Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 23 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4173
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. Qua tổng kết trên phiếu điều tra tôi nhận thấy 65% ý kiến cho rằng cần cung cấp kỹ năng về tập hợp-số lượng- phép đếm cho trẻ,15% cần cung cấp kiến thức ,20% cung cấp cả kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ . Vì vậy mà biểu tượng về kỹ năng đếm cho trẻ rất khó có được sự đầy đủ và chính xác . Ngoài ra qua tìm hiểu tôi nhận thấy hiện nay trong trường mầm non còn chưa phát huy được ý nghĩa giáo dục và dạy học của nó .Một phần là do không đầy đủ về các phương tiện và đồ dùng của trẻ con quá ít ,nhiều ý kiến giáo viên đưa ra chưa cần bổ xung thêm đồ dùnđùạy học.Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở một số lớp còn lãng phí ,chưa tận dung được hết điều kiện cơ sở vật chất ở xung quanh trẻ .Nên việc học nhưỡng nội dung về tập hợp-số lượng- phép đếm mới chỉ dừng lại trên tiết học mà chưa thực sự lan toả vào các hoạt động khai thác trong cuộc sống .Một trong nhưng lý do khác gây nên sự thiếu thốn đồ dùng dạy học đó là số lượng học sinh ở trong lớp luôn luôn trong tình trạng quá tải,sự quá tải nó ảnh hưởng đến cá biệt hoá trong quá trình dạy học ,giáo viên rất khó khăn đến việc quan tâm đến tất cả trẻ,vì vậy kết quả hộc tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng .Thực trạng về kỹ năng về tập hợp-số lượng-phép đếm của trẻ Qua thống kê thăm dò trên của giáo viên mầm non và thông qua hệ thống bài kiểm tra về mức độ khả năng đếm của trẻ mẫu giáo .Tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số trẻ điều tra là 36 cháu Mức độ trung bình:10 trẻ = 30% Mức độ yếu: 4 trẻ =10% Mức độ khá:12 trẻ = 33% Mức độ giỏi:10 trẻ =27% 1.3: Đánh giá 8
  2. Những kết quả trên chỉ là kết quả điều tra ban đầu của lớp mẫu giáo nhỡ chắc chắn con nhiều sơ xuất .Thông qua kết quả này chúng ta thấy rằng biểu tượng về tập hợp – số lượng – phép đếm còn nghèo làn 50% ở mức độ trung bình ,đông thời chúng ta thấy việc hình thành biểu tuợng về kỹ năng tập hợp-số lượng – phép đếm là luôn cần thiết đối với trẻ mầm non , hiệu quả của việc hình thành kỹ năng tâp hợp – số lượng – phép đếm còn chưa được mở rộng, còn rất nhiều nội dung chưa được khai thác hệ thống bài tập và hệ thống trò chơi phục vụ cho chương trình này còn hạn chế về mặt số lượng.Điều kiện vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn.Đặc biệt là đồ dùng mở rộng phục vụ cho luyện tập và đồ chơi. Giáo viên còn nhiều lúng túng chưa được khai thác việc giáo dục và dạy học.Biện pháp dạy trong nhóm ,phương pháp thực hành đặc biệt là hai biện pháp . Sử dụng bài luyện tập Sử dụng trò chơi học tập Giáo viên chưa tận dụng hết cơ hội để tranh thủ củng cố nâng cao kiến thức,kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 2.2-Các giải pháp hình thành kỹ năng về tập hợp-số lượng- phép đếm cho trẻ 4- 5 tuổi. Để nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ là một quá trình phát triển có hệ thống có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ.Trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành nhân cách cho trẻ kết quả nghiên cứu cho thấy giải quuyết các nhiệm vụ ,mục đích đẵ đề ra thì người giáo viên sử dụng cần tổ chức xắp xếp công việc thật khoa học theo cơ sở vận dụng phù hợp. Một cách khái quát nhất thì phương pháp dạy học là con đường là cách thức mà giáo viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ dạy và đạt kết quả cao nhất. 9
