SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng thể hiện một số thể loại bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học

doc 10 trang thulinhhd34 3721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng thể hiện một số thể loại bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_ky_nang_the_hien_mot_so_the_loai_bai.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng thể hiện một số thể loại bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Ngày tháng năm sinh: 20/09/1975. Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tam Hợp, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Chức danh: Giáo viên; - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Âm nhạc; - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Nguyệt. c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật: - Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao kỹ năng thể hiện một số thể loại bài hát trong chương trình âm nhạc tiểu học - Lĩnh vực áp dụng: Học sinh khối Tiểu học - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến được hình thành dựa trên một số cơ sở như sau: - Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng thể hiện các thể loại bài hát trong chương trình âm nhạc tiểu học - Thời gian thực hiện trong 3 buổi hoạt động ngoại khóa và 2 hội thi. Âm nhạc là môn học chính khóa trong trường tiểu học, các em được học hát và đọc một số bài tập đọc nhạc, tuy vậy việc học của các em mang hình thức như là thuộc bài chứ chưa phải có những kỹ năng biểu diễn để xây dựng các phong trào hoạt động tập thể trong nhà trường hay hoạt động văn hóa văn nghệ tại khu dân cư. Các em chưa thể hiện được một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình và cảm thụ âm nhạc cho chính bài hát mà mình biểu diễn theo từng thể loại như hành khúc, trữ tình và các bài hát nhanh vui. 1
  2. - Một số bài hát thể loại hành khúc trong chương trình tiểu học: SỐ TT TÊN BÀI HÁT THỂ LOẠI 01 Tìm bạn thân Hành khúc 02 Trên con đường đến trường Hành khúc 03 Khăn quàng thắm mãi vai em Hành khúc 04 Thiếu nhi thế giới liên hoan Hành khúc -Một số bài hát thể loại trữ tình trong chương trình tiểu học: SỐ TT TÊN BÀI HÁT THỂ LOẠI 01 Quê hương tươi đẹp Trữ tình 02 Cùng múa hát dưới trăng Trữ tình 03 Ước mơ Trữ tình 04 Chúc mừng sinh nhật Trữ tình -Một số bài hát thể loại trữ tình trong chương trình tiểu học: SỐ TT TÊN BÀI HÁT THỂ LOẠI 01 Em yêu trường em Nhanh vui 02 Chú chim nhỏ rễ thương Nhanh vui 03 Tiếng hát bạn bè mình Nhanh vui 04 Bài ca đi học Nhanh vui Bước 1: Giáo viên xác định mục đích, yêu cầu dạy hát. Để thể hiện tốt một bài hát và đạt hiệu quả cao cho các em thì cần phải có những yêu cầu sau: - Học sinh thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được rễ ràng hơn. Khả năng âm nhạc của cá em được phát triển: Về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm, hát tập thể trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. 2
  3. - Dạy cho các em trình bày tự nhiên, diễn cảm trên cơ sở rung cảm thực sự với nội dung tác phẩm bằng kỹ năng ca hát nhất định, thông qua học hát rèn cho các em các kỹ năng hát đúng tính chất của bài hát, dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm: Luyện giọng, học bài hát, luyện tai nghe, ghi nhớ âm điệu, có thể hát và kết hợp vận động phụ họa hay làm động tác biểu diễn. - Khi dạy hát các thể loại bài hát người giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau: Bài hát hành khúc cách hát như thế nào, kỹ năng thể hiện bài hát hành khúc, trình bày bài hát hành khúc có thể kết hợp hoạt động nào, đối với bài hát trữ tình và bài hát nhanh vui cũng như vậy. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn thực hiện kỹ năng thể hiện các thể loại bài hát. 1. Kỹ năng thể hiện bài hát hành khúc. - Ca khúc thiếu nhi mang tính chất hành khúc là bài hát có nhịp điệu khỏe, tiết tấu phù hợp với động tác đi đều. a. Hình thức trình bày bài hành khúc. - Cần trình bày bằng hình thức tốp ca hoặc đồng ca vì hình thức này rễ thể hiện tính chất hành khúc. Không nên trình bày bài hành khúc với hình thức đơn ca, song ca hoặc tam ca. b. Sử dụng cách hát. - Thể loại hành khúc có thể sử dụng cách hát: Hòa giọng, lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng. Ví dụ bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” 3
