Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần điện học môn Vật Lí lớp 9

docx 6 trang thulinhhd34 6503
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần điện học môn Vật Lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_phan_dien_hoc.docx
  • pdfBồi dưỡng học sinh giỏi phần điện học môn Vật Lí lớp 9.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi phần điện học môn Vật Lí lớp 9

  1. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Văn Kim - Giáo viên bộ môn Toán - Lí trường THCS Bản Ngoại năm học 2018 - 2019 với đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi phần điện học môn Vật Lí lớp 9” Ngày đăng: 19/03/2019 - 20:29 Đe nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật Lí có hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Vãn Kim - Giáo viên bộ môn Toán -Lí trường THCS Bản Ngoại năm học 2018 - 2019 với đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỗi phần điện học môn Vật Lí lớp 9” Với hy vọng sáng kiến này sẽ giúp ích cho một số đơn vị trường THCS trong địa bàn huyện Đại Từ tổng họp được một số dạng bài tập cơ bản phần điện học môn Vật Lí 9 trong quá trình bồi dưỡng học sinh khá giỏi. 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Văn Kim 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi bộ môn Vật Lí lớp 9 trường THCS Bản Ngoại. 3. Sáng kiến được áp dụng :Từ ngày 12 tháng 8 năm 2016 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4.1 Thực trạng và vấn đề cần phải giải quyết trong công tác bôi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lí lóp 9 Nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề nông lại phân bố không đồng đều, nhận thức của một số người dân trong việc giáo dục học tập cho con em mình chưa cao. Mặt khác, các em học sinh ở đây cũng phải phụ giúp gia đình nhiều công việc nên thời gian giành cho học tập không nhiều. Đồng thời những giờ lên lớp không có nhiều thời gian để có thể giải quyết được những bài tập nâng cao, học sinh còn chưa thực sự tập trung say mê với môn Vật lí, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, các em chưa có nhiều thời gian để học tập Tất cả những vấn đề đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy của giáo viên, việc học của học sinh, nhất là công tác ôn luyện học sinh giỏi. Trong nhiều năm thực hiện cônẹ tác này, thầy trò chúng tôi đã phải khắc phục nhiều khó khăn. Các buổi chiều đến bồi dưỡng, vì các em học sinh khi học đến lớp 9 gần như các kiến thức cũ các em đã quên, nên tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để ôn lại kiến thức cũ. Đe học sinh có nhiều thời gian ôn tập và tham khảo kiến thức trên mạng internet, đồng thời được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã xin phép phụ huynh học sinh, cho các em thời gian và xin thêm một số buổi chiều để các em đến trường ôn luyện cho các em để các em có thêm những lượng kiến thức nhất định trước khi bước vào kì thi học sinh giỏi cấp huyện. Ngay từ đầu năm học 2016-2017, 2017-2018, tôi đã khảo sát chất lượng môn Vật lí 9 và có số liệu cụ thể như sau: Năm học 2016-2017 tổng số học sinh: 100 em, trong đó Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Số lượng 4 17 75 4 0 Tỉ lệ 4% 17% 75% 4% 0 Năm học 2017-2018 tổng số học sinh: 119 em, trong đó Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 1/6
  2. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Số lượng 6 21 87 5 0 Tỉ lệ 5% 18% 73% 4% 0 Qua những số liệu trên cho thấy chất lượng bộ môn chưa có chiều sâu. Vậy làm thế nào để có những phương pháp tối ưu trong công tác ôn luyện học sinh giỏi của bộ môn để đạt kết quả tốt nhất? Đó là câu hỏi mà bản thân người giáo viên trực tiếp giảng dạy như tôi đã trăn trở qua nhiều năm nay và đề tài này đã giúp tôi đang dần đi tìm câu trả lời. Sau đây là một so giải pháp cụ thể tôi đưa ra để giải quyết vấn đề trên. Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet, song chương trình bồi dưỡng của Huyện nhà chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế, soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần). Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học, chúng ta cần có đầy đủ những nội dung: + Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, hay các công thức có liên quan đến tiết dạy) + Bài tập vận dụng, bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp). Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Cụ thể trong sáng kiến này, tôi đã xây dựng khi dạy chương điện học thì chúng ta cần phải học theo chuyên đề như sau: + Các loại mạch điện chứa điện trở R. Định luật ôm + Các bước khi vẽ lại sơ đồ mạch điện + Bài toán mạch cầu cân bằng, mạch cầu không cân bằng + Điện trở dây dẫn. Biến trở + Điện năng và công suất điện + Định luật Jun- Lenxơ + Bài toán nhiệt điện Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít. 4.2. Một sổ phưong pháp dạy đạt hiệu quả cao Trước hết, cần chọn lọc những phương pháp phổ biến dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo các sách giải. th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 2/6
