Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

doc 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 28746
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_an_toan_giao_thong_duong_bo_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

  1. Đối với các chủ đề trong năm học, tôi dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ mà tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung như sau: + Đối với chủ đề trường mầm non tôi lồng ghép nội dung: Cái mũ bảo hiểm của bé, Con đến trường bằng cách nào? + Đối với chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép nội dung: Gia đình bé tham gia giao thông. + Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” tôi đưa nội dung về một số nghề: Nghề lái xe, Công việc chú cảnh sát giao thông ở ngã tư đường để dạy trẻ biết cách đi qua ngã tư, cách điều khiển người đi đường của chú cảnh sát, các luật lệ khi tham gia giao thông. + Đối với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi lồng ghép nội dung: An toàn cho bé đi chơi tết. + Đối với chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”: Bé giữ an toàn khi đi tham quan, dã ngoại. + Đối với chủ đề “Trường tiểu học”: Đi đường bé nhớ! Đặc biệt, trong 3 tháng vừa qua vì đại dịch Covid -19 mà trẻ phải nghỉ học nhưng với phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng học”, bản thân tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch đưa ra một số nội dung về an toàn giao thông để thông qua các phương tiện thông tin như zalo, messenger, facebook tiến hành trao đổi với phụ huynh giáo dục, nhắc nhở trẻ trong thời gian ở nhà không được đi ra ngoài một mình, hạn chế ra đường khi đi phải có người lớn đi kèm, không được chơi ở lòng lề đường, trên đường sắt để tránh xảy ra tai nạn giao thông. Việc lựa chọn và xây dựng những kế hoạch cụ thể và phù hợp đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp, củng cố kiến thức và hình thành thói quen, ý thức chấp hành an toàn giao thông cho trẻ. 2.2.2. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” nên việc giáo dục an toàn giao thông không thể tách ra thành một hoạt động riêng biệt mà cần lồng ghép một cách hợp lý vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc hướng dẫn an toàn giao thông cho trẻ đòi hỏi bản thân phải sáng tạo và linh hoạt, biến những kiến thức khô khan trở thành những tiết học sôi nổi, sinh động, liên hệ và dẫn chứng thực tiễn thông qua hình ảnh trực quan. Việc làm này giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Từ đó trẻ sẽ tiếp tục được kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Do vậy, khi cung cấp kiến thức về an toàn giao thông tôi tổ chức trong các hoạt động khác nhau: 4
  2. Hoạt động đón, trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về việc nhắc nhở trẻ đội mũ bảo hiểm: Ai đưa con đi học? Bố chở con bằng gì? Khi ngồi trên xe máy các con phải làm gì? Với những câu hỏi đơn giản nhưng đã góp phần giúp trẻ biết được khi ngồi trên xe phải đội mũ bào hiểm, ngồi ngay ngắn Hoạt động học: Thông qua các tiết học như làm quen với tác phẩm văn học, khám phá môi trường xung quanh, âm nhạc Ví dụ 1: Ở tiết học làm quen với văn học chủ đề “Giao thông” tôi dùng bài thơ “Đèn giao thông” để dạy trẻ. Thông qua bài thơ này giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi giúp trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ví dụ 2: Tiết âm nhạc: Khi dạy bài hát “Đi đường em nhớ” tôi nhấn mạnh cho trẻ biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè còn xe cộ phải chạy dưới lòng đường Ví dụ 3: Tiết môi trường xung quanh: Trò chuyện về một số luật lệ khi tham gia giao thông, qua tiết học tôi giáo dục trẻ phải chấp hành luật lệ giao thông, không chơi đùa trên đường sắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ khi ngồi trên tàu, xe. Hoạt động ngoài trời: Hoạt động khám phá ngoài những lúc trò chuyện tôi có thể tổ chức những buổi thực hành củng cố kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Tôi tổ chức các trò chơi, cho trẻ được trải nghiêm chơi trên mô hình ngã tư đường phố và điều khiển xe đi đúng phần đường qui định khi chơi tham gia giao thông. Hoạt động góc: Hướng dẫn trẻ xây bến xe, xây ngã tư đường phố, sắp xếp các phương tiện giao thông và người khi tham gia giao thông trên đường. Sưu tầm các bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục luật lệ và an toàn giao thông cho trẻ xem tại góc. Cho trẻ tập làm sách và trang trí sách làm tranh ảnh về phương tiện giao thông và quy định giao thông Hoạt động chiều: Cho trẻ xem hình ảnh, video về giao thông, từ đó trẻ biết được những hành vi nào đúng, sai khi tham gia giao thông. Củng cố kiến thức về an toàn giao thông qua các câu hỏi, đố vui Hoạt động tham quan dã ngoại: Đây là một hoạt động mà trẻ rất hứng thú tham gia, thu hút được sự chú ý của trẻ. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan đi bộ hoặc bằng ô tô. Việc trẻ được trải nghiệm thực tế, sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về giao thông. Ví dụ: Tổ chức cho trẻ đi tham quan đường làng. Trên đường đi trò chuyện với trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: ở nông thôn người đi bộ phải đi sát mép 5
  3. đường ở bên phải, ở thành phố thì phải đi trên vỉa hè. Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, phải chấp hành đèn tín hiệu giao thông 2.2.3. Thiết kế môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ chỉ khó quên những gì thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm tâm lí trên của trẻ, để đưa việc giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ, tôi đã chủ động thiết kế, trang trí tạo môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi ở lớp tôi đầy đủ, phong phú, đa dạng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp, các nội dung cần giáo dục trẻ về an toàn giao thông, tôi tiến hành tạo môi trường trong và ngoài lớp học mang tính mở để cho trẻ hoạt động. Ở trong lớp học: Tôi lựa chọn các nội dung về giáo dục an toàn giao thông phù hợp với trẻ lớp tôi, các hình ảnh trang trí phải tươi sáng rõ nét để gây sự chú ý cho trẻ như hình ảnh ở bài tập mở: Trẻ có thể gạch bỏ những hành vi sai ở trong bức tranh, nhìn vào tranh trẻ biết những người tham gia giao thông nào đi đúng luật Ví dụ: Khi đến chủ đề “Phương tiện giao thông”, tôi đã trang trí lớp học đẹp và phù hợp với chủ đề: Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo. Trang trí theo chủ đề. Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp. Ở ngoài lớp học: Tôi tiến hành làm các biển báo về an toàn giao thông, tạo sân chơi an toàn giao thông để trẻ được trải nghiệm. Ngoài ra, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, lô tô, cột đèn tín hiệu, các loại phương tiện giao thông đường bộ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau; xây dựng mô hình ngã tư đường phố trên sân trường; cung cấp băng đĩa về an toàn giao thông Tôi vận động các bậc phụ huynh hổ trợ các nguyên vật liệu, trang ảnh, họa báo, phế thải, tre, nứa để tôi làm các đồ dùng dạy học như ô tô, các đèn tín hiệu, các biển báo, mũ bảo hiểm Với bản thân, tôi rất tích cực trong việc chuẩn bị đồ dùng để giáo dục trẻ về an toàn giao thông cho trẻ. Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương gồm vải vụn, vỏ hộp, tre, nứa, họa báo củ cùng hướng dẫn trẻ làm ô tô, làm đoàn tàu từ bìa để trẻ ngồi vào lái khi thực hành, xây dựng mô hình ngã tư đường phố, làm rào chắn khu vực đường có tàu hỏa đi ngang. Trẻ được làm, được trải nghiệm trên các đồ dùng tự tay trẻ tạo ra nên rất hứng thú, đam mê vào các hoạt động có nội dung về an toàn giao thông. Mặt khác, tôi cũng thường xuyên sưu tầm các hình ảnh động cho trẻ được khám quá qua màn hình ti vi, nên dù không có điều kiện đến tận nơi nhưng trẻ vẫn được tận mắt nhìn thấy quá trình tham gia giao thông của mọi người ở các vùng, miền khác nhau (thành phố, nông thôn, đường làng, đường quốc lộ, các ngã 6
  4. tư có đèn hiệu giao thông, ngã tư không có cột đèn (hướng dẫn người đi đường là chú cảnh sát), những hình ảnh vi phạm giao thông trên thực tế và hậu quả để lại để giáo dục trẻ. Nhờ vậy, hiệu quả giáo dục mang lại rất thiết thực. 2.2.4. Thiết kế các trò chơi, các hình thức khác nhau để giúp trẻ được thực hành. Việc tổ chức các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho trẻ kích thích sự tò mò tư duy của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh. Trẻ được tự mình trải nghiệm qua các tình huống khi tham gia giao thông và biết được một số luật lệ giao thông đơn giản. Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động, thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Mà trò chơi đó lôi cuốn trẻ thì điều tất yếu là mục tiêu đề ra sẽ đạt được. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng mang lại hiệu quả: Trò chơi 1: Đèn tín hiệu giao thông. + Mục đích giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn hiệu giao thông, rèn luyện phản xạ nhanh, chú ý cho trẻ. + Chuẩn bị: 10 đèn đỏ, 10 đèn xanh, 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay cầm. + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một đèn tín hiệu xanh, đỏ hoặc vàng. Cách 1: Khi cô hô đèn nào được đi. Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn xanh”. Tương tự: Chuẩn bị - “đèn vàng”, Dừng lại - “đèn đỏ”. Cách 2: Chơi ngược lại : Khi cô giơ đèn xanh trẻ nói “được đi”. Tương tự: Đèn đỏ - “Đứng lại”, Đèn vàng - “Chuẩn bị”. Trò chơi 2: Ghép biển báo. + Mục đích: Trẻ biết được 1 số biển báo quen thuộc. Trẻ hiểu được ý nghĩa của các biển báo đó. Rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ. + Chuẩn bị: 2- 4 bảng được gắn các biển báo báo chưa hoàn chỉnh. Các mảnh còn lại của các biển báo. + Cách chơi: Cách 1: Trẻ đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh, trẻ phải thật nhanh nhặt các chi tiết gắn vào biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong, lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh, chính xác, giới thiệu đúng các biển báo đội đó sẽ chiến thắng. Cách 2: Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu lệnh, trẻ phải nhảy bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành biển báo có ý nghĩa. Sau đó, lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh, giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ 1 số trò chơi khác như: người tài xế giỏi, ô tô và chim sẻ, đi đúng luật, thuyền về bến, về đúng đường, vòng quay giao thông, người 7
  5. lái xe điện hoa, tín hiệu Các trò chơi được tổ chức vào các hoạt động học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. Trẻ rất hứng thú tham gia, thông qua các trò chơi không chỉ giúp trẻ nắm được một số quy định giao thông cơ bản mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, phản ứng nhanh nhẹn. * Tổ chức ngày hội giao lưu “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ” Đối với trẻ, được tự mình thực hành, khám phá và trải nghiệm các hoạt động thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp trẻ cũng cố lại những hiểu biết và cách ứng xử những hành vi, thói quen ban đầu trong chấp hành an toàn giao thông. Qua đó giúp trẻ rèn luyện tính tự tin, hoạt bát, khích lệ niềm vui khi đến trường, góp phần phát triển trí tuệ, hình thành kỹ năng sống tích cực cho trẻ. Mặt khác thông qua giao lưu giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục an toàn giao thông được lồng gép trong chương trình giáo dục mầm non, nâng cao nhận thức, ý thức của phụ huynh đối với việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Do vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất với đồng chí tổ trưởng chuyên môn, xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường cho trẻ khối mẫu giáo lớn được giao lưu về nội dung “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ". Được ban giám hiệu cho phép, sự đồng tình ủng hộ của đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên dạy trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi đã xây dựng kế hoạch và triển khai buổi giao lưu như sau: Đối tượng: Trẻ, giáo viên, phụ huynh Nội dung giao lưu rất đơn giản: gồm 4 phần Phần 1: Giao lưu cùng đội bạn: Các đội chơi sẽ cùng nhau giao lưu các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm đo các đội chơi chuẩn bị. Phần 2: Chung sức (toàn đội). Trả lời câu hỏi có nội dung về an toàn giao thông: Ban tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi, nhiệm vụ của mỗi đội là sẽ trả lời câu hỏi (theo hình thức ai đưa tín hiệu trước sẽ giành quyền trả lời). Phần 3: Giành cho khán giả: Trả lời các câu hỏi về an toàn giao thông do ban tổ chức đưa ra. Phần 4: Trải nghiệm (dành cho trẻ): Thực hành đi qua ngã tư đường phố; Chọn biển báo theo yêu cầu. Trong một thời gian ngắn tổ chức nhưng hiệu quả mang lại khá cao, tạo nên sự hào hứng, sôi nổi cho cô, trẻ và phụ huynh. 2.2.5. Tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình để giáo dục trẻ: Phương pháp giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường là phương pháp quan trọng. Cho dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia 8