  3. Dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi về tập hợp- số lượng –phép đếm-ta cần phải dựa vào đặc điệm tâm sinh lý của lứa tuổi,đưa vào sự nhận biết của trẻ để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp.ở độ tuổi 4-5 tuổi trẻ đã có khả năng phân tích hình dung được các phần tử của tập hợp không chỉ là vận dụng lẻ mà có khi là từng nhóm đồ vật, trẻ có khả năng nhận thức tốt hơn về tập hợp-số lượng- phép đếm. Dạy trẻ đếm đến 5 nhận biết số lượng nhóm đồ vật trong phạm vi 5, dạy trẻ nhận biét các số từ 1đến 5. Dãy số mới và xác định số lượng các nhóm đồ vật trong phạm vi 5 được tiến hành dựa trên sự so sánh các nhóm có số lượng là các nhóm đã biết và số mới. Đếm số lượng của nhiều nhóm đồ vật có cùng số lượng là 4,chọn số 4 đặt vào nhóm này,đầu tiên cho trẻ chọn số theo cô và giơ lên .Cô cùng trrẻ nhắc lại tên gọi (số4) và kiểm tra xem có bạn nào chọn nhầm không.Cho trẻ nói tên đặc điểm của số 4có cấu tạo như thế nào.Cho trẻ đặt số 4 vào các nhóm đồ vật có số lượng là 4. Luyện kỹ năng về đếm các nhóm đồ vật các nhóm đồ vật không xếp theo dãy ở các vị trí khác nhau với cách đếm khác nhau đếm bằng mắt,sờ bằng tay.Đếm các đối tượng khác nhau về màu sắc, kích thước, việc nói kết quả không cần diễn đạt đầy đủ mà có thể nói ngay số lượng. Ví dụ : Cô dể 4 cái ô tô trên bàn yêu cầu trẻ nhắm mắt lại các con hãy sờ xem có bâo nhiêu cấi ô tô(4cái ô tô). Dạy trẻ so sánh về mối quan hệ về số lượng giữa các nhóm đồ vật trong phạm vi 5 bằng cách thêm bớt tạo sự bằng nhau về số lượng. Dạy trẻ các phép biến đổi số lượng như thêm bớt một số lượng nhất định vào một nhóm đối tượng cho trước. 10
  4. Cần tạo ra tình huống thực tế và yêu cầu trẻ thhực hiện việc đó trên nhóm đồ vật cụ thể. Ví dụ: Cô phát cho mỗi trẻ 2 quả cam .Cô yêu cầu trẻ đếm xem mỗi bạn có mấy quả cam và cô phát thêm 2 quả nữa yêu cầu trẻ xác định xem có tất cả mấy quả cam. 2.Các biện pháp: Dạy trẻ cách chia nhóm đồ vật thành 2 phần : Trước hết cô phải yêu cầu trẻ tìm được hết cách chia một nhóm đồ vật thành 2 phần. Ví dụ : Chia 4 thành 2 phần theo 2 cách là 2-2 và 3-1 . Đầu tiên cô cho trẻ chia theo ý thích .Sau đó yêu cầu tẻ chia theo hiệu lệnh cô đưa ra . Ví dụ: 4 bông hoa yêu cầu trẻ cầm ở tay phải 2 bông .Hỏi trẻ xem tay trái còn mấy bông Việc rèn luyện cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng,biến đổi số lượng của một nhóm đồ vật tăng dần trẻ sẽ nhận ra mối quan hệ giữa các nhóm số lượng trong phạm vi 5.Ngoài giờ học ,trong các hoạt động hàng ngày cô tiếp tục cho trẻ đếm,xác định đồ vật về mặt số lượng trong phạm vi 5 với nhiều cách khác nhau ở mọi lúc ,mọi nơi.Sử dụng phép đếm và mối quan hệ giữa các số trong phạm vi 5 để so sánh số lượng giữa các nhóm đồ vật,đối tượng để tạo nên các nhóm đồ vật có số lượng bằng một số cho trước . Ví dụ : Yêu cầu trẻ tìm cho cô các nhóm đồ vật có số lượng là 4 ; (4 bông hoa, 4quển vở , 4 con gấu ) *Biện pháp trong tiết học Tích cực chủ động Dạy trẻ tích hợp với các môn Dạy trẻ kết hợp với các biện pháp *Biện pháp ngoài tiết học 11
