Sáng kiến kinh nghiệm Cách tạo nên một bài văn nghị luận hay

doc 20 trang Hoàng Trang 13/05/2023 3091
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách tạo nên một bài văn nghị luận hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_tao_nen_mot_bai_van_nghi_luan_hay.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Cách tạo nên một bài văn nghị luận hay

  1. gàng, giản dị, chân thành cảm thông với đối tượng lại rất tự nhiên như không, song để ý đến cái tự nhiên như không này người viết đã có chuẩn bị. Có thể nói một kết bài hay thật đa dạng và thú vị nhưng đều chung nhau những điểm nhât định: đúng, song phải sáng tạo, gây được ấn tượng và để lại dư vị trong người đọc. Kết bài hay vừa phải đóng lại, chốt lại vừa phải mở ra nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người Kết bài cũng có mĩ học của nó vậy. C. Các yêu cầu về diễn ý và hành văn hay Sau khi đã có ý rồi, thì vấn đề quan trọng hơn cả là biết diễn đạt hay. Tức là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể. Nhiều khi cùng một ý nhưng do cách diễn đạt khác nhau mà một đằng thi hay, một đằng thì chỉ bình thường. Diễn ý hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để làm được điều đó tôi thường hướng dẫn học sinh thực hiện tốt một số kỹ năng sau: 1. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết: Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm của cả bài văn nhưng người viết cũng cần phải linh hoạt trong việc hành văn. Tránh cách viết một giọng đều đều từ đầu đến cuối, tạo cảm giác đơn diệu. Muốn thế trước hết cần sử dụng thật linh hoạt hệ thống từ nhân xưng. Chẳng hạn viết về Tố Hữu, ta có thể dùng khi thì Tố Hữu, khi thì nhà thơ, rồi tác giả, ông, người thanh niên cộng sản, người con xứ Huế, tác giả tập thơ “ Việt Bắc”, người nghệ sĩ, chiến sĩ Trong một bài văn nghị luận, khi chưa xác định lứa tuổi của tác giả thì tốt nhất thì dùng danh từ để gọi như: Nhà văn, nhà thơ, tác giả không chỉ ở cách xưng hô, giọng văn linh hoạt còn cần thể hiện ở cách dùng các tiểu từ như: vâng, đúng thế, không, điều ấy đã rõ, như vậy, như thế những từ này tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại trực tiếp với người đọc. Trong quá trình viết bài văn nghị luận, nên luôn luôn thay đổi cách diễn đạt. Khi thì dùng diễn dịch, khi thì dùng quy nạp, khi thì phân tích trước, dẫn chứng sau, khi thì dẫn chứng trước phân tích sau, khi liên hệ, khi so sánh. Ba đoạn văn sau đây được viết cùng một bài văn, người viết đã sử dụng linh hoạt nhiều cách diễn đạt hay: 6
  2. Đoạn 1: “Ở đó, không gian, thời gian như ngưng đọng lại trong sự yên tĩnh đến vô biên. Câu thơ trùng xuống, nhịp thơ vẫn buồn tẻ nhưng hồn thơ cay đắng xót xa: “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” Đoạn 2: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” Câu thơ đang chật hẹp bỗng nhiên mở rộng cho ùa vào cái không khí tài hoa của con người Đoạn 3: “ Nỗi buồn, nỗi nhớ Vũ Đình Liên đậm đà chất suy tư và mang nặng cái hồn quá khứ xa xưa. Ta thoáng gặp một chút gì gần gũi như thể: “Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đem trước dậu phơi” Cũng như Lưu Trọng Lư nhớ về người mẹ và một tuổi thỏ tươi đẹp, Vũ Đình Liên hướng về quá khứ, nỗi buồn của một thời đã qua Giọng văn còn được thể hiện ở nhiêu phương diện khác nhau như dùng từ đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, so sánh, cách sử dụng dấu câu, từ cảm thán Như vậy, giọng văn là một cái gì đó bao trùm lên tất cả bài viết thể hiện ở mọi câu, mọi chữ, mọi yếu tố của bài viết. Trong văn chương nói chung, người ta gọi đó là giọng điệu. Ở bài làm văn của học sinh ta gọi đó là giọng văn. 2. Dùng từ độc đáo: Nhà nghiên cứu phê bình Hoàng Ngọc Hiến có một ý kiến rằng: Phải tìm được “ tác phẩm đích đáng, bài đích đáng, câu đích đáng, từ đích đáng mà phân tích và bình giá. Viết một bài văn nghị luận cũng thế, phải dùng được những từ hay, đoạn hay rồi mới có bài hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có 7
