Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 ở trường Tiểu học

docx 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7775
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 ở trường Tiểu học

  1. Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi - đáp. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai Các em có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết. Ví dụ 1: Luyện từ và câu tuần 16: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào? Tôi đã áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn khi cho học sinh làm bài tập 2 (Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ) thông qua phiếu học tập sau: Tôi thiết kế phiếu học tập như trên với mục đích là khi thảo luận nhóm, 100% học sinh được làm việc cá nhân, không có học sinh ngồi chơi. Tác dụng thứ hai là rèn luyện cho học sinh kĩ năng trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến. Ví dụ 2: Tập làm văn tuần 33: Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến, tôi cho học sinh sắm vai để nói lời đáp trong các tình huống. Thông qua hình thức sắm vai, học sinh được phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp, lắng nghe tích cực Sau những tiết học như vậy, tôi thấy các em mạnh dạn, tự tin áp dụng vào thực tế khi nhận được lời an ủi, động viên từ ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè b. Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức: Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh), kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sốngở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, để trở thành người con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. Khả năng hình thành và giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôi tổ chức cho học
  2. sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh, phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS được tăng cường và HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, mảnh ghép Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Tuỳ từng bài học, tôi đã giáo dục kĩ năng phù hợp cho các em. Ví dụ 1: Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị Để giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp khi muốn sử dụng đồ dùng học tập của bạn, tôi đã quay các clip để học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ. Clip1: học sinh cứ lấy đồ dùng của bạn mà không hỏi mượn. Clip 2: học sinh cứ lấy đồ của bạn rồi hỏi mượn sau. Clip 3: học sinh vừa hỏi vừa lấy đồ để dùng, không cần biết bạn có đồng ý không. Clip 4: học sinh hỏi mượn lịch sự, bạn cho phép mới lấy để dùng. Được quan sát, phân tích kĩ từng cách xử lí trong một tình huống, học sinh khắc sâu cách ứng xử phù hợp khi muốn mượn đồ dùng của các bạn. Sau tiết học này tôi thấy nhiều học sinh có chuyển biến rõ rệt trong giao tiếp với bạn bè. Các em biết nói lời đề nghị phù hợp với tình huống (mượn đồ, nhờ bạn giảng bài, nhờ bạn đứng lên để đi vào chỗ ) Ví dụ 2: Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác Cuối tiết 2, để giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng bài học, tôi tổ chức cho các em tham gia trò chơi mang tên “Cây thanh lịch”. Lớp được chia thành 4 đội. Các em sẽ thảo luận nhóm để gắn những hành vi đúng, nên làm vào cây thanh lịch. Đội nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được gắn lên bảng lớp chữa bài, các đội khác sẽ gắn bảng ở góc học tập của nhóm mình. “Cây thanh lịch” với các hành vi đúng sẽ được lưu lại ở góc học tập trong tuần học đó để mỗi ngày đến lớp học sinh đều được nhìn thấy. Những hành vi đúng đó sẽ tự động đi vào tiềm thức của các em và biến thành hành vi thực của các em trong đời sống. Điều này đã được phụ huynh phản hồi lại với giáo viên khi thấy các em có những chuyển biển rõ nét. c. Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội: Môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện
  3. tương đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt môn học giúp HS xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên- xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống cho HS qua môn Tự nhiên và xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống. Ví dụ: Bài Tuần 24: Cây sống ở đâu? Khi dạy tiết học này, tôi dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Học sinh được chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới. Hoạt động nhóm được phát huy rất tích cực. Các em có sự giao lưu với bạn trong nhóm, trong lớp, phản biện, bổ sung kiến thức cho nhau từ đó tìm ra kết luận của bài học. 100% học sinh trong lớp đều hào hứng tham gia các hoạt động trong tiết học vì các em được chủ động nghiên cứu tài liệu, trao đổi để tìm ra kiến thức. Với cách dạy học này, tôi muốn phát triển, bồi dưỡng cho học sinh niềm đam mê nghiên cứu, tìm tòi các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Bằng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học, tôi đã giúp các em hình thành, xây dựng và rèn các kĩ năng sống cần thiết để các em tự giải quyết được các vấn đề trong học tập và cuộc sống hàng ngày. BIỆN PHÁP 2. RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống, biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là điều kiện tốt nhất giúp học tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu quả. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống. Vì vậy tôi luôn nỗ lực thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho HS có
