SKKN Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học

doc 29 trang vanhoa 4802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_chi_dao_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học

  1. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI: “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quý giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ, nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của đất nước”. Đúng như vậy không có giáo dục sẽ không có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không phát triển. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó, dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mỗi người dân; cán bộ, giáo viên, học sinh. Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm, bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, suy thoái môi trường. Do đó, việc giáo dục môi trường trong trường Tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến xây dựng nhận thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, mà trong đó bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.”. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng đó là giáo dục môi trường không những có tác động tích cực tới nhân cách, hành vi của học sinh, những người chủ tương lai mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa 1/29
  2. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. phương, góp phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự nghiệp chung bảo vệ môi trường. Vậy môi trường là gì? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau rằng “ Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội loài người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng sự phát triển kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ăn kẹo trong lớp, ăn quà vặt vứt rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường. Đó chính là những trăn trở của người làm giáo dục. Phải làm thế nào? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người có “ tài” đồng thời có “đức” ? Chính vì thế đòi hỏi ngành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội, vậy có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập trung vào con người. Bởi vậy hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục về dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học. Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đã đang được triển khai. Từ thực tế trên, với vai trò là phó hiệu trưởng nhà trường tôi nhận thấy mình có trách nhiệm lớn trong việc hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em với mong muốn các em trở thành 2/29
  3. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. những con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. - Kinh nghiệm giáo dục môi trường của nhà trường đối với học sinh. - Bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Tìm ra hình thức tổ chức quản lý, chỉ đạo “ giáo dục bảo vệ môi trường” cho học sinh Tiểu học; Nghiên cứu cơ sở lý luận; thực trạng của giáo dục bảo vệ môi trường với học sinh Tiểu học. - Thống nhất được kế hoạch, nội dung chỉ đạo “giáo dục bảo vệ môi trường” ngay từ đầu năm cho các khối lớp. - Học sinh biết vận dụng bảo vệ môi trường vào cuộc sống hàng ngày. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Giáo viên, học sinh - trường Tiểu học . V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các phương pháp đổi mới quản lý; Phương pháp điều tra thực trạng việc dạy và học của giáo viên và việc học (tiếp thu kiến thức) của học sinh ở trường Tiểu học; - Phương pháp quan sát, đàm thoại; thực nghiệm giáo dục; chuyên đề có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường. - Đọc tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, tạp chí giáo dục Tiểu học VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Đề tài thực hiện tại: Trường Tiểu học. Thời gian : Năm học 2017 - 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018) PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I .CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tuổi vào Tiểu học là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của học sinh. Chính trong giai đoạn này các em phát triển rất nhanh cả về thể chất, tình cảm và trí tuệ, hình thành và phát triển mạnh mẽ những năng lực khác nhau, đặt cơ sở nền móng cho phát triển nhân cách của chúng. Sự hiểu biết các mối quan hệ khác nhau trong thiên nhiên góp phần phát triển trí tuệ, phát triển năng lực phân tích trong hoàn cảnh sinh thái của học sinh. Các yếu tố của sự tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên có ý nghĩa to 3/29
  4. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. lớn trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Trước hết đó là việc cho các em làm quen với các hoạt động thực tiễn khác nhau của con người trong thiên nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường (Bảo vệ cơ sở vật chất; đi vệ sinh đúng nơi qui định; bảo vệ giữ gìn, chăm sóc công trình măng non; Không vứt giấy bừa bãi; giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ); làm quen với các cảnh đẹp trong thiên nhiên, các di tích văn hoá - lịch sử, viện bảo tàng, đồng thời hướng sự chú ý của học sinh đến các tác động tốt cũng như không tốt của con người đối với thiên nhiên, những khó khăn về môi trường nơi mà các em đang sống (bụi, tiếng ồn, nước bị ô nhiễm ) Trong các hoạt động nhận thức, hoạt động lao động, hoạt động mĩ thuật, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bao gồm cả việc giáo dục các chuẩn mực đánh giá, giúp học sinh nhận thức được giá trị đặc biệt quý báu của thiên nhiên. Một trong những biểu hiện quan trọng của thái độ quan tâm đến thiên nhiên là mong muốn tham gia vào việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Trong khi chăm sóc chúng, học sinh hiểu được các nhu cầu của động - thực vật (thức ăn, nước, ánh sáng, không khí, độ ẩm ). Chúng hiểu được rằng để mọi cơ thể sống được, lớn lên và phát triển, các điều kiện sống của chúng phải được thoả mãn. Chính trong quá trình đó, học sinh hiểu một cách trực quan sự phụ thuộc của vật nuôi, cây trồng vào lao động của con người. Trong lao động, các em vui sướng vì được giúp cho vật nuôi, cây trồng lớn lên và phát triển. Lao động để hình thành, phát triển ở các em ý thức bảo vệ thiên nhiên trong điều kiện tự lực và tích cực. Lao động cải tạo môi trường xung quanh cùng với người lớn (trồng cây, làm vệ sinh) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Học sinh Tiểu học cần được tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng cây, thu dọn rác, chăm sóc vườn hoa cây cảnh . Sự tham gia vào các hoạt động chung tạo cho các em cơ hội hợp tác với những bạn cùng tuổi, khác tuổi và người lớn trong hoạt động bảo vệ môi trường. Những cảm xúc thẩm mĩ (tốt - xấu; thiện - ác; đẹp - xấu) phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Do đó, trong giáo dục môi trường cho học sinh cần phải chú ý đến các khía cạnh thẩm mĩ và đạo đức. Cái đẹp và tình cảm, đạo đức cao đẹp trong quan hệ với môi trường là các mặt không tách rời nhau. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ trong quan hệ với thiên nhiên liên quan chặt chẽ với phát triển trí tuệ. Các nhà tâm lí - giáo dục đã chỉ ra rằng không có cảm xúc thẩm mĩ trong khi tri giác thiên nhiên thì không thể có nhận thức bản chất của các hiện tượng thiên nhiên và không thể tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn. 4/29
  5. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh từ thực tế tình hình nhà trường, thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm trang bị cho các em những nhận thức, những kỹ năng, hành vi và có thái độ ứng xử phù hợp với môi trường, cùng với việc giáo dục các em chúng tôi muốn gửi những thông điệp quan trọng về môi trường và bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay đến với các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh như thế nào là hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương, của trường là vấn đề đặt ra đối với tôi. Nơi đây đa số người dân sống bằng nghề nông và buôn bán, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống xử lý nước, rác thải chưa được đầu tư đúng mức. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề chưa được quan tâm nhiều, tất cả làm ảnh hưởng tới môi trường. Đối với trường Tiểu học nơi tôi công tác, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, trường từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục toàn diện; công tác xây dựng quang cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp được chú trọng. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong điều kiện tình hình thực tế của nhà trường và qua các môn học là vấn đề chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên. Trong dạy học giáo viên bám chặt vào các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề giáo viên vẫn còn băn khoăn, e dè, sợ đi lệch mục tiêu bài dạy. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài có nội dung cần tích hợp theo phương thức trực tiếp như môn Tiếng Việt hoặc nội dung tích hợp ở mức độ toàn phần như môn Đạo đức đòi hỏi người giáo viên phải có những thông tin đầy đủ về môi trường liên quan đến nội dung bài dạy để tích hợp vào bài học đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Đối với học sinh tiểu học, các em được lĩnh hội kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường qua các môn học về mặt lý thuyết còn mờ nhạt; các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, giữ vệ sinh lớp học đều được các em tham gia dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường chứ các em chưa thực sự có được ý thức tự giác trong việc làm mọi lúc, mọi nơi; bởi lẽ các em chưa hiểu được vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống cũng như chưa hiểu hết được tác hại của việc ô nhiễm môi trường. Với thực trạng về môi trường địa phương, nhà trường, tình hình thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên, cùng với nhiệm vụ xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp thì giáo dục bảo vệ môi trường gắn với thực tế, qua các môn học và hoạt động giáo dục là con đường ngắn nhất để hình 5/29
  6. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. thành ý thức, kỹ năng, hành vi về bảo vệ môi trường cho học sinh dễ đạt hiệu quả nhất. Khi nghiên cứu chương trình các môn học Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng ta dễ dàng nhận thấy chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngoài mục tiêu cần đạt của mỗi bài còn nhiều bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau. Khả năng thành công trong việc giáo dục bảo vệ môi trường không phải chúng ta thu được ngay sau bài giảng. Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở Tiểu học là sự kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin hình thành kỹ năng, hành vi giúp học sinh biết tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đạt kết quả, trên cơ sở giúp học sinh thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản lý mà trực tiếp là lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo về quan điểm định hướng triển khai và những giải pháp thực hiện, tôi đi sâu nghiên cứu và thực hiện với từng bước phù hợp với tình hình nhà trường và địa phương. III.THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: 1. Thực trạng môi trường Việt Nam. Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện tại đang ở tình trạng báo động. Tài nguyên rừng cạn kiệt, tài nguyên đất suy thoái, tài nguyên biển suy kiệt, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng, dân số tăng nhanh và phân bố không đều đã gây sức ép quá lớn đối với môi trường. - Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người. - Ô nhiễm môi trường nước. (Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tăng nhanh, nguồn nước bị ô nhiễm, nạn chặt phá rừng, . . .) 6/29
