Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ

pdf 9 trang binhlieuqn2 03/03/2022 3523
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_trong_gian.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN/GIẢI PHÁP Mã số . . . . . . . . . . Tên Sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ. Bến Tre, tháng 11/2017
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN/GIẢI PHÁP Mã số (do Thường trực HĐ ghi . . . . . . . . . . . . . .) 1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Quốc phòng-An ninh 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới (Nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới để khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ): Trung học phổ thông (THPT) là cấp học đầu tiên mà học sinh được học về nội dung Giáo dục Quốc phòng-An ninh (GDQP-AN) nên có nhiều bỡ ngỡ chưa quen với môn học. Đây là môn học có những yêu cầu cao vì vừa học lý thuyết vừa kết hợp thực hành rèn luyện, cường độ học tập cao hơn do có nhiều nội dung phải học ngoài trời nắng, ngoài thao trường, bãi tập rất vất vả đối với lứa tuổi các em. Thực tế khi tham gia học tập GDQP-AN phần lớn các em đều có tâm lý ngại học, ngại rèn luyện, đặc biệt là nội dung thực hành như nội dung điều lệnh đội ngũ (ĐLĐN). Nội dung này đòi hỏi ở người học phải cố gắng cao trong học tập và rèn luyện, chịu khó tìm tòi đào sâu suy nghĩ để nâng cao nhận thức đồng thời rèn luyện để hình thành kỹ năng quân sự. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp (để giải quyết vấn đề gì): Việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP-AN nói chung, nội dung ĐLĐN đơn vị nói riêng là yếu tố thiết thực và cấp bách góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo nhằm đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện của học sinh. - Nội dung giải pháp (chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể ): +Tính mới của giải pháp: Ngoài sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống như trực quan làm mẫu, chia nhóm, xoay vòng tập luyện qua kinh nghiệm giảng dạy tôi làm dụng cụ phục vụ việc học đi đều như sau: * Khung chuẩn về độ cao thấp của tay và chân gồm: 2 trụ đứng (cách nhau 5m) và dây căng ngang trên dưới 2 trụ (độ cao tùy giới tính học sinh).
  3. * Khung chuẩn về độ dài bước của chân và khoảng cách chuẩn hàng ngang giữa các hàng (sơn trên nền sân xi măng).
  4. + Nội dung giải pháp: Trong giảng dạy ĐLĐN chủ yếu dùng phương pháp trực quan, kết hợp giữa giảng lý thuyết với làm mẫu động tác, lấy làm mẫu động tác là chính. Mục đích của phương pháp giảng dạy ĐLĐN nhằm giúp cho học sinh nhận thức sâu về nội dung, thực hành thành thạo, hành động thống nhất. Phương pháp giảng dạy ĐLĐN là cách thức, biện pháp tiến hành của giáo viên, nhằm truyền đạt cho học sinh lĩnh hội, tiếp thu những nội dung của ĐLĐN quân đội. Muốn có giảng dạy tốt giáo viên phải nắm chắc đối tượng giảng dạy, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng. Thông qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, giáo viên có thể lồng ghép nhiều động tác, đứng trên nhiều cương vị để truyền đạt tri thức một cách tự giác cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành để có kỹ năng thực sự khi học tập. Như vậy cần có phương pháp hình thức tổ chức và luyện tập khoa học, thống