Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh Lớp 2

docx 34 trang Đinh Thương 15/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_hinh_thuc_to_chuc_nham_khuyen_khic.docx
  • pdfSang_kien_kinh_nghiem_cac_hinh_thuc_to_chuc_nham_khuyen_khich_va_phat_trien_van_hoa_doc_cho_hoc_sinh.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh Lớp 2

  1. của bài. Người giáo viên có biện pháp hướng cho học sinh phát hiện những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài. Như vậy đọc thành tiếng hay đọc thầm đều là quá trình giúp học sinh thông hiểu văn bản mình đọc, từ đó giúp các em thể hiện lại bài đọc một cách tốt hơn, sâu hơn. Qua đó ta thấy rằng trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu, muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và thầy cô, tránh dạy thụ động: thầy cứ giảng, cứ đọc còn trò ngồi nghe. Các em phải suy nghĩ, nói lên ý nghĩ đó, được trả lời theo ý hiểu của mình, những cảm nhận của mình về bài đọc đó. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn và tổ chức, là người giúp các em tự tìm ra kiến thức mới. Tôi luôn quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời Ngoài ra đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi, sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiêm cao, lòng say mê với công việc. Đồng thời muốn kích thích hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng thì người giáo viên còn phải: - Khéo léo, kích thích tư duy sáng tạo của trẻ. - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để nắm vững, giảng bài có chất lượng. - Với mỗi tiết dạy giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học khác nhau để phát huy tính chủ động, sáng tạo, sự hứng khởi cho học sinh. - Trong dạy học, giáo viên phải định hướng, gợi mở, điều chỉnh những nhận thức chưa chuẩn mực của học sinh để từ đó có những định hướng đúng đắn cho học sinh. 3.2. Phát triển văn hóa đọc cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động trải nghiệm Thực hiện chủ trương của ngành: Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong mỗi nhà trường, đến từng lớp học, từng học sinh. Tủ sách lớp học 18
  2. (thư viện lớp) đã được xây dựng thành công với sự đồng hành đầy trách nhiệm và yêu thương của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Được thụ hưởng tủ sách lớp học tiện dụng, hữu ích, tôi biết đây là là điều kiện thuận lợi để bổ trợ cho việc dạy tập đọc trong chương trình, là cơ hội để học sinh của tôi được đọc, được khám phá, tìm hiểu với nhiều quyển sách ở các thể loại khác nhau. Trong tôi trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để phát huy hiệu quả thư viện lớp? Làm thế nào để kết nối và khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi, khám phá; để đưa các em đến với thế giới sách, tự giác và hứng thú say mê đọc sách? Tôi đã xây dựng kế hoạch với các biện pháp cụ thể như sau: 3.2.1 Xây dựng và bổ sung tủ sách: Tôi đã huy động sự ủng hộ của phụ huynh, các đoàn thể, phát động phong trào thi đua trong học sinh “tặng 1 cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách” để có số lượng đầu sách phong phú và đa dạng phù hợp nhu cầu, sở thích của các em. - Tôi trao đổi với đồng nghiệp có kế hoạch đảo sách giữa các lớp trong khối. 3.2.2. Xây dựng thói quen đọc sách tự giác và tích cực cho học sinh bằng cách: - Đọc sách cùng các em vào các giờ nghỉ, cùng các em chia sẻ về nội dung, ý nghĩa các câu chuyện, những cuốn sách trong thư viện lớp. 19
  3. GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN LỚP KỂ CHUYỆN THEO TRANH 20