  4. Hát lời 1: + Nhóm 1: Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thâm tình + Nhóm 2: Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan Đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình + Cả nhóm 1 và 2 Vui liên hoan thiếu nhi thế giới Ta ca hát vang lên niềm vui Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên giới Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời Vang khúc ca yêu đời Hát lời 2: + Lĩnh xướng 1: Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thâm tình + Lĩnh xướng 2: Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan của Đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình + Tất cả hát hòa giọng. Vui liên hoan thiếu nhi thế giới Ta ca hát vang lên niềm vui Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên giới Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời Vang khúc ca yêu đời c. Kỹ năng thể hiện bài hát. - Học sinh cần thể hiện rõ phách mạnh, thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái của bài hát, hát rõ lời, thể hiện nhịp điệu khỏe, thôi thúc, hát gọn tiếng, hát nảy, lấy hơi ở đầu câu hát. 4
  5. d. Kết hợp hoạt động khi trình bày bài hát. - Hát kết hợp động tác minh họa mạnh mẽ, gõ đệm theo phách, theo nhịp, không nên gõ theo tiết tấu lời ca rễ bị rối, hát kết hợp vận động phụ họa như nhún chân, 2. Kỹ năng thể hiện bài hát trữ tình. a. Hình thức trình bày. - Bài hát trữ tình thường lắng đọng vì vậy không phù hợp với hình thức đồng ca cần được trình bày bằng hình thức đơn ca, song ca, tam ca, vì tính chất nhẹ nhàng. b. Sử dụng cách hát. - Bài hát trữ tình có thể sử dụng cách hát: Hòa giọng, hát bè, hát đuổi, lĩnh xướng, nối tiếp, đối đáp. Ví dụ bài hát “Ước mơ” sử dụng cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hòa giọng. Hát lần 1: + Lĩnh xướng: Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo chơi. 5
  6. + Song ca: Trên cành cây chim ca líu lo. Như hát lên bao lời mong chờ. + Tốp ca: Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên Cuộc sống tươi đẹp thêm Cho đàn em tung tăng múa ca Trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà Hát lần 2: + Nhóm 1: Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo chơi. + Nhóm 2: Trên cành cây chim ca líu lo. Như hát lên bao lời mong chờ. + Nhóm 1: Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên Cuộc sống tươi đẹp thêm + Nhóm 2: Cho đàn em tung tăng múa ca Trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà + cả 2 nhóm nhắc lại: Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên Cuộc sống tươi đẹp thêm Cho đàn em tung tăng múa ca Trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà c. Kỹ năng thể hiện bài hát trữ tình. - Hát rõ lời, lấy hơi ở đầu câu hát, thể hiện rõ phách mạnh, thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái của bài. thể hiện tính chất nhẹ nhàng, mượt mà êm ái, chủ yếu sử dụng kỹ thuật hát liền tiếng (Legato). 6
  7. d. Kết hợp hoạt động khi trình bày bài hát trữ tình. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, theo nhịp phân đôi, hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc theo các động tác múa nhẹ nhàng, hạn chế gõ đệm theo tiết tấu lời ca vì sẽ phá vỡ tính chất nhẹ nhàng của bài hát,. 3. Kỹ năng thể hiện bài hát nhanh vui. a. Hình thức trình bày. Bài hát nhanh vui phù hợp với mọi hình thức trình bày, từ đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng, ví bài hát nhanh vui hình thức trình diễn không quan trọng mà kỹ năng thể hiện mới là điều cần lưu ý. b. Sử dụng cách hát. Bài hát nhanh vui có thể sử dụng nhiều cách hát: Hòa giọng, đối đáp, hát bè, hát đuổi lĩnh xướng, nối tiếp. Ví dụ bài hát “Em yêu trường em” Hát lần 1: + Nhóm 1: Em yêu trường em, với bao bạn thân. + Nhóm 2: Và cô giáo hiền như yêu quê hương. + Nhóm 3: Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương. + Cả 3 nhóm hát 2 bè: Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở. 7