  5. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Dạy trẻ mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày Tổ chức kết hợp với đi dạo đi thăm *Sự đổi mới về hình thức làm quen với toán Hình thức dạy trẻ tronh tiết học,giúp trẻ hệ thống hoá,chính xác hoá,các biểu tượng phát triển khả năng về tập hợp – số lượng – phép đếm Lâu bền và chủ định.Giúp trẻ hình thành thói quen học tập .Đây là hình thức không thể thiếu trong việc hình thành biểu tượng cho trẻ nhằm giúp trẻ hình thành tri thức,biểu tượng mới.Hình thức ngoài tiết học:Tổ chức dạy kết hợp các hoạt động ở mọi lúc ,mọi nơi cô hướng dẫn trẻ làm quen, bước đầu nhận biết về các biểu tượng toán học có tổ chức hướng dẫn trẻ biết vận dụng kiến thức đã học vào trong hoạt động khác. *Thực nghiệm việc dạy trẻ mẫu giáo nhỡ về tập hợp-số lượng-phép đếm: Nhóm đối chứng tôi tổ chức cho trẻ học bình thường với các nội dung toán học về phép đếm vào vật thể được quy định trong chương trình đổi mới.Khi tiến hành giáo viên vẫn tiến hành bằng phương pháp thông yhường như ở trường mẫu giáo. hiện nay vẫn thực hiện để giải quyết các nhiệm vụ có nội dung trong chương trình ở nhóm thực nghiệm Chúng tôi tiến hành việc nồng phép tổ chức chò chơi, bài tập vào trong các giờ học, giờ ôn,giơ chơi. Giáo viên hướng dẫn trẻ luyện tập và chơi theo hệ thống thực nghiệm. Thực nghiêm 1: Bài tập 1: Nhiệm vụ: ôn luyện đếm, phân biệt, nhận biết, các thông số về số lượng Chuẩn bị:Mỗi trẻ 3 quả cam Cách tiến hành: 12
  6. Bước 1:Yêu cầu trẻ xếp quả cam ra bàn, quan sát, nhận biết.Trẻ nói được tên quả cam có mầu vàng, trẻ vừa nói vừa chỉ tay vào quả cam. Bước 2: Yêu cầu trẻ đếm số lượng quả cam trên bàn khi đếm phải chỉ tay vào từng quả cam và đếm từ trái sang phải. Bài tập 2: Nhiệm vụ:Rèn kỹ năng đếm khả năng so sánh số lượng của các vật khác nhau. Chuẩn bị:giáo viên chuẩn bị cho mỗi trẻ 4 ô tô bằng nhựa và 4 người lái xe bằng bìa các tông. Cách tiến hành: Bước 1:Cô cho trẻ xếp lần lượt 4 cái ô tô ra bàn thẳng hàng và xếp 3 người lái xe một hàng,cô cùng tẻ xếp tương ứng 1-1 ô tô và người lái xe,cô cùng trẻ đếm có bao nhiêu người lái xe và bao nhiêu cái ô tô. Bước 2: Cô cho trẻ so sánh 2 nhóm đồ vật Cho trẻ so sánh 2 nhóm ô tô và người lái xe như thế nào? Nhóm nào nhiều hơn,nhiều hơn là mấy? Nhóm nào ít hơn,ít hơn là mấy? Muốn mỗi cái ô tô đều có một người điều khiển thì ta phải làm như thế nào? Cô là người đặt câu hỏi trẻ trả lời và đưa đồ dùng trực quan ra trước cô đưa đồ dùng ra sau để cùng quan sát va nhận xét thêm ,bớt nhóm số lượng4. Dược sử dụng đồ dùng trực quan trẻ vừa được quan sát ,nhận xét được trực tiếp với đồ dùng , đồ chơi giúp trẻ hăng say, tích cực trong giờ học, hăng hái phát biểu làm cho giờ học thêm phong phú.Ngoài ra cô còn tích hợp các môn học khác cho phù hợp nội dung, giúp trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng,tư duy , chú ý phát triển ngôn ngữ vào trong giờ học đạt kết quả cao. Bài tập 3: Nhiệm vụ: Đếm và khả năng lập dãy số các vật theo số lượng tăng dần 13
