Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh – Giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

doc 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 12665
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh – Giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mo_hinh_thu_vien_than_thien_thu_vien_x.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh – Giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

  1. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔ HÌNH THƯ VIỆN THÂN THIỆN, THƯ VIỆN XANH – GIẢI PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN Họ và tên : Nguyễn Thị Ái Nhung Chức vụ : Nhân viên Thư viện Đơn vị : Trường Tiểu học Gò Cát I. Cơ sở đề xuất giải pháp Thư viện trường học là “ là giảng đường, là lớp học thứ 2”. Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa đọc học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Thư viện trường học có thế ví như “cánh tay phải của trường học”, giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống. Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình. Với sự phát triển mạnh của mạng internet, các phương tiện nghe nhìn, điện thoại thông minh hiên nay nên ngoài thời gian học tập, các em chơi game, hay dán mắt vào tivi với các chương trình hoạt hình hay các em cần thông tin kiến thức gì cho việc học thì các em mượn điện thoại của ba mẹ mình và một cú click chuột là có thể nhanh chóng có những thông tin mình cần nhưng thông tin trên mạng đâu phải thông tin nào cũng chính xác, đâu đã được kiểm chứng các em không biết sự đa dạng, phức tạp của thông tin trên internet làm cho mình dễ mất phương hướng trong nhận thức. Có lẽ bởi 1
  2. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh vậy mà học sinh ngày càng thờ ơ với thư viện và văn hóa đọc ngày càng mai một. Đứng trước thực trạng thư viện trường học như vậy, tôi luôn băn khoăn, luôn trăn trở tìm ra giải pháp để thu hút học sinh đến vơi thư viện. Mà thư viện trường học tôi công tác là một thư viện trường Tiểu học. Bạn đọc là lứa tuổi thiếu nhi. Tâm lý học Mác - xít coi tuổi thiếu nhi là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của con người. Các phẩm chất con người của các em đang hình thành và còn chưa ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên ngoài. Bởi vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Trong các phương tiện tác động, giáo dục lứa tuổi thiếu nhi, sách báo, thư viện là phương tiện quan trọng và có hiệu quả cao nhất. Qua đó hình thành thói quen đọc, kỹ năng đọc và thị hiếu đọc lành mạnh cho các em. Vậy cần làm gì để kết nối các em với thư viện, với sách? Cùng với Chỉ thị số 40/ 2008/ CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thì mô hình thư viện trường học thân thiện càng trở nên quan trọng và cần thiết. Và đó cũng là ý nghĩ tại sao mình không xây dựng một thư viện thân thiện để thu hút học sinh và tôi cũng đã tìm tòi trên internet và cũng có một số trường đã thực hiện và cho kết quả khả quan . Thế là tôi bắt tay vào thực hiện từ năm học 2014 – 2015 và hoạt động đến nay là 5 năm. II. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp. 1. Quá trình hình thành. Thư viện trường học thân thiện là nơi để cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh có thể vui chơi, đọc sách, thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, thể hiện tính đoàn kết, thân ái; là nơi trao đổi và tìm hiểu thông tin qua sách báo. Dựa theo những nội dung trên và một số tiêu chuẩn khác, ngoài việc xây dựng các nội dung tại phòng thư viện, thư viện trường Tiểu học Gò Cát đã bám sát tình hình thực tế của nhà trường để tổ chức hoạt động mô hình thư viện trường học thân thiện và mô hình thư viện xanh với mục đích tăng thêm các điểm đọc sách cho giáo viên và học sinh; tạo môi trường thân thiện cho học sinh. Tuy nhiên để thực hiện được mô hình này cũng có nhiều hạn chế do một số yếu tố khách quan. * Khó khăn: - Số lượng tài liệu của thư viện còn hạn chế, chưa đa dạng. Diện tích phòng thư viện còn hẹp, phòng thiết bị còn sử dụng chung với phòng thư viện nên việc sắp xếp không gian của thư viện gặp nhiều khó khăn. Phòng 2
