Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông

doc 30 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_tron.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông

  1. hành vi hết sức có hại cho sức khỏe. Để phòng tránh các bệnh do lối sống cần thực hiện các biện pháp sau: - Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. - Mỗi cá nhân phải thay đổi lối sống gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, tạo ra môi trường lành mạnh thuận lợi cho việc nâng cao sức khỏe. - Xây dựng những đô thị sinh thái, làng sinh thái tạo điều kiện cho người dân phát huy được CHƯƠNG II: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC 2.1. Giáo dục bảo vệ môi trường. "Là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối quan tương quan giữa con người với nền văn hoá và môi trường vật lý xung quanh, Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường " Hiện nay, Định nghĩa mới về Giáo dục môi trường:“Giáo dục môi trường là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ" (Jonathon Wigley, 2000) Giáo dục môi trường trong trường học, còn được gọi là giáo dục môi trường chính thức, đề cập đến các trường khác nhau trong giáo dục môi trường, các đối tượng của giáo dục các cấp trong trường. Có thể được chia thành các trường đại học, trung học, tiểu học và giáo dục môi trường mẫu giáo mầm non. Giáo dục môi trường trong trường học là một dịch vụ trong tương lai của giáo dục nhằm mục đích trau dồi kiến thức với khoa học môi trường và đạo đức môi trường thế hệ công dân mới cho sự phát triển của nhân viên phòng đào tạo khoa học môi trường. Đối với các trường, chủ yếu là phổ biến kiến thức khoa học về môi trường. Để kết thúc này, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở trong các lĩnh vực tương ứng tăng nội dung giáo dục môi trường. Hiện dựa trên kinh nghiệm của các nghiên cứu thí điểm tổng kết hơn nữa và giáo dục môi trường trong các quy tắc nhất định. 18
  2. 2.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trường học Tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Ở trẻ em đang lớn, do đặc điểm cơ thể, sự nghịch ngợm vô ý thức và tính tò mò có thể đặt trẻ vào nguy cơ bị tác động bởi các hiểm họa môi trường mà mắc nhiều bệnh tật, tai nạn thương tích. Để ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, bảo vệ sức khỏe môi trường cho cộng đồng, trước hết cần tiến hành giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Ở các trường học hiện nay đã và đang lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường vào các môn học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa. Điều đó đã giúp cho các em có được những kiến thức cơ bản về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. Để nhà trường thực sự là ngôi nhà chung của trẻ em, ở đó các em được sống, học tập, vui chơi, giải trí trong một môi trường trong sạch, lành mạnh. Chúng ta cần thực hiện mọi biện pháp, việc làm cách làm nhằm mục đích là làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đã thải ra ngoài rất nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi trường chúng ta những chất thải như : bọc nilon, chai nhựa , chai sành sứ , thủy tinh, chất thải công nghiệp Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác không phải của mình . Nguy hại hơn những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa. Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế của chất thải có hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt. Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của học sinh. Mục tiêu của giáo dục môi trường trong nhà trường gồm: - Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, nhất là giáo dục ý thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống. - Bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, tránh nguy cơ nhiễm bệnh do môi trường ô nhiễm gây ra. 19
  3. - Hình thành kĩ năng chăm sóc, bảo vệ môi trường sống; nâng cao nhiệm vụ xử lý rác thải trong trường học 2.3. Các loại hình và phương pháp giáo dục môi trường Các loại hình giáo dục môi trường gồm: + Giáo dục môi trường chính quy: Môn giáo dục môi trường được đưa vào kế hoạch học tập chính khoá của các trường học và cơ sở giáo dục. Nó bao gồm những hoạt động diễn ra trên lớp và trên thực địa. + Giáo dục môi trường không chính quy: Giáo dục môi trường được lập kế hoạch và nhằm vào đối tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Các hoạt động Giáo dục môi trường thông qua các lớp tập huấn trong các CLB thanh niên, nhà bảo tàng và các hoạt động mang tính không chính quy. GDMT thông thường: Loại hình không có kế hoạch xác định. Hình thức giáo dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí, phim ảnh. Các phương pháp chính trong GDMT +Phương pháp diễn giảng: Người giảng sử dụng các thuyết trình để trình bày trọn vẹn một vấn đề GDMT và người nghe theo dõi để thông hiểu và ghi nhớ. Bài diễn giảng cần có nội dung hấp dẫn, nội dung tránh phức tạp hoá gây nặng nề bài giảng. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị, cùng một lúc có thể tác động đến nhiều người. + Phương pháp đối thoại, tranh luận và thảo luận Thực hiện đối thoại bằng hệ thống các câu hỏi và câu trả lời. Thực hiện tranh luận bằng cách nêu vấn đề và dùng trí tuệ tập thể để chứng minh, phản bác và tìm ra nội dung chính xác. Thực hiện thảo luận bằng cách người giảng và người nghe cùng nhau xem xét, phân tích một vấn đề để tìm ra tiếng nói chung. Dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị hỗ trợ, phát huy sự hứng thú và tích cực của người tham gia. + Phương pháp dùng sách và tài liệu có liên quan. Hình thức truyền thông tin một chiều đến người nhận thông qua việc phát tài liệu nhằm tác động đến quan điểm của họ và kêu gọi chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó. Nâng cao kỹ năng đọc, ghi nhận, phân tích và xử lý thông tin, áp dụng với nhiều đối tượng, có thể thực hiện trên phạm vi rộng, thời gian tác động lâu. Đòi hỏi phải có kinh phí nhất định để in ấn tài liệu. 20
  4. + Phương pháp minh hoạ: Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ về một hành động, một nội dung cần giáo dục. Sử dụng rộng rãi cho cả giáo dục chính quy và không chính quy. Giúp người đọc dễ dàng tiếp cận nội dung GD. + Phương pháp hấp dẫn tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phương pháp phải có kỹ năng biểu diễn và sử dụng các công cụ trực quan. +Phương pháp đưa người học vào cuộc sống xã hội. Phương pháp gắn liền cuộc sống của đối tượng giáo dục vào xã hội. Ví dụ: Đưa học sinh đi tham quan bảo tàng, thăm cơ sở nghiên cứu khoa học, khu bảo tồn thiên nhiên. giúp các em hình thành ý thức lao động, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2.4. Thực trạng của vệ sinh môi trường trong trường học. 2.4.1.Thực trạng của nhà trường Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, Số lượng học sinh của nhà trường 1037 em. Số lớp: 30 lớp . Học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phân học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường . * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. - Thường xuyên tổ chức cho các em lao động tổng vệ sinh toàn trường. - Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường , sinh hoạt chủ nhiệm , sinh hoạt dưới cờ ,tuyên truyền . - Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp “ cũng được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như : trồng cây xanh trong phòng học , sân trường , Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Sinh học; Địa lý; Giáo dục công dân Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà trường có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. 21
  5. * Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn: - Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. - Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan. - Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay. - Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn. - Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức , cho xong việc , nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại . - Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường , xem đây là chuyện của nhà nước , của người khác . - Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý , thùng rác không đủ cho nhà trường sử dụng, cho các em lao động chưa đạt kết quả tốt . - Hiện tại sân trường còn những chai nhựa chưa được xử lý : bọc nilon, giấy , chai nhựa mũ , lá cây 22
  6. 2.4.2. Thực trạng tại địa phương nơi học sinh cư trú * Thuận lợi : - Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. - Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung. - Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về môi trường . * Khó khăn: Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em học sinh tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình , tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ, và vứt đại xuống sông nào là bọc, giấy,lá cây, xác chết động vật rau cải hư, chai nhựa, thủy tinh, chính những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột cho người dân ,.Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác. Ý thức của người dân chưa cao , không biết là những việc làm như trên sẽ gây ra biết bao nhiêu nguy hiểm cho mọi người. Và với quan niệm “ ai bệnh gì thì bị , miễn là mình không bệnh thì thôi ” với tư tưởng ích kỹ, hẹp hòi như thế sẽ làm cho môi trường thêm ô nhiễm nặng hơn . Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm sao các em có ý thức bảo vệ môi trường được, và tất cả những gì các em được thầy cô ở nhà trường tuyên truyền giáo dục đều không có tác dụng.Vì cha mẹ các em là tấm gương cho các em noi theo, nếu cha mẹ các em có những việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường , thì các em sẽ có ý thức bảo vệ môi trường, nếu cha mẹ các em có những việc làm không tốt ảnh hưởng bảo vệ môi trường, thì các em sẽ không có ý thức bảo vệ môi trường . Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. 2.5. Các giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả tại trường THP Chuyên Bắc Giang 23
  7. Trước những vấn đề cấp thiết trên đòi hỏi phải có những biện pháp giải quyết để tiến hành giải quyết vần đề, ở đây tôi muốn đề cập đến biện pháp phân loại và xử lý rác thải. 2.5.1. Về nhà trường Nhà trường chỉ dạo, phối kết hợp với đoàn thanh niên, giáo dục cho học sinh biết được những tác hại từ những chất thải trên thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ , tổ chức cho các em thi về môi trường , diễn kịch về môi trường từ đó các em sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về môi trường xung quanh nơi các em sinh sống học tập ,để tự bản thân các em nói ,các em diễn các em sẽ ý thức cao hơn và có tác dụng hơn là thầy cô nói ,thầy cô sinh hoạt vì như thế các em sẽ nhàm chán , nghe xong rồi sẽ quên . Phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội quy học sinh và xem là tiêu chí thi đua của các lớp. Phải đề ra các kế hoạch thi đua bảo vệ môi trường ở trong trường và trong gia đình các em và mỗi tuần sẽ báo cáo lại và nhận xét đánh giá .Phải đưa khẩu hiệu phòng học “Xanh – sạch – đẹp” vào trong lớp , và cho các em học sinh đăng kí lớp sạch. Giáo viên giới thiệu cho các em học sinh biết về thế nào là rác vô cơ và rác hữu cơ , để từ đó các em sẽ phân biệt được rác vô cơ và rác hữu cơ. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành phân loại rác ( vô cơ , hữu cơ). Chúng ta sẽ chia khu vực rác vô cơ và rác hữu cơ, chúng ta không đổ những rác ấy vào chung mà phải chia ra riêng biệt vì nếu chúng ta đổ rác chung hết vào sẽ gây sức ép cho những nơi chứa rác, chúng ta phải phân loại rác và xử lý chúng hợp lý : + Như giấy vụn , lá cây : chúng ta đổ vào một khu vực riêng , rồi đem đi đốt nó sẽ tạo thành phân bón rất tốt cho cây trồng. + Đồ hộp, sành sứ : chúng ta để riêng một khu vực rồi đem đi lựa chọn lại những vật không thể tài sử dụng sẽ đem chôn xuống đất . + Chai nhựa , đồ kim loại , viết thước hư, bọc nilon : chúng ta đổ vào thùng riêng rồi sẽ đem bán lại từ đó sẽ thu thêm được một khoản tiền , vì đây là những vật có thể tái sử dụng. Nếu như trước đây đem tất cả rác đổ chung vào thì sẽ gây sức ép cho những nơi chứa rác và nhiều quá sẽ dẫn đến quá tải của nơi chứa rác, và không có được khoản tiền, có thể gây quỹ cho Đoàn . * Nhà trường phải chia ra khu vực chứa rác và thùng chứa rác theo phân loại trên và hướng dẫn cho các em biết vị trí để bỏ rác cho đúng theo quy định. Mỗi 24
  8. tuần, tháng chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện quá trình tiêu hủy rác, không để tồn lại quá lâu. * Đối với lớp học đòi hỏi các em phải có sọt đựng rác có nắp đậy để đựng rác và phân công học sinh phụ trách công việc đổ rác theo đúng quy định( từng loại rác, từng khu vực chứa rác). Như vậy với cách làm này sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải và làm sạch thêm cho sân trường, cũng giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường, thể hiện ở chỗ là các em đổ rác theo quy định, theo phân loại rác, và các em cũng thấy được rác không phải là thứ bỏ đi mà nó còn có thể đem lại lợi ích cho chúng ta. Như vậy chúng sẽ góp phần cho sân trường thêm sạch hơn, hạn chế được lượng rác thải và cũng gây được tính ý thức cho học sinh không bỏ rác bừa bãi nữa vì rác cũng đem lại lợi ích cho các em, thu được khoản tiền từ rác thải . 2. Về gia đình học sinh : Nhà trường giáo dục hướng dẫn các em cách phân loại rác và cách thực hiện tiêu hủy và tái sử dụng rác thải như trên để các em về gia đình mình áp dụng và hướng dẫn mọi người xung quanh thực hiện theo việc phân loại rác và khuyến khích mỗi gia đình các em phải có những sọt rác sinh hoạt, không vứt rác bừa bãi và khuyến khích mỗi gia đình học nên đào một hố đất nhỏ để đựng rác hữu cơ như lá cây , giấy vụn , . Tuy đây là một việc làm nhỏ nhưng cũng góp phần 25
  9. giảm bớt lượng rác thải ra môi trường và đem lại một nguồn thu từ rác thải cho gia đình, thay vì trước đây ta đem đi bỏ gây ô nhiễm môi trường. Các em học sinh vận động gia đình mình thực hiện và đòi hỏi gia đình các em phải ý thức việc bảo vệ mội trường . * Như vậy : với những biện pháp trên không những góp phần cho trường học, lớp học và cả gia đình các em học sinh, địa phương nơi các em sinh sống thêm sạch sẽ hơn và cũng góp phần giáo dục cho các em ý thức về bảo vệ môi trường rác thải cũng có lợi ích cho chúng ta nếu biết cách sử dụng hợp lý, nếu không sẽ gây nguy hại cho chúng ta và môi trường. Có sự giáo dục từ gia đình và nhà trường thì ý thức của các em trong việc bảo vệ môi trường sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn . 3. Tồn tại - Thiếu cơ sở vật chất : thùng đựng rác - Chưa có khu vực chứa rác hợp lý. - Một số học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường . - Gia đình các em học sinh còn chưa nhận thức tốt vấn đề ô nhiễm môi trường . Chương III . HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Đối với bản thân tác giả : Đây là một cách có thể đem lại hiệu quả cao trong giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường cho học sinh , giữ cho lớp học thêm sạch, cho trường thêm sạch và đây cũng là một cách mà tôi có thể sử dụng tốt trong gia đình tôi và đã đem lại hiệu quả tốt. Giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và kinh nghiệm trong gia đình về vấn đề xử lý rác thải. Gia đình tôi hiện nay đang áp dụng cách này và tôi thấy sạch sẽ hơn , gọn gàng hơn. 2. Đối với học sinh : Giúp các em hiểu sâu hơn về rác thải ( sự nguy hiểm và lợi ích của nó ) nếu biết sử dụng đúng cách, giúp các em có ý thức trong việc giữ gìn môi trường vì rác không phải là thứ bỏ đi mà nó đem lại lợi ích như trên, chính vì thế giúp các em ý thức hơn từ đó các em sẽ không vứt rác bừa bãi mà bỏ rác đúng quy định. Sẽ góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua trường học “Xanh – sạch – đẹp”. Làm cho trường học thêm sạch hơn. Kết quả sau thời gian thực hiện cách phân loại 26
  10. và xử lý rác thải như trên. Số lượng học sinh ý thức tham gia bảo vệ môi trường và tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong nhà trường . 3. Nguyên nhân thành công và tồn tại Thành công : - Các em học sinh có ý thức và thấy đây là việc làm mới trong việc phân loại và xử lý rác nên các em tham gia tích cực . - Giáo viên thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm khi giáo dục cho học sinh việc bảo vệ môi trường . - Gia đình các em học sinh thấy đây là việc làm có lợi ích nên cũng thực hiện khá tốt . * Tồn tại - Chưa có cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả( xe thu gom rác thải , thùng chứa rác ) - Một bộ phận nhỏ các em học sinh chưa có ý thức cao . - Một bộ phận nhỏ gia đình các em học sinh chưa có ý thức cao . - Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các đoàn thể . PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Thông qua Đoàn đã có phát động nhiều phong trào thi đua về bảo vệ môi trường , đã có tuyên truyền dưới nhiều hình thức như sinh hoạt dưới cờ, hái hoa dân chủ. - Hoạt động dạy học cũng được lồng ghép nội dung môi trường vào một số môn như :Địa , Sinh , GDCD. - Liên hệ bàn bạc với nhà trường ý kiến kịp thời . - Xử lý kịp thời và hiệu quả những trường hợp vi phạm , gây ô nhiễm môi trường . - Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể ( Công đoàn ,Đoàn thanh niên ) - Tham gia nhiều buổi tuyên truyền về môi trường do địa phương tổ chức. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đây là cách làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả tương đối cao.Vì nó góp phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường học cũng như trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua 27
  11. xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp .Giúp nhà trường có cách xử lý rác tốt hơn ,vạch ra cho các em học sinh những biện pháp góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường sạch hơn và gia đình các em cũng có cách để xử lý rác thải tốt hơn và đem lại hiệu quả cao . III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI Có thể áp dụng và triển khai ở mỗi học sinh các khối lớp và các trường học trong Thành phố , vì đây là một cách làm không quá khó và nó gần gũi với chúng ta, với các em học sinh, không đòi hỏi yêu cầu gì cao và cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên . IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của xã hội và là hành vi đạo đức nó gắn liền với nhau . Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện cho học sinh phấn khởi học tập, phát huy mọi tiềm năng tư duy, ngược lại nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến học sinh về mọi mặt, học sinh chán trường học dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là cần thiết, nhưng phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phải có đầy đủ những yếu tố này thì việc giáo dục ý thức các em tốt hơn . * Kiến nghị với nhà trường : - Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục các em và xem đây là nhiệm vụ của các em. - Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về môi trường cho các em tham gia . - Tất cả giáo viên đều phải giáo dục các em chứ không phải là nhiệm vụ của riêng ai. - Tạo mọi điều kiện để các em thực hiện tốt việc phân loại rác . 28
  12. Tài liệu tham khảo 1. Các báo khoa học và đời sống về vấn đề môi trường. 2. Các sách về môi trường do nhà xuất bản Kim Đồng soạn thảo . 3. Sách giáo khoa các môn học về vấn đề môi trường. 29
  13. ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT ĐỀ TÀI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐIỂM: Nhận xét của TTCM, TPCM: T/M TỔ CHUYÊN MÔN T/M HỘI ĐỒNG NCKH ( Ký và ghi rõ họ, tên) ( Ý kiến và xác nhận) 30