Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan

docx 44 trang Giang Anh 26/09/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_si.docx
  • pdfNguyễn Thị Thu Hằng + Nguyễn Tiến Hà - Trường THPT Đặng Thai Mai- Lĩnh vực kĩ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh bằng các tình huống trực quan

  1. * Tình huống 9: Chƣa hết đèn đỏ hoặc đèn vừa chuyển xanh đã lao nhanh, đi giữa tâm đƣờng (có video kèm theo). - GV cảnh báo hành vi này cũng hết sức nguy hiểm. Nhiều người chạy xe máy có thói quen chạy vào phần giữa hai làn đường hoặc có khi lấn sang làn ngược chiều để vượt xe cùng chiều, nhưng điều này vô cùng nguy hiểm. Trên đường tỉnh lộ rất khó để xác định chính xác tốc độ của cả xe đi ngược chiều và cùng chiều, nếu không cẩn thận khi vượt lên, người lái xe máy dễ dàng bị kẹp bởi hai chiếc ô tô đi ngược chiều nhau, nguy hiểm nhất là xe tải. Tại ngã tư đứng chờ đèn đỏ, xe máy với lợi thế nhỏ bé hơn ô tô dễ dàng chiếm chỗ đầu tiên gần vạch đường, vì thế cũng dễ dàng vượt qua ngã tư đầu tiên khi đèn vừa chuyển xanh. Nhiều người thậm chí đèn mới chỉ chớm chuyển xanh đã rồ ga phóng thật nhanh qua ngã tư. Nhưng có nhiều trường hợp xe ở hai bên đường có thể vượt đèn đỏ và tai nạn là điều khó tránh. Vì vậy, GV nhắc nhở HS không vội vàng, luôn cảnh giác cao độ mọi tình huống có thể xẩy ra. * Tình huống 10: Vƣợt cua đƣờng núi (có video kèm theo). - Đường đèo núi là nơi nguy hiểm nhất khi thực hiện những pha vào cua hay vượt xe khác. Địa hình đồi núi thường dẫn tới góc cua bán kính hẹp, khó quan sát bên kia cua, bên cạnh đó độ dốc, độ cao của cung đường cũng khiến các tay lái dễ mất lái nếu như tính toán không kỹ lưỡng. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên vượt xe trên những đoạn đường thẳng và phải đảm bảo an toàn. Đặc điểm địa hình trường đang đóng có nhiều khúc cua đường núi, nên GV yêu cầu HS hết sức cảnh giác. * Tình huống 11: Tham gia GT khi đã uống rƣợu bia (có video kèm theo). - Đây là hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu HS tuyệt đối không vi phạm. Vì khi đã uống rượu bia thì người điều khiển phương tiện GT không đủ tỉnh táo để nhận thức và xử lí được các tình huống có thể xẩy ra. Đây là nguyên nhân chủ yếu của rất nhiều vụ TN thương tâm, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn cho nhiều người vô tội, để lại hệ luỵ không nhỏ cho cộng đồng và xã hội. Và chắc chắn sẽ còn nhiều tình huống khác trong thực tế tiềm ẩn nguy cơ gây TN cao mà trong đề tài này tôi chưa thể thu thập hết. Nhưng trên đây là các tình huống cơ bản hay gặp trong thực tế. GV có thể tuỳ đặc điểm vùng miền, tuỳ tình hình tha gia GT nơi khu vực mình công tác mà thu thập thêm các tình huống khác sao cho phù hợp. 4. Thực nghiệm sƣ phạm. Sau đây là một số hình ảnh của chúng tôi khi giáo dục ATGT cho HS. * GVCN giáo dục ATGT cho HS lớp chủ nhiệm. 29
  2. * Phối hợp với Đoàn trường giáo dục ATGT cho HS. 32
  3. Hoạt động 3: Trách nhiệm của em với ATGT Kết thúc buổi tuyên truyền, giáo dục, GV chia nhóm HS, mỗi nhóm gồm khoảng 9-10 em, thực hiện một bài tuyên truyền về ATGT, được thực hiện dưới dạng video. Sản phẩm các nhóm sẽ được trình bày trước lớp trong một tiết sinh hoạt phù hợp hoặc trên trang face book của lớp, của Đoàn trường, nhà trường. ( Có video kèm theo) 33