  3. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh đọc của giáo viên và phòng đọc của học sinh sinh hoạt chung trong một phòng. Bàn ghế của thư viện cồng kềnh, chưa đạt theo tiêu chuẩn. Các tủ sách trưng bày của thư viện tính thẩm mỹ chưa cao. - Kinh phí đầu tư cho thư viện còn ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng đầu sách trong thư viện vốn sách báo còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu đọc, mượn của giáo viên, học sinh. Nên nhân viên thư viện đa phần chỉ tận dụng những vật dụng có sẵn ở trường và tìm kiếm xung quanh cuộc sống để trang trí mô hình thư viện thân thiện. Đó là những khó khăn trong quá trình thực hiện các mô hình thư viện thân thiện của trường Tiểu học Gò Cát. * Thuận lợi: - Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách rất hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt học sinh của trường đa phần đều ham mê đọc sách và hơn thế nữa Ban giám hiệu là những thầy cô thực sự yêu thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động thư viện. - Không gian lớp học khá thoáng mát và rộng rãi, khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp. * Thời gian áp dụng và quá trình hình thành. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, của thư viện, căn cứ vào nhiệm vụ được nhà trường phân công, sáng kiến đề cập đến việc xây dựng các mô hình thư viện thân thiện để thu hút bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học Gò Cát – Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu phù hợp vời tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường. Giải pháp này đã áp dụng từ năm học 2014 – 2015 đến nay và cho các năm học tiếp theo. 2. Nội dung giải pháp: Trong quá trình làm công tác thư viện trường học, bản thân luôn tìm tòi sáng kiến cho công tác hoạt động thư viện có hiệu quả, biết cách sắp xếp, trang trí thư viện và biết cách thu hút bạn đọc đến thư viện. Từ đó, bản thân rút ra kết luận cơ bản : Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có sách mà không có người đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các mô hình thư viện theo hướng thân thiện là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện và là sáng kiến mới trong công tác nghiệp vụ của Thư viện. Với mô hình thư viện thân thiện. thư viện xanh , giáo viên và học sinh có thể tham khảo tài liệu trên nhiều vị trí trong khuôn viên nhà trường mà không cần lên phòng thư viện chính; phong trào đọc và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh chuyển biến tích cực; ý thức tham gia các hoạt 3
  4. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh động của học sinh được nâng cao; phát huy tính tích cực và tinh thần đoàn kết, phát huy văn hóa đọc, phát triển tiềm năng, năng khiếu có của học sinh. Và tại thư viện trường Tiểu học Gò Cát, tôi triển khai các mô hình thư viện theo hướng thân thiện sau: a. Thư viện đa chức năng: Với thư viện đa chức năng, thư viện được chia thành các góc: * Góc đọc: - Mục đích: + Hình thành và phát triển thói quen đọc sách. + Nâng cao kĩ năng đọc. + Bổ sung kiến thức. + Giải trí - Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là: + Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. + Bình luận sách. + Thi đọc nhiều sách. + Thi kể chuyện theo sách. + Tóm tắt sách. - Đồ dùng ở góc đọc: + Giấy A4 + Mẫu bình luận sách + Bút chì, bút bi + Bút màu, màu sáp Thông qua hoạt động này các em thể hiện được hết khả năng của mình, thích đến đọc sách giải trí, nâng cao kiến thức, nơi này được Cán bộ thư viện rèn kĩ năng đọc và tạo thói quen đọc sách bằng cách giới thiệu sách, hướng dẫn các em chọn sách đọc, đọc