Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_viec_xay_dung.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ Tôi thấy đó là một thói quen nề nếp rất tốt mà có thể vận dụng để dạy nhiều môn học khác. Tôi hướng dẫn các em khi giáo viên gọi mới đứng dậy trả lời, không được nói leo gây ồn ào trong giờ học. Hướng dẫn tâm thế ngồi học cho các em cũng rất quan trọng. Trong giờ Tập viết, trước khi hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi, cách để vở, phải biết sử dụng bút để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống. Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đúng như sau: - Lưng thẳng; - Không tì ngực vào bàn; - Đầu hơi cúi; - Mắt cách vở khoảng 25- 30 cm; - Tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay; - Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ; - Hai chân để song song, thoải mái. TƯ THẾ NGỒI HỌC Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi hướng dẫn các em cách cầm bút như: - Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. - Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út. Ngược 10 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái ( nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). - Học sinh cầm bút theo góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy. CÁCH CẦM BÚT Trong những giờ học tập trên lớp, với nhiều tiết học diễn ra nên đôi lúc các em không có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo không khí “học mà vui, vui mà học”, tôi hướng dẫn cho học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia các trò chơi học tập Ở học sinh lớp Một vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, có em đã trả lời tự do lúc giáo viên chưa cho phép, có em đã biết đưa tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách. Để giúp các em có nề nếp đưa tay phát biểu tôi hướng dẫn các em ngồi tư thế thẳng, chống khuỷu tay phải xuống bàn, tay phải giơ thẳng, bàn tay khép lại. - Rèn luyện cho học sinh ý thức tự học ở nhà. Xây dựng nề nếp tự học ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một. Hiện nay, toàn bộ phần bài làm, bài học của học sinh đều được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng bao giờ giáo viên cũng nhắc học sinh về nhà đọc lại phần bài vừa học, xem trước bài sau, sau đó các em chuẩn bị sách vở, đồ dùng cho ngày hôm sau dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Hằng ngày thực hiện đều đặn như vậy lâu dần các em sẽ có thói quen về nề nếp tự học ở nhà, từ đó rèn cho các em năng lực tự phục vụ rất tốt. Đồng thời, thông qua hoạt động này, giúp phụ 11 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ huynh cùng với giáo viên chủ nhiệm đánh giá được việc học của con em mình theo đúng thông tư 30 của Bộ GD – ĐT. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp các em hình thành thói quen ban đầu về việc xem bài và chuẩn bị sách vở, đồ dùng cho ngày học hôm sau, từ đó sẽ giúp các em có ý thức tự học ở nhà tốt hơn khi lên các lớp trên. - Xây dựng và rèn luyện kĩ năng kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngủ cán bộ lớp. Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học sau. Vì vậy, người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Đội ngũ cán bộ lớp phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho lớp mình. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè - Hằng ngày, hằng tuần, các cán bộ lớp bao gồm ba tổ trưởng , ba tổ phó, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. - 15 phút đầu giờ : Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc xem và chuẩn bị bài ở nhà của các bạn như: mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mới rồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ. - Các tổ trưởng tập hợp kết quả của tổ mình báo cáo với lớp trưởng, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. 