Sáng kiến kinh nghiệm Kết nối cộng đồng - giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống

docx 38 trang Giang Anh 26/09/2024 881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết nối cộng đồng - giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ket_noi_cong_dong_giao_duc_hoc_sinh_ve.docx
  • pdfDương Lê Quyết-THPT Thanh Chương 3-Kỹ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kết nối cộng đồng - giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống

  1. 12. Hoạt động ngoại khoá “Tìm hiểu truyền thống Nhà trƣờng” 12.1. Mục đích Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển từ 15/10/1975 đến nay, Trường THPT Thanh Chương 3 đã kế thừa và phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp mang màu cờ sắc áo của Trường, từ những cha anh đã ngã xuống, hi sinh xương máu nước mắt mồ hôi để bảo vệ nền hòa bình độc lập cho dân tộc đến những thế hệ đi trước đã không ngừng phấn đấu nỗ lực để gìn giữ cho một nền móng vững chắc cho thế hệ mai sau. 47 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Thanh Chương 3 đã dành được nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người, trở thành ngôi trường giàu truyền thống, nhiều năm có chất lượng tốp đầu của huyện, tỉnh. Nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, hằng năm lãnh đạo nhà trường đã chủ trương cho học sinh các lớp đầu cấp vào tham quan và học tập tại phòng truyền thống nhà trường. Đây là việc làm rất thiết thực đã giúp các thế hệ học sinh hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của trường, nhận thức được những đóng góp và truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trước. Từ đó các bạn học sinh biết noi gương có động cơ để học tập, phấn đấu, rèn luyện, trở thành những người con ngoan trò giỏi có ích sau này. 12.2- Cách thức thực hiện Với ý nghĩa đó, để thực hiện hành trình tìm hiểu về truyền thống nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường đã kết hợp với ban tuyên truyền là những thầy cô giáo, các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung để nhằm truyền tải được hết những kiến thức từ phòng truyền thống tới các bạn học sinh một cách đầy đủ và tạo ra một hoạt động thú vị và bổ ích cho các em. Trong buổi học, các em học sinh sẽ được lắng nghe và tiếp thu những chia sẻ, những câu chuyện được kể lại từ lúc xây dựng, hình thành, đến quá trình phát triển, các em cũng sẽ được giới thiệu về khuôn viên trường, hay những lịch sử hào hùng của cha anh. Qua đó các em học sinh còn được giáo dục về đạo đức, lối sống tốt đẹp lành mạnh, tiềm năng để phát triển bản thân từ những tấm gương của các bậc thế hệ đi trước. Hình ảnh học sinh thắp hương và tham quan phòng truyền thống của Nhà trường 33
  2. Không chỉ được ngồi lắng nghe mà học sinh còn được trực tiếp trải nghiệm ở phòng truyền thống của trường, mỗi học sinh khi vào tham quan phòng truyền thống đều được giáo dục lễ nghĩa để thể hiện sự cung kính, thiêng liêng, bày tỏ niềm trân trọng với những giá trị cốt lõi của những truyền thống tốt đẹp. Cùng với đó việc làm đầu tiên mà các bạn học sinh thực hiện chính là thắp hương cho những anh hùng thời chiến đã hi sinh để bảo vệ nền hòa bình độc lập cho dân tộc, đồng thời học sinh được đi lại tham quan xung quanh phòng để biết rõ hơn về một ngôi trường luôn giàu truyền thống, về những con người cao cả đã góp phần làm rạng danh tên tuổi của Trường THPT Thanh Chương 3. Mỗi em viết một bài thu hoạch sau khi tham quan phòng truyền thống để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình. 12.3- Kết quả đạt được Với những buổi học ý nghĩa đó đã đem lại cho các thế hệ học sinh những trải nghiệp thú vị, các em không chỉ hiểu rõ hơn về ngôi trường mà mình đã chọn làm ngôi nhà thứ 2, hiểu rõ hơn về một nền móng vững chắc mà thế hệ trước đã gây dựng, mà qua đó các em cũng bồi đắp cho mình thêm nhiều kiến thức, biết cảm thông, biết sống có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và với chính bản thân, mỗi học sinh khi tham gia học tập tại phòng truyền thống hầu hết các em đều mang trong mình niềm tự hào về mái trường đang học tập. Đó cũng chính là lý do mà từ xưa đến nay truyền thống hiếu học vẫn là tiếng thơm bao thế hệ của Trường THPT Thanh Chương 3. 12.4. Ý nghĩa giáo dục Qua các buổi học tập cũng như trải nghiệm, năng lượng đầu tiên được nhìn thấy từ các em học sinh là sự hào hứng và nghiêm túc. Mọi sự bỡ ngỡ ban đầu đều đã tan biến nhường chỗ cho niềm vinh dự, tự hào khi được học tập tại ngôi trường có bề dày về chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Với hoạt động thiết thực ấy, đã giáo dục các thế hệ học sinh về việc kế thừa và phát huy những truyền thống giàu đẹp của trường, bồi đắp cho mỗi học sinh giá trị tinh thần, tiếp thêm nguồn năng lượng tri thức, để mỗi học sinh lấy làm bàn đạp, nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của một học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, để từ đó luôn nỗ lực, cố gắng, phát huy khả năng học tập và rèn luyện để tiếp tục gìn giữ những giá trị cao đẹp thiêng liêng của ngôi trường của chính mình. 34