  4. - Trong một số tiết sinh hoạt tập thể, tôi đưa các em xuống thư viện trường, đọc sách cùng các em cũng là thời gian hữu ích để hướng dẫn các em cách đọc sách và tìm hiểu kiến thức theo những bước cơ bản. Đầu tiên là đọc lời giới thiệu (Lời nói đầu) của tác giả để hiểu qua về nội dung của sách. Xem phần mục lục nếu là sách tham khảo hoặc tập truyện. Các em tự tìm những cuốn truyện yêu thích của mình để đọc. CÁC EM ĐỌC TRUYỆN Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG 21
  5. GIÁO VIÊN ĐỌC TRUYỆN CÙNG HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP - Sau đó đi sâu vào nội dung sách, đánh dấu những đoạn có nội dung hay, hấp dẫn để dễ dàng chia sẻ hoặc tìm lại khi cần. - Khi đã hình thành được phương pháp đọc sách, tôi bố trí thời gian để các em được tiếp xúc nhiều với sách: đọc đầu giờ học, giờ ra chơi, hoặc ngay trong tiết học khi cần thiết ở bất cứ vị trí nào em thích. Tôi luôn chú trọng đến không gian đọc sách phù hợp với tâm lí học sinh lớp 2 như: ngoài vườn trường, dưới gốc cây, ghế đá, 22
  6. CÁC EM ĐANG TRAO ĐỔI BÀI TRONG GIỜ GIẢI LAO - Tôi còn khuyến khích các em mượn sách mang về nhà và chia sẻ với phụ huynh để cùng quan tâm, động viên và khích lệ các em đọc sách tại gia đình. - Dành một phần thời gian của tiết sinh hoạt lớp để học sinh được chia sẻ nội dung những cuốn sách các em đã đọc. 24
  7. KỂ CHUYỆN TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP - Để tạo hứng thú và kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh, tôi tổ chức cho các em các buổi ngoại khóa với nhiều chủ đề như “Ngày hội đọc sách”, “Thư viện xanh” , các hoạt động như: giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, sân khấu hóa tác phẩm văn học và động viên các em tham gia các hoạt động “Giới thiệu sách”, “Lan tỏa đam mê đọc sách” của Liên đội vào các tiết sinh hoạt đầu tuần. 25
  8. - Tổ chức thi tìm kiếm tư liệu theo chủ đề, tái hiện nội dung sách hoặc nhân vật trong truyện bằng một bức tranh. Hoạt động này có sự kết hợp của phụ huynh nên càng ý nghĩa và có sức hấp dẫn với các em, giáo dục các em tình cảm đạo đức, giá trị thẩm mĩ và khả năng giao tiếp, hợp tác, tích cực, sáng tạo và tự tin. 26
  9. CÁC EM KỂ CÂU CHUYỆN TẤM CÁM THEO TRANH *Sau thời gian áp dụng các biện pháp hình thành, phát triển và duy trì thói quen đọc sách cho học sinh, giờ đây các em học sinh của tôi đã thực sự hứng thú với việc đọc sách. Thư viện lớp như một người bạn đồng hành không thể thiếu của các em. Các em tự giác, đam mê và yêu thích đọc sách nên học hỏi được nhiều; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động giao lưu về chủ đề phát triển văn 27
  10. hóa đọc trong lớp trong trường. Được các bạn trong trường trao tặng tình cảm qua các phiếu bình chọn tại các buổi giao lưu thuộc chủ đề, được các thầy cô ghi nhận và khen ngợi, được tham gia giao lưu phát triển năng lực học sinh ở lớp và ở trường. Nếu được thấy hình ảnh các em học sinh ngồi đọc sách trong từng góc thư viện, trên ghế đá sân trường, dưới gốc cây trong các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi, chắc chắn mỗi nhà giáo chúng ta sẽ thấy rất vui bởi điều mình ấp ủ đã trở thành hiện thực. Càng vui hơn khi thấy các em tìm được niềm vui đọc sách, hình thành thói quen đọc sách bổ ích, sự khởi đầu để hình thành phương pháp tự học cho các em hôm nay và cho mãi mai sau. - Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em chính là nguồn động lực lớn nhất để giúp tôi tự tin vào các phương pháp dạy học mà mình đã thực hiện. III. Kết quả đạt được: Tôi đã áp dụng sáng kiến trên ở lớp 2C- trường Tiểu học Nghĩa Bình. Đầu năm học các em còn ngại đọc, ngại luyện đọc, vừa đọc vừa đánh