Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài toán về sóng cơ và giao thoa sóng

doc 16 trang vanhoa 4050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài toán về sóng cơ và giao thoa sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_toan_ve_so.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài toán về sóng cơ và giao thoa sóng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT – GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN VỀ SÓNG CƠ VÀ GIAO THOA SÓNG” Môn : Vật lí Tên tác giả: Hoàng Thị Bích Thủy Giáo viên môn: Vật lí NĂM HỌC 2011- 2012
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản của nó là các bài tập nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người, nâng cao thành tích thể thao và mang lại vinh quang cho đất nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Ngày nay Đảng ta và chính phủ đã quán triệt lấy tư tưởng đó làm nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước,vì vậy phải là những con người phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Đáp lại lời dạy của Người ngành TDTT đã định hướng trong quá trình phát triển thể chất cũng như nâng cao thành tích thể thao. Để tạo cho ngành TDTT phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu, TƯ Đảng và chính phủ đã có sự quan tâm xác đáng thể hiện trong chỉ thị 36 CP- TƯ ngày 23/4/1994 của ban bí thư TƯ Đảng đó là:Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền thể thao phát triển và tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế trước hết là trong khu vực Đông Nam Á”. Những năm gần đây TDTT nước ta đã có một bước phát triển đáng kể nước ta đã có nhiều vận động viên tham gia Olimpic, Á vận hội Đặc biệt là các kỳ Seagames vừa qua chúng ta đã có những thành tích khởi sắc đáng mừng đem lại niềm tự hào và khắc thêm những dấu son lịch sử của nền thể thao nước nhà. Ngày nay thành tích thể thao đỉnh cao ngày càng được nhiều vận động viên chiếm lĩnh và các kỷ lục luôn bị phá vỡ. Vậy để có thành tích như thế đòi hỏi các vận động viên phải có sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực. Do đó công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng phải đặt ra mục tiêu phát hiện những học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng các em tạo nguồn vận động viên cho thể thao thành tích cao. Để đáp ứng yêu cầu đó người giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất cần phải luôn có sự cập nhật thông tin về thể thao hiện đại và trau dồi chuyên môn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên với kiến thức của bản thân những năm học tập, rèn luyện và giảng dạy tại trường, cũng như mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và huấn luyện tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Lựa chọn và sử dụng hệ thống các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà đối với đội tuyển điền kinh.”.
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu. - 10 học sinh đội tuyển điền kinh của trường. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp giảng giải và làm mẫu động tác. - Phương pháp tập luyện và các hình thức tập luyện. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán thống kê. II. CƠ SỞ KHOA HỌC. Cũng như các môn thể thao khác nhảy cao cũng bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống săn bắt hái lượm, cho đến nay nhảy cao vẫn tồn tại và phát triển tới đỉnh cao với nhiều kỹ thuật lần lượt được xuất hiện như : nhảy cao bước qua, nhảy cao cắt kéo, nhảy cao nằm nghiêng, nhảy cao úp bụng qua xà, nhảy cao lưng qua xà từ nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy kiểu nhảy cao úp bụng qua xà là kiểu nhảy ưu việt đối với trình độ học sinh phổ thông và được nhiều vận động viên sử dụng trong thi đấu phong trào và đã đạt được thành tích tốt nhất. Kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà được chia làm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn chạy đà. Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của chạy đà và giậm nhảy. Vì vậy người nhảy cần có tư thế chuẩn bị cố định và tư thế ấy phải trở thành thói quen. Thông thường có hai tư thế chuẩn bị chạy lấy đà: - Bắt đầu chạy đà ở tư thế gần như xuất phát cao. - Từ đi thường đến vạch kiểm tra chuyển vào chạy đà. Khi ở tư thế chuẩn bị không nên làm động tác thừa và phải tập trung tư tưởng cao độ, tự tin và quyết tâm. Cự li chạy đà của các vận động viên nhảy cao thường từ 7 – 11 bước chạy, đối với người mới tập luyện cự li đà có thể ngắn hơn ( 5 – 7 bước chạy). Kĩ thuật chạy đà của nhảy cao cũng dựa trên kĩ thuật cơ bản của động tác chạy, nhờ lực đạp sau tích cực, tốc độ được tăng dần trong từng bước chạy, động tác thoải mái , tự nhiên và trong bước chạy có đàn tính lớn. Đến 3 – 4 bước cuối cùng, tốc độ tăng dần, gót chân chạm đất trước rồi mau chóng chuyển lên mũi chân, độ ngả về trước của thân trên cũng giảm dần thành tư thế gần như thẳng đứng, trọng tâm cơ thể hạ thấp dần đến một mức nhất định để chuẩn bị cho động tác giậm nhảy. - Hướng chạy đà thường là đường xiên so với cạnh hố nhảy một góc từ 25 – 35o. Người nhảy kiểu úp bụng lấy đà phía chân giậm nhảy ( Nếu người nhảy đứng đối diện với hố cát ). - Xác định vị trí giậm nhảy: cách xác định phổ thông với người mới tập là đo từ trung điểm của cạnh hố nhảy về phía cột nhảy gần bên chạy lấy đà từ 4 – 5 bàn chân, sau đó đo tiếp về phía sân nhảy (khu vực chạy đà) theo đường thẳng vuông góc với cạnh hố nhảy từ 2,5 – 3,5 bàn chân . Như vậy vị trí giậm nhảy đã
  4. được xác định. Tuy nhiên có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm thể hình, thể lực của người nhảy. Ngoài ra còn chủ yếu căn cứ theo yêu cầu khác nhau về kĩ thuật các kiểu nhảy để xác định vị trí giậm nhảy thích hợp . Từ vị trí giậm nhảy ấy, đo ngược lại hướng chạy lấy đà để xác định vị trí bắt đầu chạy đà. Cần chú ý rằng, góc độ chạy đà càng nhỏ thì vị trí giậm nhảy càng gần với cạnh hố cát. 2.Giai đoạn giậm nhảy. Giai đoạn giậm nhảy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển thành phần tốc độ nằm ngang sang thành phần tốc độ thẳng đứng, đồng thời quyết định góc độ bay. Động tác giậm nhảy chỉ cho phép thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn vì vậy phải nắm vững kĩ thuật giậm nhảy mới nâng cao được thành tích ( thời gian giậm nhảy chỉ khoảng 0.17 – 0.18 giây). Động tác giậm nhảy được bắt đầu thực hiện ở bước cuối cùng chạy đà. Cùng với hiệu lực đạp đau của chân trụ, các nhóm cơ ở hông, đùi, cẳng chân tích cực co duỗi nhanh chóng đưa gót bàn chân giậm nhảy tiếp xúc với đất và hình thành với thân trên gần như một đường thẳng với mặt đất một góc khoảng 50 o, hai tay được đánh ra phía sau. Lúc này thân trên hơi ngả về phía sau do chân giậm nhảy và hông cùng bên chủ động đưa về phía trước. Sau khi đặt chân giậm, theo quán tính thân người tiếp tục chuyển động về phía trước, đến phương thẳng đứng chân giậm khuỵu gối, hạ trọng tâm thấp ở mức nhất định như sự nén lại của chiếc lò xo. Tiếp theo động tác phối hợp giậm nhảy lên cao được thực hiện như sau: chân giậm đạp duỗi thẳng lên chân lăng đá thẳng khi qua điểm dọi của tổng trọng tâm cơ thể và đưa hông cùng bên lên cao, đồng thời hai tay đánh từ sau ra trước, tích cức góp phần nâng tổng trọng tâm cơ thể. Khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất, thân trên vươn lên và gần như ở tư thế thẳng đứng. 3. Giai đoạn qua xà. Mục đích của giai đoạn này nhằm lần lượt đưa từng bộ phận cơ thể vượt lên qua xà ngang. Bộ phận cơ thể đầu tiên vượt qua xà thường là chân lăng vì vậy động tác của chân lăng có ý nghĩa quan trọng trong kĩ thuật bay trên không và qua xà. Không nên vội thực hiện động tác qua xà khi chân lăng chưa vượt cao hơn xà ngang. - Kiểu nhảy úp bụng chạy đà thẳng: hướng chạy đà cũng như kiểu nhảy nằm nghiêng, nhưng góc độ nhỏ hơn ( khoảng 25 – 35 o). Sau khi giậm nhảy, chân lăng đá cao xuôi theo xà, bàn chân xoay ép vào phía trong phía trước cùng với động tác gập xuống tích cực của vai và tay cùng bên về phía dưới và phía chân lăng, bụng hơi hóp lại, chân giậm gập lại ở khớp gối và đùi gần thẳng góc với mặt đất, tay phía chân giậm thu lại phía trước ngực. Toàn thân hình thành tư thế như nằm úp trên xà ngang. Khi bộ phân chân lăng và tay cùng phía đã vượt qua xà, bằng động tác mở hông, chân giậm được nâng lên cao tiếp tục vượt qua
  5. xà.Ở kiểu nhảy này, người phía bên chân lăng rơi xuống hố cát trước ( có thể chân lăng và tay cùng bên rơi xuống trước) 4. Giai đoạn tiếp đất. Ở các kiểu nhảy cao khi rơi xuống, bộ phận thân thể nào vừa tiếp xúc với cát phải nhanh chóng, chủ động làm các khớp gập lại, đề phòng chấn thương. Cần chú ý trước hết phải thực hiện một trong những quy tắc vệ sinh là khởi động đầy đủ trước khi tập luyện và thi đấu. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Kiểu nhảy úp bụng qua xà là kiểu nhảy tương đối hiện đại và được nhiều vận động viên phong trào sử dụng nhưng có kĩ thuật khó, tính nguy hiểm cao hơn. Khi áp dụng huấn luyện đội tuyển điền kinh trong trường THPT cần phải có kế hoạch cụ thể hệ thống các bài tập phù hợp với lứa tuổi của học sinh THPT, ở lứa tuổi này hệ thần kinh của các em có sự hưng phấn cao thuận lợi cho vịêc học tập, tiếp thu kĩ thuật dễ dàng nhưng đôi khi hưng phấn quá mức dẫn tới có nhiều động tác thừa và nhanh mệt. Do vậy người tập chỉ thích ứng với lượng vận động trong thời gian ngắn và hồi phục nhanh, đối với lượng vận động cao, kéo dài cơ thể không thích ứng được dễ gây mệt mỏi, hồi phục chậm. Quá trình luyện tập cần có phương pháp hợp lí, tổ chức đa dạng, hấp dẫn kích thích sự hứng thú cho người tập cùng với việc theo dõi sát sao để điều chỉnh chế độ luyện tập cho phù hợp. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP: 1. Hệ thống các bài tập. a. Nhóm bài tập phát triển sức mạnh của chân b. Nhóm bài tập rèn luyện độ dẻo linh hoạt của toàn thân. c. Nhóm bài tập phát triển kỹ thuật và nâng cao thành tích. 2. Các bước giảng dạy kĩ thuật nhảy cao úp bụng qua xà. Bước 1: Xây dựng khái niệm kĩ thuật nhảy cao úp bụng qua xà. Bước 2: Chuẩn bị thể lực, trang bị cho học sinh các bài tập bổ trợ nâng cao thể lực. Bước 3: Học kĩ thuật. Bước 4: Hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích 3. Một số sai lầm thường mắc và cách khắc phục. a. Giai đoan chạy đà: - Những lỗi thường gặp: + Giảm tốc độ, rối loạn chạy đà, độ dài 4 bước đà cuối không ổn định, trọng tâm chưa hạ thấp.
  6. + Đặt chân giậm không đúng điểm giậm nhảy và chủ động ngả thân trên ở bước đà cuối vào xà. + Đặt chân vào điểm giậm nhảy bằng nửa bàn chân trước do bước đà cuối thực hiện chậm hoặc sai đà. - Cách sửa: + Đo lại đà, tập chạy đà nhiều lần (không và có kết hợp với giậm nhảy đá lăng) + Tập lại động tác đưa đặt chân vào điểm giậm nhảy. + Tập lại 3-4 bước đà cuối giậm nhảy kết hợp đá lăng. b. Giai đoạn giậm nhảy: - Những lỗi thường gặp: + Giậm nhảy gần hoặc quá xa xà, giậm nhảy không tích cực + Góc độ giậm nhảy quá lớn hay quá hẹp. - Cách sửa: + Xác định lại đà (cự ly,góc độ, nhịp điệu) và điểm giậm nhảy + Tập lại cách đặt chân giậm, tăng cường sức mạnh của chân. c. Giai đoạn trên không: - Những lỗi thường gặp: +Thực hiện động tác nghiêng người cũng như úp bụng quá sớm. + Không xoay được vai vào xà dẫn đến thời gian qua xà kéo dài. + Tụt hông, không mở được hông do giậm nhảy không tích cực, thân không thả lỏng, không cuộn được vai khi tiếp đất. - Cách sửa: + Tập bổ trợ động tác đá lăng, phát triển sức mạnh chân lăng. + Tập lại các bài tập bổ trợ rèn độ linh hoạt mềm dẻo của cơ thể, các bài tập tập xoay và mở hông. + Tập lại giai đoạn giậm nhảy, tập mô phỏng giai đoạn qua xà. + Tập 4 bước đà kết hợp giậm nhảy qua xà. + Tập hoàn chỉnh kĩ thuật. d. Giai đoạn tiếp đất: - Những lỗi thường gặp: + Không cuộn hạ vai xuống đệm và rơi ngửa dễ gây chấn động cơ thể.
  7. - Cách sửa: Tập nhiều lần thu tay, cuộn vai nghiêng người vào đệm, giậm nhảy nghiêng người qua xà vào đệm. V. ÁP DỤNG. Với thời gian và điều kiện thực tế cho phép để áp dụng đề tài này tôi đã thành lập đội năng khiếu điền kinh, gồm 10 học sinh nam khối 11và khối 12, các học sinh này đã qua kiểm tra y học TDTT đảm bảo đủ các yêu cầu cần thiết về các thông số sinh lý cho khóa huấn luyện. Với lớp năng khiếu này tôi chia làm hai nhóm.: Nhóm A và nhóm B. Trước khi đưa vào thực nghiệm tôi kiểm tra thành tích của hai nhóm với kĩ thuật nhảy bước qua, kết quả đạt được như sau: Nhóm A. STT Họ và tên Lớp Thành tích ( cm) 1 Đỗ Thái Sơn 11 145 2 Kim Ngọc Dũng 12 150 3 Sô Xây Hạ 12 145 4 Lê Trọng Tấn 11 140 5 Nguyễn Văn Hùng 11 145 Nhóm B. STT Họ và tên Lớp Thành tích ( cm) 1 Trần Quang Khánh 11 140 2 Nguyễn Trí Trung 11 150 3 Hà Thanh Tùng 12 145 4 Vũ Duy Thành 12 145 5 Phạm ThànhTrung 12 145 Thành tích trung bình 145cm. Sau khi thành lập hai nhóm tôi chọn nhóm A là nhóm thực nghiệm, nhóm B là nhóm đối chứng, khóa huấn luyện gồm 20 buổi, mỗi tuần 2 buổi. Nhóm A thực nghiệm với kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà, nhóm B thực nghiệm với kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Sau khi kiểm tra ban đầu, dựa vào thành tích thu được sau khi kiểm tra và trình độ thể lực của các em. Chúng tôi đưa ra các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn cho các em tập luyện trong vòng 10 tuần với kế hoạch giảng dạy cụ thể như sau: Kế hoạch giảng dạy tuần 1 và 2. Thứ 3. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp.