4.2. Nề nếp tự quản. - Rèn nếp tự quản cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP HCM trong nhà trường Hiện nay phong trào Đội, Sao trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Đồng thời cũng chính ở môi trường này tạo cho các em vững vàng hơn, tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. - Để thực hiện tốt nề nếp tự quản, giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh biết giữ trật tự khi tham gia các hoạt động tập thể như: chào cờ đầu tuần, ca muá hát giữa giờ, tham gia sân chơi đầu tuần, sinh hoạt Sao, - Lớp trưởng phối hợp với lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ giữ trật tự lớp. Thi đua giữ trật tự giữa các tổ, các thành viên trong tổ. Nếu tổ nào giữ trật tự tốt, tổ đó sẽ được gắn “Sao đỏ” lên bảng lớp, cuối tuần tổ nào có nhiều sao đỏ tổ đó 12 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ sẽ đạt tổ xuất sắc và mỗi thành viên trong tổ đó được gắn thêm một Sao vào bảng thi đua của lớp. - Giúp học sinh nhận biết, làm theo điều tốt: Ở mẫu giáo các em chưa phân biệt chính xác về làm việc tốt mà thường hành động theo thói quen và bắt chước. Bời vì lẽ đó nên khi lên lớp Một cũng vậy, trong mọi hoạt động tôi nghĩ phải hướng dẫn các em vui bằng cảm tính để dần dần hình thành thói quen, thành nề nếp. 4.3. Nề nếp sinh hoạt tập thể. Hoạt động tập thể giúp học sinh trở nên năng động hơn, mạnh dạn hơn – đó là điều chắc chắn. Trong quá trình tham gia hoạt động tập thể, học sinh được học hỏi từ bạn bè, bổ sung kiến thức mới, thích nghi dần và học cách làm việc với nhiều người, rất tốt cho quá trình học tập, vui chơi của các em. Tuy vậy, đối với học sinh lớp Một, các em còn nhỏ, ý thức tham gia các hoạt động tập thể còn gặp nhiều hạn chế, do các em chưa quen. Vì vậy, trong các giờ sinh hoạt tập thể tôi đều tham gia cùng các em vui chơi, ca múa hát tạo cho các em sự gần gủi thân thiện hơn. + Tập thói quen nhanh nhẹn trong các giờ sinh hoạt tập thể. +Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể như: sinh hoạt Sao, ca múa hát tập thể, + Giờ sinh hoạt Sao giáo viên cần kết hợp với phụ trách Sao tổ chức cho các em sinh hoạt đúng nội dung, trật tự. 4.4. Rèn cho học sinh có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Để học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh từ đầu năm học. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hằng ngày việc giữ vệ sinh các nhân, vệ sinh chung, giúp học sinh hiểu như thế nào là biết giữ vệ sinh các nhân, như thế nào là biết giữ vệ sinh chung. Ví dụ: Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh, Nếu em nào tay chân bẩn thì cho đi rửa ngay và nhắc nhở thường xuyên trước lớp. Ngoài giáo dục các em có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, cần tập cho các em biết giữ vệ sinh chung. Ví dụ: Khi đi tiểu tiện, đại tiện, phải biết dội nước, không xả rác bừa bãi, khi nhìn thấy rác trên sân trường hay trong lớp học phải nhặt và bỏ vào thùng đựng rác, 13 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ Mọi việc làm của các em đều được sự theo dõi của tôi cũng như ban cán sự lớp, đội cờ đỏ. Tôi luôn khen những em sạch sẽ, gọn gàng trong tuần và nhắc nhở những em chưa sạch sẽ, phải nói được tác hại của việc sống không sạch sẽ cho các em biết để các em có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt hơn. Chính việc làm thường xuyên của tôi mà học sinh đã có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung rất tốt. RỬA TAY BẰNG XÀ BÔNG 5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng biện pháp nêu gương, khen thưởng Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi thường xuyên động viên, khen ngợi các em dù đó là việc làm nhỏ - Giáo viên luôn động viên khuyến khích học sinh tự suy nghĩ và đưa ý kiến cá nhân của mình, nếu sai giáo viên nhẹ nhàng sửa chữa. Chú trọng tuyên dương, khen thưởng những em tiến bộ, có thể là sự tiến bộ đó chưa đạt chuẩn nhưng giáo viên vẫn khen ngợi để học sinh thấy rằng sự tiến bộ của mình được cô ghi nhận từ đó các em có những nỗ lực, ham muốn và tự tin hơn trong học tập. - Muốn đánh giá học sinh chính xác, cùng với đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20 - 10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 tôi kết hợp cho các em thi đua học tập dành điểm tốt. Thi đua giữa các tổ , các cá nhân về mọi mặt hoạt động một cách thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Thi đua đi học đúng giờ. Thi đua phát biểu xây dựng bài. Thi đọc to, nói rõ ràng. Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 14 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ - Có bảng thi đua của cá nhân từng học sinh, của từng tổ. Tôi luôn nêu gương tốt của từng em qua mỗi buổi học, mỗi tuần học bằng cách gắn sao vào bảng thi đua. Ngay cả những em hay có tính xấu tôi cũng dùng biện pháp nêu gương mỗi khi thấy em đó có một biểu hiện tốt để cho các em thấy được khi mình làm tốt một việc gì dù nhỏ vẫn được bạn bè, thầy cô yêu mến, khen ngợi và từ đó các em dần bỏ những tính xấu. Cứ Sau một tuần thi đua, tổ trưởng tổng kết và nộp cho lớp trưởng. Lớp trưởng sẽ tổng hợp ( có sự giúp đỡ của giáo viên ), giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng sẽ nhận xét kết quả học tập của các tổ và xếp loại thi đua cho các tổ, đồng thời tuyên dương, trao phần thưởng cho những học sinh xuất sắc trong tuần.Giáo viên nhắc nhở, động viên những học sinh chưa thực hiện tốt. Nhờ hình thức thi đua trên tạo cho các em phấn khởi và nỗ lực thi đua học tập tốt. 6. Giải pháp thứ sáu: Phối hợp với các bộ phận tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. 6.1. Phối hợp với Đội. - Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường,Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt đông đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó, lớp đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. - Đội cờ đỏ thường xuyên đi kiểm tra nề nếp các lớp vào 15 phút đầu giờ, giữa giờ: nề nếp đi học đúng giờ, chuyên cần nghỉ có giấy phép của cha mẹ đến giáo viên chủ nhiệm, thực hiện công tác trực nhật vệ sinh trường lớp, công tác tự quản của lớp. - Hình thức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần được duy trì rất tốt. Ngoài những nội dung trên hàng tuần Liên đội có những nội dung nêu gương người tốt việc tốt, biểu dương các thành tích của các em đạt được trong học tập cũng như trong phong trào, rồi tuyên truyền chủ điểm các ngày lễ lớn, các hội thi, các cuộc vận động từ đó các em làm tốt hơn về công tác tự quản. - Kết hợp với Đội kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập theo định kì, từ đó giúp các em có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, góp phần quan trọng trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. 15 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ 6.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn. Ngay từ khi học sinh bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác như: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục nên việc rèn nề nếp cho học sinh lớp Một là rất thuận lợi. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn luyện,và giữ nề nếp học tập cho học sinh. Ví dụ: Giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thực hiện cho học sinh các nề nếp như: giúp học sinh nhận biết sách, vở của môn học mình đang học, rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con, Nề nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để tạo thói quen cho các em. Nếu không tất cả những gì giáo viên chủ nhiệm rèn cho các em sẽ nhanh chóng mất đi. Các thầy, cô giáo bộ môn cũng rất hài lòng và rất vui khi các em đã thật sự vào nề nếp, giáo viên chỉ việc giảng dạy mà không phải quan tâm nhiều đến việc rèn nền nếp. 7. Giải pháp thứ bảy: Phối hợp chặt chẻ với cha mẹ học sinh Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh. - Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con. - Nhắc nhở con xem lại bài đã học. - Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy. - Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. Lập hội phụ huynh học sinh, ban đại diện sẽ là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, theo dõi tình hình và bàn bạc các biện pháp giáo dục học sinh. Tổ chức các cuộc họp với phụ huynh học sinh của lớp theo định kì: đầu năm, cuối học kì I và tổng kết năm học. 16 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ Ngoài ra, tôi luôn gương mẫu trong toàn bộ các hoạt động của mình trước mắt học sinh để học sinh nhận biết và bắt chước một cách trực tiếp " Thầy nào trò ấy". Câu phương ngôn tuy ngắn gọn nhưng nó phản ánh rằng thầy giáo thực sự là giáo cụ sống, hay nói cách khác thầy là tấm gương trực tiếp để các em học tập và noi theo. Học sinh tiểu học tri thức của các em còn thấp, tư duy mới ở mức độ đơn giản, ít phân tích sâu sắc được mọi vấn đề. Do nhận thức còn đơn giản đó nên trước mắt học sinh - từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cư xữ, cách viết bảng, cầm sách, đọc báo, ngồi viết, tôi đều làm gương cho các em. III. Kết quả đạt được: Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một thời gian tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Mọi hoạt động đều đi đầu trong phong trào nhà trường. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “ học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Các em đều có nề nếp như hợp tác trao đổi cùng bạn, đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. Biết giơ tay khi muốn phát biểu. Biết lắng nghe để nhận xét khi bạn trả lời.Tập trung trong giờ học. Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh hưởng đến bạn khác. Biết làm theo các kí hiệu ở trên bảng. * Kết quả cụ thể qua các kỳ khảo sát: Kết quả Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối HKI Ngày 15 / 9 / 2015 Ngày 06/ 01 / 2016 Chuẩn TS TL(%) TS TL(%) A 22 57.9 32 84,2 Chuẩn 1 Nề nếp học B 16 42.1 6 15,8 21 33 Chuẩn 2 A 55,3 86,8 Nề nếp tự quản B 17 44,7 5 13,2 18 33 Chuẩn 3 A 47.4 86,8 Nề nếp SH tập thể B 20 52.6 5 13,2 Chuẩn 4 A 19 50 35 92,1 Nề nếp vệ sinh B 19 50 3 7,9 17 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ * Số liệu này được tổng hợp từ sổ theo dõi về việc xây dựng nề nếp lớp và đánh giá của Liên đội hàng tuần. Từ những kết quả đạt được, bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng trong thời gian tiếp theo để nề nếp lớp học ngày một tốt hơn. D. KẾT LUẬN: Qua nghên cứu, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Bất cứ một vấn đề gì, muốn học sinh thực hiện tốt, điều trước tiên là giáo viên phải xác định được nhiệm vụ của mình, phải hướng dẫn cho học sinh hiểu và biết kết quả của việc làm đó sẽ đi đến đâu? Nhằm mục đích gì? 2.Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 3. Sự gương mẫu, công bằng của giáo viên là hết sức cần thiết và hoàn toàn bổ ích với học sinh. 4. Giáo dục các em đi vào nề nếp phải làm thường xuyên và liên tục. 5. Hình thành thói quen tốt cho học sinh thì đòi hỏi giáo viên phải có đức tính kiên trì, không nóng vội. Vì thói quen được hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại nhiều lần. 6. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 7. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Thường xuyên khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú hơn trong học tập. 8. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh, bỡi lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 9. Có sự phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường và các đoàn thể một cách hài hòa, thường xuyên để làm tốt công tác giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp lớp học. Tóm lại, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm 18 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ chất đạo đức, nhân cách của học sinh để từ đó hình thành nề nếp tốt. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. E. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: Để lớp mình dạy có nề nếp đạt chất lượng cao thì người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Ở tất cả các giờ dạy cũng như một số hoạt động ngoài giờ giáo viên đều phải chú ý đến việc rèn thói quen tốt cho các em. Sự chịu khó, kiên trì, tỉ mỉ, yêu nghề, mến trẻ của giáo viên là yếu tố đảm bảo sự thành công trong công tác xây dựng nề nếp lớp học. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của bản thân tôi về công tác xây dựng nề nếp lớp học. Mong được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Gio Linh, ngày 7/5/2016 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Liễu 19 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ 20 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo viên chủ nhiệm với việc xây dựng nề nếp lớp học ’’ 21 Giáo viên: Nguyễn Thị Liễu – Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh