Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm - Trần Thị Hồng Hạnh

pdf 11 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm - Trần Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_tran_thi_ho.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm - Trần Thị Hồng Hạnh

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh trường Tiểu học Vũ Lễ 3. Tác giả - Họ và tên: Trần Thị Hồng Hạnh Nữ - Ngày, tháng, năm sinh: 02 - 02 - 1972 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Vũ Lễ - Điện thoại: 0973.257.941 Email: hanhtran.7@gmail.com - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Vũ Lễ Địa chỉ: Xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 09/10/2016 1
  2. II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 .Tên sáng kiên : LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3. Tình trạng giải pháp đã biết. Tôi luôn quan niệm rằng: người giáo viên dạy giỏi và người giáo viên chủ nhiệm giỏi không đồng nhất là một. Song công tác chủ nhiệm giỏi là tiền đề, là động lực để giúp người giáo viên dạy giỏi. Rất cần ở người giáo viên chủ nhiệm lớp phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lý giỏi. Đồi với học sinh tiểu học thì giáo viên chủ nhiệm vừa là thầy, vừa là bạn lại vừa là mẹ của học sinh. Khi mà trong xã hội, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên mọi tình thương yêu của bố mẹ dành hết cho trẻ. Hầu hết các ông bố bà mẹ cưng chiều, lo cho con đầy đủ về vật chất, không cho con lao động, trẻ chỉ biết học và giải trí trên ti vi, máy tính. . . . Vì vậy, kỹ năng sống kém cỏi, sự vô cảm ngày càng gia tăng. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giáo dục các em trở thành con người hoàn thiện về đức, trí, thể, mĩ. Vì vậy, người giáo viên tiểu học phải biết kết hợp giữa việc dạy chữ và dạy người mà vai trò chính là của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các em học sinh trong lớp, là người lập kế hoạch, tổ chức lớp cho lớp mình thực hiện theo chủ đề kế hoạch và đặc biệt là theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn khác, chỉ huy quản lý học sinh trong các hoạt động của nhà trường. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp giữa các môi trường giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội để làm tốt công tác dạy học và giáo dục của mình. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: 2
  3. + Hình thành về phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi cho học sinh + Tạo động lực học tập, thi đua trong lớp. + Tạo không khí đoàn kết. yêu thương. giúp đỡ nhau. + Tạo không gian lớp học đẹp đẽ. + Giao quyền chủ động cho học sinh trong mọi hoạt động. + Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh. + Tạo nhiều sân chơi cho học sinh tham gia. - Nội dung giải pháp: +) Thực trạng: * Thuận lợi: - Đa số các em học sinh trong lớp đều ngoan, có ý thức học tập. - Phần lớn phụ huynh học sinh trong lớp đều đã có sự quan tâm tới việc họctập và rèn luyện của con em mình. - Chi bộ Đảng và ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ. * Khó khăn -Vẫn còn những phụ huynh chưa quan tâm. thiếu hiểu biết về cách giáo dục và dạy dỗ trẻ. - Đa số phụ huynh trong lớp đều là nông dân, nhiều phụ huynh trẻ đi làm công ty tối ngày, con để kệ cho ông bà chăm. - Một số em có hoàn cảnh khó khăn (bố, mẹ hay ốm đau ) - Có học sinh thiếu thốn tình cảm bố mẹ bỏ nhau phải ở với ông bà. - Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều. +) Những biện pháp thực hiện a. Về phía giáo viên * Phân loại học sinh Khi bắt đầu nhận lớp, tôi trực tiếp gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ, điều tra nắm bắt được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh trong lớp về tình hình học tập cũng như đạo đức. Từ đó tôi phân loại học sinh theo các mặt sau: 3
  4. Về đạo đức: Tôi lập riêng danh sách những em ý thức tốt, những em ý thức chưa tốt những em cá biệt để thuận tiện cho việc đi tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng học sinh. - Về học tập: Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại học sinh theo học lực ở từng môn học. Tôi tìm hiểu và phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập đó để vận dụng những phương pháp dạy học hiệu quả hơn giúp các em nắm vững kiến thức một cách dễ dàng hơn. Đối với những học sinh yếu kém tôi phân ra thành 2 nhóm: + Nhóm 1 : Nhóm học sinh yếu kém nhưng có tinh thần thái độ học tập tốt. + Nhóm 2: Học sinh có khả năng nhận thức nhưng có thái độ học tập không tốt. Việc phân loại học sinh như trên nhằm mục đích giúp giáo viên chủ nhiệm tìm ra những biện pháp dạy học phù hợp với từng học sinh. * Lựa chọn ban cán sự lớp Cơ sở lựa chọn - Dựa vào sự giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm năm học cũ. - Căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể lớp thông qua việc cho các em tự giới thiệu và bình chọn. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ lớp - Chủ tịch hội đồng tự quản: Là người điều hành, quản lí các hoạt động của lớp. Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành nội quy của trường của lớp. - Phó chủ tịch hội đồng tự quản: Là người điều hành, quản lí các hoạt động Học tập của lớp. Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành nội quy của trường. - Phó chủ tịch hội đồng tự quản: Là người điều hành, quản lí các hoạt động TDVS, các hoạt động phong trào của lớp.Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành nội quy của trường của lớp. - Các trưởng ban : Tổ chức điều hành các hoạt động theo từng ban. 4
  5. * Lập sơ đồ lớp học - Căn cứ vào lực học của học sinh: học sinh yếu kém, chậm tiến ngồi trước, học sinh khá, giỏi ngồi sau. - Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của học sinh:thấp trước cao sau, mắt kém ngồi gần bảng. - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: Ngồi giữa và sau. - Thường xuyên thay đổi vị trí chỗ ngồi của học sinh Các biện pháp : * Công tác số lượng: - Kí, hận sĩ số, giấy khai sinh - Đối chiếu giấy khai sinh để lập danh sách chính xác - Yêu cầu học sinh và phụ huynh nghỉ học đúng lý do, phải có xin phép giáo viên chủ nhiệm. * Về nền nếp: Ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch chủ nhiệm cho lớp mình theo kế hoạch của nhà trường và đưa ra tiêu chí phấn đấu cho các em. - Kiện toàn đội ngũ tự quản. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các em cách điều hành các hoạt động nề nếp của lớp. - Động viên khuyến khích kịp thời những ban, cá nhân có ý thức xây dựng nề nếp lớp. - Kết hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên bộ môn, đội sao đỏ để nắm bắt kịp thời về nền nếp của lớp. * Giáo dục đạo đức: Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Cách hành động, suy nghĩ cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh. Người giáo viên phải tạo cho các em niềm tin yêu với mình. Các em còn nhỏ chưa có ý thức được lời nói và hành động của mình nên người giáo viên phải chỉ bảo, khoan dung độ lượng. Không đối xử một 5
  6. cách thô bạo với học sinh, không đánh đập hoặc chửi mắng các em. Biết vận dụng khéo léo thông tư 30, động viên những em có thành tích, có tiên bộ, sử dụng những câu nói không gây tổn thương đến học sinh. Khen, tuyên dương nhiều hơn trong mỗi hoạt động. Mỗi bài học tôi đều nghiên cứu để lồng ghép với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vì đó là yêu cầu cần thiết để hình thành nhân cách học sinh. Trong các tiết Đạo đức, Kĩ năng sống tôi không quên trang bị cho các em những hành vi đạo đức, kĩ năng sống qua các chủ đề của bài học. Việc giáo dục học sinh cá biệt tôi cũng luôn chú trọng.Theo quan niệm thì học sinh các biệt có nhiều dạng khác nhau. Cá biệt về đạo đức thì các em thường nghịch ngợm, quậy phá, trộm cắp vặt Còn học sinh cá biệt về tâm lí, do ảnh hưởng từ trong gia đình học sinh. từ cha mẹ chúng:từ cuộc sống gia đình không hoà thuận Những học sinh này thường gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, đôi khi rất mệt mỏi vì nói mãi mà các em không nghe, càng phạt thì càng lì hơn, điều này còn ảnh hưởng đến lớp. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục các em bằng tình cảm như trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt, đưa các em vào các hoạt động tập thể như vui chơi . ca hát Khuyến khích khen khi học sinh có tiến bộ. Không nên mời cha mẹ học sinh khi thấy cần thiết hay xảy ra sự cố trong trường học mà nên xem việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc bình thường và thường xuyên. *Về học tập: Một lý do không nhỏ khiến học sinh chán học, bỏ học, nói chuyện, gây rối trong lớp là sự yếu kém trong học tập. Vì vậy, để lớp chủ nhiệm tốt, việc dạy học phải được giáo viên chú trọng. Mỗi giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà phải có lòng nhiệt tình, có nghệ thuật sư phạm, lòng yêu nghề mến trẻ và tính kiên trì, sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Mỗi giờ học phải biến thành một giờ thảo luận giao quyền tự chủ nắm bắt kiến thức cho các em, tạo không khí thoải mái trong học tập. 6
  7. Ngoài ra tôi luôn dẫn dắt học sinh từ những buổi học nội khoá đến những buổi học ngoại khoá để động viên các em luôn cố gắng học tập, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của các em. Đối với học sinh yếu kém, theo phân loại ban đầu, học sinh yếu kém ở nhóm 1 - học sinh yếu kém nhưng có tinh thần thái độ học tập tốt. Đối với nhóm học sinh này đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì vì các em có trình độ nhận thức chậm .Tôi giảng giải tỉ mỉ từng li từng tí một. Tôi luôn động viên khích lệ các em để các em say sưa học tập. Đối với học sinh yếu kém ở nhóm 2- học sinh có khả năng nhận thức nhưng lại có thái độ học tập không tốt, tôi gần gũi động viên các em, tạo ý thức học tập, lôi cuốn các em vào hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc nghiêm khắc với các em để yêu cầu các em thực hiện tốt nội quy cũng là điều cần thiết. "Học thầy không tày học bạn". Tôi phát động phong trào "Đôi bạn cùng tiến" để các em giúp nhau học tốt. Việc đánh giá, tuyên dương kịp thời cũng góp phần nâng cao chất dạy và học. Chính vì thế tôi luôn coi trọng việc đánh giá và khen thưởng học sinh. * Các hoạt động khác Một điểm không nhỏ góp phần giúp các em thích học, thích đến trường đó là tạo không gian học tập đẹp đẽ về hình thức, ấm áp về tình người. Phong trào "Đổi mới không gian lớp học" được tôi chú trọng. Nhưng làm thế nào để có một không gian lớp học đẹp mà lại đỡ tốn kém về chi phí mà lại có ý nghĩa giúp các em phấn đấu học tập? Tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và ích lợi của phong trào, kêu gọi cùng chung tay để trang trí lớp học. Tôi cũng hướng học sinh tham gia, tạo ra các góc sinh hoạt bổ ích như "Học toán", "Học Tiếng Việt, học Tiếng Anh", "Cuộc sống quanh em”(những bài viết về cuộc sống, kỹ năng sống ), “Sinh nhật”, “Góc sáng tạo”( tranh vẽ, cắt dán của hs), "Ngày em vui đến trường"(Các em tự tay đánh dấu ngày em đến trường), "Vườn hoa đẹp lớp mình"( tuyên dương những em đạt thành tích tốt trong học tập, lao động, rèn luyện; tuyên dương những em tiến bộ trong 7
  8. mọi hoạt động ), “Góc tuyên truyền” (tranh vẽ, bài viết về phòng chống tai nạn, thương tích; phòng chống HIV, ma tuý; phòng chống đuối nước, phòng chống xâm hại tình dục; an toàn giao thông; ca ngợi Đảng, Bác; ca ngợi thầy cô, ngôi trường ) . . . Có thư viện lớp học với những quyển truyện, quyển sách đầy lí thú. Ngoài ra trang trí hoa, cây xanh tạo không khí đẹp đẽ, mát mẻ cho lớp học. . . . Có hòm thư để học sinh có thể viết những điều em muốn nói với bạn bè, thầy cô, ước mơ của mình Tạo nhiều sân chơi cho học sinh tham gia: Thi kể chuyện. ca múa hát. thi cờ vua, chơi trò chơi dân gian . . . . Nắm được tâm lí lứa tuổi nên hàng tháng tôi thường dành ít phút của tiết sinh hoạt lớp để tổ chức sinh nhật cho các em có ngày