  8. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. 1. Giới thiệu kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà. 2. Chơi trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh của chân: 10 phút. - Lò cò tiếp sức: 3lần x 3tổ, nghỉ giữa các tổ là 4 phút. - Bật nhảy trên cát 15lần x 3tổ, nghỉ giữa các tổ là 3 phút. - Đạp sau 60m x 5lần, nghỉ giữa các tổ là 5 phút. C. Phần kết thúc: - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ. Thứ 6. A.Phần chuẩn bị. 1.Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác (vươn thở , tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. - Học kỹ thuật giậm nhảy. + Tập đà 3 bước giậm nhảy đá lăng; 10 lần. + Đi bộ theo đường thẳng 2- 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy rơi xuống bằng chân giậm: 5 lần. + Chạy đà đường thẳng 3 - 5 bước, giậm nhảy: 5 lần. + Chạy đà 5- 7 bước đà theo đường thẳng giậm nhảy nghiêng người hướng vào xà. * Thể lực: Phát triển sự linh hoạt, mềm dẻo của cơ thể. + Cơ lưng cơ bụng: 45lần x 3tổ. + Tại chỗ giậm nhảy xoay người úp bụng rơi vai xuống đệm. - Phát triển sức mạnh + sức mạnh tốc độ. + Chạy tốc độ cao: 30m x 3lần + Chạy biến tốc: 100m x 6lần. C. Phần kết thúc. - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ.
  9. Kế hoạch giảng dạy tuần 3- 4. Thứ 3. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung. 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. - Trò chơi vận động 10 phút. - Chạy tăng tốc độ theo đường thẳng 10-15m 5 lần. - Chạy đà theo đường thẳng, tăng tốc độ ở 3- 5 bước đà cuối: 5lần. - Chạy đà theo đường thẳng 5 – 7 bước, giậm nhảy rơi xuống bằng chân giậm nhảy: 5lần. * Thể lực: - Phát triển nhóm cơ lưng bụng. - Chạy việt dã: 2km. C.Phần kết thúc. - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ. Thứ 6. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung. 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. - B. Phần cơ bản. - Lò cò tiếp sức: 3lần x 3tổ, nghỉ giữa 4 phút. - Chạy đà 5- 7 bước thực hiện kỹ thuật bước bộ. - Chạy đà 5- 7- 9 bước đà theo đường thẳng kết hợp giậm nhảy, nghiêng người vào xà: 10 lần.
  10. - Chạy đà 2- 3 bước đà bật lên làm động tác qua xà thấp kết hợp xoay vai mở hông: 10 lần. * Thể lực: Phát triển sức mạnh tốc độ: - Gánh tạ bật nhảy: 30- 45 kg ( 10 lần x 3 tổ) C.Phần kết thúc. - Chạy nhẹ Kế hoạch giảng dạy tuần 5 – 6. Thứ 3. A.Phần chuẩn bị. 1.Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( tay cao, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. - Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng chạm vật chuẩn. - Đà 5 – 7 bước theo đường thẳng giậm nhảy úp bụng tập mở hông qua xà. - Đà 5 –7 bước theo đường thẳng giậm nhảy úp bụng qua xà thấp. * Thể lực: Phát triển sức mạnh tốc độ. - Lò cò: 50m x 4lần. - Đạp sau: 100m x 3lần . C. Phần kết thúc. - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ. Thứ 6. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m.
  11. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m B. Phần cơ bản. - Đứng gần với đệm thực hiện 1 bước giậm nhảy đá lăng cao nghiêng người xoay vai mở hông chân lăng đá duỗi lên cao, úp bụng qua xà: 10lần. - Chạy đà thẳng 7 – 9 bước thực hiện giậm nhảy đá lăng cao song song với xà: 5lần. - Thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà với mức xà tăng dần . * Thể lực: - Cơ lưng, cơ bụng: 45lần x 3tổ. - Chạy tốc độ cao: 30m x 3lần. - Bật ba bước vào hố cát: 10lần. C.Phần kết thúc: - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ. Kế hoạch giảng dạy tuần 7- 8. Thứ 2. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x 20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m B. Phần cơ bản. - Chạy đà đường thẳng 7 – 9 bước thực hiện giậm nhảy đá lăng cao ngoài xà : 5 lần. - Chạy đà đường thẳng 7 – 9 bước thực hiện giậm nhảy qua xà với tốc độ đà tăng dần : 5 lần - Hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật. * Thể lực: Phát triển các tố chất thể lực chuyên môn nâng cao thành tích. - Bật nhảy trên cát: 25lần x 3tổ. - Lò cò: 50m x 6 lần. - Chạy tăng tốc độ: 80m x 6lần. C. Phần kết thúc. - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng trên cỏ.