  3. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, nhiệm vụ của trường học ngoài đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất người học, trở thành những người công dân có “nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật” thì nhiệm vụ của trường học là giáo dục toàn diện, lấy học sinh làm trung tâm của tất cả quá trình giáo dục kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành nhân cách sống cho học sinh. Trường THPT Thanh chương 3 đã xác định bên cạnh nâng cao chất lượng dạy - học thì việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược góp phần hình thành, phát huy những phẩm chất tốt đẹp cho người học. Kết hợp học tập, tích lũy tri thức qua sách vở, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế sôi nổi, thiết thực nhằm tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh. Đó là việc đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội để vừa định hướng tư tưởng, tình cảm vừa giáo dục nhân cách cho các em. Với chủ trương “dạy chữ” đi liền với “dạy người”, nhà trường không chỉ giáo dục học sinh thông qua những trang sách mà qua các hoạt động trải nghiệm, chương trình kết nối cộng đồng để hình thành kĩ năng sống, kĩ năng mềm cho học sinh, từ đó các em phát triển năng lực thực tiễn, khám phá thế giới xung quanh, biết chia sẻ với sự vất vả của người lao động, biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, biết nâng niu, trân trọng cái đẹp. Nhà trường chăm lo giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đó là sống có tinh thần trách nhiệm, biết yêu thương và chia sẻ, biết hi sinh và cống hiến, biết cho đi và biết đón nhận. Với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường cùng trang lứa. Các hoạt động của nhà trường đều mang tính giáo dục, giá trị nhân văn. Ngoài ra, hàng năm nhà trường đã huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, con mồ côi, những hoàn cảnh đặc biệt khác; tặng hàng trăm suất ăn cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lại trường vào buổi trưa. Đặc biệt, trong năm 2021 nhà trường kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên, cựu học sinh và học sinh nhà trường cùng với bà con thôn xóm ủng hộ được số tiền 130 triệu đồng để xây nhà tình thương cho gia đình một học sinh nghèo. Là trường đầu tiên trong khối THPT (không kể Trường Dân tộc Nội trú có nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước) kêu gọi xây dựng được bếp ăn Công đoàn phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh và giáo 35
  4. viên ở xa Những nghĩa cử cao đẹp đó đã hình thành cho học sinh của trường tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, ý thức sẻ chia, đồng cảm, ý thức cộng đồng, tinh thần tự giác, truyền thống nhân ái Đó là cơ sở để rèn luyện, hình thành phẩm chất tốt đẹp, phát triển nhân cách một cách toàn diện cho các thế hệ học trò. 2. Kiến nghị Qua quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài “Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống” tôi đề xuất một số vấn đề: 2.1. Đối với Bộ GD-ĐT - Cần đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục học sinh THPT. Hiện nay trong chương trình sách giáo khoa vẫn còn nhiều bất cập, nhiều nội dung còn mang tính hàn lâm, áp đặt nhồi nhét thiếu ứng dựng. - Cần phối hợp với cơ quan ban ngành để cấp kinh mua sắm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng “học đi đôi với hành”. Thực tế thì ai cũng biết tầm quan trọng của học bơi, hằng năm cũng có những khóa tập huấn cho giáo viên dạy bơi nhưng chẳng được mấy trường có bể bơi. 2.2. Đối với Sở GD-ĐT Nghệ An - Tạo cơ chế tài chính, đặc biệt là các hoạt động NGLL, các CLB kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm bởi đây là sân chơi bổ ích mà các em học sinh rất hăng hái tham gia. Có những điều không có trong sách vở nhưng nó lại được đúc kết rút ra từ thực tiễn “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. - Xây dựng nội dung giáo dục địa phương có chiều sâu và chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả để các em nắm vững và tự hào về giá trị bản sắc của quê hương mình. 2.3. Đối với Trường THPT Thanh Chương 3 * Đối với Cấp ủy, BGH - Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục kỹ năng sống cho các em. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp và chuẩn mực xã hội. - Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. - Tổ chức thêm các hoạt động trải nghiệm bổ ích để các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn đóng góp những việc làm có ích cho xã hội; quan tâm chăm lo và kết nối để nâng cao cơ sở vật chất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn để các em 36
  5. có được điều kiện học tập, có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực cá nhân và tham gia tích cực các CLB kỹ năng sống. * Đối với giáo viên - Trước hết các thầy cô giáo phải là người gương mẫu cho học sinh về cách cư xử, ngôn ngữ và hành vi của mình. Phải thay đổi suy nghĩ tránh lối áp đặt một chiều cho các em được có cơ hội thể hiện suy nghĩ và sở thích của mình, trong đó giáo viên là người phát hiện, dìu dắt, uốn nắn và sửa chữa những hành vi chưa đúng đắn của các em. - Các thầy cô cần dành thời gian suy ngẫm về nghề của mình, ngoài dạy văn hóa các thầy cô còn dạy người. Các thầy cô truyền tải cho các em những câu chuyện hay, những hành động đẹp, những việc làm tử tế, những thói quen tốt để học trò luôn cảm thấy những giá trị tích cực của cuộc sống đang hiện hữu xung quanh ta chữ không phải đâu xa lạ. 37
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang internet tra cứu khái niệm “cộng đồng”: 38