vần, không tập trung. Bằng các biện pháp trên tôi đã từng bước hình thành cho các em kĩ năng đọc và lôi cuốn các em vào các tiết học tập đọc. Các em ham đọc sách, có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Các em đã mạnh dạn, tự tin, yêu thích môn học. Trong dịp nhà trường tổ chức “Ngày hội đọc sách” do thư viện Tỉnh cung cấp sách vừa qua, tôi thấy các em đã rất say mê đọc sách. Sau khi đọc xong, khi về lớp, các em còn trao đổi với nhau về nội dung những cuốn truyện mà mình đã đọc với bạn, các em giới thiệu tên những cuốn truyện mà mình yêu thích cho bạn nghe. Tâm trạng của các em rất phất khởi, vui vẻ, thích thú. Thấy rõ sự tiến bộ của các em qua từng ngày, tôi cảm thấy rất vui và luôn nhắc nhở mình phải cố gắng nhiều hơn nữa. 28
  11. CÁC EM SAY MÊ ĐỌC TRUYỆN 29
  12. Năm học 2017 – 2018 khi chưa áp dụng các hình thức rèn đọc cho học sinh, kết quả là: Tổng số học sinh Nội dung Số lượng Đọc ngắc ngứ, đánh vần 4 em Đọc còn sai âm đầu, vần 5 em 26 em Đọc nhanh, không có ngữ điệu 10 em Ngắt nghỉ đúng, phù hợp với nội 7 em dung bài đọc Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp rèn đọc trên là: Tổng số học sinh Nội dung Số lượng Đọc đúng 5 em Đọc to, rõ ràng 5 em 21 em Đọc lưu loát 4 em Đọc diễn cảm 7 em Và đây, kết quả học tập của các em trong năm học qua: 30
  13. Mỗi dấu cộng trên bảng Cùng thi đua bạn nhé được tự các em đánh dấu để ghi lại những sự cố gắng, những kết quả mà các em đã đạt được qua mỗi bài học, mỗi môn học. Nhìn vào bảng thi đua, ta thấy được các em rất chăm chỉ học tập, nỗ lực cố gắng hết mình để mỗi ngày lại có thêm những dấu cộng tuyệt vời. Năm học 2018 – 2019, lớp 2C do tôi phụ trách có kết quả học tập môn Tiếng Việt khá cao. Trong kì kiểm tra cuối năm học có 21/ 21 em đạt điểm 9- 10. Không những thế, kết quả học tập của những môn học khác được đánh giá bằng điểm số cũng rất cao. Thành quả mà các em đạt được đã phần nào khẳng định hiệu quả của phương pháp giảng dạy mà tôi đang thực hiện là đúng, đó cũng là động lực để tôi tiếp tục áp dụng trong những năm học tiếp theo. IV. Bài học kinh nghiệm: Thông qua các biện pháp tôi đã giảng dạy và kết quả đạt được, tôi đã rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh khối lớp 2: 1. Phần đọc mẫu của giáo viên phải thật hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. 2. Phải rèn cho học sinh phát âm đúng. 3. Luyện đọc câu văn dài, câu hỏi, câu cảm, 4. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần theo hình thức đọc cá nhân, đọc nhóm; đọc to, đọc thầm. 5. Học sinh được đọc diễn cảm theo hình thức phân vai. 6. Kết hợp các hình thức đọc, thay đổi không gian đọc và các hoạt động trải nghiệm để kết nối, duy trì và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. 7. Người giáo viên phải luôn kiên trì, uốn nắn, sửa chữa và đồng hành cùng các em, là người bạn thân thiết của trẻ. V. Kết luận: Trên đây là một số biện pháp của tôi để áp dụng vào giảng dạy và giáo dục để nâng cao chất lượng đọc, phát triển văn hóa đọc cho học sinh mà tôi cho là hữu ích nhất. Trong thực tế giảng dạy thì mỗi người đều có những kinh nghiệm rèn đọc khác nhau, những phương pháp giáo dục khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Tôi mong đồng nghiệp 31
  14. đọc và đóng góp nhiều ý kiến, những biện pháp hay hơn để đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 và làm nền cho các lớp học trên. VI. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Nghĩa Bình, ngày 15 tháng 5 năm 2019 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phạm Thị Hiền 32
  15. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 33