  12. Thứ 6. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. - Trò chơi vận động: 10 phút. - Chạy đà 7 –9 bước theo đường thẳng giậm nhảy nghiêng người qua xà , rơi xuống bằng vai: 5 lần. - Hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà với mức xà tăng dần. * Thể lực: - Chạy tăng tốc độ 50m trên đường thẳng: 3lần, nghỉ giữa các lần là 3 phút. C. Phần kết thúc. - Chạy thả lỏng nhẹ nhàng 400m. Kế hoach giảng dạy tuần 9 – 10. Thứ 3. A. Phần chuẩn bị. 1. Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2. Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B. Phần cơ bản. - Chạy đà 7- 9 bước theo đường thẳng giậm nhảy đá lăng nghiêng người qua , rơi xuống bằng chân giậm :5 lần, tiếp đất bằng vai : 5 lần - Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà với mức xà tăng dần, ổn định kĩ thuật động tác.
  13. - Bật cao co gối tại chỗ : 5 lần x 3tổ, nghỉ giữa các tổ 2 phút. - Chạy 25 – 30 m tốc độ cao: 3lần, nghỉ giữa các lần 3 phút. - Bật cóc: 20m x 3lần, nghỉ giữa các lần 2phút. C. Phần kết thúc. - Chạy chậm thả lỏng trên cỏ. Thứ 6. A. Phần chuẩn bị. 1.Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2.Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m. B.Phần cơ bản. - Chạy 5- 7- 9 bước đà theo đường thẳng, giậm nhảy đá lăng cao úp bụng xoay vai mở hông , rơi xuống bằng vai và lưng: 5lần. - Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà, nâng cao thành tích. * Thể lực: - Cơ lưng, cơ bụng: 45lần x 3 tổ. - Lò cò tiếp sức: 50m x 3lần. - Chạy tăng tốc độ 50m x 3lần. C. Phần kết thúc. - Chạy nhẹ nhàng thả lỏng 2 vòng sân. Kế hoạch giảng dạy tuần 11. Thứ 3. A. Phần chuẩn bị. 1.Khởi động chung: 8 phút. - Chạy nhẹ nhàng 500m. - Tập bài tập phát triển chung tay không 8 động tác ( vươn thở, tay ngực, nghiêng lườn, vặn mình, cúi gập bước nhỏ, bước với, lưng bụng, đá cao chân). - Ép dẻo, ép ngang, ép dọc, khởi động các khớp. 2.Khởi động chuyên môn: 8 phút. - Chạy bước nhỏ: 3lần x 15m. - Chạy nâng cao gối: 3lần x20m. - Chạy đạp sau: 3lần x 30m. - Chạy tăng tốc độ: 3lần x 50m.
  14. B. Phần cơ bản: Kiểm tra thành tích nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. C. Phần kết thúc. - Thả lỏng nhẹ nhàng trên cỏ. VI. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Qua khóa huấn luyện với thời gian là 20 buổi tôi nhận thấy ở nhóm đối chứng học sinh ôn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, kết hợp kỹ thuật và các bài tập bổ trợ, trò chơi trong quá trình đó học sinh nhanh chóng thực hiện thuần thục kỹ thuật và thành tích đã tăng nhưng không đáng kể, ngược lại nhóm thực nghiệm thực hiện đề tài do mất phần lớn thời gian cho việc học kỹ thuật và nâng cao thể lực xong với hệ thống các bài tập và phương pháp tập luyện hợp lý các em đã nhanh chóng thực hiện tốt kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà và thành tích tăng lên rõ rệt. Ngoài ra tố chất sức mạnh bột phát và sự linh hoạt khéo léo của cơ thể cũng được tăng cường. Dưới đây là kết quả của hai nhóm sau khóa huấn luyện: Nhóm A. STT Họ và tên Lớp Thành tích ( cm) 1 Đỗ Thái Sơn 11 155 2 Kim Ngọc Dũng 12 160 3 Sô Xây Hạ 12 155 4 Lê Trọng Tấn 11 150 5 Nguyễn Văn Hùng 11 155 Nhóm B. STT Họ và tên Lớp Thành tích ( cm) 1 Trần Quang Khánh 11 145 2 Nguyễn Trí Trung 11 155 3 Hà Thanh Tùng 12 150 4 Vũ Duy Thành 12 150 5 Phạm ThànhTrung 12 150 Nhận xét: Qua kết quả của hai nhóm tôi thấy nhóm B thành tích trung bình tăng 5cm. Bên cạnh đó nhóm A nhờ vào thực hiện các bài tập thể lực và kĩ thuật ưu việt hơn thành tích trung bình tăng 10cm, điều đó cho thấy việc lựa chọn và sử dụng hệ thống các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật nhảy cao úp bụng qua xà đối với đội tuyển điền kinh THPT là hoàn toàn đúng đắn . VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG: * Bài học kinh nghiệm Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy việc huấn luyện đội tuyển nhảy cao trong các trường THPT cần lập: - Kế hoạch, nội dung tập luyện cho cả quá trình huấn luyện. - Lập kế hoạch tuyển chọn vận động viên. - Lập quỹ thời gian kiểm tra, tập luyện cho cả chu kỳ huấn luyện. - Chuẩn bị đầy đủ giáo án tập luyện và thi đấu.
  15. - Trang thiết bị tập luyện phải đầy đủ và đảm bảo. - Cần tổ chức cho học sinh thi đấu cọ sát ngay trong và ngoài nhà trường tạo cho học sinh có cảm giác thi đấu và bản lĩnh thi đấu. - Điều chỉnh chu kỳ tập luyện hợp lý nhằm tạo phong độ tốt nhất cho vận động viên trước và trong thi đấu. - Về phía giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thực tế, có nhiệt huyết với nghề luôn đổi mới cập nhật ứng dụng các kỹ thuật mới nhất về TDTT. - Các đối tượng học sinh tham gia cần được kiểm tra kỹ lưỡng về y học TDTT và có trình độ thể lực nhất định. VII. * Điều kiện áp dụng: - Với đề tài này đối tượng áp dụng là học sinh THPT có năng khiếu về nhảy cao và được kiểm tra y học TDTT đảm bảo đủ các tố chất mới được tham gia tập luyện. - Giáo viên huấn luyện phải vững vàng về chuyên môn. - Sân bãi phục vụ tập luyện phải có kích thước phù hợp đảm bảo vệ sinh, an toàn. Cơ sở vật chất như: xà, cột, đệm phải đảm bảo chất lượng. Cần trang bị thêm tranh, ảnh cũng như băng hình về kỹ thuật các kiểu nhảy cao, đặc biệt là kiểu nhảy úp qua xà. C. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: Qua công tác giảng dạy và nghiên cứu đề tài này tôi có những kiến nghị và đề xuất như sau: - Ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa về chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, luôn cung cấp trang thiết bị tiên tiến và chương trình giảng dạy cải tiến cập nhật khoa học hiện đại về TDTT. -Tổ chức thường xuyên các giải thi đấu thể thao tạo cơ hội cho học sinh tham gia thi đấu. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa về TDTT từng bước nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như thể thao phong trào. Do thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo và phương tiện kỹ thuật chuyên môn phục vụ cho nhu cầu tập luyện còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được sự trao đổi góp ý của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường với mục đích học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên môn. Tôi đề xuất với tổ, nhóm chuyên môn có thể tiếp tục nghiên cứu kỹ thêm để góp phần cho sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn, đi vào thực tiễn để huấn luyện và bồi dưỡng cũng như giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đồng nghiệp, các em học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT: (NXB TDTT/ 2000). 2. Sinh lý TDTT: PGS. Lê Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (NXB TDTT/ 1995). 3. Lí luận và phương pháp GDTC trường học:(NXB TDTT)
  16. 4. Tâm lý lứa tuổi và tâm lý sư phạm: Lê Hồng Quang (NXB ĐHQG Hà Nội). 5. Vệ sinh y học TDTT (NXB GD/1998). 6. Giáo trình điền kinh giành cho sinh viên các trường TDTT. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Lê Tùng Sơn