nhất, chặt chẽ để hình thành kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức phát triển tư duy, logic, khả năng sáng tạo độc lập của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 10 mới làm quen với môn GDQP-AN. a-Chuẩn bị : -Lập kế hoạch chung và chi tiết về kế hoạch giảng dạy cũng như việc thiết kế và làm dụng cụ để được Ban Giám Hiệu phê duyệt. -Trao đổi và thống nhất trong Tổ việc thực hiện gồm giáo viên và mời cán bộ quản lý cùng tham gia. b-Thực hiện kế hoạch : - Sử dụng hình thức tổng hợp và phân tích tài liệu: đọc các tài liệu có liên quan đến hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập, các nội dung thực hành đối với GDQP - AN (đặc biệt là có nội dung giảng dạy điều lệnh đội ngũ) và các môn học khác có liên quan, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về GDQP-AN. Từ phân tích tiếp thu và sử dụng các thông tin khoa học có liên quan cần thiết, tổng hợp lại thành những vấn đề cơ bản có tính định hướng như phân tích đánh giá khả năng tự luyện tập của học sinh. - Đối tượng học tập có học sinh có sức khỏe tốt, có học sinh có sức khỏe không tốt, những học sinh có tật có khả năng nhận thức tiếp thu khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần xác định được từng đối tượng học sinh để có công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp học sinh dễ tiếp thu và nhận thức được nội dung nhanh chóng, thuận lợi cho việc tổ chức luyện tập nhất là việc hình thành kỹ năng thực hành nội dung ĐLĐN. - Trước khi lên lớp giảng dạy giáo viên phải làm thật tốt, chu đáo công tác giảng dạy như: - Chuẩn bị soạn giáo án theo quy định - Thục luyện giáo án ( bài giảng) - Tổ chức thông qua giáo án ( bài giảng) - Bồi dưỡng người phụ trách, đội mẫu (người phục vụ) - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy- học thực hành. Khi giảng dạy thực hành giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt, giọng nói to, rõ ràng, có kỹ năng sử dụng các dụng cụ, phương tiện giảng dạy thực hành, tư thế tác phong chững chạc, nghiêm túc, động tác làm mẫu chuẩn xác, rõ ràng, dứt khoát để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu để giảng dạy và tổ chức thực hành luyện tập hình thành kỹ năng cho học sinh.
  5. Thông thường khi giảng dạy, làm mẫu động tác giáo viên dùng phương pháp kết hợp lý thuyết với thực hành qua 3 bước như: + Khi giảng dạy nội dung ĐLĐN đơn vị, giáo viên có thể làm mẫu động tác kết hợp sử dụng cán sự để thực hiện động tác mẫu. + Khi giáo viên làm động tác mẫu thì vừa thuyết trình vừa làm động tác giúp cho học sinh biết cách thực hiện động tác. + Khi giáo viên kết hợp dùng cán sự để làm động tác thì giáo viên hướng dẫn thực hiện động tác đến đâu thì cán sự làm đến đó. Ngoài ra giáo viên sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong tập luyện động tác, vẽ sân tập kẻ ô dùng cho đội hình hàng dọc đi đều mỗi ô cách 60cm, ô hàng ngang cách nhau 70cm.Tập cho các em hình dung được cự ly bước chân, khoảng cách hàng ngang khi đi đều. 70 60cm 20m
  6. Dụng cụ hỗ trợ động tác đánh tay và giậm chân, căng dây qua 2 trụ cao ngang tầm ngực (thay đồi chiều cao của dây phù hợp với từng nhóm), thực hiện động tác đánh tay kết hợp giậm chân, căng dây căng cách mặt đất 20cm để học sinh nâng chân. Tập cho học sinh thực hiện động tác 1 cách tương đối chính xác động tác đánh tay trong giậm chân và đi đều. 5m 20cm
  7. - Tổ chức từng nhóm luyện tập: Từng nhóm luyện tập là đơn vị luyện tập chia thành từng phân đội nhỏ (theo quan điểm chia nhỏ tập nhiều) mỗi nhóm tập có thể là một tổ gồm 10 đến 12 người tùy theo quân số lớp học. Mỗi nhóm được tập ở các vị trí khác nhau, có thể cùng tập một nội dung hoặc mỗi nhóm tập một nội dung khác nhau, sau đó luân phiên đổi tập các nội dung bài tập theo quy ước của giáo viên giảng dạy. Yêu cầu có người chỉ huy (do cán sự lớp phụ trách), giáo viên là người quan sát theo dõi, giúp đỡ sửa sai cho các nhóm. Trong quá trình tổ chức luyện tập cần phân phối đều thời gian và luân phiên giữa các nhóm tập đủ các nội dung của bài học. Vận dụng: Việc tổ chức luyện tập theo hình thức tổ, nhóm được dùng khi luyện tập phân đoạn của nội dung ĐLĐN cho học sinh dưới sự quan sát theo dõi sửa sai của giáo viên hoặc người phụ trách, cán sự lớp đã được bồi dưỡng trước. Tổ chức luyện tập xoay vòng, đổi tập luyện tập là sự lặp đi lặp lại có ý thức nhiều lần và ngày càng phức tạp các cử động, động tác đã giới thiệu. Mục đích hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, nâng dần kết quả thực hành. Để nâng cao kỹ năng thực hành thì cần thiết phải sử dụng phương pháp tổ chức luyện tập xoay vòng, đổi tập. Luyện tập xoay vòng, đổi tập là việc duy trì trong một buổi tập sao cho người học có thể luân chuyển nội dung học tập, ôn luyện từ vị trí này sang vị trí khác với các nội dung khác nhau. Nó có ưu điểm là vừa phù hợp với đặc điểm của phần thực hành, vừa phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Theo cách này cũng đảm bảo đủ thời gian để có thể học mới ôn cũ, học đi đôi với rèn luyện tránh được hiện tượng người tập người nghỉ, thời gian học của người học sẽ nhiều hơn. Đây là một trong những phương pháp luyện tập rất hiệu quả, thuận tiện và cũng rất cơ bản nhằm trang bị cho người học những kiến thức mới, củng cố lại hệ thống kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác. Về thực chất đây chính là quá trình phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy thực hành môn GDQP. * Tổ chức luyện tập nội dung đội ngũ từng người không có súng. Tổ chức: Lớp học chia làm 4 tổ, tương ứng với 4 tiểu đội. Học sinh thay nhau trên cương vị tiểu đội trưởng để duy trì tiểu đội mình luyện tập dưới sự chỉ huy, điều hành của giáo viên. Giáo viên trực tiếp chỉ huy luyện tập, luôn theo sát các bộ phận để uốn nắn động tác, hướng dẫn người tập, điều hành đổi tập bằng tín hiệu còi. Phương pháp luyện tập: Luyện tập xoay vòng, đổi tập cho các tổ Nội dung Thời gian tập luyện 15 phút 15 phút Giậm chân Tổ ( 1+2) Tổ ( 3+4) Đi đều Tổ ( 3+4) Tổ ( 1+2) Bước 1: Tập xếp quân cờ theo quy định của đội hình: - Tập xếp vị trí từng người theo các số ở đội hình một hàng và hai hàng. + Thời gian luyện tập: 3 phút. + Yêu cầu đạt được: Biết và đứng đúng các vị trí chỉ huy của Tiểu đội trưởng, vị trí của các số trong đội hình 1 (hoặc 2) hàng dọc và 1 hàng ngang. - Tập động tác của người chỉ huy tiểu đội: + Tập hô khẩu lệnh tập hợp đội hình, khẩu lệnh động tác. Tiểu đội trưởng hô từng khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành đội hình 1 hàng ngang tập hợp”, “Nghiêm”, “Nhìn bên phải (trái) thẳng”.Sau mỗi lần hô, cả tổ tập hô theo.
