Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - tổ chức hoạt động trải nghiệm thể nghiệm vầ trải nghiệm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

pdf 1 trang vanhoa 4710
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - tổ chức hoạt động trải nghiệm thể nghiệm vầ trải nghiệm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_to_chuc_hoat_dong.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - tổ chức hoạt động trải nghiệm thể nghiệm vầ trải nghiệm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

  1. TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỂ NGHIỆM VẦ TRẢI NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (*) TS. Lê Thị Thơm Khoa Tiểu học 1. Đề tài đã xác lập được các khái niệm có tính công cụ để triển khai nội dung của đề tài. Đó là các khái niệm dạy học trải nghiệm (dạy học trải nghiệm là quá trình trong đó người dạy khuyến khích, tạo điều kiện cho người học trải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người học rút ra được tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức sẵn có); trải nghiệm thể nghiệm (trải nghiệm thể nghiệm là hình thức học tập mà người học thông qua kinh nghiệm, thông qua thực tiến để rút ra những kết luận, những kiến thức và những năng lực cần thiết) và trải nghiệm tương tác (trải nghiệm tương tác là hình thức học tập mà người học hình thành kiến thức và những năng lực cần có thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình học tập). Từ mô hình về chu trình dạy học trải nghiệm của David A.Kolb, đề tài đã điểu chỉnh và bổ sung chu trình dạy học trải nghiệm gồm 4 bước như sau: Bước 1: Trải nghiệm, khám phá Bước 2: Suy ngẫm, phân tích, khái quát hóa Bước 3: Thực hành, vận dụng, sáng tạo Bước 4: Đánh giá 2. Sau khi phân tích đặc điểm của bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học cũng như đặc điểm học sinh Tiểu học, đề tài cũng đã xác lập được cách thức, quy trình tổ chức của 6 hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt: Tổ chức cho học sinh các cuộc thi viết theo chủ đề; Tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh; Tổ chức cho học sinh xây dựng và tham gia các hoạt động có tính sân khấu hóa; Tổ chức cho học sinh thi bình thơ, văn, tranh, ảnh, ; Tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận, biện luận theo chủ đề; Tổ chức các hoạt động học tập sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo lí thuyết của dạy học trải nghiệm. Từ đó, đề tài đã mô hình hóa cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm thể nghiệm và trải nghiệm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: Bước 1: Xác định nội dung, chủ đề môn Tiếng Việt sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm Bước 2: Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động dạy học trải nghiệm Bước 3: Xây dựng và thực hiện quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt Tiểu học Đây chính là chìa khóa để GV sử dụng trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Đề tài tiến hành thực nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn (lớp 4) và Luyện từ và câu (lớp 2). Kết quả bước đầu cho thấy: GV dễ dàng triển khai, tổ chức thực hiện nguyên lí dạy học trải nghiệm với quy trình 4 bước mà đề tài xác lập; HS hứng thú trước, trong và sau giờ học Tiếng Việt, chủ động học tập hơn và có ý thức thực hành, luyện tập. Đặc biệt, trong các giờ học thực nghiệm đa số HS tham gia vào các hoạt động học tập, HS đã tích cực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (cả việc dùng và tạo lập văn bản). Như vậy, bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm thể nghiệm và trải nghiệm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. (*) Toàn văn nghiên cứu, thầy cô và sinh viên tìm đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện – trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây