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng cảm giác, chi giác và óc quan sát. Mặt khác khi sử dụng các phần mềm vào dạy trẻ đã tạo điều kiện cho trẻ có thể thực hiện các thao tác trí tuệ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tìm tòi, khám phá, sáng tạo và phát hiện những điều mới lạ ở xung quanh. Qua đó nó có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục thẩm mỹ và đạo đức cho trẻ mầm non. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ kích thích sự tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới diệu kì xung quanh. Trẻ biết quan sát, xem xét đặt câu hỏi thử nghiệm, phán đoán về các sự vật hiện tượng, phát triển ở trẻ cảm xúc và có thái độ thân thiện gần gũi với thế giới xung quanh. Đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ Song trẻ có tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động hay không và tham gia tích cực đến mức độ nào thì lại phụ thuộc vào sự tổ chức 31/32
  10. Mét sè kü n¨ng x©y dùng gi¸o ¸n ®iÖn tö vµ øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cho trÎ 4-5 tuæi trong tr­êng mÇm non của cô giáo. Vì vậy, việc sử dụng phương tiện để dạy trẻ có liên quan trực tiếp đến kết quả của trẻ. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn, đầu tư nhiều hơn cả về trí tuệ và thời gian cho việc nghiên cứu các phần mềm vào dạy trẻ. Trong đó sáng kiến của tôi đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ. Bởi vì thông qua việc ứng dụng các phần mềm vào tổ chức các hoạt động cho trẻ đã giúp trẻ kích thích tư duy, tạo sự hứng thú hấp dẫn trong giờ học. Hơn thế khi trẻ học bởi các bài giảng do tôi thiết kế trẻ sẽ làm quen và tiếp cận với máy tính. Thông qua việc chơi các trò chơi đã kích thích trẻ tư duy, sự chú ý, suy đoán từ đó đã giúp trẻ phát triển toàn diện . Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy sẽ giúp giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ trao đổi, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập, trẻ được học và chơi một cách nhẹ nhàng “ vừa học, vừa chơi” và giảm đi cảm giác nặng nề và mệt mỏi. Từ đó trẻ sẽ dễ tiếp thu bài hơn, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và đạt kết quả cao trong giờ học. II. KIẾN NGHỊ. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cần tổ chức nhiều lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là sử dụng các phần mềm để giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho trẻ. Nhà trường cần tiếp tục tham mưu với chính quyền và các đoàn thể quan tâm hơn nữa đến ngành học mầm non, tạo điều kiện cơ sở vật chất như đồ dùng để ứng dụng công nghệ thông tin(máy tính, máy chiếu ) cho trẻ mầm non để nâng cao chất lượng dạy và học của cô và trẻ. Đối với giáo viên: Cần tích cực học hỏi, nghiên cứu tài liệu để ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là các phần mềm vào dạy trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về công tác: “Một số kỹ năng xây dựng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trẻ mầm non. Tôi kính mong các quý ban và chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi thêm hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn ! 32/32