Sáng kiến kinh nghiệm Dạy sách giáo khoa Ngữ văn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy sách giáo khoa Ngữ văn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_sach_giao_khoa_ngu_van_bo_ket_noi.docx
NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy sách giáo khoa Ngữ văn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
- NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI Thứ 5, 18/04/2024 | 21:50 NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Đặng Thị Thuý Ninh Tổ Khoa học xã hội Trường THCS Giao Nhân I. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY SÁCH MỚI 1.ƯU ĐIỂM - Sgk trước đây nặng về lí thuyết hàn lâm, đọc, viết, nói , nghe rời rạc không liền mạch, chưa đi sâu vào bản chất thể loại. - SGK mới có kế thừa một số văn bản mẫu mực, tinh hoa trong 1 of 4 10/10/2024, 3:53 PM
- NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI sách cũ, đồng thời dạy hs nắm vững kiến thức theo đặc trưng thể loại. Các phần đọc, viết, nghe và nói tổ chức liền mạch theo quy trình. Khi viết sách, tác giả đã nhấn mạnh chiến lược đọc hiểu nên có hướng dẫn cụ thể trước, trong và sau khi đọc. Có các thể kiến thức để hướng dẫn hs đi đúng hướng. - Viết là quá trình bài bản, là hệ quả của việc đọc, đọc là đầu vào, viết là đầu ra, đọc tốt sẽ viết tốt. Trong phần viết cũng có hướng dẫn cụ thể quy trình trước, trong và sau khi viết để hướng dẫn hs đi đúng hướng. - Phần thực hành tiếng Việt được đặt ngay sau các văn bản đọc, dùng luôn ngữ liệu trong văn bản đọc với mục đích dùng tiếng Việt hỗ trợ việc đọc, hs sẽ thấu hiểu văn bản và biết ứng dụng tiếng Việt vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống. 2. TỒN TẠI, KHÓ KHĂN - Năng lực nghiên cứu của gv vẫn còn yếu do nhiều áp lực: đổi mới pp, chất lượng điểm số của hs, .Muốn dạy hiệu quả sách mới, ng gv phải giải mã được yêu cầu cần đạt của chương trình 2018, nắm vững vốn tri thức Ngữ văn, nhiều GV còn tù mù, không phân biệt được tên thể loại và kiểu văn bản khác nhau như thế nào. Trước kia sách cũ chia văn bản theo phương thức biểu đạt, nhưng giờ không chỉ dựa vào phương thức biểu đạt mà dựa vào mục đích văn bản. - Vd văn bản thông tin mục đích là cung cấp thông tin, nên người ta đưa văn bản hành chính công vụ như văn bản trường trình vào văn bản thông tin vì dựa vào mục đích là cung cấp thông tin, nên thuộc về một kiểu văn bản. Thế nên nhiều gv cho hs xác định văn bản trên thuộc thể loại nào, hs trả lời là thể loại văn bản thông tin là sai vì không có thể loại văn bản thông tin mà chỉ có kiểu văn bản thông tin thôi. Chúng ta có 3 kiểu văn bản chính: + Văn bản văn học: thể loại: thơ, tùy bút, hồi kí, khoa học viễn tưởng + Văn bản nghị luận: nghị luận văn học, nghĩ luận xã hội, . + Văn bản thông tin: thuyết minh, tường trình, giới thiệu Việc phân chia kiểu văn bản là căn cứ vào mục đích của văn bản. còn thể loại là căn cứ vào hình thức và phương thức biểu đạt. Gv cần phân biệt rõ để thực hiện việc ra đề, đáp án câu hỏi cho phù hợp. *Gv phải có năng lực tổ chức giảng dạy: Năng lực thiết kế bài 2 of 4 10/10/2024, 3:53 PM
- NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI dạy, chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ và truyền cảm hứng đến hs. Dạy văn bản không phải nhồi nhét kiến thức, hs phải học nhiều, học hết mà chủ yếu rèn kĩ năng cho hs, rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu, tạo lập văn bản, để hs thoát SGK vẫn làm được. Chính vì vậy khi kiểm tra, đánh giá hs phải đánh giá quy trình viết thế nào, kiểm tra thể loại thì hs phải nắm chắc được đặc trưng của mã thể loại ấy. - Ví dụ: Dạy thơ 4 chữ thế nào (số chữ, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh thơ, phép tu từ .); Dạy tục ngữ thì linh hoạt giao phiếu về nhà cho hs chuẩn bị trước, gv chữa -> cuối cùng rút ra khái niệm tục ngữ, đặc điểm hình thức, ý nghĩa bài học *GV cần bám sát Nguyên tắc dạy học: Ai xứ lí thông tin thì người đó nhớ, ta phải trao cơ hội cho hs được làm việc. Vì sao trước đây hs ko nhớ vì chủ yếu hs học thuộc, GV làm việc thay các em, nhồi nhét kiến thức, làm việc hết cho hs, giờ hs tự làm thì hs nhớ, cứ để hs động não, gv cần tăng cường kĩ năng giao việc, khích lệ HS, chuẩn bị nhiệm vụ cho hs. *Ý kiến hs lười làm việc: - Gv cần thúc đẩy hs, nếu hs mình tiếp nhận không biết cách thực hiện nhiệm vụ hoặc quá yếu thì cần xem cái gốc ở lớp dưới hs đã được tạo thói quen làm việc chưa, hình thành kĩ năng thực hiện nhiệm vụ chưa - Nếu quá yếu thì giảm bớt yêu cầu, độ khó của nhiệm vụ (câu hỏi, phiếu) đi, hoặc cho vào nhóm có hs khá, giỏi để hỗ trợ nhau, gv quan tâm dìu dắt, đàu tư nhiều thời gian kèm thêm, đi từ dễ đến khó để HS không bị nản theo xu thế phát triển hs vẫn phải tiếp cận hướng mới, nếu yếu quá thì cũng đành chấp nhận hiện thực và yêu cầu thật nhẹ nhàng để các em không áp lực và tiến bộ mỗi ngày - Thật ra giờ đánh giá hs là đánh giá theo năng lực, nên chúng ta sẽ nhìn vào mặt tốt của các em, có hs kém toán, lí, nhưng lại giỏi sử, địa thì sao. Chính vì vậy thông tư 22 về đánh giá xếp loại hs không có điểm tổng kết chung các môn để đánh giá hs khá, giỏi vì đây là đánh giá theo phẩm chất, năng lực hs, khi nhìn nhận hs hãy nhìn nhận vào điểm mạnh, mặt tốt của các em. Như khi học modul có đoạn phim nói rằng: "Nếu bạn muốn con cá phải biết leo cây thì nó sẽ sống suốt đời trong cái bể nước và tin rằng mình là kẻ ngu ngốc”. Như vậy, trong thông tư hướng dẫn đã có điểm mới để tương thích với yêu cầu của CT2018. *Ý kiến về thời gian dạy thiếu: - Chúng ta vẫn theo tư duy cũ là làm sao phải dạy hết văn bản, thực hiện hết bài tập, có bao nhiêu kiến thức phải dạy hết, hs 3 of 4 10/10/2024, 3:53 PM
- NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY SGK NGỮ VĂN BỘ KẾT NỐI không học hết, học kĩ văn bản thì áy náy, . - Gv rèn cho hs ko phải là làm sao cho hs thuộc hết kiến thức, làm hết bài tập mới đạt yêu cầu mà là rèn cho hs kĩ năng để hs áp dụng được vào đơn vị kiến thức khác. Chúng ta có thể dạy kĩ văn bản 1, hs nắm chắc đặc trưng thể loại rồi thì văn bản 2 đi nhanh gọn hơn, giao nhiệm vụ về nhà cho hs làm gv thu chấm, đánh giá. - Ngay cả khi đánh giá giờ dạy của gv, thanh tra cũng không nên áp đặt phân bố thời gian hợp lí chưa, gv có đi hết đủ 4 phần không mà hãy đánh giá năng lực thiết kế giờ dạy, việc tổ chức các hoạt động của gv có phù hợp ko, hs có hăng hái, tích cực không còn nếu tiết đó mà chưa hết phần quan trọng cần truyền đạt thì tiết sau gv sẽ co kéo sao cho phù hợp. *Lưu ý khi ra đề thi: - Dạy học theo đặc trưng thể loại nên ra đề thi cũng phải theo đặc trưng thể loại của văn bản đọc. Ví dụ ra đề viết là biểu cảm về mẹ thì văn bản đọc cũng phải là các văn bản thuộc thể loại trữ tình: tùy bút, tản văn, thơ, . Tránh trường hợp văn bản đọc 1 đằng phần viết 1 nẻo là không tương thích. II. KINH NGHIỆM DẠY - Đọc: bám sát mã thể loại (Yêu cầu cần đạt của CT và phần tri thức Ngữ văn), chú ý chiến lược đọc: trước, trong và sau khi đọc; - Thực hành tiếng Việt: hình thành khái niệm theo 2 con đường, quy nạp, diễn dịch. Lấy ví dụ trong văn bản đọc để hình thành khái niệm cho hs, để giúp cho quá trình đọc tốt hơn, hs giải mã, thấu hiệu được văn bản. - Phần tập làm văn: bám sát quy trình thiết kế, cho hs làm lần lượt. Chú ý sử dụng các công cụ đnahs giá, kiểm tra như thang đo, bảng kiểm, rubrics để hs đánh giá và tự đánh giá, chỉnh sửa, hoàn thiện. Tác giả:Trường THCS Giao Nhân 4 of 4 10/10/2024, 3:53 PM