Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Tân Thạnh tỉnh Long An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Tân Thạnh tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_doi_ngu_can_bo_qu.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Tân Thạnh tỉnh Long An
- - Phổ biến kịp thời các chủ trương chuẩn hoá đội ngũ của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường. Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo công khai quy hoạch đội ngũ, tiêu chuẩn tuyển chọn CBQL cấp học, bậc học và duyệt quy hoạch đội ngũ CBQL từ các trường gửi về để các trường làm căn cứ bồi dưỡng CBQL. Nhận thức đầy đủ những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý trường tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục. - Thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL và đội ngũ cán bộ kế thừa theo đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo và của UBND huyện. 2.2. Biện pháp về phát hiện, tuyển chọn, sử dụng và kế hoạch hoá việc phát triển đội ngũ CBQL nhà trường tiểu học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học cho từng giai đoạn cụ thể sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác phát triển đội ngũ. Thông qua việc quy hoạch cán bộ theo các tiêu chí là tạo ra sự chủ động, bảo đảm sự kế thừa và phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể và xu thế phát triển của cấp học nói chung và từng trường tiểu học cụ thể nói riêng. Phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiến tới chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học. - Thực hiện việc đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 13
- - Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ CBQL trường tiểu học. Có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của huyện. - Sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường tiểu học. Cụ thể là: Sử dụng hợp lí năng lực sở trường, sử dụng phát huy năng lực quản lý, sử dụng phát huy năng lực chuyên môn, sử dụng phát huy năng lực với cộng đồng. -Điều động, luân chuyển đối với CBQL, cần thể hiện chính sách cán bộ, ưu tiên đối với CBQL có nhiều cống hiến ở các địa bàn khó khăn. 2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. Đội ngũ CBQL muốn đáp ứng được yêu cầu luôn thay đổi của xã hội nói chung và của từng giai đoạn phát triển giáo dục nói riêng, cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển. Việc đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật là một yêu cầu khách quan trong công tác phát triển đội ngũ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện bao gồm cả nội dung về nâng cao phẩm chất (đạo đức nghề nghiệp, ý thức chính trị, ý thức pháp luật ) cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lí (quy trình đổi mới phương pháp dạy học và chỉ đạo quá trình đổi mới PPDH; Cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lí giáo dục, quản lí nhà trường ) Đa dạng hoá phương thức bồi dưỡng: Sinh hoạt chuyên đề theo bộ môn; sinh hoạt câu lạc bộ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiểu học của huyện; Mời chuyên gia phổ biến, cập nhật kiến thức mới. Tham quan học tập và tổng kết kinh nghiệm; bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ và tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL cốt cán đi tham quan học hỏi các kinh nghiệm của các trường tiểu học xuất sắc của địa phương 14
- hoặc của các tỉnh bạn; đặc biệt có thể tổ chức tham quan, học tập theo chuyên đề ở nước ngoài. Mục tiêu phấn đấu của giáo dục tiểu học Tân Thạnh là đến năm 2020 phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đồng thời tất cả CBQL trường tiểu học trong huyện là đảng viên và đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp; trình độ văn hoá, chuyên môn từ ĐHSP tiểu học trở lên; trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trình độ quản lý bảo đảm tiêu chuẩn về CBQL của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để thực hiện được mục tiêu đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Tân Thạnh cần tiến hành đồng thời 2 giải pháp: Giải pháp lâu dài (đào tạo chính quy) và giải pháp tình thế (bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc học phần). *Đối với đội ngũ CBQL đương chức: Những CBQL chưa qua lớp bồi dưỡng CBQL trường học hoặc đã học xong cách đây hơn 15 năm, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức quản lý hiện đại. Số CBQL lớn tuổi đã nhiều năm làm công tác quản lý, nếu không có điều kiện để đi đào tạo tập trung nâng cao trình độ trong dài ngày thì có thể tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, các lớp học chuyên đề, hoặc tự học, tự bồi dưỡng bằng nhiều cách khác nhau. Số CBQL còn lại cần phân loại để đào tạo bồi dưỡng cho hợp lý, phù hợp với điều kiện. Số cán bộ đã đạt chuẩn về chuyên môn thì học thêm các lớp có trình độ cao hơn về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, QLGD Ngoài việc cử CBQL đi học nghiệp vụ về quản lý giáo dục, cần cử cán bộ đi học lớp trung cấp lý luận chính trị. CBQL tiểu học của huyện Tân Thạnh hiện nay có trình độ trung cấp lý luận chính trị rất ít ( chỉ có 11 người), Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu với UBND huyện, Huyện ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo cử CBQL trường tiểu học học các lớp trung cấp lý luận chính trị theo lộ trình từng năm. 15
- * Đối với cán bộ kế cận: Đa dạng hoá phương thức bồi dưỡng : Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học kế cận cần thực hiện tốt các vấn đề sau: - Phòng GD-ĐT cần xây dựng đề án quy hoạch đội ngũ CBQL, đồng thời tham mưu với UBND huyện có những văn bản cụ thể (trên cơ sở văn bản của UBND tỉnh) quy định về chế độ chính sách thoả đáng, phù hợp bảo đảm cho người đi học không gặp khó khăn lớn về đời sống vật chất, tạo động lực cho CBQL sẵn sàng đi học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đặc biệt là đối với CBQL trường tiểu học ở các xã khó khăn. - Công khai kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm giúp cho các cá nhân, đơn vị trường tiểu học trong huyện nắm được chỉ tiêu, kế hoạch trước mắt và lâu dài để phấn đấu. 2.4. Biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ Phòng Giáo dục và Đào tạo phải tạo ra môi trường thuận lợi để mỗi CBQL cống hiến tận lực khả năng của mình; phải biết động viên, cổ vũ CBQL tham gia toàn diện vào những công việc quan trọng, không ngừng giao quyền tự định hướng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường tiểu học. Để thực hiện được ý tưởng đó phải tạo được môi trường “hứng khởi” cho việc phát triển đội ngũ. Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lí GD nói chung. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng công việc và quy mô nhà trường. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các xã có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Quan tâm thực hiện các chính sách đãi ngộ, bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học, đặc biệt đối với các trường ở vùng có nhiều 16
- khó khăn. Vận dụng linh hoạt các chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương để cải thiện điều kiện làm việc cũng như hỗ trợ kịp thời những khó khăn. Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên mỗi tháng mở cuộc họp hiệu trưởng để triển khai công tác trong tháng tới; đồng thời từ phía lãnh đạo ngành cũng lắng nghe ý kiến phản ánh từ hiệu trưởng những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Đây cũng là dịp để các hiệu trưởng chia sẻ các kinh nghiệm và trao đổi những vấn đề phát sinh tại các trường học cùng nhau tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả. CBQL nhất là hiệu trưởng là người phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp; là đầu mối quan hệ bên trong và với bên ngoài. Vì vậy Hiệu trưởng phải giữ được sự cân đối, hài hoà giữa tình cảm với lí trí để có thể có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lao động của người hiệu trưởng có tính đặc thù như vậy nên các cấp quản lí phải căn cứ vào đặc điểm lao động để đánh giá chính xác, khách quan, từ đó có chính sách chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất cho họ; tạo điều kiện môi trường tối ưu nhất trong điều kiện có thể để động viên, khích lệ họ vươn lên. 2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự bồi dưỡng rèn luyện phong cách làm việc của bản thân từng CBQL trường tiểu học. Đây là phương thức chủ yếu giúp CBQL không ngừng tiến bộ trưởng thành về mọi mặt, khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời bù đắp những khoảng trống trong công tác bồi dưỡng của tổ chức. Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhằm xây dựng động cơ phấn đấu đúng đắn cho mỗi CBQL thông qua mỗi công việc, nhiệm vụ cụ thể từ đó phát huy ý thức trách nhiệm, tính tự giác, niềm say mê trong công việc, giúp CBQL vươn lên mọi lúc mọi nơi, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 17
- Mỗi CBQL phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để tự bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc thể hiện có ý chí quyết tâm rèn luyện và nghị lực phấn đấu vươn lên; cần cù, kiên trì, bề bĩ, biết kết hợp giữa học với hành. Tích cực tự giác học hỏi để lĩnh hội tri thức mới và tiếp thu những kinh nghiệm hay. Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người, biết nhận ra những khuyết điểm để khắc phục sửa chữa, biết lập kế hoạch tự bồi dưỡng và rèn luyện một cách cụ thể, thiết thực, xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp gắn với đề cao tự phê bình, nhận rõ những hạn chế trong phong cách làm việc của bản thân để có hướng sửa chữa khắc phục hài hòa trong các mối quan hệ. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL phát triển phong cách làm việc của bản thân với những cơ chế chính sách hợp lý, khuyến khích động viên ý thức trách nhiệm của mọi người, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ giữa các CBQL. 18
- PHẦN 3: KẾT QUẢ Từ những ý tưởng đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đã nêu trên. Năm học 2015-2016, Ban Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ và Phòng cũng đã tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo có lộ trình để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL của ngành nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý giáo dục; bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra; đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị và sắp xếp lại đội ngũ CBQL các trường tiểu học theo yêu cầu mới. Kết quả như sau: Năm 2015: + Học trung cấp lý luận chính trị: 7 CBQL; + Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục: 19 CBQL; + Có 24 cán bộ, giáo viên học bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục; và nhiều CBQL tham gia học các lớp Tin học, Ngoại ngữ bằng nguồn kinh phí tự lực. + Thực hiện luân chuyển 2 Hiệu trưởng và thực hiện việc bổ nhiệm lại CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hết nhiệm kỳ bổ nhiệm theo đúng quy định. Năm 2016: (theo nguồn quy hoạch đào tạo được UBND huyện phê duyệt) + Học trung cấp lý luận chính trị: 13 CBQL ( 1 cán bộ Phòng và 12 Hiệu trưởng); trong đó có 6 Hiệu trưởng trường tiểu học. + Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: 7 CBQL (1 Hiệu trưởng và 6 Phó Hiệu trưởng) + Ngoài ra các CBQL còn tự học tập để nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở bước đầu tạo tiền đề cho phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học giai đoạn 2016-2020; phấn đấu đến năm 2020 có 100% Hiệu trưởng và 50% 19
- Phó Hiệu trưởng trường tiểu học có bằng trung cấp lý luận chính trị; 100% CBQL trường tiểu học học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ kế cận cho các trường tiểu học và có lộ trình đào tạo đội ngũ này trong giai đoạn 2016-2020. 20
- KẾT LUẬN Đội ngũ CBQL giáo dục tiểu học là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục tiểu học, họ cần hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn. Từ thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện trong những năm qua đã đáp ứng một phần yêu cầu về công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã đưa ra mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế” thì vấn đề quản lý trường tiểu học còn có nhiều bất cập. Một số CBQL chưa là đảng viên, chưa đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị; một bộ phận CBQL chưa hội tụ đủ uy tín đối với giáo viên, họ không bao quát được sự phát triển đồng bộ của nhà trường. Một số CBQL là giáo viên giỏi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà trường, chưa được thường xuyên bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục, chưa nắm vững các quy định về quản lý tài chính, thiếu năng lực tổ chức. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện một cách đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục tiểu học của huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Với cách đặt vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm như trên và qua thống kê thực trạng tình hình đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện, nhằm để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện Tân Thạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay, bản thân đã đề xuất 5 biện pháp đã nêu. Muốn thực 21
- hiện 5 biện pháp trên đòi hỏi tập thể lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phải đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, phân kỳ và thời gian để thực hiện từng giai đoạn, phải thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, phối hợp tốt với các ngành, các cấp từ huyện đến xã để cùng nhau phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là nội dung về các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, những vấn đề tôi nghiên cứu là những vấn đề thực tế ngay tại đơn vị công tác và cũng còn nhiều khía cạnh để chúng ta bàn tới, tuy nhiên do sự hạn chế nhất định, nên tôi chỉ nêu lên thực trạng tình hình và đề xuất một số biện pháp cơ bản để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học mà bản thân đã nghiên cứu. 22
