Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
- 20 Tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ. Hàng ngày phụ huynh phải dành nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, nhất là trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, luôn đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đáp ứng những mong muốn chính đáng của trẻ. Ví dụ: Từ: “Cơm, cá”, nhưng cháu Thanh Thùy lại phát âm thành: “Chơm, chá”. Tôi gặp gỡ phụ huynh và cùng thống nhất tuần này cô cùng gia đình dạy cháu phát âm chuẩn từ cơm, cá. Tôi đưa tranh con cá, bé đang ăn cơm về nhà cho phụ huynh và nhờ phụ huynh dạy trẻ phát âm ở nhà. Đối với những cháu nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo để trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được nói nhiều, được sửa lỗi phát âm Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, sách báo, họa báo có những hình ảnh ngộ nghĩnh để xây dựng góc thư viện sách của lớp. Như vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngữ pháp đó là: phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trẻ là chủ thể của quá trình phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những người xung quanh, với môi trường thiên nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói. Nội dung phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải được thiết kế theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề. Thời lượng phải linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ.
- 21 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: * Đối với trẻ: Sau khi áp dụng: một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp trong cả năm học, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ đã chuyển biến rõ rệt. Các cháu lớp tôi rất phấn khởi hào hứng tham gia học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý tập trung phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ như: Câu nói của trẻ đã rõ ràng và mạch lạc hơn. Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiểu câu khác nhau. Trong các câu chuyện trẻ có khả năng kể lại chuyện với những lời thoại đơn giản, ngắn gọn. Chính điều đó làm cho tôi thấy phấn khởi, yêu nghề, mến trẻ giúp cho tôi có nghị lực hơn trong công tác. Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ. Các phụ huynh thì có những biến chuyển rõ rệt, biết quan tâm đến con em mình nhiều hơn. *Kết quả so sánh đối chứng: Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm TT Nội dung Tổng Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt số trẻ Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 Khả năng nghe, hiểu 29 18 62 11 38 29 100 lời nói. 2 Khả năng nghe và nhắc lại các âm, các 29 25 86 4 14 29 100 tiếng và các câu. 3 Trẻ biết sử dụng 29 10 34 19 50 65.5 100 ngôn ngữ phù hợp
- 22 giao tiếp. ( Phát âm rõ ràng, mạch lạc). Tự tin khi giao tiếp. 4 Trẻ tự tin khi giao 29 20 69 9 31 29 100 tiếp. Nhìn vào kết quả khảo sát, tôi thấy rằng qua sự tác động phù hợp trẻ đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, khi giao tiếp trẻ đã biết nói đủ câu hoàn chỉnh, không còn tình trạng trẻ nói ngọng, nói lắp. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú, trẻ đã biết sử dụng vốn từ để giao tiếp vào cuộc sống hằng ngày. * Đối với bản thân: Bản thân đã có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng được môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được nói, được bắt chước, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải phù hợp với thực trạng của lớp, của địa phương, của từng lứa tuổi. Tôi đã tận dụng những hoàn cảnh thực tế và điều kiện có sẵn của địa phương, của trường lớp, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, các nguyên vật liệu phế thải, sử dụng thích hợp, an toàn với trẻ để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá và làm ra các sản phẩm mới mang tính linh hoạt sáng tạo của trẻ. Điều quan trọng hơn nữa là tôi đã hiểu được trẻ để có biện pháp, có kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo được trau dồi thêm kiến thức hiểu sâu hơn về cách thực hiện chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. Bản thân tôi cũng tự tin hơn rất nhiều khi lên lớp. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nắm được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Từ đó các bậc đã tin tưởng cô giáo, quan tâm đến trẻ hơn và cùng phối hợp với nhà trường, cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- 23 1. Kết luận Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một quá trình và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết để trẻ nói theo, điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước. Muốn có được kết quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn trau dồi học hỏi bạn bè đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, đọc và tham khảo tài liệu, tập san có nội dung làm quen đến vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là nội dung liên quan đến đề tài đang thực hiện, thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn, làm tấm gương cho trẻ noi theo. - Cần phải lựa chọn và lồng ghép việc phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động phù hợp. - Tăng cường tham khảo và sưu tầm các trò chơi phù hợp để rèn luyện bộ máy pháp âm và lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của bài dạy. Khi sử dụng đồ chơi, đồ dùng minh họa cho việc thực hiện chương trình đảm bảo tính chính xác, khoa học, vệ sinh, an toàn và mang tính giáo dục thẩm mỹ cao. Sử dụng phải đúng lúc, đúng mục đích và linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với nội dung đề tài. Cô thường xuyên tổ chức nhiều trò chơi khi sử dụng ngôn ngữ.
- 24 - Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ giao tiếp được nhiều hơn. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình có biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách phù hợp. - Tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên để thúc đẩy khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ cuảng cố và tư duy bằng ngôn ngữ. - Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình thương yêu, luôn chú trọng trong mọi hành vi lời nói của mình đối với trẻ để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt hành vi cũng như hoạt động giao tiếp nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách của mình. - Cô phải thật sự yêu nghề, mến trẻ tận tụy với công việc, luôn tìm tòi nghiên cứu các hình thức, biện pháp dạy trẻ phù hợp đạt kết quả cao. - Rèn kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để phát triển ngôn ngữ của mình. 2. Kiến nghị * Đối với nhà trường: Hằng năm, nhà trường nên tổ chức cho giáo viên được tham quan học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Tổ chức nhiều giờ dạy mẫu cho giáo viên được tham dự. * Đối với phòng giáo dục: Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Mở nhiều lớp tập huấn chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Trên đây, là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đã nghiên cứu và tìm ra: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm
- 25 non Nghĩa Trung”. Rất mong cấp trên nhận xét, góp ý để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy./. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi thực hiện áp dụng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng” tôi thấy có rất nhiều lợi ích cho cả cô và trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực. Có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: Giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ Trên đây là: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng” Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này.
- 26 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phạm Thị My PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)