Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi

docx 56 trang Giang Anh 26/09/2024 2101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_ung_pho_voi_bat_nat_t.docx
  • pdfNguyễn Thị Thu Hằng. Trần Thị Thùy Dung - Trường THPT Tương Dương 1 - Kỹ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi

  1. Kết quả cho thấy nhận thức về BNTT của HS nhờ các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong thời gian qua đã được nâng cao rõ rệt. Những HS chuyên thực hiện các hành vi BNTT đã có biến chuyển nhiều về nhận thức và hành động. Số HS bị BNTT tuy giảm nhiều nhưng vẫn còn tồn tại hiện tượng BNTT trong học đường. Điều đó phản ánh thực tế về những rủi ro vẫn tiềm ẩn trong thời đại công nghệ số bởi những kẻ đi BNTT không phải chỉ có đối tượng HS trong trường. Quan trọng là phải trang bị cho HS các kĩ năng để các em luôn sẵn sàng ứng phó mỗi khi bị BNTT. - Khảo sát về các cách ứng phó HS lựa chọn khi bị BNTT sau thời gian thực nghiệm Phiếu khảo sát ( Phụ lục 02) Cách ứng phó của HS Số lượng (HS) Tỷ lệ (%) Bằng cách chia sẻ 218 55 Bằng suy nghĩ nhận thức 156 38.5 Bằng cách trả đũa 2 0.5 Bằng cách né tránh 24 6 Bảng 6. Cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT Tương Dương sau khi thực nghiệm Cách ứng phó của HS khi bị BNTT sau khi thực hiện đề tài 250 200 150 Số lượng (HS) 100 Tỷ lệ (%) 50 0 Bằng cách Bằng suy Bằng cách trả Bằng cách né chia sẻ nghĩ nhận đũa tránh thức Hình 24. Biểu đồ cách ứng phó của HS THPT Tương Dương 1 khi bị BNTT sau khi thực hiện đề tài SKKN Kết quả khảo sát cho thấy: Số HS lựa chọn ứng phó bằng các hình thức tích cực (bằng chia sẻ, bằng suy nghĩ, nhận thức) đã tăng lên rất nhiều so với trước khi thực hiện đề tài. Số HS ứng phó theo chiều hướng tiêu cực giảm hẳn, nhất là hình thức trả đũa chỉ có 2 HS (0,5%) rơi vào vài em quá cá biệt. Điều đó cho thấy, sau khi được tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hành giải quyết tình huống, HS đã biết phải ứng phó một cách 43
  2. đúng đắn, tích cực khi bị BNTT. Như vậy, một lần nữa hiệu quả của đề tài được khẳng định qua thực tiễn triển khai. 44
  3. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Ý nghĩa của đề tài Quá trình thực hiện đề tài: Giáo dục kĩ năng ứng phó với Bắt nạt trực tuyến cho HS THPT miền núi”, chúng tôi đã quan sát và nhận thấy thực trạng đáng báo động của vấn nạn BNTT đang diễn ra trong trường học. Nhất là với trường THPT Tương Dương 1 là một trường đóng ở địa bàn miền núi, nhận thức của HS và cha mẹ HS còn nhiều hạn chế. Thêm nữa, với tính cách rụt rè, hay xấu hổ của HS miền núi cũng là điểm yếu cho những kẻ đi bắt nạt người khác trên mạng dễ dàng tấn công và thực hiện hành vi BNTT. HS trước đó cũng chưa từng được giáo dục và trang bị những kĩ năng cần thiết để ứng phó khi bị BNTT. Những trăn trở đó khiến chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài với mong muốn giáo dục cho HS những kĩ năng ứng phó với BNTT một cách sớm nhất, bài bản nhất để các em hình thành cho mình lớp lá chắn bảo vệ bản thân trước những nguy cơ luôn rình rập trên không gian mạng. Thực tế triển khai đã cho thấy những nhận thức về BNTT của HS đã được nâng cao. HS đã biết khi nào mình bị BNTT và biết lựa chọn cách ứng phó đúng đắn nhất. Nếu như trước đây HS chỉ biết ứng phó một cách bản