Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

doc 17 trang thulinhhd34 5621
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_nang_cao_ky_na.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến

  1. + Luận điểm 1: • Nêu luận điểm. • Chứng minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) Luận điểm phụ • Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn đề có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận với các tác giả, tác phẩm cùng chủ đề, với giai đoạn văn học khác + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân: nhận thức, hành động - Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng b. Lập dàn bài: Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận sắp xếp theo bố cục ba phần, đúng với nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kết bài. * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác - Giới thiệu vấn đề nghị luận: + Nêu khái quát vấn đề nghị luận. + Trích dẫn nhận định. - Phạm vi vấn đề. - Đánh giá sơ bộ vấn đề. * Thân bài: - Giải thích nhận định: + Giải thích nghĩa của vấn đề. + Giải thích cơ sở của vấn đề. - Chứng minh nhận định: + Luận điểm 1: • Nêu luận điểm. 7
  2. • Chứng minh luận điểm • Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Đánh giá thành công của vấn đề. + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận. + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân. * Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề - Nâng cao. c. Viết bài: Học sinh dựa vào dàn ý viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Hướng dẫn học sinh cách viết bài * Hướng dẫn chung: - Học sinh cần vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận. - Khi viết bài, phải bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từng phần. - Chú ý cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, qui nạp (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp). - Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu trong văn bản sau đó phân tích những ý nổi bật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm. - Hướng dẫn học sinh lần lượt viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài. * Hướng dẫn cách viết mở bài. - Thế nào là một mở bài hay ? Là mở bài đúng, có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo. Thông thường có hai cách: + Mở bài trực tiếp: Mở thẳng vào vấn đề hoặc có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm). 8
  3. + Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số - Một số “mẹo” mở bài hay : + Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học. + Nhập đề bằng danh ngôn. + Nhập đề bằng thơ. + Nhập đề bằng lời bài hát. * Hướng dẫn cách viết kết bài. - Thế nào là một kết bài hay ? Giống như phần mở bài, phần này chỉ thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày. Kết bài phải độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị. Có hai cách kết bài sau đây: + Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. + Kết bài bằng cách bình luận, mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề. - Một số “mẹo” kết bài hay : + Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo. + Kết bài bằng danh ngôn, hoặc câu nói có tính triết lí. d. Đọc và sửa chữa: - Sau khi học sinh viết các đoạn văn giáo viên yêu cầu các em đọc lại để tự phát hiện và sửa lỗi. - Cho học sinh trao đổi bài để sửa lỗi cho nhau, có thể tự chấm bài, nhận xét về cách diễn đạt, dùng từ đặt câu của bạn. - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh. 1.4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách làm một đề bài cụ thể. Đề bài: Trong tác phẩm “Lòng yêu nước”, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. ( ) Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. ( Ngữ văn 6, tập2- NXBGD 2000- Trang 100) 9
  4. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng sự hiểu biết của mình về văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó. Hướng dẫn cách làm: a.Tìm hiểu đề và tìm ý: a1.Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định về một giai đoạn văn học. - Vấn đề nghị luận: ý kiến, nhận định của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua về lòng yêu nước. - Phạm vi: các tác phẩm văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay thể hiện tinh thần yêu nước. a2.Tìm ý: * Giải thích nhận định: - Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng Ê-ren-bua đã diễn tả nó bằng những hình ảnh hết sức sinh động, cụ thể. Lòng yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thực. Nó bắt đầu từ tình yêu những vật “tầm thường”, cụ thể nhưng gần gũi, gắn bó sâu sắc với mỗi con người. Đó là tình yêu cái cây trồng trước nhà, con phố nhỏ đổ ra bờ sông, vị thơm mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi ruợu mạnh Lòng yêu nước được diễn tả vừa cụ thể vừa đa dạng. - Giải thích được nhà văn Ê-ren-bua đã chọn cách diễn đạt và hình ảnh so sánh cụ thể như thế nào? * Chứng minh nhận định: tinh thần yêu nước trong các tác phẩm văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. - Luận điểm 1: Tình yêu nước như là tình cảm sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, trong văn học Việt Nam (tính truyền thống). Nó được thể hiện đặc biệt trong Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dẫn chứng trong một số văn bản: “Làng” ( Kim Lân), “Lặng lẽ SaPa” ( Nguyễn Thành Long), “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê) - Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. + Luận điểm phụ 1: Có thể đó chỉ là tình yêu với một vùng đất nhiều kỉ niệm Dẫn chứng trong một số văn bản: “ Sài Gòn tôi yêu” ( Minh Hương), Mùa xuân của tôi” ( Vũ Bằng), “ Cô Tô” ( Nguyễn Tuân) + Luận điểm phụ 2: Có thể là tình cảm của những con người cụ thể: Dẫn chứng: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, Phương Định và tổ thanh niên xung phong của cô trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê 10
  5. * Đánh giá, mở rộng: b. Lập dàn ý: b1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận ( có thể trích dẫn nhận định). - Khái quát vấn đề. b2.Thân bài: * Giải thích nhận định: - Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng Ê-ren-bua đã diễn tả nó bằng những hình ảnh hết sức sinh động, cụ thể. Lòng yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thực. Nó bắt đầu từ tình yêu những vật “tầm thường”, cụ thể nhưng gần gũi, gắn bó sâu sắc với mỗi con người. Đó là tình yêu cái cây trồng trước nhà, con phố nhỏ đổ ra bờ sông, vị thơm mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi ruợu mạnh Lòng yêu nước được diễn tả vừa cụ thể vừa đa dạng. - Nhà văn Ê-ren-bua đã chọn cách diễn đạt thật giản dị, dùng hình ảnh so sánh: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn -ga, con sông Vôn - ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Cách so sánh từ gần tới xa, từ nhỏ tới lớn, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần gũi đến thiêng liêng. Các câu văn sóng đôi với nhau, các vế thật hài hoà: Suối - sông- sông lớn - biển lớn; nhà - làng- miền quê- Tổ quốc. Hai câu văn đã khái quát tư tưởng của tác giả về lòng yêu nước, về tình yêu Tổ quốc. * Chứng minh nhận định: - Tình yêu nước như là tình cảm sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, trong văn học Việt Nam (tính truyền thống). Nó được thể hiện đặc biệt trong Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quí báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường kì lịch sử ( ). Tinh thần yêu nước còn được thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi. Lòng yêu nước ấy trong những hoản cảnh ngặt nghèo, có khi lại được gửi vào những hoài niệm về quá khứ, về một vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên hay phong tục sinh hoạt của dân tộc, có khi lại là tình yêu với tiếng nói của dân tộc. ( Trích: Tổng kết văn học- SGK Ngữ văn 9, tập 2- NXBGD 2005-trang 191,192) Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám là văn học của một dân tộc vừa giành được độc lập, tự do sau hơn 80 năm nô lệ, nên tình yêu nước thường gắn với niềm tự hào được làm chủ quê hương, làm chủ giang sơn, Tổ quốc mình. 11
  6. Tình yêu quê hương đất nước được nhìn, được hiểu với tinh thần ấy nên đất nước càng tươi đẹp bội phần. Cách mạng dân tộc dân chủ và lý tưởng xã hội chủ nghĩa đem đến cho các nhà văn nhà thơ quan niệm đất nước nhân dân, đất nước qua con mắt những con người bình thường và giản dị. Đó là đất nước của người nông dân quen sống lam lũ cả cuộc đời với ngôi làng cũ chứa bao kỉ niệm vui buồn (ông Hai trong “Làng” của Kim Lân), đó là đất nước của anh cán bộ làm công tác thuỷ văn đo mưa đo gió trên đỉnh Yên Sơn 2600 m thiếu cả tiếng người (trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long), đó là đất nước trong con mắt của người con gái Hà Nội xung phong ra mặt trận giữa bom đạn quân thù, giữa cái sống và cái chết (Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) Qua cái nhìn qua nhận thức của hai nhân vật, tình yêu quê hương đất nước hiện lên mỗi nhân vât mỗi một khác song đó đều là đất nước được nhân nhân xây dựng và bảo vệ bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình qua