  8. + Tập động tác giậm chân tập động tác của Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh “Giậm chân giậm”, “Đi đều .bước” . Tiểu đội trưởng quan sát sửa sai cho tiểu đội mình thể hiện vai trò chỉ huy + Thời gian tập luyện: 7 phút. + Yêu cầu đạt được: Khẩu lệnh đúng, đủ, to, rõ, dứt khoát thực hiện đúng động tác Bước 2: Tập động tác cá nhân sửa vị trí đứng trong đội hình: - Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh: “Bạn x (hoặc số x) tay (hoặc chân) sai. Nếu sửa cho nhiều người thì hô khẩu lệnh: “Từ bạn xn đến bạn xm (hoặc từ số xn đến số xm) tay (hoặc chân) sai”. - Đối với người tập: thực hiện động tác giậm chân, đi đều theo khẩu lệnh của Tiểu đội trưởng. - Thời gian tập luyện: 7 phút. - Yêu cầu đạt được: Người được sửa tập phải tập trung chú ý và tự điều chỉnh vị trí, động tác phù hợp, nhanh chóng để không phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Bước 3: Luyện tập tổng hợp: - Từng cá nhân thay nhau trên cương vị Tiểu đội trưởng duy trì tập hợp đội hình lần lượt theo thứ tự: Tập hợp, chỉnh đốn hàng ngũ, hô khẩu lệnh thực hiện động tác: giậm chân, đi đều. Sau mỗi lần tập, tổ chức cho cả tổ nhận xét, bình tập, chỉ ra những động tác sai của Tiểu đội trưởng và của từng người để rút kinh nghiệm sửa chữa, khắc phục ở lần tập sau. - Yêu cầu đạt được: Tiểu đội trưởng phải thực hiện hô khẩu lệnh đúng và di chuyển đến các vị trí chỉ huy chính xác. Các thành viên trong đội hình thực hiện động tác đúng theo khẩu lệnh của người chỉ huy, tác phong phải khẩn trương, nhanh nhẹn. - Thời gian tập luyện: 20 phút. * Tổ chức kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả bài học ĐLĐN đơn vị: Kiểm tra nhằm đánh giá kết quả của người học, giúp người học củng cố lại kiến thức, xác định phương hướng rèn luyện phấn đấu sau khi đã luyện tập, qua đó nâng cao được hiệu quả của việc học tập. Đồng thời giúp cho người dạy rút ra được những kinh nghiệm thực tế cần thiết trong quá trình giảng dạy và duy trì luyện tập. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc thời gian luyện tập. - Tổ chức: Giáo viên trực tiếp tiến hành kiểm tra một số cá nhân hoặc một vài tổ, có thể kiểm tra thông qua hình thức hội thao giữa các tổ với nhau. Thời gian kiểm tra thường vào cuối mỗi buổi luyện tập . - Phương pháp: + Khi kiểm tra động tác ĐLĐN : Lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định học sinh trực tiếp ra chỉ huy một phân đội (tiểu đội) thực hiện nội dung kiểm tra theo các bước. Đánh giá nhận xét cả về động tác của người chỉ huy và hành động của các cá nhân trong phân đội. - Kết thúc kiểm tra: Tổ chức kiểm tra xong phải nhận xét, đánh giá kết quả chung của buổi tập, hướng dẫn học sinh những điểm cần chú ý rút kinh nghiệm sửa chữa. c- Áp dụng vào thực tế: Tôi chọn 4 lớp 10 (năm học 2015-2016) với 168 em, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau, thể lực giữa các lớp lúc chọn là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. - Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên (không sử dụng dụng cụ hỗ trợ) bao gồm các lớp:
  9. 10 B3 có 42 học sinh 10 B4 có 40 học sinh. Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 82 học sinh. - Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm sử dụng dụng cụ bỗ trợ: 10 A1 có 43 học sinh 10 A2 có 43 học sinh Tổng số học sinh của nhóm thứ hai là 86 học sinh. Sau thời gian tập luyện như nhau trong năm học 2 nhóm có kết quả kiểm tra kết thúc như sau: Loại Tốt Loại Khá Loại TB Loại Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Nhóm 1 33 40.2 27 32.9 22 26.9 Nhóm 2 49 57 27 31.4 10 11.6 Qua thống kê kết quả nhận thấy việc đưa vào sử dụng khung chuẩn đã đem lại kết quả rất tốt: loại TB giảm hơn 50%, loại Tốt tăng thêm trên 17%. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp (Nêu rõ ràng cụ thể khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ quan, tổ chức nào) : Như trên đã trình bày chắc chắn “ Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giảng dạy điều lệnh đội ngũ .” sẽ rất dễ đưa vào thực hiện ở tất cả các trường phổ thông trong tỉnh và toàn quốc. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường tính toán số tiền làm lợi, phương pháp tính) đã thu, hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến) -Kinh phí thực hiện là 500.000 đồng : rất rẻ mà hiệu quả cao. -Kết quả dạy và học điều lệnh đội ngũ sẽ có hiệu quả rất cao, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ (bản). - Bản tính toán (bản). - Các tài liệu khác :