xong một cuốn sách biết tóm tắt truyện, bình luận sách. Và qua góc này mỗi tháng 1 lần các em được nhân viên thư viện tổ chức “tiết đọc thư viện”. Nhân viên thư viện đọc cho học sinh nghe hoặc cùng đọc với học sinh. Sau đó, nhân viên thư viện tổ chức hoạt động xoay quanh nội dung câu chuyện bằng hình thức viết cảm nhận hoặc bình luận sách. Nhờ tiết đọc thư viện, học sinh có cái nhìn khác về đọc sách. Các em không chỉ hứng thú, yêu thích đọc sách hơn mà còn tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, học sinh còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi học đường. 4
  5. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 2. Góc viết: 5
  6. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh - Mục đích: + Phát triển năng khiếu viết + Thúc đẩy tư duy sáng tạo + Rèn chữ đẹp + Hình thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại ). - Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là: + Viết thư + Làm thơ, viết văn + Viết đẹp - Cách bài trí. + Bàn ghế kê ở vị trí yên tĩnh. + Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi viết thoải mái + Bảng ghi rõ “góc viết” + Trang trí bằng những sản phẩm các em và hình ảnh - Đồ dùng: + Giấy A4 + Bút chì, bút bi + Gấy bìa màu A4 + Kéo + Hồ dán + Nơi đây bất cứ em nào cũng có thể tự rèn chữ viết thông qua những mẫu chữ đẹp, mẫu chữ sáng tạo mà thư viện treo lên tường cho các em tham khảo hoặc thể hiện sự sáng tạo của bản thân hay chia sẻ cùng các bạn tại góc viết. 6
  7. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 3.Góc âm nhạc: - Mục đích: + Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích năng khiếu về âm nhạc. + Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp - Đồ dùng : + Đàn Organ + Máy Catsset. + Băng đĩa CD - Các hoạt động + Chơi đàn. + Hát. + Nghe nhạc Thông qua góc này các em giải trí bằng những nốt nhạc bài ca sau những tiết học căng thẳng. Góc này cũng bồi dưỡng cho các em nào có năng khiêu âm nhạc. 7
  8. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 4. Góc vẽ: - Mục đích: + Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng. + Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình. - Các hoạt động: + Vẽ tranh +Nặn tượng - Bài trí góc vẽ: Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em. - Đồ dùng góc ngvẽhệ thuật: + A4, giấy bìa màu + Bút chì, tẩy, kéo, hồ dán + Đất nặn + Bút vẽ, màu vẽ Ở góc này các em có thể vẽ tranh sáng tạo riêng của mình. Hoạt động này giúp các em có thể tự vẽ tranh, vẽ các nhân vật; trong các câu chuyện mà các em thích. Góc này giúp các em bồi dưỡng năng khiếu hội hoa của mình 8
  9. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 9
  10. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 5. Góc trò chơi - Mục đích: + Nhằm giáo dục cho học sinh tính sáng tạo, cách thức tính toán, qua trò chơi tạo nên sự đoàn kết, gần gủi trong học sinh thông qua trò chơ ô ăn quan. + Với trò chơi lắp ráp giúp trẻ có cơ hội thể hiện trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình. Mặt khác, khi trẻ sáng tạo cũng là lúc chúng giao tiếp và suy nghĩ. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tạo khả năng quan sát, rèn luyện sự nhẫn nại. + Còn với trò chơi banh đũa góp phần rèn luyện sự khéo tay, nhanh nhẹn và tinh mắt cho các em. Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn. + Ở trò chơi cờ vua, cờ tướng . Giúp các em giải trí, thay đổi không khí học tập. - Bài trí ở góc trò chơi + Trang trí những hình ảnh đẹp mắt. + Bộ trò chơi lắp ghép. + Mô hình trò chơi ăn quan. + Bộ chơi banh đũa + Bộ cờ tướng và cờ vua. - Sau khi các em chơi xong một ván cờ thì bản thân tôi là một nhân viên thư viện – người tổ chức cho các em chơi sẽ giáo dục cho các em một số đức tính thông qua trò chơi này: + Khi các em chơi thì sẽ người thắng người thua, nhưng sự thua cuộc đó cũng để lại cho các em những bài học quý giá, học