năng thì giờ đây sau khi được giáo dục nâng cao nhận thức và được trải nghiệm thực hành các tình huống BNTT cụ thể thì các em đã hoàn toàn tự tin khi biết phải hành động như thế nào khi bị BNTT. Không chỉ biết cách ứng phó, HS còn biết nhận diện các hành vi và hậu quả nghiêm trọng của BNTT gây ra cho nạn nhân bị bắt nạt. Do vậy mà một số HS trước đây thường đi BNTT người khác cũng đã nhận ra việc làm sai trái của mình và không còn lặp lại các hành động đó nữa. Từ đó những HS là nạn nhân của BNTT trong trường đã giảm đi rõ rệt. Hiệu quả của đề tài không chỉ góp phần vào nội dung giáo dục những kĩ năng sống cho HS THPT miền núi Tương Dương nói riêng mà còn giáo dục lối sống, giá trị con người, nhân cách của người Việt Nam nói chung trong thời đại công nghệ số. Từ đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó kinh nghiệm của mình ở lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống đến với các đồng nghiệp, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phòng chống bạo lực học đường trong trường học để tạo một môi trường học tập an toàn, thân thiện, hạnh phúc. 1.2. Hướng phát triển của đề tài Trong thời đại 4.0, con người học tập, làm việc, giải trí không thể thiếu công nghệ số. Vì vậy, con người luôn đối mặt với nguy cơ bị BNTT ở bất kì đâu trên không gian mạng. Tuy là không gian ảo nhưng những tổn thương của con người phải gánh chịu khi bị BNTT là thật. Cho nên trang bị những kĩ năng ứng phó để giải quyết tình trạng bị BNTT cho mỗi cá nhân là luôn luôn cần thiết không chỉ riêng lứa tuổi HS THPT. Đề tài này được chúng tôi triển khai ở trường THPT Tương Dương 1 là đơn 45
  4. vị công tác hiện tại. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm là HS THPT miền núi có rất nhiều lỗ hổng về nhận thức, kĩ năng sống. Tuy nhiên sau khi được giáo dục những kĩ năng ứng phó khi bị BNTT bằng những giải pháp trên thì HS đã được nâng cao rất nhiều về mặt nhận thức và biết lựa chọn cách ứng phó phù hợp nhất. Từ kết quả trên, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài trong thời gian tiếp theo bằng những giải pháp và hình thức hấp dẫn hơn. Để hiệu quả được lâu bền thì phải đề ra chiến lược giáo dục ngay từ đầu và thực hiện liên tục, xuyên suốt, có sự đồng hành của các BGH, Đoàn trường, GVCN, Tổ tư vấn tâm lí, Phụ huynh và HS. Với đề tài này, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ và mong muốn nhân rộng không chỉ trong phạm vi trường học mà còn ở các cơ quan, đoàn thể khác, không chỉ với đối tượng là HS THPT mà còn với HS ở tất cả các cấp học khác. Bởi BNTT không phân biệt độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, vùng miền. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo để đề tài thêm hoàn thiện, phát huy hiệu quả hơn nữa khi triển khai trong thời gian tiếp theo. 2. Kiến nghị Sau khi nghiên cứu, áp dụng đề tài trong năm học 2021-2022, chúng tôi xin phép đưa ra một số kiến nghị như sau: - Đối với HS THPT: + Cần nhận thức rõ tác hại của hành vi BNTT và đánh giá đúng về nó. + Tham gia nhiều buổi hoạt động, sinh hoạt chuyên đề tâm lý để có kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn, có nhận thức đúng đắn về bản thân và người khác. + Có ý chí vươn lên trong học tập, tự tạo động lực học tập. Điều quan trọng nhận biết đúng đắn lợi ích