Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học Toán

doc 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học Toán

  1. Bình hành diện tích không sai Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm. Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào Xong rồi nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra. Hình thoi diện tích sẽ là Tích hai đường chéo chia ra hai phần Chu vi gấp cạnh bốn lần. Lập phương diện tích toàn phần tính sao Sáu lần một mặt nhân vào Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra Thể tích ta sẽ tính là Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền Hình tròn, diện tích không phiền Bán kính, bán kính nhân liền với nhau Ba phẩy mười bốn nhân sau Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à Ba phẩy mười bốn nhân ra Cùng với đường kính thế là xong xuôi. Xung quanh hình hộp dễ thôi Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra Cùng chiều cao nữa thôi mà Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi Tích ba kích thước mà thôi Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng. TÌM TRUNG BÌNH CỘNG CỦA 2 SỐ Để tìm được số trung bình Tổng các số hạng, nào mình tính ra Số trung bình cộng sẽ là Tổng chia đầu số(*), chúng ta cùng làm. (*) đầu số: số lượng các số hạng TÍNH VẬN TỐC - QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN Bạn ơi vận tốc tính sao? Quãng đường mình lấy chia vào thời gian. Quãng đường để tính, cần làm 6
  2. Ta mang vận tốc, thời gian nhân vào. Còn thời gian tính thế nào? Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau. TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ Muốn tìm số bé thì cần Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra. Muốn tìm số lớn thì ta Lấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần. Tìm được một số thì cần ( ) Lấy tổng trừ nó để lần số kia. ( ): sau khi tìm được số lớn hoặc số bé ta lấy tổng trừ nó để tìm số còn lại, cách này nhanh hơn. CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA PHÂN SỐ Cộng hai phân số với nhau Mẫu cùng: tử trước tử sau cộng vào Nếu mà khác mẫu thì sao? Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên. Mẫu chung ta phải giữ nguyên Rút gọn (nếu có) chớ quên bạn à. Trừ hai phân số thì ta Giống như phép cộng thay là trừ thôi. Nhân hai phân số biết rồi Tử sau tử trước bạn ơi nhân nào Tiếp tục hai mẫu nhân vào Rút gọn (nếu có) thế nào cũng ra. Chia hai phân số sẽ là Phân số thứ nhất chúng ta nhân cùng Số chia đảo ngược là xong Bạn làm tốt nếu THUỘC LÒNG đó nha. 1.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học Hứng thú (sự yêu thích) là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân. Hứng thú có tính lựa chọn. Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân. Vậy vấn đề gì thu hút sự quan tâm, chú ý tìm hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này nghĩa là người GV đã sống cùng với đời sống tinh thần của các em, biến đổi những nhiệm vụ học tập khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng (tất nhiên là phải tích cực, chính đáng) của HS. Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thông qua các tình huống dạy học cụ thể. Ngay từ những ngày đầu HS đến trường, 7
  3. chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực: Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn: • Phép tính cộng, trừ, nhân, chia sẽ giúp em tính toán với các con số từ nhỏ tới lớn thật nhanh, thật đúng, từ đó áp dụng giải các bài toán lời văn dễ dàng, hay trong cuộc sống việc tính toán cần thiết và phổ biến như thế nào, • Bài: “Nhận dạng các hình”: Từ bài học này HS sẽ gọi đúng được tên hình dạng của chiếc hộp bút, cái bảng, cái cửa sổ, cái vung nồi, cái thước, quyển vở, chiếc đồng hồ, • Bài : “Tính chu vi, diện tích của một hình”: GV cần nêu được lợi ích sau khi học bài là các em có thể tính được chu vi, diện tích lớp mình hoc, chu vi, diện tích bàn học của mình, của bảng lớp học hay của chính ngôi nhà em đang ở, • Bài “Phân số”: sẽ giúp các em chia nhỏ đều số táo, số bánh hay một hình, một khối lẻ bất kì nào trong cuộc sống của em. • Bài “Tỉ số phần trăm” dạng bài tập này giúp các em có thể tính tiền lãi gửi tiết kiệm hay bán hàng giúp bố mẹ mình, • Dạng bài toán về chuyển động sẽ giúp các em tính được độ dài quãng đường, vận tốc hay thời gian đi khi đã biết các đại lượng kia. 1.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú học tập bằng cách phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của HS còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học 1.3.1. Tổ chức trò chơi học tập: Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học. 1.3.2. Tổ chức hoạt động học theo nhóm: Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ 8
  4. học Tiếng Việt, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn. 1.3.3. Tổ chức dạy học ngoài trời: Thực chất của việc tạo hứng thú học toán cho HS trên bình diện phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là tạo ra được các tình huống để HS tiếp cận, vận dụng nội dung toán học thiết thực và tự nhiên. Sự hình thành mỗi kiến thức toán học như sự phát triển tất yếu của hệ thống các nhu cầu nhận thức của họ. Khi các nhu cầu nhận thức được thỏa mãn thì đó chính là bản chất bên trong của hứng thú chứ không phải là các khẩu hiệu hoặc biểu tượng bề ngoài. Phương pháp dạy học thể hiện vai trò là phương tiện tư tưởng ở chỗ tạo được điểm tựa để HS tự trải nghiệm; tự điều chỉnh các kiến thức và kỹ năng sẵn có để tiếp nhận tri thức mới vào hệ thống tri thức của cá nhân. Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống. Dạy học ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho HS, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học. Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS thực hành, quan sát vấn đề thực tế nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thực tiễn lợi ích của các bài học, từ đó có sự yêu thích và sự tư duy nhạy bén với toán lời văn vì HS thấy được các bài toán đều quá đỗi thiết thực, gần gũi và dễ hiểu. Hay các em sẽ có được kĩ năng đo lường, phân tích tốt hơn. Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. Theo hoạch định của các chiến lược về mục tiêu, chương trình và sách giáo khoa (SGK) cùng với đặc thù riêng của môn Toán, các nội dung dạy học có tính chất toán học thuần túy được lựa chọn để dạy cho HS tiểu học khá ổn định; đảm bảo tính thiết thực; khả dụng; vừa sức; hiện đại và tích hợp. Ví dụ: Các bài liên quan tới cân, đong, đo, đếm; nhận dạng hình học hay tính diện tích, sản lượng cây trồng trên một vùng diện tích nào đó; Thiết kế các trò chơi học tập để HS tiếp cận kiến thức toán một cách nhẹ nhàng, thú vị Ví dụ 1: Với mục tiêu là: Hình thành biểu tượng (khái niệm ban đầu) về diện tích một hình (Toán 3 – trang 150); chúng ta hãy thử nghiệm hai cách thiết kế dưới đây để cảm nhận về sự khác biệt tâm lý và thái độ học tập của HS: Cách 1: Nghe giảng và xem minh Cách 2: Vui chơi có thưởng họa 9
  5. - GV chia nhóm 4 HS; mỗi nhóm nhận một tờ giấy kẻ 64 ô vuông (8 x 8) và hai bút dạ khác màu (xanh- đỏ); Hai nhóm ngồi đối diện. - Chơi oẳn - tù - tì; nhóm nào thắng thì GV có một hình tròn (miếng bìa đỏ được tô vào 4 ô (yêu cầu tô lần lượt hình tròn), một hình chữ nhật từng hàng) sau hai phút dừng lại kiểm (miếng bìa trắng hình chữ nhật). Đặt tra. Nhóm tô được phần giấy rộng hơn hình chữ nhật nằm trọn trong hình thì thắng cuộc. Các nhóm thắng cuộc tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật thì dán kết quả tô lên bảng lớp. bé hơn diện tích hình tròn (GV chỉ - GV yêu cầu so sánh mức độ rộng - vào phần mặt miếng bìa