  4. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi áp dụng đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài có những đóng góp như sau: 1.1. Tính mới của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng ATGT hiện nay, nghiên cứu đặc điểm của HS THPT khi tham gia GT và nghiên cứu vai trò của GVCN, các tổ chức Đoàn thể, đặc biệt là Đoàn trường trong công tác này, đề tài đã đề xuất được giải pháp cụ thể để giáo dục ATGT một cách tích cực, hiệu quả nhất cho học sinh qua việc phát huy vai trò của GVCN, tổ chức Đoàn trường cùng với sự vận dụng hợp lí CNTT vào việc giáo dục ATGT cho HS . Đây là vấn đề chưa được triển khai nhiều trong các trường THPT trên địa bàn. 1.2. Tính khoa học Đề tài sáng kiến của chúng tôi được trình bày một cách sáng rõ, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ có cơ sở khoa học vững vàng, chắc chắn, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Các hình ảnh đảm bảo người thật việc thật. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình thực tế, chạm đến vấn đề ATGT là mối lo chung của xã hội. Những giải pháp sáng kiến chúng tôi đưa ra có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng trên phạm vi rộng ở các lớp học, trường học. Đề tài là sự đúc rút qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và làm bí thư Đoàn trường. 1.3. Tính hiệu quả Chúng tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức và hành vi GT của HS bằng hình thức GV phát phiếu, HS trả lời trực tiếp vào phiếu. Kết quả khảo sát 36 em HS ở lớp 10E (lớp tôi chủ nhiệm) và 88 em ở các lớp được chúng tôi phối hợp với Đoàn trường giáo dục, kết quả thu được như sau: Câu trả lời Rất hiệu Hiệu quả Ít hiệu quả Không Câu hỏi quả hiệu quả Em thấy việc tổ chức GD 74% 18% 8% 0% ATGT bằng tình huống trực quan có mang lại hiệu quả cao không? Câu trả lời Rất hài Hài lòng Không hài lòng lòng 34
  5. Câu hỏi Em có hài lòng với phương 79% 17% 4% pháp GD này không? Câu trả lời Rất bổ ích Bổ ích Không bổ Câu hỏi ích Em thấy việc GD ATGT này 82% 14% 4% có bổ ích không? Câu trả lời Đã rõ Chưa rõ Không rõ Câu hỏi lắm Em đã nắm rõ các kĩ năng 81% 14% 5% cần thiết khi tham gia GT chưa? Câu trả lời Đã ý thức Chưa ý Chưa ý Câu hỏi rõ thức rõ thức được lắm Em đã ý thức được trách 85% 12% 3% nhiệm của mình khi tham gia GT chưa? Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy các em rất hào hứng với phương pháp giáo dục này, đa số các em đều thấy rất bổ ích và nhận thấy mình đã học được nhiều điều mà trước đây bản thân chưa biết đến. Hầu hết các em đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi tham gia GT để góp phần xây dựng văn hoá GT, tạo môi trường GT an toàn, lành mạnh cho bản thân và xã hội. Trong năm học 2020-2021 tính đến thời điểm hiện tại lớp 10E tôi chủ nhiệm chưa có hiện tượng HS vi phạm luật GT, chưa có trường hợp bị tai nạn hoặc gây tai nạn GT. Số HS vi phạm ATGT, số HS bị tai nạn GT trong toàn trường cũng giảm xuống đáng kể. Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn khi đi học. Phán đoán vànhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi lựa chọn phương tiện tham gia giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để 35
  6. tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thực hiện nghiêm túc dẫn tới vi phạm một số lỗi như đi xe gắn máy không có giấy tờ hợp lệ, đi xe đạp điện, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm với những học sinh này chúng tôi đã cho các em viết bản tường trình, kiểm điểm và có biện pháp tiếp tục giáo dục. Qua kết quả đó, chúng tôi tin tưởng rằng, phương pháp GD mà chúng tôi đưa ra đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nếu được phát huy tối đa sẽ giúp các em có kiến thức và ý thức về an toàn GT, từ đó xây dựng một thế hệ trẻ có văn hóa khi tham gia GT. 2. Khuyến nghị. a. Với các cấp quản lí - Tăng cường giáo dục ATGT cho HS bằng các hoạt động cụ thể như xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ để đưa môn học ATGT thành môn học riêng biệt. - Cần chú trọng hơn nữa vai trò của GVCN, của tổ chức Đoàn trường trong công tác giáo dục ATGT cho HS. Đưa nội dung GD ATGT cho HS thành chủ đề trong một số tiết sinh hoạt, các tiết chào cờ hay ngoài giờ lên lớp phù hợp trong năm học. - Tổ chức các buổi tập huấn, hoàn chỉnh các tài liệu về giáo dục ATGT để đảm bảo tài liệu cho GV khi tuyên truyền, giảng dạy về ATGT. Các nội dung tuyên truyền cần hướng đến hình thành kĩ năng cho người học: kĩ năng tham gia GT an toàn, kĩ năng sơ cứu khi gặp người bị TNGT b. Với phụ huynh - Mỗi phụ huynh phải là một tấm gương sáng về tham gia GT; Phải kiên quyết nói không trước những đòi hỏi sai lầm của con khi tham gia GT: đi xe không đúng độ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia, lảng lách, đánh võng, chở quá số người quy định - Cần thiết lập và duy trì mối quan hệ với GVCN, thường xuyên nắm bắt tình hình rèn luyện của con ở trường. Nắm bắt thông tin và giữ liên lạc với ban đại diện cha mẹ HS, GVCN và GV giảng dạy, bạn bè thân thiết của con để biết được các thông tin cần thiết về con mình. Trung thực trao đổi với GV việc chấp hành GT của con khi về nhà và tham gia các hoạt động xã hội khác để hai bên cùng nhau tìm cách giáo dục. c. Với giáo viên chủ nhiệm - Thầy cô phải là tấm gương sáng khi tham gia GT để HS học tập và noi theo. - Không ngừng phát huy vai trò của mình hơn nữa trong công tác quản lí, giáo dục ATGT cho HS; phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, tổ chức Đoàn, phụ 36
  7. huynh và các tố chức khác để giáo dục HS toàn diện trong đó chú trọng giáo dục kiến thức và ý thức GT. - Không ngừng học tập, bồi dưỡng, tìm tòi những hình thức và phương pháp tích cực để nâng cao hiệu quả giáo dục GT an toàn cho HS. - Cần xem việc GD ATGT cho HS là một chủ đề, cần được duy trì thường xuyên và lâu dài trong các tiết sinh hoạt lớp. Tóm lại, để xây dựng một thế hệ tương lai có văn hóa GT, đó là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, mà trước tiên và hơn ai hết đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm. Nhận thức được điều đó, chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nêu ra và áp dụng có hiệu quả đề tài này vào thực tiễn làm công tác chủ nhiệm và hoạt động của Đoàn trường. Chúng tôi đã có những trao đổi trực tiếp nội dung đề tài này với nhiều đồng nghiệp và nhận được sự đồng tình cao. Đề tài được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao. Chúng tôi rất mong muốn sáng kiến sẽ được bạn bè, đồng nghiệp và các em HS đón nhận. Tuy nhiên với những hạn chế của bản thân, đề tài chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp, bổ sung, phản biện để tiếp tục hoàn thiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn! 37
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giao thông đường bộ Từ điển Tiếng Việt 2. Công văn số 604 ngày 11 tháng 10 năm 2019 của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An 3. Công văn số 258 ngày 31 tháng 1 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Các trang mạng internet và các trang mạng xã hội. 38