Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển

doc 9 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_phuon.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thị Trấn, ngày 01 tháng 03 năm 2020 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển.” - Họ và tên: Nguyễn Trúc Linh - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển - Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 10/9/2018 đến ngày 20/5/2019. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển.” 2. Sự cần thiết: Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Đây là sự tiếp tục khẳng định quan điểm của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
  2. tập đa dạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Chúng tôi xác định rằng: Công tác chỉ đạo chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy sẽ là mắc xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển.” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm của nhà trường: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển thuộc phòng giáo dục huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển đóng trên địa bàn của thị trấn Đầm Dơi, là nơi trung tâm văn hóa chính trị của huyện. Với tổng diện tích khuôn viên trường
  3. 19000 m2. Trường đảm bảo được cơ sở vật chất, có số học sinh 1061 em. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 54 người. Được sự quan tâm của chính quyền và đoàn thể, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường về cơ sở vật chất, sự đóng góp quỹ hỗ trợ từ các bậc phụ huynh và mạnh thường quân mỗi phòng học được trang bị một ti vi phục vụ cho việc giảng dạy. Được các cấp lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện quan tâm sâu sát về mọi mặt đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng chuyên đề, nâng cao về nghề nghiệp. 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Thuận lợi: - Nhà trường trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục, Sở, Bộ. Hiện nay chi bộ trường có 28 đảng viên. Đơn vị là chi bộ vững mạnh tiêu biểu của thị trấn. - Đội ngũ cán bộ giáo viên có đạo đức nghề nghiệp, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, ổn định về số lượng, chuẩn hóa về đào tạo.Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy nề nếp kỷ luật nhà trường. Chất lượng dạy và học ngày càng tiến bộ. - Các tổ chức trong trường có sự phối hợp tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao. - Học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt. - Đa số được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. 2.2.2. Khó khăn: - Trình độ của giáo viên không đồng đều. - Thiết bị dạy học thiếu, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc dạy học. - Một số phụ huynh phó mặc con em của mình cho nhà trường. - Một số em ngoài giờ học phải phụ giúp cha mẹ buôn bán, bán vé số, nước uống, nên ảnh hưởng đến kết quả học tập. - Việc vận dụng phương pháp dạy học mới có lúc có nơi còn hạn chế. 3. Biện pháp 3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
  4. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 3.2. Kết hợp các phương pháp dạy học Việc kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. 3.3. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học. Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Các phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học trong dạy học hiện đại. Bên canh việc sử dụng đa phương tiện cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử E-Learning, mạng trường học kết nối, 3.4. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo. Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những
  5. kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngoài ra, giáo viên cần chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: động não, tia chớp, bản đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn, 3.5. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn. Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của môn khoa học; các phương pháp dạy học như làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, lắp ráp mô hình; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong môn khoa học; 3.6. Đổi mới phương pháp dạy học qua tổ chức tốt các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn. Trong từng năm học, đảm bảo tất cả các bộ môn đều có thực hiện chuyên đề. Tuy nhiên việc thực hiện các chuyên đề phải tập trung vào các vấn đề trọng tâm: Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh; dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả chuyên đề. Các chuyên đề phải chuẩn bị chu đáo, với sự tham gia tích cực của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Những tiết dạy chuyên đề phải có sự đầu tư của tập thể tổ chuyên môn và phải có sự đầu tư chỉ đạo cán bộ quản lý, tạo được nhiều tiết dạy “mẫu” về đổi mới phương pháp dạy học. Muốn đổi mới sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, các tổ chuyên môn phải thực hiện 4 bước và trong mỗi bước phải xoáy sâu, tập trung suy nghĩ như lập kế hoạch cho mình, nghiên cứu, tập trung mới mang lại hiệu quả, có chất lượng. 3.7. Đổi mới phương pháp dạy học qua tổ chức tốt các giờ thao giảng, dự giờ. Ngoài việc tổ chức thao giảng định kỳ theo kế hoạch. Toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên
  6. tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 3.8. Đổi mới phương pháp dạy học qua giá học sinh theo thông tư 22/2016. Kiểm tra, đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới quá trình dạy học. Ở cấp Tiểu học, việc đánh giá học sinh phải góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất chung của người học đồng thời phải khuyến khích được tư duy sáng tạo của học sinh, giảm áp lực thành tích cho học sinh và gia đình. Tóm lại, có nhiều hướng đổi mới phương pháp dạy học với những tiếp cận khác nhau, trên đây là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lí lớp học. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1. Tính mới: Đổi mới phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học là sự cải tiến hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; là việc bổ sung phối hợp nhiều phương pháp để khắc phục mặt hạn chế của các
  7. phương pháp dạy học đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra, đồng thời là sự thay thế phương pháp đang sử dụng bằng phương pháp dạy học mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại từ đó hình thành nên các ‘‘kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn. Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến “lấy người học làm trung tâm”. Thực hiện có hiệu quả phương châm ‘‘học đi đôi với hành”, ‘‘lý luận gắn với thực tiễn” phải khai thác tối đa kinh nghiệm của người học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới là động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra. Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thống, đa phương tiện nhằm góp phần huy động tối đa các giác quan của người học, tham gia vào quá trình dạy học. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên trong năm học qua chất lượng dạy học trong nhà trường có hiệu quả rõ rệt: * Đánh giá về môn học và hoạt động giáo dục: MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Khoa Tiếng Khố Số Tiếng việt Toán LS - ĐL Tin học học Anh i HS HT HT CH HT HT CH HT HT HT H HT HT HT HT T T T T T T T T T 1 289 175 97 17 198 82 9 177 112 181 57 2 238 133 102 3 162 75 1 159 79 80 60 3 140 83 57 84 56 87 53 137 74 97 43 4 211 105 105 1 112 98 1 178 33 156 55 123 60 143 68 5 183 107 76 112 71 163 20 159 24 521 251 156 27 Tổng 1061 603 437 21 668 382 11 764 297 315 79 181 57 396 138 MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Kĩ thuật Khối SS Đạo đức Âm nhạc Mĩ thuật Thể dục (TC) HTT HT HTT HT HTT HT HTT HT HTT HT
  8. 1 289 183 106 184 105 186 103 180 109 178 111 2 238 163 75 147 91 157 81 160 78 158 80 3 140 89 51 88 52 95 45 91 49 85 55 4 211 135 76 106 105 138 73 127 84 137 74 5 183 138 45 123 60 133 50 139 44 124 59 Tổng 1061 708 353 648 413 709 352 697 364 682 379 - Năng lực và phẩm chất đạt và đạt tốt: 1061/1061, đạt 100% - Hoàn thành chương trình lớp học: 1040/1061, đạt 98,03% - Hoàn thành chương trình Tiểu học: 183/183, đạt 100% - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 537 em, đạt 50,6 % - Học sinh được khen thưởng 775/1061, đạt 73% * Đối với nhà trường: Nâng cao chất lượng giảng dạy và tay nghề của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nâng cao chất lượng học sinh. Giáo viên trong trường có cơ hội tham khảo, học hỏi lẫn nhau về những phương pháp mới. Sau một thời gian áp dụng giáo viên đã nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều ưu việt. Giờ học của thầy và trò đã sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước nhiều. 3. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này đã được áp dụng cho tất cả giáo viên của Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi. IV. KẾT LUẬN: Dạy học là một hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của mỗi nhà trường do đó chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng dạy học. Trong hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố cơ bản nhất, sáng tạo nhất của quá trình dạy học và nhờ đó nội dung dạy học mới được thực hiện, nó quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học thành công thì công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường cần lưu ý: Cần nâng cao nhận thức và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học: Nắm vững nội dung, thành thạo trong việc sử dụng
  9. các phương pháp mới, làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại; đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Qua đây, tôi cũng mong được sự đóng góp của quí thầy cô đồng nghiệp để áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường học ngày một hiệu quả hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nữa là chất lượng học tập của học sinh. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thị trấn, ngày 01 tháng 3 năm 2020 ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Người báo cáo Nguyễn Trúc Linh