  8. Nào mực nào bút, nào phấn nào bảng. Cả tiếng chim vui, trên cành cây cao. Cả lá cờ sao trong nắng thu vàng. Yêu sao yêu thế trường của chúng em. Hát lần 2: + Lĩnh xướng: Em yêu trường em, với bao bạn thân. Và cô giáo hiền như yêu quê hương. Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương. + Tất cả hát có 2 bè: Mùa phượng phượng thắm, mùa cúc vàng nở. Mùa huệ huệ trắng, đào thắm hồng đỏ. Trường chúng em đây, như vườn hoa tươi. Người tốt việc hay là cháu Bác Hồ. Yêu sao yêu thế trường của cúng em. c. Kỹ năng thể hiện bài hát nhanh vui. - Hát rõ lời, thể hiện tính chất nhanh vui, sôi nổi, tươi trẻ. Sử dụng kỹ thuật hát nảy và liền tiếng, lấy hơi ở đầu câu hát, thể hiện rõ phách mạnh, thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái của bài hát. d. Kết hợp hoạt động khi trình bày bài hát nhanh vui. - Hát kết hợp với vận động phụ họa từ động tác mềm mại đến mạnh mẽ, bài hát nhanh vui phù hợp với mọi hình thức gõ đệm. Bước 3: Rèn luyện kỹ năng hát thể hiện tính chất của từng thể loại bài hát - Kỹ năng thể hiện bài hát chủ yếu đó là kỹ thuật dạy hát, cách lấy hơi, hát rõ lời, thể hiện rõ phách mạnh nhẹ, sắc thái của bài hát. Đây là kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên trong quá trình dạy học, việc nâng cao kỹ năng thể hiện bài hát sẽ góp phần đem lại cho học sinh những cảm xúc âm nhạc mới mẻ, hình thành thị hiếu âm nhạc đúng đắn, lành mạnh. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này để phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng hát cho các khối lớp học trong toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng tiếng hát của các em, + Qua thực tiễn dạy học, nhờ áp dụng những kỹ năng trên các em đã có cảm nhận tốt và phân biệt rõ ràng về từng thể loại bài hát mà mình đã được học, để biết áp dụng những bài hát đó vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp hay của trường. 8
  9. + Với việc áp dụng sang kiến vào trực tiếp giảng dạy và hiệu quả đạt được tôi nhận thấy việc không ngừng học tập là cần thiết và cần tạo cho học sinh lòng yêu thích môn học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Sau khi áp dụng giải pháp trên trong nhà trường tôi đã thu được kết quả rất tốt đó là: - Các em học sinh thêm yêu thích môn học, tự tin hơn khi được giao xây dựng các tiết mục văn nghệ cho lớp cũng như nhà trường. - Các em đã đạt kết quả cao trong học tập đem lại nhiều thành tích xuất sắc cho nhà trường và huyện nhà cụ thể: Thi “Giai điệu sơn ca” cấp Huyện đạt 1 giải nhất, 3 giải nhì. Thi “Giai điệu sơn ca” cấp Tỉnh đạt, 1 giải nhì. - Với những kỹ năng trên đã được áp dụng và đạt kết quả tốt trong năm học 2018 – 2019, trong những năm học tiếp theo cô trò chúng tôi luôn trau dồi những kiến thức mới để nâng cao chất lượng môn học hơn nữa. + Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. + Mang lại hiệu quả kinh tế: Tạo được sân chơi bổ ích cho các em học sinh trong toàn nhà trường qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. + Mang lại lợi ích xã hội: Với những kỹ năng đã được học các em thêm tự tin hơn khi tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ ở khu dân cư, hay các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. - Các thông tin cần được bảo mật: Không; d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; - Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Đàn, Máy nghe nhạc, bảng phụ bài hát. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho học sinh khối tiểu học trong huyện nhà. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Tam Hợp, ngày 20 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Nguyệt 9