Sáng kiến kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ tại trường Mầm non

doc 24 trang Đinh Thương 15/01/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho_tre_tai_truong_mam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ tại trường Mầm non

  1. 14 Áp dụng từ ngày 11 tháng 5 năm 2021. * Cải tiến phương pháp chế biến: Chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối không mất chất dinh dưỡng, hấp dẫn là nghệ thuật của mỗi cô nuôi. Để lôi cuốn trẻ ăn ngon miệng, khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, thích ăn. Ngoài ra để tạo hương vị thơm, ngon đối với các món ăn tôi thường tẩm ướp thức ăn khoảng 10 -15 phút trước, phi hành, tỏi thơm sau đó mới đem xào nấu thêm các thực phẩm gia giảm. Ngoài ra, để tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu, trong khi chế biến, tôi thường giảm bớt lượng muối, tăng cường thêm nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm bổ xung chất sắt), phối hợp thêm một số loại rau chứa nhiều vitamin C như Bắp cải: 30; Cà chua : 40; Bí ngô: 40; Mồng tơi là 72 để cơ thể trẻ dễ hấp thu chất sắt, phòng được nhiều bệnh khi chuyển mùa. Khi chế biến món ăn tôi đã chú ý xay hoặc băm nhỏ các loại thịt, cá bỏ xương nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá. Có nhiều món ăn tôi đã cùng các cô nuôi thêm một số thực phẩm gia giảm và đổi mới cách chế biến mới rất đơn giản nhưng hiệu quả như: Ví dụ: * Cải tiến cách chế biến, thành phẩm món canh thập cẩm nấu thịt bò: - Thịt bò xay nhỏ, xào riêng để ra bát - Rau củ thái nhỏ - Khi nước sôi ta cho khoai tây vào trước (vì khoai tây chín lâu hơn cà rốt, su hào) - Khi đổ rau gần chín ta cho thịt bò vào đun chín cho cà chua lượng vừa đủ đun sôi nêm lại gia vị cho mùi tàu và hành, tắt bếp. - Trạng thái: Rau chín đều, thịt bò thơm mềm, vị ngọt màu sắc hấp dẫn * Nấm xào thịt gà - Nấm nhặt sạch cắt bỏ chân, rửa sạch , trần qua nước sôi rửa sạch, ngâm vào
  2. 15 nước lạnh 15 dến 20 phút vớt lên rổ cho ráo nước rồi xay nhỏ. - Thịt gà lọc bỏ xương xay nhỏ - Nấm hương ngâm nước và xay nhỏ - Phi hành thơm cho thịt gà vào đảo đều chín cho nấm và nấm hương vào đảo chín nêm gia vị vừa ăn cho hành vào rồi tắt bếp. -Trạng thái: Vị ngọt, thơm mùi đặc trưng, vị vừa ăn.( Minh họa hình 6). Từ cách cải tiến phương pháp chế biến trên, tôi thấy đa số trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI Thông qua các hội thi giúp các cô nuôi chúng tôi được tham gia thể hiện hết tài năng, năng lực chế biến món ăn của mình. Trong hội thi cô nuôi giỏi các cấp còn mở ra các cơ hội để các cô nuôi trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Đầu năm học 2021- 2022 công đoàn, ban giám hiệu nhà trường đã phát động tập thể giáo viên, cô nuôi đăng ký dự thi dạy giỏi các cấp. Là bếp trưởng tôi đã động viên 100% các cô nuôi tham gia dự thi cô nuôi giỏi cấp trường và đã có tôi mạnh dạn đăng ký thi cô nuôi giỏi cấp huyện, tham gia thi tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non qua mạng. Để tham gia các hội thi đạt hiệu quả, tôi đã luôn học hỏi kiến thức về nuôi dưỡng, cách chế biến thực hành tại bếp theo quy trình bếp một chiều. Tích cực cùng các chị em trong tổ thực hành hàng ngày, cùng bàn và thực hiện theo qui trình chế biến một chiều hợp lý, không chồng chéo. Sơ chế, chế biến các món ăn đúng kỹ thuật, rút kinh nghiệm để tìm ra những cách sơ chế, chế biến khoa học nhất. Đảm bảo thành phẩm các món ăn khi chế biến xong luôn ngon, màu sắc đẹp, vừa khẩu vị. Chúng tôi đã được ban giám hiệu nhà trường khen ngợi về việc thực hiện đúng, hợp lý theo quy trình chế biến một chiều. Phân công sắp xếp cô chính, cô phụ linh hoạt, không chồng chéo. Sau đây là những hình ảnh tôi đã tham gia thi “ Chế biến bữa chính sáng” cấp trường đạt giải xuất sắc: * Kết quả thi cô nuôi giỏi các cấp:
  3. 16 - Cấp trường: 6 cô nuôi đạt loại tốt. - Tôi đạt giải nhất hội thi giáo viên giỏi – nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường. - Hàng ngày, trẻ được chăm sóc 10 giờ/ 1 ngày ở trường còn lại là thời gian chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh tại gia đình. Nếu như trẻ chỉ được chăm sóc tại trường mà không có sự chăm sóc của gia đình thì trẻ sẽ không được chăm sóc một cách toàn diện. Chính vì vậy để trẻ được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện tốt nhất, phụ huynh là một cánh tay đắc lực phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công việc này. Là cô nuôi để việc chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt, tôi thường xuyên tham khảo ý kiến của phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, bài tuyên truyền, phiếu thăm dò để tuyên truyền phổ biến tới các gia đình cách chăm sóc, chế biến thức ăn hợp lý, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tôi đã phối hợp với giáo viên lựa chọn các bài tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ không trùng với thực đơn của trường, Cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị bệnh, các thực phẩm xung khắc 1. Hiệu quả về mặt kinh tế. - Phụ huynh hiểu được chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý của trẻ. - Nắm chắc được thực đơn của nhà trường, hiểu được chế độ dinh dưỡng đối với trẻ. - Phụ huynh phối hợp với giáo viên và cô nuôi hiệu quả để chăm sóc trẻ tốt hơn. - Phụ huynh đã tham gia các biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tại gia đình. - Phụ huynh đã tham gia các phong trào của nhà trường như tổ chức cho các cháu chào mừng ngày nhà giáo việt nam, ngày lễ noel bằng các bữa tiệc búc phê do các cô nuôi dưỡng lên thực đơn phong phú và hấp dẫn, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi nhiều phụ huynh ủng hộ bữa tiệc từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