  7. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. - Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại. 2. Thực trạng môi trường ở địa phương, trường lớp: 2.1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học. Số lượng cây xanh trong sân trường không nhiều nhưng đảm bảo bóng mát và môi trường trong lành cho học sinh. - Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được thực hiện, nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. 2.2. Khó khăn. - Diện tích khuôn viên nhà trường quá hẹp với 5134 m2/1490 học sinh. - Ý thức của học sinh về môi trường, bảo vệ môi trường chưa cao. Ví dụ như: + Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh. + Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây hoa, không tôn trọng, bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế. + Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa biết gìn giữ an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch bằng dụng cụ lao động. + Chưa có ý thức bảo vệ cây, hoa trong trường. 2.3. Kết quả khảo sát. Số học sinh Số học sinh có ý thức bảo Số học STT Khối có ý thức bảo vệ môi trường vệ môi trường chưa nhiều sinh Số lượng % Số lượng % 1 1 310 104 33,5 206 66,5 2 2 294 99 33,7 195 66,3 3 3 302 102 33,8 200 66,2 4 4 279 109 39,1 170 60,9 5 5 305 112 36,7 193 63,3 7/29
  8. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các khái niệm 1.1. Môi trường là gì? * Có nhiều quan niệm về môi trường Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 1.2. Thế nào là môi trường sống ? - Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học. - Môi trường sống của con người được phân thành môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội. 1.2.1. Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. 1.2.2. Môi trường xã hội : Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác. Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm 8/29
  9. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên và chịu sự chi phối của con người. 1.2.3. Môi trường nhà trường. Bao gồm không gian trường, cơ sở vật vật trong trường như phòng học, phòng thiết bị, thư viện, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội * Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội * Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Bởi môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì? - Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. - Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực). 2. Những biện pháp chung. 2.1. Công tác chỉ đạo ( lập kế hoạch) thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho năm học. Cũng như các nhiệm vụ quản lý khác thì quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường cũng cần đảm bảo thực hiện toàn vẹn một chu trình quản lý khép kín. Trong đó công tác chỉ đạo là khâu đầu tiên của chu trình. Với mục đích: + Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện. + Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức 9/29
  10. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. của đội ngũ giáo viên về vấn đề giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường; các cơ sở vật chất cần thiết. + Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. + Thiết lập hệ thống chuẩn để đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. - Lập kế hoạch được thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau: + Có sự thống nhất chỉ đạo của Chi bộ Đảng trường học, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng. + Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường. + Nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng ở các bộ môn đặc biệt là môn đạo đức và hoạt động ngoài giờ lên lớp, mục đích yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi. + Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện. + Giáo viên có thể tự tìm hiểu về vấn đề giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường từ thông tin trên mạng hay trao đổi thông tin qua email. Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ cần thực hiện. + Giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường phải bám sát nội dung nhiệm vụ. Nắm vững từng bước thực hiện công việc, hiểu rõ ưu nhược điểm của từng cá nhân, kịp thời nắm bắt thông tin và xử lí vấn đề đúng nguyên tắc quản lý, phù hợp với tính chất vấn đề. + Từng cá nhân giáo viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tỉm hiểu nội dung công việc, tìm ra phương pháp thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Có ý thức phối hợp, hợp tác, kịp thời phản ánh thông tin chính xác về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. + Giáo viên tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, vừa nâng cao chất lượng dạy học, vừa có tác dụng giúp học sinh rèn luyện các nhóm giáo dục bảo vệ môi trường tự khẳng định giá trị bản thân, kỹ năng làm việc hợp tác. 10/29
  11. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. 2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch, căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để tiếp nhận các nguồn lực (con người, kinh phí, vật chất ) để bố trí, xắp xếp một cách hợp lí, tạo ra các mối quan hệ trên, dưới; quan hệ đồng đẳng hợp tác cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định. Triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn; Thống nhất cách thức thực hiện, nhiệm vụ cần thực hiện, các định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cá nhân tại từng thời điểm khác nhau của năm học. Bằng cách: + Công khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường tới từng cá nhân qua cả ba con đường: Bản tin nội bộ; họp triển khai trực tiếp và gửi email. Thời điểm thực hiện việc này là ngay trong tuần đầu tiên của năm học. Trong cuộc họp triển khai trực tiếp, ban giám hiệu thông báo công khai chi tiết nhiệm vụ của các đối tượng có liên quan. + Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch. Xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết. Xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp để giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong trường và triển khai các tài liệu đó tới các đồng chí giáo viên. + Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, là những người thiết kế các hoạt động và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch. - Tất cả các đồng chí giáo viên trong hội đồng giáo dục nhận thức đầy đủ về mục đích của công tác giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường, hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoạt động này, làm chủ được các kiến thức, lý luận cần thiết về giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. - Đảm bảo tính đồng thuận, phối hợp, trao đổi thông tin cần thiết giữa các đối tượng tham gia thực hiện nhiệm vụ. 2.3.Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh. Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình giáo dục, nó có vai trò tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó Đội Thiếu niên mà trung tâm là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm; Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này. Vì vậy 11/29
  12. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. công tác này được giao trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường mà trong đó phong trào xây dựng “ trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” là cốt lõi và được thực hiện với các hình thức cụ thể như: + Tuyên truyền trong giờ chào cờ thứ hai đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên học sinh. + Tuyên truyền thông qua chương trình măng non; trong sinh hoạt sao, sinh hoạt Đội; giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt chi đội, sinh hoạt lớp nhi đồng. + Tổ chức ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao thông. + Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học và thường xuyên tuyên truyền các khẩu hiệu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ không vứt rác là văn minh”, “ Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, và thầy cô là người trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu, hướng dẫn các em thực hiện theo. Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc. 2.4.Giáo dục môi trường trong các tiết học. Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng. Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Tổ chức thao giảng theo tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông. 12/29
  13. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường. 2.5. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Kiểm tra đánh giá là bước cuối cùng của chu trình quản lý, giúp nhà quản lý xác định mức độ về chất lượng thực hiện kế hoạch, đem lại các thông tin đánh giá tính thực tế, tính khả thi của kế hoạch. + Thu thập các thông tin về quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của toàn trường cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó xác định các vấn đề cần điều chỉnh trong chu trình quản lý tiếp theo, xác định các cá nhân tích cực để động viên khen thưởng kịp thời cũng như các tồn tại để khắc phục . Bằng cách: + Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn để kết luận về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. + Phát hiện mức độ về chất lượng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của từng học sinh. + Điều chỉnh những bất hợp lí của kế hoạch; những ý thức thái độ chưa tốt khi thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; những bất cập nảy sinh về chế độ phối hợp, thời gian. + Sử dụng kết quả kiểm tra như một phần trong công tác thi đua khen thưởng. Với việc đánh giá phải hợp lý cơ sở lý luận, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường; Quá trình kiểm tra đánh giá thực hiện đúng thời điểm. Kết hợp giữa đánh giá giai đoạn với đánh giá quá trình. Đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ; Đánh giá đi vào thực chất của hoạt động, tránh tình trạng xuê xoa, cào bằng, bệnh thành tích. 2.6. Xây dựng môi trường giáo dục bảo vệ môi trường. Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh nên nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục. Tập thể sư phạm nhà trường là đội ngũ cán bộ; giáo viên; công nhân viên đa số đạt và vượt chuẩn về chuyên môn, có lòng yêu nghề, trách nhiệm, tận tụy 13/29
  14. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. với học sinh. Hầu hết các thầy, các cô giáo đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó luôn quan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với học sinh. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc giáo dục học sinh ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ 1 hoặc 2 buổi họp phụ huynh học sinh, thậm chí không trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của con mình, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn, chỉ khi nào có học sinh bỏ học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.Trước thực tế ấy, việc đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực trong đó nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong sự phối hợp, để học sinh được học tập, giáo dục, rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. 3. Biện pháp cụ thể. 3.1.Tổ chức, chỉ đạo các phong trào. Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra. 3.1.1.Phong trào “ Thấy rác là nhặt”. Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa. Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường” Đồng thời tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi. Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có các bạn vi phạm và các chi đội được phân công làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường, lớp học còn nhiều giấy rác thì liên đội đó sẽ trừ điểm thi đua, 14/29
  15. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. chịu trách nhiệm khu vực được giao. Qua đó các em học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường, lớp học luôn được giữ gìn sạch đẹp. Học sinh với 5 phút nhặt giấy, lá . 3.1.2. Phong trào “ Sân trường xanh, sạch, đẹp”. Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái. Để thực hiện phong trào nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, cây cảnh. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa; cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ. Chi đội 5A chăm sóc công trình măng non. 3.1.3. Phong trào “Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”. Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học mà nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em 15/29
  16. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. có thể cảm nhận có thêm chậu cây lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận, hình như có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều. Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kính Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em. Lớp học được trang trí và với những buổi tổng vệ sinh. 3.1.4. Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”. Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không được để nhà vệ sinh học sinh dơ bẩn. Việc làm đầu tiên là xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện vào khu vực qui định, đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh bằng cách giáo viên hướng dẫn và giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh cho tất cả học sinh trong lớp và để học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày; vào đầu năm học nhất là các em học sinh lớp Một vào tiết hoạt động tập thể thầy cô dẫn các em ra vòi nước rửa sạch sẽ, hướng dẫn cho từng em cụ thể đồng thời thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hằng ngày rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh. Nếu em nào tay chân bẩn cần cho đi rửa ngay và nhắc nhở trước lớp. Đến 16/29
  17. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. cuối tuần có phần thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả tuần, nhắc nhở những học sinh chưa sạch giáo viên làm thường xuyên như vậy nên học sinh đã đi vào nền nếp, có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học. Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ. 3.1.5. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao. Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo thầy cô chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý. Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện tổng vệ sinh toàn bộ trường lớp học như vệ sinh trường, lớp, lau bàn ghế, lau cửa kính, với tất cả Đoàn viên, học sinh tham gia tổng vệ sinh chung toàn trường. Các phòng hành chính, các phòng chức năng của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc. Với việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày. Giáo viên, học sinh trong buổi tổng vệ sinh trường lớp 17/29
  18. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. 3.2.Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học. Chương trình Tiểu học đã được thiết kế, xây dựng trên tinh thần gắn với các nội dung giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục và gắn bó vào từng bài cụ thể. Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Bài 14 (lớp 1); bài 7,8,14 (lớp 2); bài 6,13,14 (lớp 3); bài 8,9,14 (lớp 4) là những bài có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 có thể giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Môn Tiếng Việt có thể lồng ghép giáo dục môi trường qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp; ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt có thể ở các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên thông qua tiết học có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn, bảo vệ môi trường giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. *Tích hợp, lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt lớp 5. Khi dạy môn Tiếng Việt, thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Từ đó giáo dục cho các em lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Ví dụ: Chính tả bài Luật Bảo vệ môi trường nội dung tích hợp về GDBVMT là Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh về bảo vệ môi trường; Phương thức tích hợp là khai thác trực tiếp nội dung bài. *Tích hợp, lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Môn Khoa học lớp 5. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường của môn Khoa học được thể hiện chủ yếu qua các vấn đề: 18/29
  19. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người. - Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. - Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử dụng môi trường. Biết mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên. - Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. - Hình thành cho học sinh những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thíết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường. Ví dụ: Chủ đề về Môi trường “Con người và môi trường” nội dung tích hợp GDBVMT là mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí thức ăn, nước uống từ môi trường và mức độ tích hợp là Liên hệ / bộ phận. *Tích hợp, lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Môn Lịch sử-Địa lí lớp 5. Thông qua môn học giáo viên giúp học sinh: - Hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con ngời trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. - Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. - Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường, những kỹ năng ứng xử, bảo vệ môi trường một cách thiết thực. - Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi. *Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật. Phương pháp dạy học mĩ thuật nói trên là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch, các nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình dạy - học Mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm “ trung tâm”; Giáo viên Mĩ thuật xác định giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở phần quan sát chọn nội dung này, muốn có được sự lựa chọn đúng đắn thì cần phải làm gì? Bằng những mảng ghép của mình, bằng tinh thần tập thể các em đã có sản phẩm thực sự có giá trị sau mỗi 19/29
  20. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. tiết học Mĩ thuật; Không chỉ bằng kết quả của các em đạt được mà thông qua môn Mĩ thuật đã giáo dục bảo vệ môi trường cho các em. Sản phẩm của học sinh sau tiêt Mĩ thuật Vẽ tranh đề tài bảo vệ môi trường 3.3. Lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt tập thể. Trong những tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần hoặc cuối tuần, giáo viên dành khoảng 10 đến 15 phút để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường như trò chơi, đóng vai, triển lãm tranh, đọc thơ, hát Để tổ chức thành công tiết sinh hoạt giáo viên đã tiến hành một số hình thức lồng ghép, tích hợp sau: * Xây dựng góc môi trường. Giáo viên dùng 3 tờ tô ky có đóng khung viền giao cho 3 tổ treo ở bức tường cuối lớp với tên gọi “Góc môi trường tổ ” trong quá trình học tập, tham khảo sách báo, các em có thể trưng bày vào góc môi trường của tổ mình những gì mà mình sưu tầm được, đó có thể là: - Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó. - Những bài báo, câu thơ, bài hát, bài văn có liên quan đến môi trường. Vào tiết sinh hoạt tập thể, các tổ tổng kết trước lớp, giáo viên nhắc nhở những học sinh nào còn vi phạm đồng thời tuyên dương khen, thưởng những học sinh có hành động, việc làm tốt tác động đến môi trường. Sau khi sinh hoạt cuối tuần xong, giáo viên yêu cầu tổ trưởng của từng tổ đánh dấu những việc thành viên trong tổ đã làm được những công việc gì, ghi rõ thời gian làm việc, sau đó tổng hợp lại để khen thưởng, xếp loại thi đua vào cuối tháng. 20/29
  21. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. * Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lồng ghép. Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở mỗi trường đều được trang bị nhiều thiết bị dạy học đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác tài liệu, thông tin, hình ảnh, video, cũng dễ dàng chuyển tải nội dung đó đến với học sinh nhằm kích thích sự hứng thú, niềm say mê khi tiếp thu những vấn đề về môi trường. Muốn dạy các vấn đề liên quan đến môi trường, chúng ta chỉ việc vào Google hoặc vào Thư viện trực tuyến Violet để download về, sau đó sử dụng phần mềm PowerPoint 2003 để soạn thảo trình chiếu Nếu hình ảnh download xuống bị mờ ta có thể sử dụng phần mềm Office Picture Manager để điều chỉnh; Đối với phim, khi download về thường có định dạng đuôi là flv, cần phải dung phần mềm để chuyển “flv” sang “avi” hoặc “mpg” mới đưa vào PowerPoint trình chiếu được. Nếu đoạn phim download xuống quá dài làm ảnh hưởng đến tiết dạy giáo viên có thể sử dụng phần mềm Movie Maker để cắt, ghép phim tư liệu. Ví dụ: Khi dạy bài “Môi trường” - Khoa học 5 Ngoài những hình ảnh trong sách giáo khoa giáo viên có thể download hàng loạt hình ảnh về môi trường rừng, môi trường nước, môi trường làng quê, môi trường đô thị, để phục vụ bài dạy. Đó chính là cơ sở giúp giáo viên khắc sâu kiến thức và thực hiện hiệu quả cao trong việc lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh. 3.4. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học rất đa dạng và phong phú. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù hợp với các nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh tiểu học. Các hình thức đa dạng, phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn. - Tổ chức cho những nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích tìm hiểu môi trường tự nhiên hoặc các di sản văn hóa, lịch sử của xã nhà hoặc Phát động phong trào “Tết trồng cây - đời đời nhớ ơn Bác”; phát động mỗi học sinh trồng một loại cây tại gia đình không chỉ giúp nhà trường có được một khung cảnh đẹp, tăng thêm số lượng cây xanh mà còn tạo cho học sinh có được một môi trường “xanh - sạch - đẹp” và an toàn. Hoặc xây dựng chương trình thử nghiệm cho hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với nhóm tuổi của học sinh ở các cấp độ Tiểu học khác nhau. 21/29
  22. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. Như vậy, trong bất kỳ một hoạt động nào, giáo viên đều đã khéo léo lồng ghép nội dung Bảo vệ môi trường vào, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở học sinh như nhắc các em biết bỏ rác vào thùng rác, biết thu dọn đồ dùng học tập hoặc sách vở sau khi học xong, tiết kiệm nước khi uống, rửa tay, rửa mặt, tiết kiệm điện trong giờ ra chơi, trồng cây xanh để có một bầu không khí trong lành. Học sinh với những buổi vệ sinh đường làng, ngõ xóm 3.5. Hình thức tích hợp. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và đặc thù giảng dạy từng môn học ở Tiểu học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo các hình thức sau: + Khai thác trực tiếp. + Khai thác gián tiếp. + Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên. Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống. 3.6. Phương pháp tích hợp. Khi dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học, giáo viên sử dụng các phương pháp của từng bộ môn. - Phương pháp thảo luận; Phương pháp quan sát. Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” (lớp 3), giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng việc giáo dục học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào chưa đúng trong xử lý rác thải. Có thể tổ chức hoạt động này như sau: + Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nêu ý kiến của mình về các việc làm trong từng hình xem hành động nào đúng, hành động nào chưa đúng. 22/29
  23. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. + Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi đúng đắn không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lý rác thải. - Phương pháp trò chơi: Ví dụ: “Khi dạy bài giữ gìn lớp học sạch đẹp” (lớp 1), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai với tình huống như sau: “Trước giờ học, em nhìn thấy một nhóm ăn quà , vứt rác giấy bừa bãi ra lớp, khi đó em đã làm gì? Hãy đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lý của em”. Khi học sinh đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua vai đã đóng. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học. - Phương pháp tìm hiểu điều tra. Trong giáo dục bảo vệ môi trường, đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần lưu ý: Thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân, nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục môi trường (phương pháp này thường dùng cho học sinh lớp 3,4,5). Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” (lớp 3), giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về các vấn đề: + Cách xử lý rác thải của địa phương nơi gia đình em sinh sống. + Các loại nhà tiêu thường xử dụng ở địa phương. + Ở địa phương, các gia đình, bệnh viện và nhà máy thường cho nước thải chảy đi đâu? Giáo dục môi trường thông qua các môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhận thức về môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, nhưng những kiến thức đó sẽ không vững chắc nếu không được củng cố, rèn luyện thông qua các hoạt động bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. 3.7. Xây dựng các hình thức lồng ghép. - Lồng ghép bằng hệ thống câu hỏi. - Lồng ghép dưới dạng bài tập trắc nghiệm. . - Lồng ghép dưới dạng trò chơi học tập. - Đóng vai, diễn kịch . 23/29
  24. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. 3.8. Điều kiện thực hiện biện pháp. + Bám sát nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học, nhà trường chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể, cá nhân xây dựng kế hoạch. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian để đội ngũ giáo viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện. + Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, có tinh thần học hỏi đồng chí đồng nghiệp. Tóm lại để học sinh Tiểu học có được ý thức “bảo vệ môi trường” thì các biện pháp phải có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng thời phải thực hiện tốt bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, phân công giáo viên chủ nhiệm, kiêm nhiệm; Phải có sự kiểm tra chỉ đạo chặt chẽ của ban Giám hiệu nhà trường cũng như tổ trưởng tổ chuyên môn. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm quản lý của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc chỉ đạo giáo viên dạy giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đã chú trọng, đã quan tâm, nhận thức đúng mức tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường học. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. 1. Về phía học sinh: - Học sinh phấn khởi, tích cực, say mệ học tập, có ý thức tốt đối với môi trường. Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đến các môn học chính. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được học sinh nhiệt tình tham gia. Các em học sinh được nâng cao ý thức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường và sẵn sàng nhắc nhở người thân thực hiện việc bảo vệ môi trường như : +Tự giác tham gia vào việc vệ sinh lớp học, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. + Biết tham gia dọn vệ sinh thôn xóm nơi em ở, trồng cây xanh quanh nhà, giữ gìn vệ sinh nhà ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 24/29
  25. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. - Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học đã có tác dụng tích cực, hiệu quả các em học sinh đã biết về môi trường, biết bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các chuẩn mực hành vi về bảo vệ môi trường: + Về tri thức đạo đức: Các em biết tôn trọng, quý trọng thiên nhiên; sống thận trọng và có trách nhiệm với môi trường, hiểu ý nghĩa, tác dụng của hành vi bảo vệ môi trường; tác hại của những hành động gây ô nhiễm môi trường; ý nghĩa ích lợi của môi trường trong lành, tác hại của môi trường bị ô nhiễm; Các em đã sớm nảy nở những hành vi, những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường. + Về thái độ: Các em tích cực tham gia các công việc bảo vệ môi trường; Yêu mến thiên nhiên xung quanh; Bày tỏ thái độ về hành vi đồng tình với hành vi tốt; phê bình hành vi chưa tốt đối với môi trường. + Về hành vi: Các em đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng những hành động phù hợp như chăm sóc cây, vật nuôi, bảo vệ động vật có ích, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Cảnh quan sạch đẹp của nhà trường luôn có sự góp sức của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. 2. Về phía giáo viên: Giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nhà trường là cần thiết. Do đó họ tích cực học tập, tích lũy những kiến thức cơ bản và các thông tin cập nhập về môi trường để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn mà hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã được sự ủng hộ, đồng thuận của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy học sinh bảo vệ môi trường sống. 3. Kết quả thu được: Số học sinh Số học sinh có ý thức bảo Số học STT Khối có ý thức bảo vệ môi trường vệ môi trường chưa nhiều sinh Số lượng % Số lượng % 1 1 310 310 100 0 0 2 2 294 294 100 0 0 3 3 302 302 100 0 0 4 4 279 279 100 0 0 5 5 305 305 100 0 0  Như vậy với các biện pháp như trên giáo viên giảng dạy theo hướng tích cực, chú ý quan tâm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tôi thấy có rất 25/29
  26. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. nhiều khả quan, chất lượng giáo dục được nâng lên thực sự. Nhờ có sự kiên trì và nghiêm túc trong hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên nhà trường cùng với sự nỗ lực của các em học sinh trong học tập. Nhìn gương mặt của các em thích thú, say mê học tập, cùng với sự hướng dẫn, quan tâm chỉ bảo của các thầy, các cô bằng cả “ tâm mình” thì đó là thành công lớn của chúng tôi, của sự nghiệp giáo dục “sự nghiệp trồng người”, với ngôi trường xanh - sạch - đẹp. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, vì thế người quản lý về chuyên môn không thể tách rời khâu chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm hoàn thành chương trình, đạt mục tiêu của trường đề ra. Muốn tổ chức, chỉ đạo giáo viên dạy “giáo dục bảo vệ môi trường” đạt hiệu quả người quản lý phải biết lựa chọn và xử lý linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của trường. Cụ thể: Một là: Để “ bảo vệ môi trường” tốt nhất, trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội, của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. Hai là: Công tác chỉ đạo của người quản lý phải khoa học, có kế hoạch chi tiết, phải thực sự tâm huyết, có trách nhiệm trong công tác chỉ đạo. Ba là: Thường xuyên bám sát, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên ( soạn, giảng); học tập của học sinh. Bốn là: Thầy, cô phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, khuyến khích, chia sẻ; đối xử công bằng với học sinh đồng thời mỗi giáo viên phải say mê, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, coi học sinh như con đẻ của mình đồng thời cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Năm là: Giáo viên phải luôn luôn học hỏi, tự tìm tòi, tham khảo, nghiên cứu tài liệu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Sáu là: Luôn động viên khen thưởng kịp thời đối với học sinh có nhiều tiến bộ, nhắc nhở những học sinh chậm tiến bộ cần cố gắng hơn nữa. Bảy là: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, luôn lắng nghe ý kiến của học sinh. Tám là: Thường xuyên gặp gỡ trao đổi ý kiến với phụ huynh học sinh. Chín là: Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí là giải pháp chính trong suốt quá trình dạy học. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia 26/29
  27. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. sẽ trách nhiệm trong công tác giáo dục “bảo vệ môi trường” cho học sinh (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho riêng ai). Tóm lại: Phương pháp giảng dạy của người giáo viên là một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên yếu tố của sự thành công trong công tác dạy và học. Người giáo viên cần có phương pháp giảng dạy, có kiến thức tâm lý học; hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý học sinh; để truyền thụ cho học sinh một cách rõ ràng, chắc chắn khi giảng dạy cho học sinh; Tâm hồn và tri thức của người giáo viên sẽ được cụ thể hóa qua từng bài dạy. Vì vậy muốn có học sinh học tốt, muốn những học sinh đó trở thành “con ngoan trò giỏi” thì người giáo viên phải truyền cho được “ngọn lửa” đam mê, yêu thích vào học sinh, có như vậy học sinh mới có được kết quả như các thầy các cô mong đợi. Bởi sáng kiến còn là nơi để giáo viên tập hợp kinh nghiệm, giải pháp, chia sẽ với nhau trong quá trình tổ chức giáo dục “bảo vệ môi trường” cho học sinh. Nhưng thật ra không có phương pháp nào là vạn năng hay tối ưu chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chìa khóa vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đây là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Duyên nợ với đời, với nghề và nợ với mênh mông biển học PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN: Sau một năm nghiên cứu sáng kiến: "Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ Môi trường cho học sinh Tiểu học". Tôi đã tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thực trạng, đề ra một số biện pháp, đồng thời áp dụng những biện pháp đó vào thực tế ở trường, bước đầu đã có kết quả tốt: Các em không chỉ học giỏi về kiến thức mà còn được “ tôi luyện” những kỹ năng bảo vệ môi trường, qua đó các em có được một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Bởi vậy, giáo dục bảo vệ môi trường ngay từ cấp Tiểu học sẽ rút ngắn thời gian trang bị cho các em vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời; Không những thế “giáo dục bảo vệ môi trường” cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng, có được ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp các em tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chính là nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay của đất nước; bởi khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần nhân cách của con người càng 27/29
  28. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng, ý thức bảo vệ môi trường sống của học sinh vì vậy việc thực hiện ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc học sinh thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của thầy, của cô đối với học sinh. Và đó cũng chính là phần thưởng quý giá nhất giành cho tập thể giáo viên ở trường chúng tôi. Để giáo dục Tiểu học luôn luôn và mãi mãi là niềm tin của gia đình và xã hội, chúng ta, những thầy giáo, cô giáo, những nhà giáo dục phải góp phần thiết thực xây dựng mỗi ngôi trường là một mái nhà ấm áp tình yêu thương, tràn tiếng cười, tràn niềm vui với kết quả dạy và học của thầy, của trò, vui trước sự lớn khôn trưởng thành của các em. II. KHUYẾN NGHỊ: 1. Đối với giáo viên: - Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên phải là tấm gương sáng về giữ gìn và bảo vệ môi trường để học sinh noi theo. - Luôn kết hợp với nhà trường và phụ huynh rèn cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. - Để thực hiện được đề tài này có hiệu quả người giáo viên cần phải có thời gian, đặc biệt là công tác nghiên cứu, tuyên truyền và đây cũng là bước đẩy cho các em học tập và ứng dụng ở bậc học trên cũng như cuộc sống của mình trong thực tiễn. 2. Đối với nhà trường: - Tổ chức các buổi lao động tập thể, dùng các bảng tin, thông báo để cung cấp kiến thức cho học sinh; Xây dựng thêm công trình măng non để làm vườn hoa cây cảnh, tạo khung cảnh xanh- sạch-đẹp cho trường. - Cần thường xuyên tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học để giáo viên đúc kết kinh nghiệm thu được qua việc tích hợp nội dung tuyên truyền. - Nhà trường đặt mua sách, tài liệu có liên quan đến nội dung giảng dạy về bảo vệ môi trường giúp giáo viên nghiên cứu soạn giảng đạt kết quả cao hơn. Trên đây là một số những biện pháp đã giúp tôi làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo công tác giảng dạy của giáo viên trong trường. Đây là những kinh 28/29
  29. “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. nghiệm nhỏ của bản thân với mong muốn các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến để công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao trình độ nhận thức“bảo vệ môi trường” cho học sinh trong trường Tiểu học ngày một hoàn thiện, đầy đủ và sâu sắc hơn với một hành tinh xanh Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2018 Tôi xin cam đoan “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi thực hiện trong năm học 2017 - 2018. Không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường". 2. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; 3. Quyết định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. 4. Sinh thái môi trường học cơ bản - GS TS KH Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết - NXB Đại học quốc gia HCM - 5. Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp Tiểu học của Bộ GD&ĐT. 6. Sách giáo khoa các môn học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) NXB giáo dục. 7. Tài liệu bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 8. Đổi mới phương pháp dạy học; Tập san văn học và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 9. Nâng cao chất lượng GV, đổi mới quản lý và một số tài liệu khác 29/29