- KIẾN NGHỊ 1. Đối với UBND Tỉnh, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Long An UBND Tỉnh, Sở Nội vụ cần có văn bản hướng dẫn thực hiện quyết định 27/2003/QĐTTg ngày 29 tháng 2 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm. Bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo. Thực hiện riêng cho ngành giáo dục tỉnh Long An. Vì hiện nay chỉ có hướng dẫn 3171/SGDĐT-TCCB ngày 14/12/2012 của Sở GD&ĐT tỉnh Long An hướng dẫn thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuẩn CBQL trường học. Phòng GD&ĐT căn cứ vào văn bản trên, phối hợp thực hiện công tác để tham mưu UBND huyện chưa có tính pháp lý cao. UBND tỉnh cần điều chỉnh các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với CBQL, đặc biệt là đội ngũ CBQL ở các xã vùng miền sâu, vùng khó khăn, Tăng cường kinh phí cho việc chuẩn hoá đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường TH nói riêng. UBND tỉnh và Sở Nội vụ cần giao quyền cho ngành giáo dục trong tuyển dụng viên chức, điều động, luân chuyển CBQL và giáo viên từ nơi thừa về nơi thiếu, dễ dàng cho ngành giáo dục thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên các trường học nói chung. Sở GD&ĐT cần tham mưu UBND tỉnh thống nhất hướng dẫn, tổ chức thực hiện về phân cấp tổ chức và quản lý CBQL cho các Phòng GD&ĐT huyện. Tạo điều kiện cho phòng GD&ĐT lập quy hoạch phát triển đội ngũ. Liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho CBQL tại huyện, tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, công tác quản lý sâu sát với cơ sở, nắm bắt kịp thời những mặt mạnh, yếu của từng CBQL để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp. 23
- 2. Đối với UBND huyện Tân Thạnh UBND huyện tăng cường phân cấp tổ chức và quản lý CBQL. Giao quyền cho Phòng GD&ĐT trong công tác bổ nhiệm CBQL, điều động giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu. Tạo điều kiện cho Phòng GD&ĐT lập quy hoạch phát triển đội ngũ và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về phát triển đội ngũ CBQL các trường TH trong huyện về chế độ động viên, khen thưởng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong huyện có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục của huyện. UBND huyện cần xây dựng nguồn kinh phí địa phương nhằm để phát triển đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng. Đề nghị UBND và phòng GD&ĐT cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của phòng GD&ĐT trước mắt cũng như lâu dài. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục cấp TH của huyện. Cụ thể: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL trường TH, nhất là đề xuất với Huyện ủy cho CBQL đi học các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị. Tổ chức học tập Luật công chức, Luật viên chức, Luật giáo dục Tuyển chọn, bổ nhiệm đủ số lượng chức danh phó hiệu trưởng các trường còn thiếu, mạnh dạn đề xuất thay thế CBQL không đủ phẩm chất năng lực. Thực hiện chế độ bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ là 5 năm. Đổi mới công tác quản lý và sử dụng CBQL, nên gắn chặt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Sử dụng đúng người, giao đúng việc, đúng chuyên môn. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt là cán bộ nữ. Thực hiện trẻ hoá đội ngũ CBQL. 24
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bí thư (2004), về việc nâng cao đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004. 2. BGD&ĐT- Bộ nội vụ (2006), hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ ngày 23 tháng 8 năm 2006. 3. Bộ GD&ĐT, Ban hành Điều lệ trường tiểu học. Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 4. Bộ GD&ĐT, ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011. 5. Bộ GD&ĐT, về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TH GDTX. Văn bản số 630/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 16/02/2012. 6. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT(2003), về việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL Giáo dục hàng năm. Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2003. 7. Bộ GD&ĐT- Bộ Nội Vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thông tư số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015. 8. Chính phủ (2003), về tuyển dụng sử dụng, quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Nghị định của Chính phủ số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH TW khóa XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 25
- 10. Sở GD&ĐT Long An (2012) , Hướng dẫn thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường học. Công văn 3171/SGDĐT-TCCB ngày 14/12/2012. 11. Thủ tướng Chính phủ (2001) , Về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2003. 12. Thủ tướng Chính phủ (2003), Về việc ban hành qui chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo. Quyết định số 27/2003/TĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2003. 26
- MỤC LỤC Trang Lí do chọn đề tài 1 Nội dung: Phần 1: Thực trạng 3 Phần 2: Biện pháp 2.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL 11 2.2. Biện pháp về phát hiện, tuyển chọn, sử dụng và kế hoạch hoá 12 2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL 13 2.4. Biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ CBQL 15 2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự bồi dưỡng rèn luyện phong cách làm việc của bản thân từng CBQL trường tiểu học. 16 Phần 3: Kết quả 18 Kết luận 20 Kiến nghị 22 Tài liệu tham khảo 24 27