và tác hại của mạng xã hội, facebook, zalo để sử dụng tối đa lợi ích của chúng và tránh xa những tác hại. + Cần chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn để nhận được nhiều lời khuyên chân thành và bổ ích. - Đối với gia đình, người thân và bạn bè: + Tạo không khí tân mật và nhiều cuộc chia sẻ giữa mọi người với nhau để hiểu nhau hơn, chia sẻ khó khăn cũng như dự định về cuộc sống. Đặc biệt là bố mẹ cần quan tâm đến con cái hơn, chia sẻ với con về những thông tin thời sự quan trọng. + Cần chú ý, phối hợp với GVCN và nhà trường để giáo dục phòng chống BNTT. + Hỗ trợ bạn chia sẻ tâm tư tình cảm với ba mẹ, là người luôn bên cạnh khuyên răn và cho lời khuyên khi bạn sai lầm, khuyến khích và ghi nhận bạn khi bạn làm tốt. Hạn chế tình trạng la mắng, bỏ lơ, ít quan tâm. - Đối với các trường THPT: 46
  5. + Cần phải đưa chương trình phòng chống BNTT trở thành một nội dung giáo dục lối sống và kĩ năng thường xuyên của nhà trường. + Cần có nhiều hoạt động gắn kết tình cảm học trò, thầy cô trong trường. + Phổ biến và xây dựng những chương trình sinh hoạt chuyên đề tâm lý tại trường. + Tuyên truyền rộng rãi tác hại của hành vi BNTT . + Có những hình thức xử phạt phù hợp và khuyên răn hợp lí với những HS thực hiện hành vi BNTT. - Đối với các cơ quan quản lí giáo dục: + Cần tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng sử dụng mạng an toàn. + Hỗ trợ kinh phí, nguồn lực để thực hiện nội dung giáo dục BNTT. 47
  6. PHỤ LỤC Phụ lục 01: Phiếu điều tra: Khảo sát mức độ bị BNTT của HS THPT Tương Dương HS tích vào ô câu trả lời tương ứng: Nội dung Có Không Em đã từng bị người khác BNTT chưa? Em có thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức hay không? Em có thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức hay không? Phụ lục 02: Phiếu điều tra: Khảo sát các cách ứng phó của HS THPT Tương Dương 1 khi bị BNTT. HS tích vào ô tương ứng câu trả lời Cách ứng Nội dung câu hỏi Có Không phó Em có kể việc mình bị BNTT với bố mẹ không? Em có lên mạng tìm các cách để ứng phó với kẻ đang BNTT mình không Bằng cách Em có nhờ bạn bè hay người lớn nào đó chia sẻ giúp mình không? Em có nhờ thầy cô giúp không? Em có báo cáo với quản trị trang mạng không? Em có báo lên công an không? Bằng suy nghĩ Em có xem BNTT là việc hoàn toàn bình nhận thức thường không? 48
  7. Em có cảm thấy tổn thương khi bị BNTT không? Em có quan tâm đến kẻ đang BNTT đối với mình không? Nếu bị BNTT, em có tìm cách bắt nạt lại họ không? Bằng cách trả Gặp kẻ BNTT mình ngoài đời thực, em đũa có tìm cách bắt nạt lại không? Em có lưu bằng chứng BNTT dùng để trả thù không? Em có xóa tên người đi BNTT mình khỏi danh sách bạn bè không? Bằng cách né Em có xóa hồ sơ cá nhân của mình trên tránh trang mạng mà mình bị BNTT không? Em có chặn tài khoản kẻ đi BNTT đối với mình không? Phụ lục 03: Hình ảnh quyết định thành lập Tổ tư vấn tâm lí năm học 2021- 2022 49
  8. Phụ lục 04: Phiếu điều tra mức độ bị BNTT sau khi thực hiện đề tài SKKN HS tích vào ô câu trả lời tương ứng Nội dung Có Không Từ tháng 02 đến tháng 4/2022, em có bị người khác BNTT không? Từ tháng 02 đến tháng 4/2022, em có thỉnh thoảng bị BNTT bởi ít nhất 1 hình thức hay không? Từ tháng 02 đến tháng 4/2022, em có thường xuyên bị BNTT bởi ít nhất 1 hình thức hay không? 50