Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ thuật Tiểu học

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ thuật Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_mi_thuat.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ thuật Tiểu học

  1. Mẫu 01/BCSK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thị trấn, ngày 17 tháng 4 năm 2020 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ thuật Tiểu học. - Họ và tên: Lê Duy Thanh - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển - Cá nhân, tổ chức phối hợp (đối với sáng kiến có nhiều thành viên tham gia) - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ năm 2018 - 2019 đến nay. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ thuật Tiểu học. 2. Lý do nghiên cứu: Để đáp ứng nhu cầu dạy và học ở cấp Tiểu học nói chung, trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển nói riêng, thể hiện tư duy sáng tạo, thẩm mĩ về lĩnh vực nghệ thuật thì bộ môn Mĩ thuật nhằm thực hiện nhiêm vụ chủ yếu là Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Học sinh có được những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành các kĩ năng cần thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình, đồng thời tạo điều kiện cho các em học tốt hơn các môn học khác. Để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp . Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung và thẩm mĩ nói riêng thì việc rèn luyện kĩ năng vẽ cho học sinh tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết, có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy và học, đối với bậc tiểu học là lứa tuổi cần có sự uốn nắn, rèn luyện ngay từ đầu. Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xác định được trách nhiệm, yêu cầu của môn học đó chính là lí do để tôi nghiên cứu “Một số biện pháp dạy tốt môn Mĩ Thuật Tiểu học”. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Cơ sở lý luận: Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật cơ bản còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, 1
  2. hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới phù hợp với thời đại mới. Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học. Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách. 2. Thực trạng vấn đề: a. Thuận lợi: - Giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu mến trẻ . - Học sinh ham học, ham hiểu biết, rất thích được sử dụng các dụng cụ vẽ, thích các màu vẽ đẹp. - Học sinh lớp 1 đã được học lớp mẫu giáo và học sinh các lớp 2, 3, 4, 5 đã được học mĩ thuật theo nội dung chương trình. - Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, học sinh có tương đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò, học sinh ham thích học vẽ. Bởi vậy, khi xem tranh vẽ của các em học sinh ta thấy khá đẹp về hình vẽ: dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Đó chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua tranh. b. Khó khăn: - Khả năng giao tiếp, vốn sống vốn hiểu biết về Mĩ thuật cũng như khả năng cảm thụ Mĩ thuật của nhiều em còn hạn chế. - Còn một số học sinh chưa đủ dụng cụ vẽ, chưa biết phân mảng bố cục, khả năng cảm thụ cái đẹp hạn chế, nên hoạt động học cũng bị ảnh hưởng và do đó chất lượng dạy học Mĩ thuật một số em cũng gặp khó khăn. - Thôøi gian caû moät tiết học chæ khoaûng 35 - 40 phuùt chöa ñaûm baûo ñeå caùc em phaùt huy heát tính saùng taïo tích cöïc cuûa mình một cách cụ thể. Caàn phaûi coù caùc lôùp ngoaïi khoùa ngoaøi giôø. - Phương tiện, thiết bị dạy học môn Mĩ Thuật còn chưa đáp ứng đầy đủ chương trình. 2