  3. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh. Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên càn lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất vui chơi, gắn với thực tế để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn. Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên càn phải tìm hiểu kỹ, thử và kiểm tra kết quả nhiều lần. Khi ra các bài tập cụ thể, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải, không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em không giải được rồi thì chữa hết cho các em. Ngựợc lại, đối với các bài tập mẫu cần chữa bài, giáo viên lại phải giải một cách chi tiết (không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc, đặc biệt là những bài tập khó, những bài học sinh mắc nhiều sai sót. Đồng thời, uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. 4.3 Một số dạng bài tập cơ bản phần điện học và phương pháp giải I. CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN CHỨA ĐIỆN TRỞ R. ĐỊNH LUẬT ÔM 1. Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở 2. Mạch điên mắc song song các điện trở 3. Mạch cỗ hai điện trở 4. Mạch cỗ n điện trở 5. Định luật ôm cho toàn mạch: 6. Định luật ôm Dạng 1: Mạch điện đơn giản, số chỉ của am pe kế và vôn kế Dạng 2: Mạch điện phức tạp. Vẽ lại mạch *Các bước vẽ lại sơ đồ mạch điện Bước 1’. Đặt tên cho các điếm giữa hai đầu mỗi điện trở trong mạch điện Bước 2: Xác định các điểm có cùng điện thế Bước 3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện Bước 4‘. Liệt kê các điểm giữa hai đầu của mối điện trở trên cùng hàng ngang theo thứ tự bắt đầu xuất phát từ điểm đầu của mạch điện và kết thúc ở điểm cuối của mạch điện. Mỗi điểm được biểu diễn bằng một dấu chấm, những điểm có cùng điện thế thì chỉ dừng một điểm chung và dưới điểm đó có ghi tên các điểm trùng nhau. Bước 5: Lần lượt đặt từng điện trở nằm giữa hai điểm tương ứng với mạch ban đầu (lúc đầu nằm giữa hai điểm nào thì lúc sau cũng nằm giữa hai điểm đó) Dạng 3: Mạch điện có tính đến điện trở của vôn kế và ampe kế Dạng 4: Bài toán mạch cầu cân bằng và không cân bằng 2. Phương pháp giải bài toán mạch cầu a) Mạch cầu cân bằng b) Mạch cầu khuyết c) Mạch cầu dây II. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN. BIẾN TRỞ Dạng 2: Biến trở mắc nối tiếp với tải Dạng 3: Biến trở vừa mắc nôi tiếp, vừa mắc song song vói tải. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 3/6
  4. III. ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ Dạngl: Điện năng và công suất điện Dạng 2: Định luật Jun - Len xơ. Bài toán nhiệt điện Dạng 3: Công suất cực đại 4.4. Điểm mới của sáng kiến 5. Những thông tin cần được bảo mật: (Không) 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 7. Lợi ích thu được khỉ áp dụng sáng kiến Thông qua đề tài giúp học sinh phân loại được các dạng bài tập và giải quyết tốt các vấn đề cũng như các loại bài tập. Đối với môn Vật lí, bài tập Vật lí giữ một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lí là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn. Ở đó, bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên Vật lí trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh. Vì thế, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập Vật lí sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật Vật lí, những hiện tượng Vật lí. Thông qua các dạng bài tập khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh, nên bài tập Vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua việc học sinh phân loại được các dạng bài tập dẫn đến giúp học sinh giải được các dạng bài tập một cách tốt nhất làm tiền đề vững chắc cho các em học tốt hơn khi vào cấp III. Qua quá trinh nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy đây là bước đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng đã có bước chuyển biến mới, các em nắm vững kiến thức hơn và đã được tiếp xúc với một số dạng bài tập nâng cao. Ket quả cuối năm học 2016 -2017; 2017- 2018, chất lượng bộ môn đã có sự tiến bộ, cụ thể như sau: Năm học 2016-2017 tổng số học sinh: 100 em, trong đó: Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SỐ lượng 10 25 65 0 0 Tỉ lệ 10% 25% 65% 0% 0 Năm học 2017-2018 tổng số học sinh: 119 em, trong đó: Giỏi Khá T.Bình Yêu Kém Số lượng 12 30 76 1 0 Tỉ lệ 10% 25% 64% 1% 0 + Năm học 2016-2017: 1 học sinh đạt giải ba cấp huyện th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 4/6
  5. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn + Năm học 2017-2018: 1 học sinh đạt giải ba cấp huyện (/upload/48651/fck/files/IMG_3825.jpeg) Tiết dạy bồi dưỡng học sinh khá giỏi (/upload/48651/fck/files/IMG_3829.jpg) Học sinh tự giải bài tập th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 5/6
  6. 20/5/2021 Giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của thầy giáo Nguyễn (/upload/48651/fck/files/636886233672753767.jpg) Một sổ tiết dạy thực tế trên lớp Ban biên tập THCS Băn Ngoại th csbanngoai.daitu.edu.vn/tai-nguyen/de-tai-sang-kien-kinh-nghiem/gioi- thieu-sang-kien-kinh-nghiem-cua-thay-giao-nguyen-van-ki.html 6/6