Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường

doc 21 trang Đinh Thương 15/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_tre_phong_tranh_xam_hai_trong_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ phòng tránh xâm hại trong học đường

  1. c) Tổ chức cho học sinh thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục - Với kế hoạch đã được xây dựng, cùng với những kiến thức mà giáo viên đã trang bị cho học sinh, giáo viên có thể tố chức cho học sinh được thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục ngay trên lớp vào tiết hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời, tiết đạo đức hay tiết giáo dục kĩ năng sống, tùy vào điều kiện cho phép sao cho có hiệu quả nhất. - Trước hết, học sinh biết được những vùng nào được coi là bị tổn thương tình dục khi bị người khác xâm hại: vùng ngực, vùng đùi non, mông, vùng kín - Tìm hiểu và thực hành một số động tác giúp trẻ thoát khỏi người có ý định quấy rối. Đó là: xoay người, hất mạnh tay; Khi không thể xoay người, trẻ có thể dùng chân đạp vào vùng đùi, vùng bụng hay bộ phận sinh dục của người xấu * Quy trình thực hành: Tổ chức theo cặp mẫu -> chia sẻ động tác đúng/sai -> sửa cho nhau để có động tác chuẩn -> theo cặp thực hành -> nhận xét, đánh giá, thống nhất. 14
  2. 2.3. Tư vấn, chia sẻ với Phụ huynh học sinh về xâm hại tình dục ở trẻ em để cùng phối hợp. a) Cung cấp thông tin cho Phụ huynh học sinh về nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục ở trẻ em Thời gian vừa qua, liên tiếp nhiều vụ bê bối liên quan đến xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc và lo lắng. Hiện tại dư luận đang rất quan tâm đến vụ xâm hai tình dục trẻ em nóng hổi đó là: việc bé gái bị xâm hại ở Vũng Tàu, vụ thầy giáo xâm hại học sinh lớp 2 ngay tại trường học ở Tây Ninh, vụ bé gái 8 tuổi ở Hà Nội bị một nhân viên ngân hàng xâm hại, hay mới đây là lời tâm sự của một người mẹ trẻ trên mạng xã hội khi cho con gái mình đi học cùng với tài xế Grabbike và người tài xế đó đã dùng những ngôn từ rất “gợi” để nói chuyện, hỏi han với con mình. Hay thương tâm nhất là vụ cháu bé người Việt bị hãm hiếp và sát hại bên Nhật, và còn rất nhiều những sự việc đáng tiếc xảy ra mà hàng ngày hàng giờ chúng ta đã và đang được nghe trên các mạng thông tin đại chúng. Qua đây chúng ta thấy, mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục bất kể là trai hay gái, bất kể lúc nào và ở một môi trường nào. Điều đáng nói là sau khi bị xâm hại các em thường không dám nói về những gì mình đã trải qua. Hầu hết kẻ xâm hại đều là nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại thì 90% là bởi người quen như họ hàng, bạn của bố mẹ, cha dượng, hàng xóm hay thậm chí là cả những thầy giáo dạy các em. Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài hoặc vài năm bởi tâm lí các em khiếp sợ và không dám nói ra vì sợ bị trả thù. Thủ đoạn của kẻ xâm hại thường là lợi dụng vắng người hoặc giả vở bày tỏ lòng tốt như cho tiền cho quà để lấy lòng của trẻ. Sau khi thực hiện được hành vi đen tối chúng sẽ đe doạ, ép buộc trẻ đáp ứng cho chúng nhiều lần tiếp theo. Do vậy, không chỉ giáo dục các em các phòng chống bị xâm hại tình dục mà còn cầm giúp các bậc phu huynh học sinh có thêm hiểu biết và phối hợp giúp các em. 15
  3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục ở trẻ em. Kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, dù trước mắt hay sâu xa. Chủ yếu có những nguyên nhân sau: - Nhiều bố mẹ chưa chú ý đến việc ăn mặc của trẻ, để trẻ mặc đồ tự nhiên, thoải mái. - Do ảnh hưởng văn hoá độc hại trên internet gây kích động vào suy nghĩ, tư tưởng của những kẻ xâm hại. - Đạo đức của một số đối tượng đang xuống cấp trầm trọng, nhiều đối tượng không nghề nghiệp, mắc tệ nạn xã hội, đua đòi ăn chơi, thậm chí bệnh hoạn khi có nhu cầu quan hệ tình dục thường tìm đến đối tượng là trẻ nhỏ. Trình độ nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. - Trẻ chưa được hướng dẫn những kiến thức, kĩ năng cần thiết để phòng tránh xâm hại. - Người lớn không tế nhị trong việc thể hiện tình cảm nam nữ trước mặt trẻ nhỏ. - Hoàn cảnh gia đình khó khăn như bố mẹ ly hôn, ly thân không ai dạy dỗ tâm sự với các em. - Do tâm lý nhiều gia đình ngại không dám tố cáo tội phạm b) Cung cấp thông tin cho Phụ huynh học sinh về các dấu hiệu biểu hiện khi trẻ bị xâm hại. - Trẻ trở nên ít nói, ngại giao tiếp. - Gặp ác mộng khi ngủ. - Tự nhiên sợ hãi một số người hay một nơi nhất định. - Trẻ đột ngột có tiền, có đồ chơi hay những món quà mà không biết có từ đâu. - Không cho cởi quần áo khi tắm, ngại vệ sinh cá nhân so với bình thường 16
  4. - Trẻ bị đau, chảy máu hoặc tím bầm ở bộ phận sinh dục. c) Phối hợp với Phụ huynh học sinh để phòng, tránh xâm hại tình dục cho trẻ - Trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh vào các buổi họp phụ huynh. (Việc thường xuyên đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng vô tình làm kích thích những kẻ có suy nghĩ lệch lạc có ham muốn tiêu cực trỗi dậy) - Vận động cha mẹ học sinh dù trong hoàn cảnh nào cũng nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình nhiều hơn nữa. Cần trò chuyện với con cái mình về những vấn đề tế nhị, chúng ta không nên lảng tránh những vấn đề mà các em hỏi liên quan đến giới tính. Vì cha me là người các em luôn tin tưởng nhất các em sẽ tâm sự nhiều và chúng ta sẽ biết được những thông tin cần thiết. - Thường xuyên hỏi về tình hình học tập và những sinh hoạt trong ngày. - Yêu cầu phụ huynh đưa đón trẻ đúng giờ quy định, không đến sớm quá hoặc không về muộn quá. - Thông báo cho nhà trường những vấn đề xảy ra với học sinh để cùng phối hợp ngăn chặn. - Dạy trẻ không bao giờ được đi vào chỗ kín, nới vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ. - Luôn nhắc nhở phụ huynh rằng: Không phải bất cứ trường hợp lạm dụng tình dục trẻ nào cũng có bạo lực vì trẻ em thường là đối tượng rất dễ tin người, nhất là người thân trong gia đình. Chúng thường rất dễ dàng chấp nhận những gì người ta yêu cầu để đổi lấy tình thương yêu che chở. Đây cũng là lí do vì sao nhiều em bị lạm dụng bởi người thân như bố đẻ, cha dượng, ông xâm hại cháu 17
  5. 3. Phối hợp với nhà trường, đồng nghiệp trong phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh - Vận động, phối hợp với đồng nghiệp để tuyên truyền rộng hơn cho các lớp giúp các em đề cao cảnh giác và trang bị các kĩ năng tự bảo vệ mình khi có trường hợp xấu xảy ra. - Tôi đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các giáo viên trong cả buổi chào cờ đầu tuần, luôn nhắc nhở các em liên tục, thường xuyên chứ không để “ mất bò mới lo làm chuồng” hoặc lồng ghép các kịch bản về phòng chống xâm hại cho học sinh phân vai, đóng vai hoặc tạo các tình huống để học sinh tự xử lý thế nào? Sau đó giáo viên cùng định hướng cho các em giải pháp tốt nhất. *Khi phát hiện trẻ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại hãy: - Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất là nơi trẻ cần được chăm sóc, điều trị của bác sĩ. - Báo cho công an để được giúp đỡ. - Không nên tỏ thái độ truy cứu trẻ mà nên động viên an ủi trẻ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào tình hình thực tế, tôi thấy sáng kiến đã đem lại những hiệu quả to lớn. Đó là : - Đối với phụ huynh học sinh đã có thêm những hiểu biết nhất định về xâm hại tình dục trẻ em từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác hơn để dạy con em mình các kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại tránh những đáng tiếc xảy ra, phụ huynh trở nên cởi mở hơn khi trao đổi với con em mình. - Đối với nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh ý thức biết bảo vệ mình. - Không chỉ tuyên truyền trong nhà trường mà sáng kiến này còn có sức ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng: giúp mọi người hiểu biết hơn về pháp luật và quyền trẻ em. 18
  6. - Bản thân tôi sau khi áp dụng sáng kiến này vào giáo dục học sinh thì thấy mình cảm thấy tự tin hơn khi dạy kiến thức về giới tính cho học sinh mình, giáo viên trong trường luôn có ý thức quan sát diễn biến tâm lý của học sinh lớp mình và toàn trường. - Đặc biệt đối với học sinh các em đã cởi mở hơn, dễ dàng trao đổi với cô giáo những vấn đề về giới tính và biết chia sẻ với nhau các cách phòng chống bị xâm hại. Như vậy xâm hại tình dục trẻ em đã và đang là một tội ác vô cùng nghiêm trọng, để lại những hậu quả rất kinh hoàng cho bản thân người bị hại. Do đó phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không phải của riêng ai mà mỗi chúng ta cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa nhất là trong học đường hiện nay. Cần có sự tuyên truyền cho các em nâng cao cảnh giác, ý thức tốt hơn về vấn đề này và quan trọng nhất chính là dạy cho các em biết cách TỰ BẢO VỆ MÌNH. Cha me, thầy cô, nhà trường luôn là điểm tựa lắng nghe và thấu hiểu cho các em, giúp các em nâng cao cảnh giác,phòng tránh xâm hại, để sao cho các em “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. IV. Cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền Sáng kiến kinh nghiệm trên là tâm huyết của tôi. Có thể nó còn nhiều hạn chế, rất cần được Hội đồng khoa học, đồng nghiệp chia sẻ và tôi cam kết không có sự sao chép sáng kiến kinh nghiệm của ai hoặc vi phạm bản quyền tác giả. 19
  7. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Mai Thị Thanh Bình PHÒNG GD và ĐT . 20
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cuốn “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con” – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Biên soạn: Phạm Thị Thúy 2. Tư liệu tham khảo trên Internet 21