Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

doc 36 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6024
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

  1. 7.3.1. Nâng cao nhận thức về việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho giáo viên và học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác GDHĐNGLL cho giáo viên và học sinh ngay từ khi bước vào năm học mới. Tổ chức nghiên cứu, học tập các công văn, chỉ thị, hướng dẫn của ngành về hoạt động NGLL. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề về môn học. Hiểu được đặc thù môn học. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nhiệp vụ sư phạm, nội dung, phương pháp tổ chức các chương trình GDHĐNGLL cho giáo viên, đặc biệt là GV tổng phụ trách đội, GVCN lớp Thay đổi cách thức tổ chức các buổi họp, các buổi học tập, sinh hoạt chuyên môn với không khí nhẹ nhàng, thoải mái (có thể xen một vài tiết mục văn nghệ, hay một hoạt đông tập thể nhỏ, một mẫu chuyện vui ) để giáo viên có dịp trải nghiệm, bản thân cảm thấy với tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái thì sự tiếp nhận sẽ dễ dàng hơn từ đó giáo viên sẽ có sự vận dụng vào công việc giảng dạy của mình. 7.3.2. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức hoạt động NGLL cho cả năm học. Phối hợp cùng với các bộ phận trong nhà trường thành lập ban chỉ đạo; chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường gồm: Hiệu trưởng, đại diện cha mẹ học sinh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phụ trách các câu lạc bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động NGLL cần đảm bảo được yêu cầu sau: Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi; Nội dung đề ra phải đảm bảo được yêu cầu chung của giáo dục NGLL ở tiểu học. Phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Ngoài ra có thể tổ chức cho nhiều học sinh được tham gia, tạo điều kiện cho học sinh cùng được hoạt động. Nội dung hoạt động NGLL phải đảm bảo được những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của đối tượng học sinh. Chọn lọc các hoạt động trọng tâm, hoạt động các ngày cao điểm trong tháng phù hợp với hoạt động chính trị của địa phương hoặc của cả nước. 8
  2. Trên cơ sở kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tháng: Kế hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, sau đó sẽ được triển khai đến toàn thể giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện. Hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú, lôi cuốn học sinh. Không nên lặp đi lặp lại quá nhiều một hình thức tổ chức dễ gây tâm lý nhàn chán. Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo quản lí và tổ chức thực hiện. 7.3.4. Tổ chức tốt các hoạt động * Hoạt động GDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể với qui mô toàn trường nên phải được chuẩn bị tốt, thực hiện nghiêm túc, bài bản để mang lại hiệu quả giáo dục. Cần chỉ đạo cho các thành viên có liên quan thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Tổng phụ trách Đội: Tập huấn đội cờ, đội trống, đội nghi thức làm tốt phần nghi thức, nghi lễ chào cờ, đảm bảo sự trang nghiêm, tôn kính. - Lớp trực tuần: Phối hợp với Tổng phụ trách Đội (lấy kết quả theo dõi thi đua của đội Sao đỏ) làm tốt công tác đánh giá, sơ kết thi đua trong tuần. Nội dung đánh giá phải cụ thể, rõ ràng về mặt điểm số, ngắn gọn súc tích về nội dung nhận xét, thể hiện rõ những ưu, khuyết điểm các mặt hoạt động của học sinh trong tuần, có tác dụng khuyến khích động viên những ưu điểm và chấn chỉnh kịp thời những sai sót nếu có. Nhà trường chuẩn bị tốt các nội dung cần thiết để nhắc nhở, triển khai đến học sinh (nếu có). Nội dung này đã được thống nhất trong cuộc họp giao ban vào thứ sáu tuần trước giữa Tổng phụ trách Đội, lớp trực tuần và Ban giám hiệu. Nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu. Việc giáo dục, nhắc nhở học sinh cũng cần nhẹ nhàng, sâu sắc có thể thông qua những câu chuyện trong sách báo, những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những tấm gương người thật việc thật ở cuộc sống quanh ta để giáo dục học sinh. Để buổi chào cờ diển ra nhẹ nhàng mà hiệu quả, trang trọng mà vui tươi, cần tổ chức một số hoạt động khác như : văn nghệ, tiểu phẩm, kể chuyện, quyên góp từ thiện, để tạo tính hấp dẫn, tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái, nâng cao hiệu quả giáo dục của giờ chào cờ. 9
  3. * Hoạt động GDNGLL thông qua tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần Giáo viên phải thực hiện đúng qui trình giờ sinh hoạt. Rèn được kĩ năng tự quản của học sinh. Phát huy vai trò năng lực chỉ đạo, tổ chức và điều hành lớp của ban cán sự lớp. Tạo không khí vui tươi, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Khuyến khích học sinh tự đưa ra những đánh giá nhận xét về bản thân, về bạn bè, về tổ lớp với việc tham gia vào hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa trong tuần. Nên dành thời gian cuối giờ để tổ chức một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi học tập, vui chơi thư giãn, để học sinh được giao lưu tư tưởng, trao đổi tâm tư, nguyện vọng, Đặc biệt là việc động viên, khen thưởng kịp thời của giáo viên chủ nhiệm đối với những học sinh có thành tích, có tiến bộ so với bản thân các em. * Nâng cao chất lượng hoạt động Đội và Sao nhi đồng trong nhà trường: Công tác Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường là mảng lớn trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Qua công tác Đội và sinh hoạt Sao, học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể, được trưởng thành về nhận thức, được rèn luyện về kĩ năng, Chính hoạt động đội đã góp phần to lớn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng của mảng hoạt động Đội và Sao, Tổng phụ trách Đội phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện tốt kế hoạch ở các chi Đội, các Sao. Tổng phụ trách Đội phải làm tốt công tác tham mưu cho Hiệu trưởng, tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và Ban chỉ huy trong việc tổ chức điều hành các buổi sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Nâng cao chất lượng của Ban chỉ huy liên chi đội bằng các hình thức như bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, về nhận thức, về năng lực chỉ huy và năng lực tự quản, Duy trì việc phát thanh măng non hàng tuần. Cập nhật kịp thời các hoạt động Đội trên bảng tin để tất cả liên Đội nắm được công việc, kết quả thi đua của chi đội lớp mình. 10
  4. Theo dõi và làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn Liên đội. * Hoạt động GDNGLL thông qua hoạt động cao điểm theo chủ điểm trong tháng. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác quản lí. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả thì tính khả thi của các hoạt động giáo dục càng cao. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình năm học và thực hiện theo chủ điểm hàng tháng: Kế hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, sau đó sẽ được triển khai đến toàn thể giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện. Tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL: * Phát huy tác dụng của các câu lạc bộ trong nhà trường. Đối với học sinh Tiểu học ngoài việc học tập, hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi các em. Học để vui chơi, vui chơi để học. Bên cạnh duy trì bồi dưỡng học sinh mũi nhọn 2 môn chủ lực là toán và tiếng việt. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển năng khiếu Nhà trường tổ chức các mô hình câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa, cầu lông qua đó giúp các em phát triển năng khiếu, sở trường vừa đê tạo nguồn cho học sinh tham gia các hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù Đổng qua một số việc làm sau: - Triển khai cho học sinh đăng kí tham gia các mô hình câu lạc bộ trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có sự định hướng, tư vấn của của giáo viên chủ nhiệm để học sinh phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân. - Phân công nhân sự, bố trí giảm tiết cho giáo viên dạy bộ môn nhưng có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo viên đảm nhận một số hoạt động cũng như phụ trách các câu lạc bộ (Trên cơ sở thông tư 28 "quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông", giáo viên phụ trách các phong trào được bố trí giảm từ 2-3 tiết). 11
  5. - Thông báo rộng rãi đến PHHS qua các buổi họp PHHS, các tờ rơi để bước đầu PHHS nắm được mô hình hoạt động của nhà trường và đăng kí cho học sinh tham gia (trên nguyên tắc tự nguyện có sự hỗ trợ kinh phí của PHHS). - Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ hoạt động. Chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chương trình hoạt động. Háng tháng cùng với việc đánh giá công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp song song với việc đánh giá hoạt động của các mô hình câu lạc bộ để ban chỉ đạo có sự định hướng và điều chỉnh kịp thời. - Tổ chức và nhân rộng các mô hình hoạt động câu lạc bộ thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức đêm văn nghệ Thắp sáng ước mơ gây quỹ giúp học sinh nghèo, tham gia giao lưu văn nghệ, TDTT do huyện, thị trấn tổ chức. - Nhân rộng những điển hình, những thành tích học sinh đạt được qua các phong trào từ học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Anh Văn đến các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao bằng các hình ảnh pa-nô, ap phích trong khuôn viên nhà trường để PHHS quan sát, theo dõi từ đó PHHS sẽ đăng kí cho con em mình tham gia theo nhu cầu, sở thích của các em. * Phối hợp các lực lượng để cùng tham gia giáo dục học sinh (đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh) Cần xác định giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó cha mẹ học sinh là một lực lượng, một đối tác quan trọng. Không có sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường khó có thể hoàn thành được mục tiêu giáo dục. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cũng phải huy động được sức mạnh đó. - Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể PHHS. - Lựa chọn PHHS là thành viên trong ban chỉ đạo của nhà trường (khảo sát, tìm hiểu năng lực và tâm huyết của phụ huynh qua các nguồn thông tin, qua GVCN ) - Tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo chính quyền, cộng đồng xã hội bằng chất lượng giáo của của nhà trường để PHHS có sự đồng thuận, cùng hợp tác với nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục. - Xây dựng hệ thống hình ảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong môi trường sư phạm, tạo điều kiện cho PHHS tham gia vào các hoạt động 12
  6. văn hóa văn nghệ của nhà trường: Dự các buổi hoạt động NGLL được nhà trường tổ chức theo chủ điểm lớn. - Hướng dẫn GVCN cách thức làm việc, trao đổi với PHHS bằng việc xây dựng kế hoạch, nội dung họp PHHS thật cụ thể, hướng dẫn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm cách giao tiếp, cách trao đổi thông tin, cách tuyên truyền, vận động PHHS tham gia hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. 7.3.5.Những nội dung chủ yếu của hoạt động ngoài giờ lên lớp mà nhà trường đã triển khai: *Hoạt động văn hoá nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh ở bậc tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ, ca, kịch ngắn, tấu vui, thi kể chuyện Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia chương trình Đống Đa Got Talent, tổ chức làm tập san đối với khối lớp 3, lớp 4, lớp 5. Hay hướng tới ngày mùng 8/3, nhà trường phát động cuộc thi Viết về người phụ nữ em yêu với sự tham gia đầy hào hứng của các em học sinh. Trong số những bài được lựa chọn, bài viết của em Nguyễn Tuệ Nhi – học sinh lớp 2A3 đã xuất sắc giành giải Nhì duy Nhất do báo Thiếu niên Tiền phong online tổ chức. 13
  7. Hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Chung tay bảo vệ môi trường xanh -sạch - đẹp” do Phòng TN&MT thành phố phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức, nhà trường đã triển khai, tổ chức thi cấp trường. 15
  8. Ngoài việc triển khai tổ chức các chủ điểm theo tháng, các giờ chào cờ, mỗi tuần 2 lớp, mỗi lớp tham gia 1 tiết mục quy định theo từng năm học (tiểu phẩm, nhảy dân vũ hoặc đồng diễn bài thể dục với vòng) Hoạt động vui chơi giải trí thể thao: Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Hoạt 16
  9. động này nhằm làm thoả mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng. Góp phần rèn luyện một số phẩm chất, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Trong học kì I vừa qua, nhà trường kết hợp với bên Đội đã tổ chức triển khai dạy mới cho các em bài thể dục dụng cụ, tổ chức cho các lớp chơi các trò chơi dân gian như: Kéo co, nhảy bao bố, bánh xe công lý, đập niêu đất, Tham gia Hội khỏe Phù Đổng với tiết mục võ Vovina 17
  10. Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người với các hình thức hoạt động mà nhà trường đã triển khai: mua tăm tre ủng hộ người mù của , tham gia quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam của Trung tâm .tổ chức cho học sinh toàn trường nuôi lợn đất, khối lớp 4, lớp 5 gói bánh trưng trong ngày hội trải nghiệm bán lấy tiền mua gạo, dầu ăn, chăn ấm tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp tết Nguyên đán.Tổ chức thu nhặt phế liệu làm kế hoạch nhỏ, mua quà tổ chức liên hoan cháu Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ 21
  11. Hoạt động tiếp cận khoa học kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em được tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn. Nhà trường đã tổ chức các câu lạc bộ: Anh văn, âm nhạc, tin học, mĩ thuật. Tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ và tổ chức chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” với các nội dung: Rung chuông vàng, cùng phụ huynh thi trả lời các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực trong chương trình tiểu học. Tổ chức cho học sinh khối lớp 3, lớp 4, lớp 5 giao lưu Tin học hướng tới cuộc thi Tin học cấp thành phố và cấp tỉnh. 27
  12. Hoạt động lao động công ích: Trực nhật vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa cây cảnh cho đẹp trường lớp Thường được tổ chức thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. Nhà trường xây dựng Đội xung kích chuyên theo dõi , tổ chức thực hiện Tiếng trống nhặt rác. Ngoài ra mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tự thiết kế những nội dung hoạt động NGLL khác đa dạng phong phú phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất lớp mình. 30
  13. 7.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả quá trình tiến hành các hoạt động: Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả là khâu quan trọng trong quá trình quản lí tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua kiểm tra cần nêu ra tất cả những công việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện được (phải nêu rõ ai? bộ phận nào? chỉ ra nguyên nhân). Tiếp theo cùng phân tích nguyên nhân, điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nguyên nhân chủ quan (đó là năng lực của người thực hiện, việc chuẩn bị và sự phối hợp của các lực lượng) lẫn nguyên nhân khách quan (đó là điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, thời gian, thời tiết).Từ đó đưa ra những biện pháp chỉ đạo kịp thời trong quản lí nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại, yếu kém và góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục. Việc kiểm tra cần tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kì tuần, tháng, về tiến độ thực hiện kế hoạch. Kiểm tra toàn diện trực tiếp một số hoạt động : từ khâu xác định mục đích yêu cầu, chỉ đạo hướng dẫn đến tổ chức thực hiện và hiệu quả. 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được áp dụng tại trường tiểu học Đống Đa, kết quả như sau: 31
  14. Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong tập thể sư phạm về ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh từ giáo viên, phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, điều kiện thực hiện thuận lợi, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Qua các hoạt động, mối quan hệ giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm càng thêm gắn bó, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh càng được nhân lên. Quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội càng thêm gắn bó. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thành hoạt động thường xuyên liên tục, nối tiếp với hoạt động dạy học trên lớp, tạo được tâm thế háo hức, vui tươi cho học sinh khi tham gia các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Kết quả năm học 2016 - 2017: + 100% HS Hoàn thành môn học và HĐGD + 100% HS Đạt về năng lực và phẩm chất Trường đạt danh hiệu TTLĐXS – được Chính phủ tặng cờ thi đua. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Nhà trường: + Cần có đường hướng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu. + Có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. - Giáo viên: + Có lòng nhiệt tình tâm huyết và trách nhiệm trong công việc. + Nhận thức đúng về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Học sinh: + Có sức khỏe. Có ý thức học tập và rèn luyện. + Mạnh dạn, tự tin, - Phụ huynh học sinh: + Hiểu được ý nghĩa của hoạt động giáo dục NGLL + Thực hiện tốt việc xã hội hóa về sức người, sức của 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 32
  15. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Đống Đa đến thời điểm này đã có một sức hút mạnh mẽ đối với học sinh và giáo viên, tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện về năng lực, phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em cảm thấy tự tin, dạn dĩ hơn. Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến giờ học, buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo. Bồi dưỡng và giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh trong học tập và lao động. Bên cạnh đó hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng góp phần củng cố, khắc sâu được những kiến thức đã học ở trên lớp, góp phần mở rộng và làm phong phú hơn lượng kiến thức của học sinh về con người, về xã hội, về cuộc sống xung quanh và đặc biệt từng bước rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương, đất nước những hoạt động này nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của phụ huynh. Từ những kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy, tinh thần đoàn kết và khả năng hợp tác của học sinh. Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học theo mụ hình trường học mới VNENmà tôi nêu ra ở trên là có tính khả thi. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, các nhân Sau khi áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ” tôi đã được các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp trong trường đánh giá cao: Gi¸o viªn thùc sù lµ ng­êi h­íng dÉn, tæ chøc, ®iÒu khiÓn ho¹t ®éng cña häc sinh vµ häc sinh lµ ®èi t­îng tham gia trùc tiÕp, tÝch cùc chñ ®éng, linh häat s¸ng t¹o. §ång thêi cßn t¹o ra kh«ng khÝ s«i næi, phÊn khëi. Kết quả thu được rất khả quan và có thể 33
  16. áp dụng rộng rãi trong việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trong nhà trường nói riêng và bậc tiểu học nói chung. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Phạm vi/lĩnh Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng TT sáng kiến 1 Ngoại khóa Trung thu Trường tiểu học Đống Đa – Toàn trường cho em Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. 2 Chuẩn bị bữa ăn trong Trường tiểu học Đống Đa – Lớp 5A6 gia đình Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. 3 Ngoại khóa An toàn Trường tiểu học Đống Đa – Toàn trường giao thông cho nụ cười Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. trẻ thơ 4 Ngày hội: Giáo Trường tiểu học Đống Đa – Toàn trường viên chia sẻ - Học sinh Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc trải nghiệm - Cha mẹ học sinh tư vấn giáo dục. 5 Dã ngoại Trường tiểu học Đống Đa – HS khối lớp 4, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc lớp 5 6 Ai thông minh Trường tiểu học Đống Đa – Toàn trường hơn học sinh lớp 5 Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc .Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 23 tháng 4 năm 2018. ( ký tên, đóng dấu ) Người viết sáng kiến HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Phương 34