  7. Chuẩn bị : 2 quả bóng màu đỏ,3 quả bóng màu vàng,4quả bóng màu xanh Cách tiến hành: Bước 1:Giáo viên yêu cầu trẻ phân loại từng quả bóng theo màu và xếp thẳng hàng Bước 2: Xếp hàng quả bóng màu đỏ có số lượng ít nhất là 2 quả, xếp hàng quả bóng màu xanh có số lượng nhiều nhất là 4quả. Với số lượng tăng dần hàng thứ nhất trẻ phải xếp được quả bóng với số lượng ít nhất là 2 quả bóng màu đỏ ,hàng thứ 2 là 3 quả bóng màu vàng hàng thứ 3 là 4 quả bóng màu xanh. Trẻ đếm xem quả bóng màu nào có số lượng nhiều nhất và quả bóng màu nào có số lượng ít nhất.Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng đếm từ trái sang phải ,từ trên xuống dưới. *Thực nghiệm 2: Trò chơi 1: “về đúng nhà” Nhiệm vụ: Ôn luyện và phân biệt các thông số và số lượng. Chuẩn bị :5 ngôi nhà , mỗi ngôi nhà có gắn số chấm tròn từ 1 đến 5và mỗi trẻ có 1 thẻ số tương ứng với số chấm tròn ở mỗi ngôi nhà. Cách chơi:Cô giới thiệu 5 ngôi nhà có số lượng từ 1-5 chấm tròn và mỗi trẻ có thẻ số tương ứng với số lượng chấm tròn của ngôi nhàvà trẻ cùng hát bài trời nắng ,trời mưa và làm động tác.Khi nao cô nói “mưa to rồihoặc về nhà thôi” thì các con hãy về nhà tương ứng với số chấm tròn mà các con đã có. Luật chơi: Trẻ nào không về đúng nhà thì phải hát một bài. Trẻ hiện: Cô động viên hướng dẫn trẻ chơi tích cực,cô giúp trẻ kiểm tra , khảo sát xem có trẻ nào đếm ,về nhầm nhà không. *Trò chơi 2:”Tập tầm vông” Nhiệm vụ: Đếm và khả năng so sánh số lượng của các vật khác nhau. Chuẩn bị:Mỗi nhóm có 5 hột hạt 14
  8. Cách chơi :Cô cho các nhóm đứng thành vòng tròn,vừa đi ,vừa hát bài tập tầm vông và trẻ tự chia các hột hạt ở trên tay thành 2 phần và đếm số lượng hột hạt ở 2 tay xem có số lượng là bao nhiêu ,tay nào có số lượng nhiều hơnvà tay nào có số lượng ít hơn.Trẻ có thể chia theo êu cầu của cô. Luật chơi : Nừu bạn nào đếm nhầm thì phải nhảy lò cò 1 vòng. Thưc hiên:Cô cho trẻ chơi 2-3 lần trong quá trình chơi cô kiểm tra xem có trẻ nào đếm nhầm không. *Trò chơi thứ 3:”tìm vật để lập dãy số” Nhiệm vụ:Rèn kỹ năng đếm để lập dãy số theo số lượng tăng dần và giảm dần. Chuẩn bị: Đò dùng về các loại phương tiện giao thông. 1 tàu hoả,2 máy bay, 3 tàu thuỷ,4ô tô ,5 xe máy đều băng đồ chơi mỗi loại có số lượng chênh lệch nhau là 1 Luật chơi:Lập dãy số theo số lượng tăng dần và giảm dần. Bước 1:Hướng dẫn trẻ phải tìm những phương tiện giao thông thích hợp để lập dãy theo yêu cầu của cô Nhắc trẻ nhớ lại kỹ năng đếm ,lập dãy Bước 2:Chia lớp làm 2 đội, 1đội màu xanh và 1 đội màu đỏ mỗi lần chọn 5b trẻ nên chơi trẻ chọn những loại phương tiện giao thông cùng chủng loại để xếp thành từng hàng. Tôi tiến hành cho trẻ lập dãy số theo số lượng tăng dần hoặc giảm dần đội nào có số lượng thắng nhiều thì đội đó thắng cuộc *Biểu dương tuyên truyền Trong khi sử dụng các bài tập học tập và trò chơi tôi đã thường xuyên đánh giá kết quả trên trẻ thực hiện, động viên khuyến khích trẻ.Đặc biệt tâm lý của trẻ rất thích được khen làm cho trẻ hứng thú hơn trong giơ hoạt động, học tập.Tôi thường xuyên tổ chức thi giữa các tổ với nhau,cá nhân vớinhau thi xem ai đếm nhanh hơn. 15
  9. Cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của bạn,từ đó trẻ có thể ý thức thi đua giữa các tổ với nhau Bên cạnh đó cô cần phải tuyên truyền kiến thức khoa học đến các bậc phụ huynh để có thể có sự phối hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cho khoa học hơn,để cho trẻ đến trường đầy đủ,hứng thú vào tiết học.Tránh hiện tượng nghỉ học sẽ gây cho trẻ tâm lý chán học và việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn. III. Kết quả thực nghiệm *Đánh giá: Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã đưa vào các bài tập và các trò chơi học tập được soạn thoả thông số kỹ năng về tập hợp- số lượng-phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ, để tiện cho việc theo dõi tôi tiến hành nhận xét các nội dung như sau. Về khả năng tập hợp-số lượng-phép đếm phân biệt các thông số về số lượng tôi nhận thấy trẻ rất tập trung hào hứng khi đếm được chính xác số lượng quả cam và nhận biết được màu sắc của quả cam đó.Sau khi giáo viên nhớ lại các biện pháp, các giải pháp trẻ đã thực hiện yêu cầu của bài tập rất tốt điều này được thể hiện khi trẻ đếm và chỉ tay vào từng quả cam rất chủ động. Với khả năng đếm so sánh các thông số về số lượng của vật,đây là 1nội dung ban đầu khi tiếp xúc với bài tập và trò chơi trẻ chưa thành thạo,nhưng khi được giáo viên hướng dẫn gợi mở về biện pháp so sánh mà trẻ đã biét thực hiện tuy nhiên lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với kỹ năng so sánh 2-3 đối tượng trong một lần so sánh.Nên trẻ đã đạt kết quả cao như mong muốn. Với khả năng đếm lập dãy của các vật theo số lượng tăng dần và giảm dần tôi tiến hành cho trẻ lập dãy các quả bóng có số lượng khác nhau, khi lập 16
  10. dãy các quả bóng tăng dần theo mầu sắc để chỉ số lượng một chiều của dãy, sau đó kỹ năng được nâng cao hơn, trẻ lập dãy được dễ dàng hơn và cũng có vẻ hứng thú hơn.Nhờ có sự củng cố, ôn luyện của bài tập nên khi chơi trò chơi trẻ đã tự tin nhanh nhẹn hơn.Chính vì vậy kết quả trò chơi được tốt hơn và khả năng lập dãy của trẻ được phát triển hơn. *Kết quả. Bảng mức độ hình thành biểu tượng kỹ năng lập dãy – số lượng– phép đếm ở trẻ mẫu giáo nhỡ (Tính theo 100%) 1.khả năng nhận biết phân biệt kỹ năng đếm về số lượng của vật. Tổng số thực nghiệm là 36 cháu Mức độ trung bình:10 trẻ = 30% Mức độ khá:14 trẻ = 38% Mức độ giỏi:12 trẻ =32% 2.Kỹ năng đếm và so sánh số lượng của các vật khác nhau. Tổng số thực nghiệm là 36 cháu Mức độ trung bình:11 trẻ = 31% Mức độ khá:16 trẻ = 39% Mức độ giỏi:10 trẻ =30% 3.Đếm và khả năng lập dãy số các vật theo số lượng tăng (giảm ) dần. Tổng số thực nghiệm là 36 cháu Mức độ trung bình:13 trẻ = 36% Mức độ khá:11 trẻ = 31% Mức độ giỏi:12 trẻ =33 Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy, mức đọ hoàn thành kỹ năng tập hợp-số lượng- phép đếm của trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm được tăng nên rõ rệt mực trung 17
  11. bình được giảm đi rất nhiều 40% giảm đi còn 17% đồng thời mức độ giỏi tăng nên từ 27% đến 50% không có mức độ. Điều này chứng tỏ rằng biện pháp mà chúng tôi áp dụng trong quá trình hình thành biểu tượng về tập hợp-số lượng-phép đếm đã có kết quả.Qua đó ta càng nhận thấy sự cần thiết của việc tổ chức luyện tập thường xuyên,liên tục với các bài tập ,trò chơi học tập phù hợp với đậc điểm của lứa tuổi. *Bài học kinh nghiệm Từ những việc làm cụ thể trên tôi đã rủt ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc giảng dạy cũng như trong công tác giáo dục trẻ như sau, là một giáo viên mầm non trước hết phải yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề đối với trẻ bằng tình cảm là người mẹ thứ hai, thực sự gần gũi với trẻ quan tâm đến sự phát triểnhằng ngày của, theo dõi và nắm bắt được những đặcđiểm cá tính của từng trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ thích hợp. Giáo viên phải nắm chắc phương pháp cho trẻ hoạt động bộ môn”làm quen với toán” Mặt khác luôn chịu khó dành nhiều thời gian trong việc sưu tầm nguyên vật liệu ở địa phương, cần cù, nhẫn lại,năng động, sáng tạo. Trong công việc làm đồ đùng trực quan phục vụ cho việc học của trẻ.Bản thân tôi luôn theo học để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. Vì vậy muốn đạt kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán trước khi nên lớp, phải soạn bài đầy đủ, lắm chắc phương pháp nên lớp đúng theo trình tự giảng dạy và đan xen với các hoạt động,để trẻ nắm chắc nội dung của bài. Tôi luôn phải học hỏi,tìm tòi, lợi dụng mọi hoàn cảnh của địa phương để phát triển, để nâng cao, tay nghề, linh hoạt trong quá trình dạy học, nhất là đồ dùng, đồ chơi đẹp sáng tạo, hấp dẫn trẻ, đưa trẻ vào thế giới ham học. Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng và xin ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất.Trong khi luyện tập cần phải động 18
  12. viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ hứng thú hơn.Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo ra môi trường cho trẻ tiếp xúc, tạo tình huống chỏtẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm, hoà mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen thường xuyên đánh giá đồ dùng trực quan , bài tập, trò chơi, qua các bài dạy để thay, để tạo tình huống mới gây sự bất ngờ sự chú ý của trẻ. Phối hợp chặt chẽ với các bấc phụ huynh làm tốt các công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh để nhận được sự giúp đỡ đòng tình ủng hộ với việc dạy và học.Bên cạnh đó không ngừng học hỏi qua các buổi dự giờ thăm lớp,qua các buổi chuyên đề của Huyện,của trường, học hỏi qua sách báo ti vi,các phương tiện thông tin đại chúng.Để từ đó tìm ra được nhiều cách hay hướng dẫn trẻ hoạt độngvới đồ vật tốt và luôn tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có chất lượng cao đối với môn làm quen với toán. IV.kết luận: Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận sau.Việc hình thành biểu tượng kỹ năng về tập hợp-số lượng-phép đếm chỏtẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một trong những nội dung lớn của chương trình hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳngcho trẻ mầm non.Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác một cách toàn diện,góp phần quan trọng vào việc cho trẻ học toán ở các lớp học tiếp theo.Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với nhà nghiên cứu và đối với các trường mầm non,đặc biệt là giáo viên mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình.Nghoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức,kỹ năng mới còn phải thường xuyên tổ chức cho trẻ được luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm 19