trường kì lịch sử. Đó là chủ đề của hàng loạt bài thơ và nhiều trang truyện viết về đất nước trong giai đoạn văn học này. - Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. + Có thể đó chỉ là tình yêu với một vùng đất nhiều kỉ niệm: Tôi yêu Sài Gòn da diết như một người đàn ông vẫn ôm ấp một mối tình nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều gió lộng nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ còn nhiều cây xanh che chở (“Sài Gòn tôi yêu” - Minh Hương); một mùa xuân “trăng non, rét ngọt” của Hà Nội, của miền Bắc trong tấm lòng của người xa quê: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như trong mộng Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là là khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết đã hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. ( “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng); hay cũng có thể là một vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc có nước xanh, mây trắng vào một buổi sáng sau bão: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa Cây trên núi đảo lại thêm xanh thêm mượt, nước biển lại lại lam biếc và đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa mà càng yêu mến hòn đảo như bất cứ người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây ”( “Cô Tô” - Nguyễn Tuân). + Có thể là tình cảm của những con người cụ thể: • Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Làng của ông, một làng quê hình như chẳng có gì đặc biệt so với bao làng quê Việt Nam khác nhưng nó lại ám ảnh ông một cách lạ kì. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê : một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa , rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất như 12
  7. tỉnh, đường làng lát toàn đá xanh, cái sinh phần to đẹp của viên tổng đốc làng mình và tự hào hơn bao giờ hết là làng ông đã theo kháng chiến những ngày đánh Tây gian khổ mà vui. Đó là cái làng mà cả giới phụ lão cũng vác gậy đi tập một hai trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị cho kháng chiến Và khi phải đi tản cư rồi ông vẫn bồi hồi không yên luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông đã xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng mình theo Tây. Và ông cũng thật hả hê vui mừng đi khoe khi được tin cải chính làng ông không theo Tây, làng ông bị tàn phá, nhà ông bị đốt. Nhưng đó là sự hi sinh mất mát đầy tự hào, mãn nguyện vì đó là làng kháng chiến, làng yêu nước. Đó chính là tình yêu làng, tình yêu nước luôn thống nhất trong ông. • Đó là anh thanh niên và bao con người thầm lặng khác trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta gặp một con người yêu mảnh đất mình đã sống đó là nơi anh sinh ra, lớn lên và làm việc. Công việc của một người thầm lặng : Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Và đó là công việc đầy khó khăn vất vả Nửa đêm nằm trong chăn không thể ngủ lại được. Nhưng tất cả những khó khăn ấy có ý nghĩa gì với chàng thanh niên trẻ khi anh đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của mình: Hồi chưa vào nghề Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu như thế đấy”. Phải chăng đó chính là tình yêu với quê hương, với Tổ quốc. • Đó là Phương Định và tổ thanh niên xung phong của cô trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Những cô gái trẻ làm nhiệm vụ đếm và phá bom trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt của dân tộc. Những người con gái ấy nếu đất nước thanh bình họ chắc là cô giáo, là bác sỹ, kỹ sư. Họ đã yêu thiết tha căn nhà, người thân: Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như là mẹ tôi, cái của sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải có thể có những cái đó Hoặc là cái cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy kem chúng xoáy mạnh trong tâm trí tôi. Nhưng trong cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc họ sẵn sàng ở mặt trận, một mặt trận nóng bỏng, hàng ngày hàng giờ đối mặt với sự hiểm nguy: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ hai con mắt lấp lánh Còn chúng tôi thì chạy trên điểm cao cả ban ngày . Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Nhưng nhất định sẽ nổ. Cái để những người con gái kia sẵn sàng chấp nhận và đối diện thường xuyên với khó khăn gian khổ, sẵn sàng cống hiến, hi sinh cả cuộc đời mình có phải là tình yêu thiết tha với gia đình, với bạn bè, với những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương mà rộng hơn là tình yêu đất nước. Phải chăng họ tìm ý nghĩa sự sống trong Tổ quốc, Nhân dân, trong tương lai tươi sáng, trong lẽ sống vĩnh cửu. (Văn học thuộc loại hình sử thi , cái đẹp trong văn học Cách mạng gắn với ý niệm về Tổ quốc trường tồn). Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc mình. 13