sinh nhật trong tháng đó giúp các em phấn khởi hơn và đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi thường xuyên thăm hỏi và chia sẻ với các em. Giúp đỡ các em về mặt vật chất và tinh thần, luôn luôn động viên để các em vươn lên trong học tập. Tôi mở rộng quan hệ bình đẳng với phụ huynh học sinh. thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập cũng như ý thức đạo đức của các em bằng nhiều hình thức khác nhau để có biện pháp kịp thời giúp các em khắc phục những hạn chế và phát huy những tiến bộ. Với đặc thù là một trường ở nông thôn, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh còn khó khăn nên việc thu chi các khoản của giáo viên chủ nhiệm cũng gặp những không ít những khó khăn. Song ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tuyên truyền, giải thích rõ từng khoản đóng góp để phụ huynh thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi con em họ đến trường. Tham mưu với nhà trường miễn giảm cho học sinh quá khó khăn. b. Về phía học sinh - Các em học sinh phải có ý thức học tập và rèn luyện theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm. - Phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau. 8
  9. - Có tinh thần phân đấu trong mọi hoạt động của trường, lớp. c. Đối với các lực lượng khác: * Về phía phụ huynh: - Yêu cầu phụ huynh phải quan tâm đôn đốc và kèm cặp trong thời gian học sinh học tập và rèn luyện ở nhà. - Tạo môi trường sống lành mạnh, trong sáng cho các em. - Tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. - Bản thân cha mẹ cũng phải là tấm gương cho con em mình noi theo. - Đóng góp đầy đủ theo quy định. * Về phía nhà trường: - Thường xuyên theo dõi nền nếp và các hoạt động của lớp. - Động viên khen thưởng kịp thời. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Với sáng kiến này tôi đã mạnh dạn đề xuất với các đồng nghiệp trong rường và được các đồng nghiệp nhất trí cao, áp dụng trong dạy học ở trường Tiểu học Vũ Lễ từ năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi thực hiện những biện pháp trên, năm học 2016-2017 lớp 4A do tôi chủ nhiệm và giảng dạy đã đạt được nhiều kết quả tốt. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ lớp đã đem lại trong việc quản lí nền nếp và chất lượng học tập. Giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong việc phối hợp với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả về công tác đạo đức cho học sinh yếu kém, học sinh cá biệt. Thành tích đạt được: - Kiến thức kĩ năng : 100% học sinh trong lớp Đạt. 9 học sinh hoàn thành xuất sắc các môn, còn lại các em đều đạt hoàn thành tốt 1 môn học. - Năng lực: đạt 100% . 9
  10. - Phẩm chất : đạt 100%. - 15 học sinh đạt giải Toán qua mạng, Tiếng Anh qua mạng cấp trường, cấp huyện. - Chất lượng kiểm tra cuối năm đạt 100% cả 2 môn Toán và Tiếng Việt với tỉ lệ Khá giỏi cao 85,7%. - Tập thể lớp xếp loại lớp Xuất sắc về nề nếp. - Chất lượng vở sạch chữ đẹp cao đạt: 100%. - Kết quả chấm phong trào "Đổi mới không gian lớp học nhà trường đánh giá đạt giải 2, ca múa hát 20/11 đạt giải nhì. - Các hoạt động khác đều được nhà trường đánh giá cao. - Đạt danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm Giỏi. 3.6. Các điều kiện cần thiết đế áp dụng sáng kiến: Muốn làm tốt được những điều trên đồi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có kiến thức vững chắc, chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư phạm, biết giao tiếp nhẹ nhàng, phải hiểu được tâm sinh lý của trẻ, phải yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm và thực hiện tốt kế hoạch đó. - Phải xây dựng đội ngũ tự quản tốt, thực hiện tốt mọi nề nếp. - Có chế độ khen chê đúng mức mang tính giáo dục cao. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là sáng kiến do chính bản thân tôi viết ra. Tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật. Vũ Lễ, ngày 19 tháng 10 năm 2017 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trần Thị Hồng Hạnh 10