Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Kỳ Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_han_che_tinh_trang_hoc_sinh.docx
- Tài Thủy - Cao Thị Hải Yến - THPT Kỳ Sơn-Kỹ Năng sống.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Kỳ Sơn
- 41 chung, Trường THPT nói riêng. Chương trình giáo dục đổi mới năm 2018 nhằm giúp học sinh đạt được các kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực của các em trên cơ sở tư vấn, đinh hướng, giáo dục phù hợp. Giáo dục mang tính mở, học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, dẫn dắt. Sự thay đổi chương trình giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho các em học sinh. Những năm qua giáo dục đã và đang tạo cơ hội cho thầy và trò thay đổi mình để tiếp cận chương trình mới. Nhiều em học sinh đã thích ứng và chủ động tìm hiểu về chương trình này, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh chưa thích ứng và chủ động những thay đổi đó. Tỉ lệ bỏ học, bỏ tiết vẫn diễn ra, đặc biệt là tình trạng bỏ học giữa chừng. Quá trình thực hiện giải pháp tôi đã vận dụng linh hoạt và triệt để, kết quả thu được ban đầu cho thấy tính khả thi của giải pháp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng giải pháp này còn có nhiều bất cập về thời gian, đối tượng áp dụng nên tính triệt để tình trạng học sinh bỏ học khong được khả quan. Bởi có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan chưa được khắc phục, nó đòi hỏi sự vào cuộc tổng thể của các tổ chức chính trị, thời gian áp dụng còn ít. Trong quá trình áp dụng gặp những vấn đề xảy ra bất khả kháng cu thể là đại dịch Covid-19. Khi xảy ra đại dich nảy sinh nhiều vấn đề hơn nữa, nhiều em được về cachs ly không ra học nữa. Qua đó đã giúp tôi nghiên cứu và bổ sung thêm giải pháp trong tình hình nay. Do giải pháp mang tính chủ quan của các nhân tôi nên khi áp dụng có thể chưa có kết quả như mong muốn. Rất mong các thính giả, Ban giám khảo quan tâm, chỉ ra những hạn chế của giải pháp để tôi sửa đổi, bổ sung hoàn thành và đưa vào áp dụng một cách có hiệu quả hơn. 2. Khuyến nghị Để tiếp tục phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số ít người, Đảng và nhà nước cần ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số trong nhóm dân tộc có nguồn thu nhập thấp như: dân tộc Thái, H’mông, Khơ Mú. Hỗ trợ chi phí học cao học, nghiên cứu sinh và được ưu tiên trong tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức. Ở địa phương có người dân tộc thiểu số cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục đối; quan tâm việc đầu tư
- 42 cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số làm tốt công tác quy hoạch nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, có chính sách ưu tiên xét tuyển học cử tuyển và đảm bảo bố trí việc làm cho người học cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Có những nguồn kinh phí hỗ trợ kịp thời cho những em học sinh có thành tích học tập tốt mà điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, để từ đó động viên, gips đỡ cho các em hoàn thành ước mơ, khát khao của mình trong tương lai. 2.1. Đối với chính quyền các cấp - Chính quyền các cấp đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của Địa phương. Chính vì vậy các cấp chính quyền địa phương phải: + Nắm rõ được số lượng học sinh đang theo học và có được dự đoán về tình hình học tập của các em; + Theo dõi bám sát động viên gia đình và các em về việc thực hiện công tác giáo dục; + Có những chế độ chính sách hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh gia đính đặc biệt khó khăn, những học sinh sống xa cha mẹ; + Đề xuất những khó khăn của địa phương lên các cấp cao hợn những khó khăn của nhân dân để các cấp có thẩm quyền đưa ra những chính sách, duy trì các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho giáo dục miền núi như chế độ 116, chế độ 81 2.2. Đối với nhà trƣờng - Cần xây dựng chiến lược giáo dục đặc thù cho học sinh miền núi; - Tiếp tục là cơ quan tham mưu trực tiếp đến các cấp cao hơn về những khó khăn của giáo dục miền núi, để có được nhiều hỗ trợ hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các nguồn quỹ khuyến học của các tổ chức cho các em học sinh miền núi; - Phát huy được sức mạnh tập thể, các tổ chức trong nhà trường đoàn kết, đồng lòng, thương yêu giúp đỡ các em.
- 43 2.3. Giáo viên bộ môn. Vận dụng tối đa các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy kiến thức bộ môn, bám sát và phù hợp với đối tượng học sinh, quan tâm nhiều hơn đối với các em dân tộc thiểu số, đặc biệt là những em có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình hkos khăn. Những em học sinh chậm tiến bộ trong rèn luyện ý thức đạo đức. Khi đánh giá học sinh cần nhìn nhận một chách khách quan, tích cực theo chiều hướng phát triển, động viên khích lệ các em trong quá trình học tập. 2.4. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên Thông qua các chương trình tổ chức các phong trào, hoạt động trong năm, Đoàn thanh niên khuyến khích các em tham gia vào các công việc phù hợp. Xây dựng các chương trình giáo dục đa dạng, phong phú, tạo ra các sân chơi lành mạnh, các hoạt động tập thể để các em tự khẳng định mình. 2.5. Đối với Tổ tƣ vấn lứa tuổi học đƣờng của nhà trƣờng Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng như trong học tập của các em thường xuyên nghỉ học, bỏ học vô lý do, để tư vấn, động viên các em thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của người học sinh. Tư vấn phản hồi ngược cho GVCN, GVBM, Ban giám hiệu nhà trường về tâm sinh lý, hoàn cảnh, những khó khăn của các em trong cuộc sống cũng như trong học tập. Từ đó đưa ra phương án tối ưu cho các em học sinh này; - Liên hệ mật thiết với chính quyền xã bản để nắm bắt thông tin hàng ngày về gia đình học sinh, thông báo kịp thời cho chính quyền các cấp ở xã về tình trạng những học sinh thường xuyên bỏ học vô lý do. Để họ có sự kết nối với gia đinh học sinh. 2.6. Đối với công tác chủ nhiệm lớp - Cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh một cách chi tiết, phân loại hành vi ý thức của các em. Đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp cho những em có hành vi đạo đức lệch chuẩn.
- 44 - Tạo sự gần gũi, thiện cảm và công bằng giữa các em học sinh trong lớp. - Dành nhiều thời gian thăm hỏi động viên học sinh. Chủ động tìm thời gian cùng các em về nơi bản làng để tìm hiểu những khó khăn, gặp gỡ trao đổi, động viên gia đình học sinh; - Giáo dục cho các em thấy được ý nghĩa của việc học tập mới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho các em; - Tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, nhiều hoạt động thực tiễn. Không đè nặng đánh giá mặt tiêu cực, những hạn chế của các em; - Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ, giáo dục các em. 2.7. Đối với gia đình học sinh - Cần nhận thức sâu sắc về ỹ nghĩa của giáo dục cho các em, giáo dục không chỉ là giảng dạy những kiến thức khoa học dẻ các em thi vào các trường Đại học, cao đẳng mà các em muốn. Mag giáo dục ở đây còn là nhân cách, hành vi ứng xử, lối sống, giáo dục cái chân, thiện, mỹ. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các em như: quan tâm đến thời gian ăn, học, nghỉ ngơi. - Tư vấn, động viên định hước cho các con về tầm quan trọng của việc học, tư vấn định hướng cho các em về con đường sự nghiệp mà các em ước mơ. - Nắm bắt được sự thay đổi hành vi, học tập để cùng giáo viên chủ nhiệm, cùng nhà trường hỗ trợ cho các em. Kỳ Sơn, ngày 5 tháng 1 năm 2022
- 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Báo Nghệ An về phát triển kinh tế miền tây xứ nghệ năm 2022; 2. Diễn đàn về các vùng miền dân tộc thiểu số: - Quyết định 1379/QĐ-TTg năm 2013 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020. - Nghị quyết 12/NQ-CP 2020 thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số, miền núi. - Nghị quyết Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. - Tăng cường công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số - cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc (Hà Thị Khiết - Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Nguồn tin Tạp chí Cộng sản. - Diễn đàn: “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi đến năm 2020”, Tác giả Phương Linh. 3. Sách văn hóa các dân tộc vùng miền dân tộc thiểu số: Sách văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số Kỳ Sơn (Nhà xuất bản Nghệ An). 4. Ngôn ngữ và văn hóa một số dân tộc thiểu số ở nước ta: tác giả PGS.TS Lê Ngọc Thắng (Nhà xuất bản dân trí năm 2014). 5. Lễ tục hôn nhân các dân tộc ở xứ Nghệ: Sưu tầm, biên khảo Lê Tài Hòe (Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2018). 6. Tạp chí, chuyên đề về văn hóa các dân tộc vùng miền núi dân tộc thiểu số: Chuyên đềdân tộc thiểu số và Miền núi (Báo Nhi đồng). Chuyên đềDân tộc thiểu số và Miền núi (Báo Thiếu niên tiền phong). Chuyên đề Dân tộc thiểu số và Miền
- 46 núi (Báo Nông nghiệp Việt Nam). Tạp chí Văn hóa các Dân tộc (Hội Văn học nghệ thuật, các dân tộc thiểu sốViệt Nam). Tạp chí Dân tộc và Miền núi (Ủy ban dân tộc miền núi). Tạp chí Dân tộc và Thời đại (Hội dân tộc học Việt Nam). 7. Sách Bộ Văn hóa - Thông tin: Tiếp tục đẩy mạnh công tác Văn hóa - Thông tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Hà Nội năm 2004) 8. Các tài liệu liên quan đến giáo dục hòa nhập: Module Tiểu học Giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị, học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học tập, học sinh khuyết tật về ngôn ngữ. 9. Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Tác giả Phan Thanh Vân; Trường Đại học Thái Nguyên). 10. Những giá trị sống cho tuổi trẻ của tác giả Diane Tillman, (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Biên dịch: Đỗ Ngọc Khánh Ph.D). 11. Các tài liệu liên quan đến giáo dục hòa nhập; 12. Các tài liệu về Chương trình giáo dục 20218; 13. Các thông tư, nghị định 116, nghị định 81(86 cu) về chính sách, hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn tiền ở cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.