cách thua để chúng ta trưởng thành hơn, học cách thua để chúng ta tự tin hơn, học cách thua để chúng ta cố gắng hơn. Học cách sửa sai, khi thua cuộc, các em sẽ tự tìm thấy cho mình cách tính toán, đi quân, chiến thuật hơn cho những lần sau. Đó chính là học cách sửa sai, những bài học kinh nghiệm quý giá sau mỗi ván chơi. Thành công sẽ đến với các em khi các em học được cách chấp nhận thất bại, từ bỏ sự cố chấp và cái tôi thì các em sẽ nhanh chóng thành công. + Chơi là để vui, chơi cờ là thú vui tao nhã, đầy bổ ích của người xưa nên chơi cờ chủ yếu nhằm mục đích chơi vui là chính, chơi để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết. Yếu tố thắng thua không quan trọng . Trong các cuộc thi quốc tế, trong nước, chơi nhằm mục đích hòa bình , hữu nghị, thân thiện là trên hết. 10
  11. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh 11
  12. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh b. Thư viện xanh. Đây cũng 1 giải pháp mà thư viện trường Tiểu học Gò Cát đã áp dụng nhằm gắn kết bạn đọc với sách. Thư viện xanh được xây dựng dưới các tán cây xanh rợp bóng mát với tiêu chí “ thân thiện, gần gũi với thiên nhiên” để giúp các em có tinh thần học tập, đọc sách thoãi mái. Cũng giống như thư viện thân thiện, thì ở mô hình thư viện xanh này tôi cũng tận dụng những vật dụng hàng ngày như các giỏ trái cây, giỏ hoa hay những chai nhựa, ống nhựa đã qua sử dụng rồi đem cắt, sơn màu, đặt sách truyện vào trong tiếp đến dùng dây treo lên những cành cây thành những tủ sách rất sáng tạo. Đến với mô hình thư viện xanh các em dễ dàng tham gia đọc sách, đặt biệt là các em học sinh lớp nhỏ rất thích thú, các em không cần phải mỗi lần ra chơi chạy lên tầng 2 để đọc sách trong khi đó thời gian trong giờ ra chơi rất ít ỏi (tại phòng thư viện được đặt trên lầu Vào giờ ra chơi, ngay trên sân trường bên những cây xanh phủ bóng mát, có những giỏ sách đung đưa và các em chỉ cần với tay là có thể chọn được những cuốn sách, cuốn truyện ưng ý để đọc tại chỗ. Nhìn các em chăm chú say mê bên những trang sách, trên những cành cây những chú chim thánh thót hót vang, thi thoảng cơn gió trời cứ vờn tóc em thơ, một môi trường rất thân thiện, con người và thiên nhiên như hòa quyện vào nhau. Một khung gian học tập mở cho các em. Để bảo quản sách báo, nhà trường luôn giáo dục học sinh ý thức cá nhân đối với tài sản chung, tài sản tập thể. Và nhà trường cũng phân cho đội sao đỏ mỗi lớp sẽ quan sát việc ý thức, bảo quản sách báo trong một tuần để tránh tình trạng mất sách. Để tránh nhàm chán, hàng tuần, tôi - cán bộ thư viện đều tiến hành luân chuyển sách, truyện để cho học sinh có điều kiện được đọc nhiều thể loại sách, truyện hơn. 3. Hiệu quả giải pháp Qua nhiều năm áp dụng các giải pháp nêu trên, trường chúng tôi đã thu được kết quả rất tốt trong hoạt động công tác thư viện - Từ ngày có mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh “Có nhiều học sinh từ chỗ không ham mê đọc sách, dần dần các em tự tìm đến sách nhiều hơn hay các em có thể tự do lựa chọn các góc hoạt động , các cuốn sách yêu thích và tìm kiếm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp. Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, thúc đẩy sự phát triển đồng đều của tất cả kỹ năng, năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh. - Nhờ có mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh mà giảm thiểu được học sinh rượt đuổi, bạo lực, leo trèo rất nguy hiểm, không còn tình 12