  3. cách diễn đạt hay. Một trong những yếu tố của văn hay là bài văn đó đọc lên từ ngữ cứ như “găm” vào tâm khảm người đọc, từ ngữ linh hoạt, dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc Muốn thế, một mặt người viết vừa phải tích lũy cho mình một vốn từ ngữ phong phú, mặt khác phải có ý thức sử dụng khi viết. Trong giờ luyện viết, tôi thường cho học sinh tiếp xúc với một số đoạn văn mẫu của các nhà văn, nhà phê bình văn học chẳng hạn: "Chương XVII “ Tắt đèn” không khác gì một cái lòng chảo đã nguôi đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã hết tính người”. Tử độc đáo mang tính hai mặt, sử dụng đúng lúc đúng chỗ ta có đoạn văn, câu văn hay, ngược lại dễ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Đó là chưa kể nhiều học sinh không hiểu đúng từ mà vẫn dùng bừa, dùng ẩu. Từ ngữ là vốn chung của cộng đồng nhưng trong thực tế có những từ không phải ai cũng sử dụng đúng, dùng hay. Tôi luôn có yêu cầu học sinh nên có một cuốn sổ tay dùng từ, giải nghĩa những từ dặc biệt và cách sử dụng chúng. 3. Viết câu linh hoạt Bài văn hay là bài văn biết vận dụng tất cả các loại câu một cách thật linh hoạt. Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu thể hiện ở chỗ: Tùy từng lúc, từng nơi, tuỳ từng giọng văn từng đoạn mà có những loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp. • Có lúc để diễn đạt tình cảm và thái độ của mình, người viết sử dụng trực tiếp câu cảm thán như: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?” (Thế Lữ) Hay: “ Trời đất ơi ! Tú bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm” • Khi muốn gây chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu hỏi tu từ. Ví dụ 1: 8
  4. “Thương thì đã vậy, còn oán ? Thực ra Nguyễn Du không biết oán ai, bởi vì theo Nguyễn Du thì bao nhiêu đau thương khác đâu phải đều do những kẻ “bài binh bố trận mà ngay cả những kẻ ấy, Nguyễn Du cũng thấy họ đáng thương ” Ví dụ 2: Phải chăng tinh hoa ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã hội tụ và thăng hoa nơi “Truyện Kiều”? Ví dụ 3: Có phải đám mây ấy vẫn còn vấn vương bầu trời bát ngát xanh của mùa hạ dễ thương? Ví dụ 4: Phải chăng chính tình yêu thương chồng đã tạo nên sức mạnh phi thường của chị Dậu? Có lúc câu hỏi tu từ lại được đặt ở cuối đoạn, cuối bài. Kết thúc bằng câu hỏi như thế có tác dụng lôi cuốn người đọc, buộc họ phải suy nghĩ tiếp. • Có thể dùng câu nhiều vế: Câu nhiều vế sẽ làm cho nội dung diễn đạt sinh động, sâu sắc hơn. VD1: Tuổi già, vợ mất sớm, con đi biền biệt phương xa, lão Hạc hiểu hơn ai hết nỗi buồn của cuộc đời cô độc. VD2: Hương ổi ngọt ngào, gió thu dịu nhẹ, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, những cánh chim vội vã, tất cả đã kết dệt lên một thời điểm giao mùa hạ thu tuyêt đẹp. VD3: Mẹ chồng qua đời, con còn nhỏ, chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ tốt, một người vợ thủy chung. • Có thể dùng câu đặc biệt: câu đặc biệt có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng cho người đọc và có giá trị biểu cảm cao. VD1: Yêu thương! Đó là thông điệp thiết tha mà con người sống trên đời cần thực hiện. VD2: Thơ! Đó là những rung động sâu xa nhất của trái tim. VD3: Đọc sách! Đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. • Có thể dùng câu văn có phép so sánh: cách viết câu này làm cho lời văn gợi cảm, hấp dẫn hơn. 9
  5. VD1: Như ánh chớp rực sáng chiếu rọi trời đông, Từ Hải- vị cứu tinh của đời Kiều đã xuất hiện. VD2 : Như một nét vẽ độc đáo tạo nên cái hồn của bức tranh, màu trắng tinh khôi của hoa lê đã phô bày nét thanh xuân tươi trẻ của mùa xuân. VD3 : Nếu tình mẫu tử giống như những con sóng liên hồi ở bề nổi thì phụ tử thâm tình giống như những con sóng ở bề sâu, không dễ gì nhìn thấy được. • Một loại câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng vặn trong bài nghị luận là loại câu có hai mệnh đề hô – hứng. Chúng thường kết cấu theo lối: “Tuy nhưng”, “càng càng” Trong nhiều trường hợp, câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh sự khẳng định này. Tuy nhiên, bài văn nhiều khi cần tránh sự khẳng định tuyệt đối. Có học sinh viết “Chỉ có văn học mới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người” lẽ ra chỉ nên viết: “văn học góp phần đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người”. * Ở những câu mang tính đánh giá khái quát trên, để biểu hiện sự trân trọng, chín chắn trong suy nghĩ, người ta thường viết câu mở đầu với những cụm từ như: nhìn chung, về cơ bản, về một phương diện nào đó, thường, hầu hết tóm lại, trong một bài văn nghị luận, viết câu phải thật linh hoạt vì từ và câu là những đơn vị mà người đọc dễ nhận thấy cái hay của sự diễn đạt. 4. Viết văn có hình ảnh Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy, khái niệm của suy lý logic. Ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải chắc chắn, bảo đảm độ chính xác cao, giàu sức thuyết phục đối với trí tuệ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có tính hình tượng và có sức biểu cảm cao. Văn nghị luận cũng cần sự tươi mát trong cách riêng của mình. Bài văn nghị luận hay là bài văn giàu sức thuyết phục lí luận, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí vừa sáng tỏ, vừa thấm thía. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, đối chiếu, liên hệ. Những so sánh này phải chính xác, đích đáng vừa bất ngờ, thú vị. So sánh bao giờ cũng có sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong phú 10
  6. trong lòng người đọc. Tuy vậy, phải thật có mức độ trong kiểu này. Nếu lạm dụng và vụng về, bài văn nghị luận dễ trở thành bài diễn xuôi các tác phẩm văn học một cách nhạt nhẽo. 5, Một số cách diễn đạt ý trong kiểu bài văn phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. a. Diễn đạt trực tiếp những ấn tượng và cảm xúc về tác phẩm. b. Diễn đạt ý phân tích ra thành hình ảnh: đây là cách diễn đạt làm rõ, làm nổi bật đặc sắc của tác phẩm. Ví dụ: bình giảng “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh có người viết: “ Bài thơ như có một cái bản lề đặt vào hai chữ “ chưa ngủ”. chưa ngủ vì “ cảnh khuya như vẽ” hay chưa ngủ vì “ lo nỗi nước nhà”. Cái bản lề khép mở hai tâm trạng: say thiên nhiên và lo việc nước ; khép mở hai thế giới: động tiên và chiến khu, lãng mạn và hiện thực”. c. Phân tích dựa vào quy luật tâm lý: d. Phân tích dựa vào một tiêu chuẩn giá trị nào đấy của nghệ thuật Nghĩa là dựa vào một tiêu chuẩn nào đó về giá trị nghệ thuật để dẫn đến đánh giá cao một chi tiết hay của một tác phẩm 6, So sánh văn học. - So sánh văn học được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết một bài nghị luận văn học. So sánh để thấy được chỗ giống nhau, chỗ khác nhau nhằm soi sáng, mặt kế thừa truyền thống, mặt đổi mới của tác phẩm hoặc đánh giá những chuyển biến, hoặc tài năng biến hóa phong phú của một cây bút trong những tác phẩm viết chung một đề tài, một hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, khi phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, người viết nên so sánh : Trước cách mạng ông Hai thường hay khoe với mọi người về cái sinh phần cụ Thượng làng ông nhưng sau cách mạng, ông không đả động gì đến nó nữa mà ông khoe làng ông là làng kháng chiến. Từ đó rút ra nét mới trong tình cảm của ông Hai: tình thần giác ngộ cách mạng cao cả. 11
  7. Người ta có thể so sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học, văn học hai thời kì, hai tác giả, hai khuynh hướng, hai tác phẩm, hai phong cách, hai chi tiết nghệ thuật: Trong quá trình làm văn, nếu gặp những đề bài, có đề bài yêu cầu “so sánh” thì không nói làm gì, điều đáng lưu ý là ngay cả những đề bài không yêu cầu như thế, người viết cũng cần phải vận dụng so cánh văn học thường xuyên như một biện pháp “lợi hại” có tác dụng rất lớn trong việc diễn đạt và làm sáng tỏ vấn đề mà mình “nghị luận”. Chẳng hạn, phân tích bài thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thường liên hệ với những bài thơ Đường, thơ Tống, so sánh để thấy rõ thơ của Người “rất Đường mà không Đường” một tí nào. So sánh là một biện pháp hết sức cần thiết trong văn nghị luận. Một mặt nó làm sáng tỏ ngay vấn đề trong nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi. Muốn vậy, người viết phải có một vốn tri thức rộng về văn chương. Bởi thế, cần luôn luôn nhớ so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm được phân tích, bình giảng chứ không phải để phô trương kiến thức lan man. Mất trọng tâm làm bài viết trở lên tản mạn, lạc đề, gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Những liên hệ so sánh hay là những so sánh khiến cho người đọc cảm thấy rất tự nhiên mà vấn đề lại nổi bật các góc cạnh và màu sắc của nó. 7. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo: Ai cũng biết lâp luận là dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Đó là được lí lẽ, người viết phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích tổng hợp, luận ba đoạn, lại suy, tương phản Lập luận có một ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn trong văn nghị luận. Điều này đã được nhiều người đề cập và làm sáng tỏ. Tôi muốn nói về một số kinh nghiêm thực tế này: Muốn cho lập luận chặt chẽ, kín cạnh, khi viết nên đặt mình vào địa vị người đọc, nhận là người đọc không cùng một ý với mình, rồi giả định những lời phản bác có thể từ độc giả ấy để lập luận cho chặt chẽ. 12