  3. Caùch veõ: Coù em chöa söû duïng caùc böôùc cuûa baøi veõ moät caùch roõ raøng laøm cho caùc hình veõ thieáu caân ñoái hoaëc veõ theo tuøy thích, ngaãu höùng daãn ñeán ñoà vaät, hoïa tieát trang trí khoâng được chính xaùc. Veõ maøu: Caùc em phaàn lôùn chöa nhaän thaáy toái saùng, ñaäm nhaït chæ toâ theo sôû tröôøng laø thích maøu như: đỏ, vàng, xanh lá cây, 3. Những giải pháp đề ra: Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc lớn vào kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên, nhưng quan trọng hơn cả là khả năng cảm nhận của học sinh. Cần phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học Mĩ Thuật. Do đó dạy học Mĩ Thuật ở trường tiểu học, giáo viên cần lưu ý những điểm sau: - Đổi mới và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp tùy vào tình hình thực tế mà áp dụng những phương pháp khác nhau. - Tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học. - Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tự tìm hiểu những vấn đề giáo viên chỉ là người hướng dẫn và đưa ra vấn đề. - Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. - Động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm nhận riêng. - Bên cạnh đó cần phải: + Thường xuyên quan tâm giáo dục cho học sinh biết yêu quý cái đẹp. + Phát huy năng lực sáng tạo và khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. + Yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản về màu. Dưới đây là một số phương pháp dạy tốt môn Mĩ Thuật tiểu học: 3.1.Phương pháp quan sát: Giáo viên phải hướng dẫn cách quan sát, phân tích các sản phẩm mĩ thuật về bố cục, đường nét, màu sắc để học sinh có được phương pháp quan sát tốt, góp phần hình thành tính thẩm mĩ, cách nhìn nhận, đánh giá cho học sinh, từ đó tạo cho học sinh có đầy đủ kiến thức của bài học, gây hứng thú cho học sinh trong tiết học, làm bài đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ: LỚP 1; Bài 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY Chọn màu gì vẽ vào quả là tuỳ thuộc vào ý thích các em, nhưng khi đã chọn quả màu đậm rồi thì nền nên vẽ màu nhạt, hoặc ngược lại. Ngoài ra khi chọn màu phù hợp rồi cũng cần hướng dẫn học sinh kĩ thuật vẽ màu đó là vẽ bên ngoài hình vẽ trước vẽ 3
  4. màu ở giữa sau hay sử dụng các loại chất liệu (loại bút màu) khác nhau như: Bút dạ cần đưa nét nhanh và nhẹ nhàng, sáp màu, chì màu cần nhấn mạnh hơn, 3.2. Phương pháp trực quan: Với phương tiện dạy học hiện đại ngày nay, người giáo viện dạy Mĩ Thuật có thể sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học rất thuận tiện thông qua Internet, các công cụ tìm kiếm, địa chỉ các trang Web, sách báo điện tử Nên rất thuận tiện cho việc sưu tập, chọn lựa và xữ lý thông tin để có những đồ dùng trực quan mang tính hiệu quả. Ví dụ: LỚP 4; Bài 5: Thường thức Mĩ thuật XEM TRANH PHONG CẢNH Giáo viên sưu tầm một số tranh ảnh phong cảnh, tranh của họa sĩ, tranh thiếu nhi vẽ về phong cảnh với kích thước lớn để học sinh có thể nhìn thấy rõ Giáo viên treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi: + Tên tranh? + Hình vẽ trong tranh? Nhìn vào tranh các em sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra một cách nhanh chóng, giúp các em tiếp thu bài hiệu quả, với những tranh, ảnh đầy màu sắc sẽ gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. 3.3. Phương pháp gợi mở: Sử dụng phương pháp gợi mở giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự suy nghĩ tìm hiểu để tìm đến kiến thức bài học. Ví dụ: LỚP 5; Bài 14: Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ trực quan để học sinh quan sát: khăn, áo, gạch, bài trang trí đường diềm, Giáo viên cho học sinh quan sát, sử dụng phương pháp gợi mở đặt câu hỏi để học sinh trả lời: + Tên đồ vật được trang trí? + Họa tiết trang trí? + Màu sắc? + Tìm những đồ vật khác có trang trí đường diềm? Những câu hỏi sẽ làm học sinh tiếp thu bài học hiệu quả, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tự mình giải quyết vấn đề và làm chủ kiến thức bài học + Họa tiết trang trí là hình bông hoa hay con vật? + Những họa tiết trên áo có phải đường diềm không? 4