  6. đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Đặc biệt là nội dung giáo dục an toàn giao thông lại càng cần thiết và quan trọng. Bởi vì khi ở trường trẻ chỉ được thực hành mô phỏng đơn giản còn ở nhà trẻ sẽ được cùng bố mẹ tham gia giao thông hằng ngày. Nếu phụ huynh không có kiến thức, ý thức tham gia giao thông tốt thì không thể hình thành cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn giản về an toàn giao thông. Chính vì thế, việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình. Đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh phổ biến “Một số quy định của trường” và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh nội dung “Giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ về “Một số nguyên nhân gây tại nạn giao thông” đặc biệt tai nạn giao thông đối với trẻ nhỏ. Từ đó giúp cho phụ huynh thấy được sự cần thiết giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đồng thời có được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm non. Tổ chức cho phụ huynh ký cam kết việc chấp hành an toàn giao thông như: đưa đón trẻ đúng giờ, đội mũ bảo hiểm và chở đủ số người; Tuyệt đối không cho trẻ cầm theo đồ ăn hoặc đồ chơi khi ngồi yên sau; Nắm chặt tay trẻ khi qua đường; Khi đón trẻ để xe trật tự, đúng nơi quy định, tránh gây ùn tắc trước cổng trường. Khi ở nhà không cho trẻ tự đi chơi một mình hoặc chơi đùa giữa lòng đường; Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, chai nước ra đường vì dể gây tai nạn giao thông. Thông qua các giờ đón, trả trẻ, tuyên truyền cho phụ huynh biết giáo dục an toàn giao thông cho trẻ nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất và cách dạy cho trẻ hữu hiệu nhất là phải kết hợp giữa “nói” và “thực hiện”. Tôi hướng dẫn phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống khi đi đường, cùng trẻ đi về phía phải, nếu đi bộ phải đi bên lề đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy nhắc nhở trẻ cẩn thận vì những hậu quả của việc bất cẩn có thể xảy ra tai nạn giao thông. Tôi sắp xếp bố trí, xây dựng góc tuyên truyền về an toàn giao thông của lớp; lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung, điều kiện thực tế của lớp mình: Những hình ảnh về hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông, các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, các biển báo giao thông nội dung được tôi thay đổi thường xuyên để gây sự chú ý đối với phụ huynh nhằm nhắc nhở họ luôn ghi nhớ và thực hiện đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho trẻ và mọi người khi tham gia giao thông. Qua biện pháp này phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên, với nhà trường dạy trẻ biết một số luật lệ an toàn giao thông đơn giản mà cần thiết. Bản thân các bậc phụ 9
  7. huynh cũng nắm được, ý thức và hiểu biết hơn để tham gia giao thông trên đường phố, cần thực hiện đúng luật nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 2.3. Kết quả đạt được: Qua việc thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của bản thân sau một năm học tôi thấy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể: Đối với trẻ: Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Nắm kiến thức cơ bản về ATGT 28/30 93,3% 2/30 6,7% Có kỹ năng thực hành, trải nghiệm về ATGT 29/30 96,7% 1/30 3,3% Trẻ nhận biết được một số hành vi đúng, sai 29/30 96,7% 1/30 3,3% khi tham gia giao thông Trẻ nhận biết được ký hiệu đơn giản của một 27/30 90% 3/30 10% số biển báo giao thông. Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh nắm và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông đường bộ: Phụ huynh và trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường, để xe đúng quy định khi đưa đón trẻ, quản lý trẻ tốt trong thời gian trẻ ở nhà Đối với bản thân: Sau một năm thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra cho mình được rất nhiều bài học quý giá như: Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt đặc biệt là tổ chức giờ chơi, hoạt động ngoài trời cho trẻ Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung hoạt động cho trẻ. Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí, tạo môi trường một cách phù hợp. Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ huynh để tạo cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt. Đạt được kết quả như vậy, ngoài việc nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ nắm kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi lên lớp, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của Ban giám hiệu nhà trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; các bậc phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, tranh ảnh, sách báo để hổ trợ cho tôi làm đồ dùng đồ chơi trong việc thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài 10
  8. “Hạnh phúc đơn giản là an toàn trên đường tới trường” Đúng như vậy, việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên đã cho thấy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 tuổi đã đem lại hiệu quả cao. Trẻ đã nắm và thực hành được các kiến thức cơ bản, cần thiết về an toàn giao thông. Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia giao thông và các hoạt động tập thể; môi trường giáo dục ở trường, ở lớp ngày càng đầy đủ, phong phú. Mặt khác khi áp dụng các giải pháp trên đã hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông ở trẻ mầm non, tránh được sự ùn tắc giao thông trước cổng trường trong những giờ đón, trả trẻ và còn nâng cao nhận thức, ý thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Với những kết quả được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Từ những giải pháp trên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Là giáo viên mầm non trước hết phải yêu nghề mến trẻ, có sự say mê với nghề nghiệp. Cần phải đầu tư thời gian tìm tòi, nghiên cứu tài lệu, tự trau dồi kiến thức chuyên môn, cần sáng tạo nhiều trong phương pháp đặc biệt là phương pháp dạy “Lấy trẻ làm trung tâm”; áp dụng nhiều hình thức dạy học mới, sáng tạo, sinh động, hấp dẫn trẻ, nhằm nâng cao kết quả cho trẻ nắm vững các kiến thức nói chung, kiến thức về an toàn giao thông nói riêng. Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo, linh hoạt, sáng tạo và có sự điều chỉnh cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ trong lớp, trong từng thời điểm. Làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị môi trường, điều kiện để tổ chức giờ hoạt động cho trẻ. Bởi vì đối với trẻ tư duy trực quan đang chiếm ưu thế, nếu có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi và các điều kiện khác; tạo môi trường hấp dẫn, gần gũi, thân thiện sẽ lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động để đạt mục tiêu đề ra. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh, phối kết hợp với các ban ngành trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ nói riêng. Cần tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, môn học khác nhau như trò chơi, trải nghiệm, hội thi để phát huy hết khả năng, tính tích cực của trẻ mới đạt mục tiêu đề ra. Các biện pháp giáo dục của cô giáo, nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho việc giáo dục an toàn giao thông. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 11
  9. Có thể nói rằng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non là việc làm thực sự cần thiết và quan trọng nhưng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau: * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cần hỗ trợ các phương tiện đồ dùng, đồ chơi, thực hành cho nhà trường trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Tăng cường mở các lớp tập huấn về an toàn giao thông trong trường học. * Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. * Đối với giáo viên: Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nhiệp vụ. Giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức về an toàn giao thông. Gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành an toàn giao thông. Chấp hành luật giao thông chính là bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy là những tấm gương sáng để trẻ noi theo. Vì tương lai của đất nước hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ trong trường mầm non” mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế rất mong được sự góp ý hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 12