  8. Vì thế, lập luận trong một bài văn nghị luận thường chứa đựng một nội dung đối thoại ngầm về một vấn đề nào đấy. Đoạn văn nghị luận sau đây chứa đựng một cuộc đối thoại, một cuộc tranh luận thật sự chung quanh một cái: “Lý của hình thức nghệ thuật” trong “Truyện Kiều” . “Trong “Truyện Kiều” cái gì qui định sự thể hiện của các nhân vật; cái gì làm cho sự miêu tả các nhân vật Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Đạm Tiên khác với các nhân vật Tú Bà, Mã Giám Sinh. Phải chăng một đằng đã bước sang chủ nghĩa hiện thực, còn đằng kia chưa thoát khỏi trói buộc của mĩ học phong kiến”. Đoạn lập luận dưới đây khá kín cạnh. Nó chứa đựng một cuộc đối thoại ngầm. Đây là đoạn lập luận về mối quan hệ giữa nhà văn với cuộc sống: “ Cuộc sống với những hiện thực phong phú, phức tạp vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, mọi giá trị văn chương chỉ là một thứ kĩ xảo, vờn vẽ”. Bởi vậy, sức nặng của trang thơ, của những trang văn, những con chữ lại là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao âm thanh của mọi số phận. Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật “kể lể” sự việc mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá sâu sắc. Ví dụ: “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai”. Như vậy, về cách thức lập luận là tổng – phân – hợp, tuy vậy cái hay của đoạn văn này chủ yếu là đưa ra một chuỗi phán đoán sâu sắc diễn đạt bằng một 13
  9. loạt câu khẳng định có góc cạnh. “Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. một thứ bám riết vào cuộc đời, quấn quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà thơ, nhà văn cần có ba yếu tố chủ quan: tâm, tài, trí. Có cây bút chỉ mạnh về tài, trí. Đọc Nguyên Hồng thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “ chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “Tâm” nóng hổi của mình trên trang giấy. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi đề tài, tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống nhất, mãnh liệt. Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến những từ ngữ. Thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, không chỉ mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng có thể gọi chung là một hệ thống từ lập luận. Trong quá trình lập luận, cố gắng tránh một số lỗi thường mắc: lập luận thiếu logic, luận điểm không rõ ràng, không hệ thống, luận cứ thiếu chính xác, không đáng tin cậy 8. Dẫn chứng và cách trình bày dẫn chứng: Nội dung bài văn nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng, cả hai cùng có một mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận Nếu như lí lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về làm cho người ta tin. Một bài văn hay không thể không chú ý tới vấn đề dẫn chứng trong quá trình viết. Về vấn đề này, tôi thường hướng dẫn các em làm theo các mục sau: Chọn dẫn chứng, sắp xếp dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, các hình thức nêu dẫn chứng và chữa một số kiểu lỗi về dẫn chứng. Đó cũng chính là điểm hết sức cơ bản và cần thiết của kĩ năng này. Vì thế ở đây, tôi đã hướng một số điểm để các em luyện tập tốt thao tác này: a. Trước hết, cần phân biệt hai loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận: Dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư 14
