Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học

ppt 16 trang Giang Anh 21/03/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tap_lam_van_de_mo_o_tieu_hoc.ppt
  • pptFilePP.ppt
  • docxGoiy_bangdiem.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 9 TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỀ “MỞ” Ở TIỂU HỌC
  2. CÂU HỎI THẢO LUẬN • Các giải pháp trong dạy học giúp học sinh làm tốt đề “mở” trong phân môn TLV.
  3. GIẢI PHÁP Quá trình dạy học hướng đến đề “mở”
  4. 1. Chuẩn bị cho học sinh các “vật liệu” cần thiết từ những phân môn trước đặc biệt là phân môn LT&C (theo chủ điểm, chủ đề tương ứng). - Chương trình còn lổ hỏng như dạy về đồ dùng trong gia đình nhưng tập làm văn kể về gia đình, chính vì thế giáo viên không có thời gian cung cấp từ ngữ về gia đình để hỗ trợ cho tiết dạy. - Chương trình phổ thông mới sẽ được biên soạn và khắc phục hạn chế này.
  5. Ví dụ • Lớp 3 – Tuần 8 - Tiết Luyện từ và câu có bài tập: Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào và không tán thành thái độ nào? b/ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. - Tiết tập làm văn: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. - Vậy khi dạy, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu cho phù hợp.
  6. 2. Mở rộng vốn từ, hoàn thiện dần khả năng diễn ngôn bằng việc phát triển văn hoá đọc. - Thực hiện theo công văn số 6841/BGDĐT- GDTX ngày 31/12/2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo về” đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường PT, MN” - Thực hiện theo công văn số 3675/GDĐT- TH ngày 28/10/2016 của Sở Giáo dục và đào tạo về phát triển văn hóa đọc trong trường TH.
  7. Đổi mới phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các dữ liệu, văn bản ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện để nâng cao chất lượng giáo dục như: thay đổi văn bản truyện đọc phù hợp với chủ đề, chủ điểm của tuần trong giờ kể chuyện, xây dựng đề kiểm tra theo hướng đọc hiểu với văn bản ngoài sách giáo khoa, sử dụng văn bản mới trong nội dung kiểm tra đọc thành tiếng .
  8. • Kinh nghiệm của 01 trường Tiểu học: Học sinh thực hiện “Sổ tay đọc sách”: 1 tháng, tuần, học sinh đọc bao nhiêu quyển sách, truyện, ghi nhận lại, Cô thư viện, CMHS kí xác nhận.
  9. 3. “Đổi mới” cách truyền đạt trong phân môn TLV. Dạy cho học sinh viết thư. Cô giáo kể về Anh Thuận – người đạp xe 300km từ Nghệ An ra Hà Nội để dự thi Đại học. Đề cho học sinh “ Viết thư gửi anh Ngô Văn Thuận”.
  10. GIẢI PHÁP Chấm đề “mở” - Dự đoán các tình huống giả định thật đa dạng và chi tiết khi xây dựng ma trận hoặc đáp án, cần nêu ra nhiều hướng triển khai nội dung của từng phần. - Tôn trọng cái tôi chủ thể sáng tạo bài làm của HS , tôn trọng mọi cách nghĩ, cách cảm, cách tả, cách kể của bất kì học sinh nào trước đề bài thầy cô ra. Coi trọng việc xây dựng đáp án biểu điểm của đề theo tinh thần thoáng, mở, khái quát, tránh sa vào những chi tiết cụ thể, tỉ mỉ.
  11. • Ví dụ: Tả người bạn thân. Học sinh tả con chó tại nhà; Đề cương chung Tả người bạn; 2,3 câu về tính cách Tả con gấu bông. 2,3 câu về tình cảm • Ví dụ: Tả ba em đang đọc báo. Giáo viên phải dự trù tình huống, nếu có tình huống khác, phải tôn trọng bài làm của học sinh, không nên cho điểm không vì có thể trẻ không có ba hoặc ba không đọc báo.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THEO HƯỚNG MỞ Đề bài: Viết bài văn kể lại các hoạt động của em trong một kì nghỉ (ví dụ: nghỉ hè, nghỉ Tết, ) Tổng điểm: 5 điểm
  13. Đề bài Viết bài văn tả một người bạn mà em yêu quý Tổng điểm: 5 điểm
  14. • Các mức độ trong đề kiểm tra theo TT 22: - Biết: đọc trong bài, trả lời (trắc nghiệm). - Hiểu: Lấy trong văn bản nhưng vận dụng kiến thức. - Vận dụng: Ví dụ - Em hãy đặt 1 câu có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả. - Vận dụng phản hồi: Em hãy đặt 1 câu có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả với nội dung học tập (khi em bị tai nạn, bị điểm kém )
  15. - Hoặc “Em hãy đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian”. Em hãy đặt 1 câu có trạng ngữ khác với trạng ngữ chỉ thời gian. - Tính lượng nước thất thoát trong 1 năm? (vận dụng – xử lý tình huống). - Lớp 1 cuối học kì II đề mới có đủ 4 mức vì có đọc hiểu.
  16. CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE. KÍNH CHÚC NĂM MỚI HẠNH PHÚC – SỨC KHỎE – THÀNH ĐẠT!