  5. Bằng những câu hỏi gợi mở nối tiếp mà giáo viên đưa ra, học sinh sẽ giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng mà không làm mất đi tính chủ động đối với kiến thức. 3.4. Phương pháp thảo luận nhóm: Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia vào quá trình nhận thức, mặt khác giúp học sinh tích cực tự giác học tập hơn. Góp ý, trao đổi, tranh luận sẽ là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. Ví dụ: LỚP 2; Bài 6: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU Khi hướng dẫn vẽ màu vào họa tiết chính ở giữa hay các họa tiết phụ ở bốn góc thì không nên yêu cầu học sinh phải chọn màu này hay màu kia. Nên để cho học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, tự do ở đây không có nghĩa là vẽ nhiều màu, vẽ màu theo ngẫu hứng, mà cần vẽ đúng luật trang trí (đối xứng, xen kẻ hay nhắc lại ). Điều này luôn làm cho học sinh cảm giác thoải mái trong học tập, không bị gò bó, ràng buộc làm những việc mà mình không thích, tức là đã phát huy tối đa tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, mà vẫn đạt được mục tiêu bài học. 3.5. Phương pháp liên hệ thực tiễn: Phương pháp này giúp học sinh liên hệ bài học với thực tế cuộc sống hằng ngày, gần gũi để học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học thông qua đó còn giáo dục các em tính thẩm mĩ trong đời sống, tình yêu thiên nhiên đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ: LỚP 3; Bài 11: Vẽ theo mẫu VẼ CÀNH LÁ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về cành lá để học sinh quan sát. Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: + Tên cành lá? Hình dáng của cành lá? Màu sắc của cành lá? Khi các em trả lời xong các câu hỏi trên thông qua tranh, ảnh. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý để học sinh liên hệ với thực tiễn cuộc sống: + Nhà em có trồng cây gì? + Cành và lá của nó có hình dáng như thế nào? + Cây xanh có cần thiết cho con người không? + Chúng ta có nên bảo vệ cây xanh hay không? Với những câu hỏi từ thực tế cuộc sống hằng ngày các em sẽ trả lời được vấn đề mà giáo viên đưa ra theo hiểu biết của mình, từ đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên đất nước. 5
  6. 3.6. Phương pháp vấn đáp: Dùng các câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời về nội dung bài học. Học sinh được suy nghĩ trước và dự đoán nội dung mà giáo viên sẽ giảng, các em sẽ không bị động trong qua trình tiếp thu kiến thức. Ví dụ: LỚP 2; Bài 10: VẼ TRANH CHÂN DUNG Giáo viên chuẩn bị một vài tranh chân dung khác nhau để học sinh quan sát: tranh của học sinh, tranh của họa sĩ và giáo viên đặt câu hỏi: + Hình vẽ trong tranh? + Tranh chân dung vẽ những bộ phận nào của cơ thể người? + Vì sao tranh chân dung không vẽ tất cả các bộ phận của người? Học sinh trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình, các em sẽ chủ động tiếp thu kiến thức bài học một cách nhanh chóng thông qua câu trả lời của mình hay của các bạn mà không bị thụ động. 3.7. Phương pháp trò chơi: Sử dụng phương pháp trò chơi giáo viên sẽ tạo được sự hứng thú, thi đua học tập giữa các nhóm, các cá nhân. Ví dụ: LỚP 1; Bài 32: VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY - Trò chơi có tên gọi ai nhanh, ai khéo - Luật chơi: Chia lớp thành ba hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm cử khoảng 4 bạn. - Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị ba hoặc bốn hình vẽ áo, váy (vẽ to) như trong bài học. Cắt một số hình bông hoa, cái lá khác nhau (đủ để cho các nhóm xếp đồng thời cùng một lúc), có cắt một số bông hoa không phù hợp nếu nhóm nào chọn thì sẽ bị trừ điểm. Thời gian cho trò chơi là khoảng 3 phút, các đội cứ thứ tự từ em đầu tiên lên gắn hoa xong về chỗ, em thứ hai lên gắn bông hoa tiếp theo và cứ tiếp tục lúc nào hết giờ hoặc xong trước thì thôi. Nhóm nào hoàn thành trước, đẹp, hài hoà thì nhóm đó chiến thắng, sau khi kết thúc trò chơi yêu cầu các nhóm nhận xét, sau đó giáo viên tổng hợp các ý kiến, nhận xét bổ sung. Với yêu cầu này, học sinh sẽ tự biết trang trí cho chiếc áo, váy đẹp hơn bằng sự kết hợp ý kiến tập thể, bằng sự nhanh nhạy, khéo léo và khả năng quan sát, phán đoán, tư duy của mình. 3.8. Phương pháp luyện tập thực hành: Baát cöù baøi veõ naøo thì phöông phaùp naøy ñeàu ñöôïc aùp duïng sau khi ñaõ naém ñöôïc caùc kieán thöùc moät caùch cuï theå veà lyù thuyeát thì seõ vaän duïng vaø theå hieän baèng kĩ naêng cuûa mình qua bài thöïc haønh. Ví dụ: LỚP 3; Bài 19: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG Giáo viên đưa ra kiến thức chung cho cả bài học: về cách trang trí, cách sử dụng họa tiết. Nhưng khi các em thực hành sẽ cho ra sản phẩm đa dạng, nó không còn là cái 6
  7. chung nữa mà nó là sự cảm nhận, sáng tạo và hiểu biết của các em được thể hiện qua từng bài vẽ cụ thể. 4. Kết quả đạt được: Căn cứ vào tình hình thực tế sau khi áp dụng những phương pháp đổi mới vào trong dạy học Mĩ thuật bước đầu đã đạt được được kết quả đáng khích lệ. Tuy thời gian còn hạn chế, nhưng kết quả thu được là rất khả quan, số học sinh hoàn thành ngay tại lớp đạt trên 95%. Cũng thông qua bộ môn Mĩ thuật các em học tốt các môn học khác. Hơn nữa số học sinh làm bài hoàn thành tăng lên rõ rệt. Để kiểm tra so sánh, trong năm học hai lớp 2A1 và 2A2 được chọn có trình độ tương đối đồng đều để khảo sát thực nghiệm và kết quả mỗi lớp như sau: Hoàn thành Hoàn thành tốt Lớp Tổng số Số lượng % Số lượng % 2A1 13 40,6 19 59,4 32 2A2 14 42,4 19 57,6 33 III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Häc sinh biÕt c¸ch quan s¸t, biÕt t­ëng t­îng, biÕt s¸ng t¹o Không những dạy cho các em có thể hiểu và nắm chắc bài ngay tại lớp mà học sinh còn sáng tạo vẽ được vẽ trang trí sinh động, hài hòa màu sắc hơn. Mỗi em có một bài vẽ với vẽ đẹp riêng vừa ngộ nghĩnh vừa hấp dẫn đó là kết quả của sự đầu tư suy nghĩ tìm ra biện pháp tổ chức dạy học phù hợp, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên nên tạo cho học sinh hứng thú học tập. Gi¸o viªn t×m ra nh÷ng ph­¬ng ph¸p tèt nhÊt, vËn dông linh ho¹t, s¸ng t¹o c¸c h×nh thøc tæ chøc d¹y häc sao cho phï hîp víi néi dung bµi häc, phï hîp víi t©m lý cña häc sinh. §Ó t¹o cho häc sinh thãi quen, tù suy nghÜ, t×m tßi, chñ ®éng vµ tho¶i m¸i häc tËp. C¸c em cã thÓ tù t¹o cho m×nh mét phong c¸ch häc nãi chung vµ phong c¸ch vÏ nãi chung. C¸c em thªm yªu thÝch m«n vÏ vµ biÕt vËn dông khiÕu thÈm mü, n¨ng khiÕu nghÖ thuËt vµo häc c¸c m«n häc kh¸c cã kÕt qu¶ cao h¬n, tõ ®ã n©ng dÇn chÊt l­îng häc tËp toµn diÖn cho c¸c em. 2. Tính hiệu quả và khả thi Với Một số phương pháp dạy tốt môn mĩ thuật ở Tiểu học như trên tôi không chỉ áp dụng cho năm học này mà còn áp dụng đến nhiều năm học trước đây và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó bản thân tôi cũng đề xuất với Ban giám hiệu và các thầy, cô khác thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em tự do vẽ về một đề tài nào đó theo chủ đề của tháng, của các ngày lễ trong năm Học sinh đã hưởng ứng rất nhiệt tình và mang lại nhiều kết quả cao trên cả mong đợi. 7
  8. 3. Phạm vi áp dụng: Chương trình dạy học, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức giờ học Mĩ thuật của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển. Sau khi áp dụng “Một số phương pháp dạy học tốt môn Mĩ Thuật ở Tiểu học” ở nhiều năm học vừa qua và đạt kết quả vượt mong đợi. Vì vậy, tôi mong rằng phương pháp dạy học trên có thể áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn huyện. IV. KẾT LUẬN: Bằng việc sư dụng phương pháp trên không những dạy cho các em có thể hiểu và nắm chắc bài ngay tại lớp mà học sinh còn sáng tạo bài vẽ sinh động, hài hòa màu sắc hơn. Từ kết quả đạt được tôi đã tự rút ra một số kinh nghiệm sau: - Không ngừng đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. - Phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể, nắm được đặc điểm tâm sinh lí của của học sinh cũng như khả năng tư duy, sáng tạo của từng học sinh. - Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi cao, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Sử dụng đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan thường xuyên. - Giáo viên phải biết cách vẽ (tốt nhất là có năng khiếu) về môn này. - Biết tổ chức vận dụng trò chơi vào tiết học. Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một người giáo viên dạy môn mĩ thuật, từ tình yêu đối với học trò của mình, thành công trong việc tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào công tác dạy môn mĩ thuật của mình. Chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp để ngày càng đạt kết quả cao hơn trong dạy học môn Mĩ thuật. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Lê Duy Thanh 8