  10. liệu. Dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết viện dẫn ra để liên hệ, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc. Như vậy, về nguyên tắc, những dẫn chứng mở rộng này có thể ở nhiều cấp độ. Nếu dẫn chứng bắt buộc là một đoạn trích thì dẫn chứng mở rộng có thể là những đoạn khác trong tác phẩm ấy, những tác phẩm khác của cùng một nhà văn, những tác phẩm của những nhà văn khác Vậy, phân biệt hai loại dẫn chứng này để làm gì ? Để người viết chú ý tuân thủ các qui tắc sau: + Phải tôn trọng và tập trung vào dẫn chứng bắt buộc + Ngoài ra, cần phải có dẫn chứng mở rộng để liên hệ, so sánh, mặt khác cũng chứng tỏ tầm hiểu biết rộng rãi của người viết. b. Cần nhớ: Dẫn chứng phải được phân tích cho hay và gắn nó với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Nói tóm lại, phân tích dẫn chứng còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứng. Vì thế, khi chọn dẫn chứng ngoài yêu cầu chính xác, đa dạng cần chú ý đến những dẫn chứng mà mình tự thấy có khả năng phân tích được sắc sảo và hay III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Áp dụng những biện pháp trên tôi đã thu được những kết quả sau: 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn, không phải mất thời gian vào việc học thuộc bài, không phải tốn tiền vào việc học môn Ngữ văn mà các em đã có phương pháp học tập môn Văn rất hiệu quả. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Từ thực tế đó, khi rèn kỹ năng làm bài cho một học sinh, tôi luôn chú trọng đến điểm yếu này của các em và khắc phục nó bằng một vài kinh nghiệm. cụ thể bài văn có chất lượng (vừa có ý, vừa có văn, vừa tìm ra được kết quả đúng, chân lý nghệ thuật và vừa biết diễn đạt tốt kết quả ấy). Trước đây khi vận dụng phương pháp truyền thống (chủ yếu là phương pháp thuyết trình), tôi thấy nhiều khi các em cố viết cũng được nhưng đọc lại 15
  11. thấy rời rạc, bài làm không hay, chất lượng bài làm không cao. Qua thực tế vận dụng sáng kiến và đặc biệt là qua các bài dạy cụ thể, tôi thấy đã phần nào khơi nguồn hứng thú, niềm say mê cho các em .Các em làm bài không chỉ đúng mà còn rất hay và đã thu được kết quả cao. Cụ thể: nhiều bài văn của học sinh không chỉ đạt được yêu cầu chung của đáp án mà còn rất giàu chất văn, truyền cảm bởi có sự sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân rất tự nhiên, trong sáng và thuyết phục người đọc, vượt qua được sự đánh giá khắt khe của các giám khảo , có nhiều bài điểm cao. Hầu hết các em đều nắm được cách tạo nên một bài văn nghị luận hay. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Trên đây là ” Cách tạo nên một bài văn nghị luận hay ” đã được áp dụng ở lớp tôi, ở trường chúng tôi, xin được trao đổi và rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, cấp trên để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngô Đồng, ngày 12 tháng 05 năm 2020 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN (Xác nhận) Nguyễn Thị Doan 16
  12. PHßNG GI¸O DôC Vµ §µO T¹O (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) (LĐ phòng ký tên, đóng dấu) 17
  13. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng khoa học Phòng Giáo Dục Đào Tạo huyện Giao Thủy - Hội đồng khoa học trường THCS Ngô Đồng Tên tôi là: Nguyễn Thị Doan Sinh ngày: 01/01/1975 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Ngô Đồng Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cách tạo nên một bài văn nghị luận hay”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn (01)/ THCS - Ngày sáng kiến được áp dụng : Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 6 năm 2020. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Giúp học sinh lớp 9 rèn kĩ năng làm bài bài văn có chất lượng (vừa có ý, vừa có văn, vừa tìm ra được kết quả đúng, chân lý nghệ thuật và vừa biết diễn đạt tốt kết quả ấy) - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Học sinh: Phải có SGK, vở ghi, học và làm theo hướng dẫn của giáo viên đồng thời sưu tầm các bài văn hay, các tư liệu + Giáo viên: Phải chuẩn bị máy tính, máy chiếu (tivi), nghiên cứu và đúc kết những kinh nghiệm giảng dạy để thấy những kiến thức học sinh hay mắc sai lầm, học sinh còn yếu phần nào để kịp thời uốn nắn để giảng giải thêm cho học sinh hiểu, khen thưởng, động viên các em học sinh kịp thời. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua thực tế vận dụng sáng kiến và đặc biệt là qua các bài dạy cụ thể, tôi thấy đã phần nào khơi nguồn hứng thú, niềm say mê cho 18
  14. các em.Các em làm bài không chỉ đúng mà còn rất hay và đã thu được kết quả cao. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Ngô Đồng, ngày 12 tháng 05 năm 2020 Người làm đơn Nguyễn Thị Doan 19