  4. cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác. Để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi thực hiện như sau: Tổ chức ngày hội văn hóa đọc của lớp. Cứ ba tháng một lần vào tiết sinh hoạt cuối cùng trong tháng, tôi tổ chức ngày hội văn hóa đọc. Trong tiết đó, các em thi giới thiệu về cuốn sách yêu thích, sắm vai một câu chuyện hoặc một đoạn truyện, mang một quyển sách đến lớp trao đổi cho nhau đọc sau đó lên kể lại cho các bạn nghe một đoạn hoặc cả câu chuyện. Khi nhà trường phát động quyên góp làm từ thiện, tôi đã tìm hiểu thêm thông tin về nơi đó và giới thiệu với học sinh, giúp các em hiểu tại sao phải quyên góp, ủng hộ, ý nghĩa của hoạt động đó. Trong năm học này, lớp tôi đã tham gia mua tăm ủng hộ người khiếm thị, chương trình mùa đông tại Thái Nguyên, quỹ nhân đạo của hội chữ thập đỏ, quỹ vì người nghèo quận Hoàng Mai, ủng hộ học sinh mắc bệnh hiểm nghèo của trường tổng số tiền là: 2.680.000đ, 95 quyển vở, 58 chiếc bút các loại, 30 đồ dùng khác. BIỆN PHÁP 3. RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI, HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ LÀNH MẠNH Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phản ánh phong tục tập quán của người Việt thuở xưa, được hình thành qua trí óc tưởng tượng tài tình của người lao động, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học vừa duy trì giá trị truyền thống của dân tộc, vừa giúp các em được giải trí và rèn luyện sức khỏe. Vì vậy, trước xu thế của thời đại công nghệ thông tin hiện nay, khi các hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ bị hạn chế, nhà trường và phụ huynh cần quan tâm đến hoạt động này. Vào các tiết hoạt động tập thể, tôi thường tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao. Qua các hoạt động, tôi muốn rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè. Ở mỗi tiết hoạt động tập thể vào ngày thứ sáu hằng tuần, tôi đều tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian. Quá trình chơi đùa cùng bạn bè, các em sẽ bộc lộ rất rõ tính cách của mình, cách ứng xử với bạn. Thông qua đó, tôi giáo dục cho các em kĩ năng vui chơi an toàn, đoàn kết với bạn bè. Ví dụ: Tổ chức trò chơi Mèo đuổi chuột. Các em cử ra một quản trò. Em quản trò sẽ nêu luật chơi, tổ chức cho các bạn chơi. Học sinh cùng hợp tác để chơi. Trước khi học sinh chơi, tôi nêu một số câu hỏi để các em trả lời: nếu là mèo, con sẽ làm thế nào để bắt được chuột, nếu là chuột khi bị mèo đuổi
  5. cần làm gì, bị bạn bắt cần có thái độ thế nào, lúc bắt được bạn cần có thái độ thế nào? Trong quá trình chơi, tôi là người đứng quan sát học sinh chơi và có những can thiệp để điều chỉnh hành vi của học sinh cho đúng mực (nếu cần) BIỆN PHÁP 4. RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người học sẽ ghi nhớ tới 70% những gì được học nếu được tự tay làm. Trong năm học 2018 - 2019, theo kế hoạch của trường, học sinh lớp tôi chủ nhiệm được đi tham quan trang trại Erahouse. Các em được tham gia rất nhiều hoạt động trải nghiệm: tập làm thầy đồ, rang cơm, làm pháo đất Ngoài ra các em còn tự tay làm sản phẩm tái chế và đã giành được nhiều giải cao trong Hội thi làm sản phẩm tái chế cấp trường. Tôi đã tham mưu và phối kết hợp với ban phụ huynh tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa: làm bánh dẻo trong dịp Tết Trung thu, xâu hạt làm móc chìa khóa nhân ngày 20/10, làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11, nặn tò he tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/3, nặn bánh trôi trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch. Thông qua những hoạt động trải nghiệm phù hợp với chủ điểm công tác tháng, học sinh lớp tôi đã được xây dựng, phát triển rất nhiều kĩ năng: kĩ năng lao động, ăn uống hợp vệ sinh, hợp tác nhóm. Trong quá trình làm sản phẩm, các em biết cộng tác với bạn, nhờ sự trợ giúp của bạn bè, cô giáo để hoàn thành công việc. Các em cảm thấy rất hạnh phúc khi được tự tay làm ra sản phẩm để tặng người thân, thầy cô, bạn bè. Các em cũng được trải nghiệm sự vất vả của người lao động từ đó có sự cảm thông, yêu quý, trân trọng họ. BIỆN PHÁP 5. RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm đất. Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho học sinh, điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với học sinh.