  13. ôn luyên,củng cố,nang cao chất lượng các biểu tượng về kỹ năng tập hợp-số lượng-phèp đếm cho trẻ . Tôi xây dựng hệ thống bài tập và trò chơi học tập theo hệ thôngt đơn giản đến phức tạp và tổ chức cho trẻ ôn luyện, củng cố làm quen với những kiến thức ,kỹ năng về kích thước như phân biệt ,nhận biết các thông số về kỹ năng tập hợp-số lượng-phép đếm,so sánh 1-2 đối tượng của vật,lập dãy số các vật theo số lượng tăng dần ,giảm dần kết quả thu được phù hợp với giả thiết tôi đã đưa ra. Trong quá trình ngiên cứu thực trạng tôi nhận thấy biểu tượng về tập hợp – số lượng- phép đếm của trẻ còn nghèo làn,còn hạn chế.Nguyên nhân không phụ thuộc hoàn toàn vào phía trẻ,không phải là trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thứ ,những kỹ năng cơ bảnvà mở rộng về nội dung tập hợp-số lượng-phép đếmvà toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc và mở rộng những biểu tượngtoán học sơ đẳng đó.Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp hình thành nhưng biểu tượng về tập hợp –số lượng-phép đếm nói riêng và các biểu tượng về toán học noi chung là rất cần thiết và luôn luôn đổi mớinhững người tâm huyết với nghề với trẻ V.Đề nghị *Đối với ngành giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mâm non về chuyên đề toán giúp giáo viên nắm bắt được những vấn đề đổi mới.Bổ xung tài liệu cho giáo viên.Tổ chức các hội thi dạy để giáo viên co điều kiện phát huy trao đổi kinh nghiệm ,học hỏi đồng nghiệp. *Đối với nhà trường : Cần tu sửa thêm cơ sở vật chất,mua thêm đồ dùng,đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động chơi và học của trẻ đạt kết quả cao. 20
  14. *Đối với giáo viên: Tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.Chịu khó sưu tầm ,nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giảng dạy đạt kết quả cao.Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường đạt hiệu quả cao. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế rất mong các cấp lãnh đạo hội đồng thẩm định bổ xung thêm vào bản kinh nghiệm này để đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kim sơn,ngày 22 tháng 4 năm 2011 Người viết Trần Thị Hằng VI.Tài liệu tham khảo 1, Giỏo dục học mầm non Đào thanh Âm NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1997 2, Toỏn và phương phỏp hỡnh thành biểu tượng toỏn cho trẻ mẫu giỏo. Đinh Thị Nhung- NXB Đại Học Quốc gia Hà nội 2000 3, Phương phỏp hỡnh thành biểu tượng toỏn sơ đẳng cho trẻ mầm non.TS. Đỗ Thị Minh Liờn – NXB Đại học sư phạm 2003 4,Tõm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nguyễn Thị Ánh tuyết NXBGD1994 21
  15. VII.Mục lục STT Nội Dung Trang I Đặt vấn đề 1 1 Cơ sở lý luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 4 II Nội dung nghiên cứu 6 1 Thực trạng của việc nghiên cứu 6 1.1 Thực trạng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 6 tuổi 1.2 Khảo sát 7 1.3 Đánh giá 9 2 Các biện pháp 11 22
  16. III Kết quả thực nghiệm 16` IV Kết luận 20 V Đề nghị 21 VI Tài liệu tham khảo 22 VII Phụ lục 23 23