  8. Tình yêu quê hương đất nước bắt đầu tình cảm sẵn có trong mỗi con người, đó là tình cảm thật hồn nhiên, giản dị và trong sáng. Tình yêu ấy khi được ý thức một cách đúng đắn, đầy đủ càng sâu sắc và đẹp đẽ. * Đánh giá, nâng cao: - Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Suy nghĩ, hành động: + Sự khâm phục, tự hào, yêu quý. + Học tập, rèn luyện. b3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ c.Viết bài: HS dựa vào dàn ý viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. d. Đọc và sửa chữa: Sau khi viết bài, học sinh đọc lại để tự phát hiện và sửa lỗi về cách diễn đạt, dùng từ đặt câu trong bài viết của mình. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: a. Sáng kiến được áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trường THCS- nơi tôi công tác và áp dụng cụ thể cho các đối tượng học sinh lớp 8,9 và các đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 8,9; học sinh giỏi môn khoa học xã hội. b. Ngoài ra, sáng kiến còn có thể nhân rộng – có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh giỏi, học sinh đại trà các lớp 8,9 ở các trường THCS khác trong huyện, trong tỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả bài viết nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến. IV. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến là việc rất cần thiết, nhằm hướng các em học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi môn Ngữ văn biết cách tạo lập được những bài nghị luận văn học có linh hồn, sức sống, đi vào lòng người, chinh phục người đọc bằng con đường tình cảm – mà xưa nay khi đã chinh phục được trái tim người đọc thì tác phẩm có giá trị lâu bền, giá trị nhân văn sâu sắc. Đây là một sáng kiến có ý nghĩa thiết thực đối với công tác dạy học Ngữ văn nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng mà tôi đã áp dụng trong năm học 2018-2019 để hướng dẫn cho học sinh làm bài nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến. Sau khi áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn giảng dạy, chất lượng bài làm của học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt, giờ các em không chỉ biết làm bài đúng hướng mà đã hiểu bản chất của kiểu bài 14
  9. này: các em đã biết giải thích chứng minh ý kiến, nhận định, lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học, từ thực tế cuộc sống để đưa vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người đọc. Nhờ áp dụng sáng kiến này mà kết quả học tập năm học 2018 -2019 tại các lớp do tôi tiếp tục theo dạy, chất lượng bài làm của các em đã được nâng lên rõ rệt. - So sánh chất lượng bài làm của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến và khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến với 89 học sinh. Trước khi áp Sau khi áp dụng sáng kiến dụng sáng kiến Chất lượng bài làm của So sánh học sinh ( Năm học 2017- 2018) ( Năm học 2018- 2019) Số lượng % Số lượng % Số học sinh chưa biết làm Giảm bài (Từ 1,0 – dưới 5,0 34 38,2 12 13,5 24,7% điểm) Số học sinh biết làm bài ở Tăng mức TB, khá (Từ 5,0 – 42 47,2 48 53,9 6,7% 7,0 điểm) Số học sinh làm tốt Tăng 13 14,6 29 32,6 (Từ 8,0 – 9,0 điểm) 18% Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả năm học 2018 - 2019 so với năm học 2017 – 2018 cho thấy: Số học sinh làm bài còn yếu đã giảm; số học sinh ở mức trung bình và khá đã tăng ở các lớp đại trà; đặc biệt số học sinh khá, giỏi tăng cao. V. Các thông tin cần được bảo mật: không. D. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: I. Đối với giáo viên. 1. Giáo viên dạy Ngữ văn THCS đều có thể áp dụng sáng kiến. 2. Giáo viên có thể nghiên cứu thêm tài liệu, vận dụng thêm các kỹ năng khác. 3. Học tập cách viết văn nghị luận văn học của các cây bút lớn, tham khảo và tìm đọc các bài văn nghị luận văn học trên sách báo II. Đối với học sinh. 1. Học sinh phải cố gắng, vận dụng và thường xuyên học tập, rèn luyện để viết tốt bài văn nghị luận văn học dạng bàn về một ý kiến. 15
  10. 2. Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn. Đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Phạm vi/Lĩnh vực áp STT Tên tổ chức/cá nhân dụng sáng kiến Hoạt động dạy học, bồi 1 Giáo viên Ngữ văn trường THCS dưỡng học sinh giỏi 2 Học sinh lớp 8,9 Hoạt động học 3 Đội tuyển HSG môn Ngữ văn 8,9 Bồi dưỡng HSG 4 Đội tuyển HSG môn khoa học xã hội Bồi dưỡng HSG 16