  6. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã thực hiện như sau: - Nhắc nhở, uốn nắn học sinh mọi lúc, mọi nơi. Tôi sử dụng linh hoạt các hình thức: khuyên nhủ, tác động tới bạn bè xung quanh, kể những câu chuyện có tính giáo dục. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò”, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho học sinh nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Đổi mới trong cách tổ chức lớp. Với các chức danh: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng, tôi thay đổi theo từng tháng để mỗi học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và cách xử lí cho phù hợp. Đồng thời các em biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy, lãnh đạo cần thiết. - Tôi luôn chú trọng đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện của học sinh và động viên kịp thời. Vì vậy tôi đã thiết kế quyển sổ dặn dò cho các em (kết hợp ghi dặn dò những việc các em cần làm để chuẩn bị cho buổi học sau với ghi nhớ lại những thành công mà các em đạt được trong ngày). Hằng tuần các em tự tổng kết lại những việc mình đã làm tốt. - Rèn kĩ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày. Yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có tác phong nhanh nhẹn (rèn kĩ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kĩ năng kiềm chế bản thân, kĩ năng vận động); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập (rèn học sinh kĩ năng tự kiểm tra). - Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, tchăm sóc cây trên sân trường. Các em được rèn một số kĩ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây qua đó biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động. - Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến. Trong qua trình hoạt động của các nhóm, học sinh được rèn kĩ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà phù hợp. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử văn hoá, kĩ năng đọc, kĩ năng học Hằng tuần, tôi đều gửi tới phụ huynh mẫu bảng thành tích để kết hợp hỗ trợ rèn cho các con những thói quen tốt. Vào buổi học cuối tuần, các em sẽ nộp lại phiếu cho giáo viên. Từ đó, tôi có hình thức khen thưởng (tặng ngôi sao thành công cho những học sinh thực
  7. hiện tốt) hay động viên, nhắc nhở học sinh và tư vấn kịp thời với PHHS (với những học sinh chưa xây dựng được thói quen tốt). CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM I. Mục đích thực nghiệm: - Áp dụng linh hoạt những biện pháp giáo dục kĩ năng sống đã nêu - Kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp đã nêu trên II. Cách tiến hành thực nghiệm: 1. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 2 ở trường. 2. Thời gian thực nghiệm Tôi tiến hành hoạt động thực nghiệm vào các tiết học đặc biệt chú trọng tiết hoạt động tập thể trong tuần. 3. Kết quả thực nghiệm Học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về kĩ năng sống. Các em luôn tự giác trong các công việc cá nhân, học tập, ý thức tự quản được phát huy tối đa. Phong trào của lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Đa số phụ huynh có những phản hồi tích cực với những biện pháp của tôi. Từ tâm lí vui vẻ khi học mà các em đã tiến bộ rất nhiều, kĩ năng tự học ngày một hình thành rõ nét. Sau đây là bảng kết quả thực nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến: Tắm gội, vệ sinh cá nhân, A. Học ở nhà mặc quần áo Tự giác làm Cần người nhắc Tự giác làm Cần người nhắc A. A. A. A. A. A. A. A. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. A. Thực hành thảo luận nhóm Lắng nghe tích cực, hợp tác Chưa biết lắng nghe, không tham gia A. A. A. A. 1. 1. 1. 1. 1.
  8. A. Ứng xử trong tình huống trò chơi tập thể Không tham gia, tranh giành, cãi cọ, Biết ứng xử hài hòa, khá phù hợp xô đẩy nhau A. A. A. A. 1. 1. 1. 1. 1. C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của các em rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học, ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội. Vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết ba môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ có thêm nhiều kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được tốt hơn. Tôi thấy nội dung đề tài này phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, có thể vận dụng được trong tất cả các trường tiểu học. Sau đề tài này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh được phong phú hơn. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kĩ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong được các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.