màu trắng hẹp của phần giấy đã tô mà các nhóm bé hơn phần mặt miếng bìa màu đỏ) được dán trên bảng (nêu cách nhận (Sách Giáo viên Toán 3, trang 235). biết). Trao thưởng cho nhóm đã tô được phần giấy rộng nhất. - GV chỉ vào phần giấy của nhóm đã tô rộng nhất và giới thiệu: ta nói nhóm này tô được phần giấy có diện tích lớn nhất. *Kết quả: Cách 1: HS phải nghiêm túc chăm chú quan sát hình vẽ và lắng nghe lời giải thích của GV để nhận biết một cách trực giác là: hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Từ đó có biểu tượng ban đầu về diện tích một hình. Cách 2: HS nhận đồ dùng (bút màu và giấy kẻ ô); cùng nhau oẳn - tù - tì để chơi và tạo ra phần giấy được tô màu (theo các hàng, cột); so sánh lần 1, HS nhận ra trong 2 nhóm, nhóm nào tô rộng hơn thì được dán lên bảng. So sánh lần 2, HS nhận ra nhóm tô được phần giấy rộng nhất trong các nhóm đã dán lên bảng. Khi giải thích kết quả so sánh HS có thể quan sát, có thể đặt chồng lên nhau, có thể đếm số ô vuông đã tô màu. Như vậy HS nhận biết: diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia (không chỉ bằng trực giác hình này nằm trọn trong hình kia). Các hoạt động được thiết kế đã giúp HS tự kiến tạo và tiếp cận biểu tượng ban đầu về diện tích một hình khá nhẹ nhàng, lý thú. Ví dụ 2: Với mục tiêu: Thành lập bảng đơn vị đo độ dài và nhận biết quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề. (bài: Bảng đơn vị đo độ dài; SGK Toán 3 trang 45), chúng ta cũng thử nghiệm 2 cách thiết kế hoạt động học tập của HS dưới đây: Cách 1: Hướng dẫn cách lập bảng Cách 2: Vui chơi có thưởng để tự hình và nêu lên quan hệ thành bảng và nêu quan hệ GV yêu cầu nêu các đơn vị đo độ Trò chơi 1: GV treo 2 bảng kẻ sẵn; chia dài đã học. HS có thể nêu không lớp thành hai đội; mỗi đội nhận một bút theo thứ tự nhất định, GV hướng dạ và yêu cầu mỗi đội ghi (tiếp sức) vào dẫn HS điền dần vào bảng kẻ sẵn các chỗ chấm trong bảng: HS hai đội lần 10
  6. để cuối cùng có một bảng hoàn lượt thi đua điền tên các đơn vị đo lớn thiện như trong SGK. Chẳng hạn: hơn mét (km; hm; dam); nhỏ hơn mét Khi HS lần lượt nêu các đơn vị đo (dm; cm; mm); ghi các số vào chỗ chấm: độ dài, GV có thể viết ra ở phần 1km = hm; 1hm = dam; dam = bảng khác (theo thứ tự HS nêu). m; 1m = dm; 1dm = cm ; 1cm Khi HS đã nêu đủ 7 đơn vị đo độ = mm và điền vào kết luận: “Mỗi đơn dài thì GV cho HS nêu đơn vị đo vị đo độ dài gấp lần đơn vị đo bé cơ bản là mét; GV ghi chữ “mét” hơn liền nó”. Đội nào xong trước và vào cột giữa của bảng kẻ sẵn; ghi điền đúng thứ tự các đơn vị và các số ký hiệu “m” ở dòng dưới cùng cột. vào chỗ chấm thì thắng cuộc. GV yêu Sau đó GV cho HS nhận xét có cầu HS mỗi nhóm đọc lại tên các đơn vị những đơn vị đo nhỏ hơn mét ta đo trong bảng theo thứ tự và đọc lại kết ghi ở các cột bên phải cột luận về quan hệ giữa các đơn vị liền kề. “mét”, GV ghi chữ “nhỏ hơn mét” Trò chơi 2: GV nêu một số câu đố; mỗi vào bảng kẻ sẵn. Có các đơn vị đo đội có một chuông (hoặc 1 biểu tượng) lớn hơn mét ta ghi các đơn vị lớn để giành quyền trả lời. Chẳng hạn: “Đố hơn mét ở bên trái cột “mét”, GV bạn biết đơn vị đo độ dài nào mà cứ 10 ghi chữ “lớn hơn mét“ vào bảng kẻ đơn vị đó là 1 mét ?”, Hoặc đố bạn đơn sẵn vị đo độ dài nào mà 1 đơn vị đó bằng GV cho HS nhìn bảng và lần lượt 100 mm; đội rung chuông trước được nêu quan hệ giữa hai đơn vị đo liền quyền trả lời. Nếu trả lời đúng được 10 nhau điểm. Nếu trả lời sai 0 điểm và đội còn GV cho HS đọc nhiều lần để ghi lại giành quyền trả lời. Cứ chơi như vậy nhớ bảng. (SGV Toán 3, trang 86) sau 5 phút đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc; Yêu cầu HS 2 đội nói cho nhau nghe về thứ tự của các đơn vị đo độ dài trong bảng và quan hệ của hai đơn vị đo liền kề. *Kết quả: Cách 1: Thể hiện rõ vai trò của GV qua các hoạt động (được gạch chân) trong