  4. 17 2. Hiệu quả về mặt xã hội. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường đạt được nhiều kết quả tốt. - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có trường hợp nào bị dịch bệnh. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 13.4 % xuống còn 2 %. - Tỷ lệ thấp còi giảm từ 12 % xuống còn 6 %. - Việc chế biến món ăn được cải tiến thường xuyên, khoa học. Món ăn dễ chế biến, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, thực đơn phong phú và được thay đổi thường xuyên hợp khẩu vị với trẻ. - Đội ngũ giáo viên, cô nuôi vững vàng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Tôi đạt giải nhất trong hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Huyện. - Tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên - cô nuôi, cô nuôi – trẻ, cô nuôi – phụ huynh( Minh họa hình 11,12). - Bản thân tôi đã học hỏi nhiều kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như chế biến món ăn cho trẻ. - Đảm bảo mức tiền ăn của trẻ : 15.000đ/trẻ/ngày. Khẩu phần ăn đảm bảo lượng calo, đủ lượng, đủ chất, thực đơn phong phú hợp với khẩu vị ăn của trẻ. Đến tháng 3: tỷ lệ calo nhà trẻ đạt 651 Kcal/ngày, Mẫu giáo tỷ lệ calo đạt 726 Kcal/ngày, lượng canxi nhà trẻ: 232 mg; mẫu giáo: 249mg; lượng bình quân nhà trẻ đạt: 0,47 mg; Mẫu giáo đạt: 0,47mg. Tỷ lệ P- L- G đạt: (13 - 20%); (25 - 35%); (52 - 60%). - Trường không xảy ra tình trạng bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Bếp được xếp loại tốt và được cấp giấy chứng nhận “Bếp đủ tiêu chuẩn vệ sinh ATTP”. 100% các chủ hàng có Giấy chứng nhận VSATTP. Được đoàn kiểm tra liên ngành của Trung tâm y tế - Giáo dục kiểm tra xếp loại tốt 19/22 trường. Trong nhiều năm trường luôn được chọn làm điểm của y tế Huyện về công tác y tế học đường.
  5. 18 - Tôi đã tích cực tham gia học tập kiến thức và có thêm kiến thức về dinh dưỡng với sức khỏe mầm non. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng. + Việc áp dụng một số biện pháp trên tôi đã làm tốt việc chăm sóc và chế biến món ăn cho trẻ có nhiều trẻ thích ăn, trẻ ăn ngon miệng, hết suất. Qua mỗi kỳ cân đo của trẻ trên lớp thì thấy số trẻ suy dinh dưỡng cũng đã giảm dần. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: + Là một cô nuôi trong trường mầm non phải thường xuyên học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi những món ăn mới, thay đổi cách chế biến hợp với khẩu vị của trẻ. + Giáo viên – nhân viên, cô nuôi trong trường cần ham học hỏi trau dồi kiến thức, biết vận dụng vào công việc của mình, đồng thời các cô cần linh hoạt và sáng tạo chế biến ra nhiều món ăn mới là để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ có hứng thú đến trường. + Cần có sự phối kết hợp với các giáo viên trên lớp, tham gia giờ ăn của trẻ để rút ra kinh nghiệm kịp thời. + Biết phối hợp, trao đổi với các cô trên lớp, với phụ huynh để hiểu hơn tâm lý của trẻ, từ đó, có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi. + Để nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trong chế biến thức ăn cho trẻ tại các trường mầm non nói chung và trường mầm non Giao Thịnh nói riêng tôi xin có một số khuyến nghị như sau: + Tôi mong PGD&ĐT bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho các cô nuôi thường xuyên hơn nữa để các cô có thêm nhiều kinh nghiệm hơn vận dụng vào công việc. + Nên tổ chức nhiều hơn các buổi kiến tập về công tác chăm sóc – nuôi dưỡng, tập luyện về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  6. 19 Tôi rất mong được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo, các chị em tổ bếp ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi được hoàn thiện hơn trong nhiệm vụ của mình. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là một số kinh nghiệm, việc làm thực tế của bản thân tôi được đúc kết trong năm học .Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Tin
  7. 20 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT . (Ký tên, đóng dấu)
  8. 21 CÁC PHỤC LỤC ( Kèm theo Báo cáo sáng kiến) - Sách dinh dưỡng trẻ em (Tác giả: Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn) - Thực đơn ở trường. - Tài liệu của Viện Dinh Dưỡng Trẻ em. - Tài liệu tập huấn chuyên môn, chuyên đề các năm về tổ chức nuôi ăn trong trường mầm non sửa đổi theo thông tư 28/BGD- ĐT. - Tìm hiểu cách chế biến món ăn qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
  9. 22 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
  10. 23 (Ký tên, đóng dấu)