  13. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh trạng học sinh vào lớp mồ hôi nhễ nhãi, áo quần xộc xệch dơ bẩn mà thay vào đó áo quần gọn gang, sạch sẽ nhờ đó mà tinh thần học tập hiểu bài rất cao. - Thói quen đọc sách của các em có sự đột phá rất tích cực sẽ tạo được nền tảng cho việc tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời của bản thân các em. Với việc rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh góp phần giáo dục đạo đức, nuôi dưỡng nhân cách sống cho các em. Kĩ năng nói, viết, giao tiếp hàng ngày của học sinh cũng được cải thiện. Học sinh không còn có thói quen trả lời cộc lốc, không đầu không đuôi hoặc phải dựa vào sách mới trả lời được mà nay các em có thể tự tin trình bày trước tập thể, trước đám đông một cách mạch lạc bằng lời của mình. Cũng từ việc tích lũy các kiến thức thu được từ việc đọc sách báo hằng ngày mà việc cư xử của các em được tốt hơn, các năng lực, phẩm chất của học sinh không ngừng được bổ sung, rèn luyện và được phát triển theo chiều hướng tích cực. Năm học Số lượt học sinh đến thư viện 2013 - 2014 48 lượt/ngày/ Từ năm học 2014 120 - 218 lượt/ngày – 2015 đến năm học 2017 - 2018 Như vậy so với năm học trước, số lượt bạn đọc đến thư viện đã tăng lên gấp 3 đến 4 lần. * Kinh nghiệm thực tiễn: Muốn xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường: - Thứ nhất, mỗi CBGVCNV và học sinh phải hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện trong trường học. - Thứ 2, phải có sự chung tay toàn trường mới xây dựng được một thư viện thân thiện toàn diện . - Người CB thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết hợp với 13
  14. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh nội dung sinh hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo . - Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí mới theo từng quý từng năm, phải thường xuyên và liên tục. - Giới thiệu tuyên truyền sách, báo có sự góp sức của những đồng chí giáo viên chủ nhiệm. Kết luận, đề xuất kiến nghị * Kết luận Năm học 2018 - 2019, Thư viện trường Tiểu học Gò Cát vẫn tiếp tục duy trì và đổi mới trong xây dựng thư viện thân thiện và thư viện xanh phục vụ bạn đọc là giáo viên, học sinh và kể cả phụ huynh học sinh. Bởi tôi hiểu rõ chỉ có kéo các em đến với sách mới giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường ( thông qua sách, các hoạt động học tập, trò chơi thân thiện khác giúp các em hoàn thiện nhân cách ), giảm việc học sinh nghiện các trò chơi online. Từ đó lan tỏa phong trào đọc sách hình thành thói quen đọc sách, yêu sách và văn hóa đọc sách ngày một phát triển, không bị xói mòn. Tuy nhiên mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh ở trường Tiểu học Gò Cát cũng còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn và lung túng. Tôi cũng rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo, của ban giám khảo và của quý anh chị đồng nghiệp nhằm làm cho hoạt động thư viện trường Tiểu học được nâng cao góp phần đắc lực trong hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh – nguyên khí của đất nước. Bởi, trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.Và đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn bạn đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính bản thân mình bởi sự học là vô hạn. Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trên đây là cách làm và hình thức tổ chức thư viện thân thiện, thư viện xanh của thư viện trường TH Gò Cát đã thực hiện trong những năm vừa qua * Một số đề xuất, kiến nghị. - Có thể cho xây nhà vòm, có những tủ sách lưu động để không phải cất sách sau mỗi ngày trong hoạt động thư viện xanh. - Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động thư viện vào phong trào thi đua của giáo viên và học sinh. 14
  15. SKKN – Thư viện thân thiện, thư viện xanh - Để hướng tới một mô hình thư viện Room to read thực sự thì đề nghị nhà trường tăng nguồn kinh phí mua tài liệu, trang bị cơ sở vật chất nhất là các tài liệu theo chương trình đổi mới. Nhà trường và phòng giáo dục trang bị thêm cho phòng đọc một số trang thiết bị phù hợp với mô hình Room to read để thư viện có phương tiện hoạt động tốt hơn. Phước Thuận, ngày 12 tháng11 năm 2018 Ý kiến của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện Nguyễn Thị Ái Nhung 15