quá trình hoàn thành mục tiêu: GV hướng dẫn; GV cho HS GV ghi Cách 2: Thể hiện rõ vai trò của HS tự huy động kiến thức vốn có; tự thể hiện kỹ năng; tự phát hiện quan hệ qua các hoạt động (được gạch chân) trong quá trình hoàn thành mục tiêu: mỗi đội ghi (tiếp sức); thi đua điền số; điền vào kết luận; giành quyền trả lời Thiết kế các hoạt động thực hành đa dạng gắn với việc giải quyết nhu cầu thiết thực trong đời sống để HS nhận biết giá trị của tri thức toán học Ví dụ 1: Bài Thực hành xem lịch (SGV Toán 2, trang 140) Kiến thức và kỹ năng của bài Hoạt động thực hành gắn với nhu cầu học thiết thực - Rèn kỹ năng xem lịch tháng (nhận - Hỏi các thành viên trong gia đình (bố, biết thứ, ngày, tháng trên lịch) mẹ, anh, chị hoặc em) để biết ngày 11
  7. - Củng cố nhận biết về các đơn vị thời sinh nhật của từng người. gian: ngày, tháng, tuần lễ, biểu tượng - Xem lịch rồi khoanh lại (hoặc ghi ra thời gian (phân biệt thời điểm với vở) ngày sinh nhật của mỗi người khoảng thời gian) trong gia đình em năm nay; nhớ ghi rõ ngày đó là thứ mấy trong tuần. Chẳng hạn: Sinh nhật của bố em là: ngày tháng và là thứ trong tuần Khi yêu cầu HS điền các ngày còn trống của một tờ lịch tháng nào đó hoặc liệt kê các ngày thứ trong tuần nào đó của một tháng, hoặc khoanh vào một ngày nào đó trên tờ lịch đều là hoạt động thực hành đúng với mục tiêu bài học nhưng khô khan và thuần túy kiến thức. Khi thiết kế hoạt động thực hành gắn với các nhu cầu cuộc sống như trên, chúng ta đã gợi lên những cảm xúc cho người học khi thực hành từ những việc làm tương tự. Ví dụ 2: Thực hành nhận dạng các hình. Sau khi HS lớp Hai học bài: Hình chữ nhật - hình tứ giác, thay cho việc yêu cầu HS quan sát và đếm hình trong 1 hình vẽ đã cho, có thể thiết kế hoạt động thực hành như sau: a. Chọn các hình thích hợp trong bộ đồ dùng học toán để xếp thành các hình dưới đây: b. Nói cho bạn nghe hình vừa xếp được tạo dáng của vật nào thường thấy hàng ngày. Ví dụ 3: Tính diện tích của một hình: Yêu cầu HS tính diện tích các vật thể các hình có dạng đã học xung quanh các em và cho biết kết quả tính. GV cho HS làm việc theo nhóm, tự dùng thước mét hoặc thước dây đo trực tiếp chiều dài, rộng hay cạnh của mặt bàn, bảng lớp, nền nhà và tự áp dụng công thức tính ra và báo cáo kết quả đo của mình, từ đó so sánh hay sử dụng theo yêu cầu của bài học hay theo yêu cầu thực hành của giáo viên. Tóm lại, việc thiết kế các hoạt động học tập giúp HS hứng thú học toán là sự thể hiện tổng hợp các ý tưởng về phương pháp dạy học. Người thiết kế không chỉ xác định đúng đắn mục tiêu học tập mà còn phải chú ý các yếu tố về tâm lý học, về giáo dục học và hiểu rõ vốn kiến thức thực tiễn của HS để phối hợp tốt với các thủ thuật, kỹ thuật thể hiện nội dung toán học, tạo ra các kích thích hợp lí để HS tự học. 1.4. Biện pháp 4:. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Người giáo viên có thể truyền cảm hứng học tập cho HS bằng việc thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ các em lĩnh hội được kiến thức dù các em ở 12
  8. mức độ nhận thức nào, luôn nhẹ nhàng, tận tình chỉ bảo từng em để các em được bằng bạn, các em cảm thấy sự công bằng, được quan tâm. Từ đó mọi học sinh đều trở nên tự tin, bạo dạn, yêu sự học, quý thầy cô và yêu luôn cả những giờ học. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” cũng là một biện pháp vô cùng hữu hiệu không những giúp tình bạn giữa các trò thêm gắn kết mà nó còn giúp các em được học hỏi qua nhau, cùng đưa phong trào học tập của lớp đi lên mạnh mẽ. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Tất cả các khối lớp đều áp dụng đạt hiệu quả cao tại hai trường Tiểu học trong thị trấn là Thanh Lãng A và Thanh lãng B. Các giái pháp trong sáng kiến này có thể áp dụng và nhân rộng trong các nhà trường Tiểu học. Thông qua các biện pháp, học sinh hứng thú học tập môn Toán hơn, tiếp thu bài học nhanh hơn, khắc sâu được kiến thức đã học, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, sôi nổi, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình đã có sự say mê học tập hơn rất nhiều. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: - Không IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế giảng dạy thì nhất thiết phải đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Điều kiện chủ quan từ giáo viên: Giáo viên cần không ngừng trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững kiến thức cần cung cấp. Từ hệ thống kiến thức đó giáo viên sâu chuỗi lại để có định hướng giảng dạy cung cấp kiến thức cho học sinh đúng trọng tâm hơn. Không những thế, giáo viên còn cần có lòng nhiệt tình tâm huyết. 2. Điều kiện khách quan: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trường cần đầy đủ, lớp học đủ rộng và có ánh sáng tốt, tránh được tiếng ồn của hoạt động sản xuất, giao thông đường bộ để quá trình dạy và học được đảm bảo chất lượng. Nhà trường, địa phương, cha mẹ học sinh cần quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của các em. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN 3. Đánh giá của tác giả: Qua điều tra khảo sát tâm lí của học sinh lớp 5A, tôi thấy tâm lí các em đã thay đổi đáng kể. - Giữa tháng 3 năm 2017 tôi đã tiến hành điều tra tâm lí của 35 HS lớp 5A (năm học 2016- 2017) bằng phiếu trắc nghiệm sau: PHIẾU TRẮC NGHIỆM 13
  9. Đánh dấu “x” vào ô vuông trước câu em cho là phù hợp với ý thích của mình: (giáo viên đọc từng câu cho học sinh đánh dấu) Câu 1: Em có thích học môn toán không ? Có: Không: Câu 2: Giờ học Toán là: Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy bổ ích. Một giờ học em không thích vì phải làm bài tập quá nhiều. Kết quả thu được Kết quả Nội dung 5A SL % 1. Em có thích học môn toán không ? Có : 27 87,1 Không : 4 12,9 2. Giờ học môn toán là: - Là một giờ học em thích nhất vì cảm 28 90,3 thấy bổ ích. - Một giờ học em không thích vì phải 3 9,7 làm bài tập quá nhiều. Khi áp dụng được tốt các biện pháp này trong các giờ học Toán, tôi tin rằng các em học sinh sẽ yêu thích học môn Toán, kéo theo niềm đam mê, yêu thích các môn học khá, kết quả học tập sẽ tăng lên đáng kể và học sinh cũng thêm yêu thầy cô giáo. Môn Toán sẽ không còn là nỗi sợ hãi của các em học sinh Tiểu học thân yêu nữa. Đây là một hi vọng cho thế hệ mầm non - thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam góp phần xây dựng phát triển đất nước phồn vinh và chúng ta có thể tự hào mình là con dân nước Việt với truyền thống tự học, tự cường trong lòng bạn bè quốc tế. 2. Đánh giá của tổ chuyên môn: Sáng kiến có tác dụng rõ rệt trong việc tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê với môn Toán. Tạo niềm tin với môn học, làm cho các em thêm yêu thích môn học, có tinh thần phấn đấu để nâng cao chất lượng học tập. Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và có tiềm năng tạo ra một thế hệ học sinh năng động, tự tin và có ích cho xã hội. XI. DANH SÁCH TỔ CHỨC THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi / lĩnh vực áp dụng sáng kiến 14
  10. 1 Trường Tiểu học Thị trấn Thanh Các lớp học từ khối 1 tới Thanh Lãng A Lãng khối 5 2 Trường Tiểu học Thị trấn Thanh Các lớp học từ khối 1 tới Thanh Lãng B Lãng khối 5 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng tìm đọc những tài liệu dạy học của bộ môn cũng như học hỏi từ đồng nghiệp. Tuy nhiên đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để sáng kiến này ngày càng hiệu quả và hoàn thiện thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác. Thanh Lãng, ngày tháng năm Thanh Lãng, ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Kí tên, đóng dấu) ( (Ký, ghi rõ họ tên) 15