Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Toán Lớp 5 với dạng toán tìm vận tốc

docx 35 trang Đinh Thương 15/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Toán Lớp 5 với dạng toán tìm vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_ph.docx
  • pdfLương Thị Thủy_TH Xuân Đài.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Toán Lớp 5 với dạng toán tìm vận tốc

  1. vật thật (đưa ra hình ảnh trực quan như tranh, vật thật làm tiền đề cho phần giới thiệu bài) và thảo luận, bàn bạc; thời gian quy định cho mỗi hoạt động; phiếu học tập nhóm hoặc cá nhân để học sinh ghi chép kết quả hoạt động sau khi thảo luận. Như vậy học sinh dễ lĩnh hội kiến thức chắc chắn hơn. Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tựchiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Như vậy, vận dụng mô hình trường học mới giúp học sinh rèn năng lực tự học,tự quản, giao tiếp mạnh dạn, tự tin, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Ưu điểm: + Học sinh dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn khác cùng hoàn thành nhiệm vụ hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Hiệu quả dạy học sẽ cao. + Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ nhận thức của mình với bài học và thấy mình cần học hỏi thêm những gì. + Học sinh biết cách trình bày ý kiến của mình, biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận ý kiến người khác và tập dượt chỉ huy người khác. + Giáo viên có điều kiện quan sát theo dõi giúp đỡ cho các hoạt động của học sinh. - Nhược điểm: + Do thời gian hạn định của tiết học, nếu tổ chức không hợp lý sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hoàn thành. 27
  2. Hình ảnh học sinh làm việc nhóm - Những điểm cần lưu ý: + Cần đa dạng các hình thức học tập, không nên tổ chức hoạt động nhóm trong cả tiết học. + Rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. + Cần lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp cho hoạt động học tập theo nhóm, tránh hình thức (chọn nội dung cho học sinh làm việc theo nhóm quá dễ hoặc mất nhiều thời gian). + Các nhóm chỉ trình bày ý kiến trước lớp, khi đã trao đổi thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (các thành viên trong nhóm chỉ có thể bổ sung chứ không thể phản đối ý kiến báo cáo của đại diện nhóm mình). + Giáo viên cần linh hoạt trong việc chia nhóm theo từng tháng (có thể theo số lượng, theo trình độ nhận thức, theo vị trí) sao cho vừa thuận tiện trong việc theo dõi tổ chức học tập theo nhóm, vừa giúp các em ở các trình độ học tập khác nhau có thể trao đổi với nhau. c) Dạy học cá nhân hóa: Mỗi một học sinh là 1 cá thể và nhận thức với năng lực khác nhau, mỗi tiết học cần được xây dựng mang tính cá nhân hóa để học sinh được phát huy sở trường của mình. Như với bài toán “Vận tốc” tôi xây dựng giáo án luôn kèm theo những nhiệm vụ lẻ riêng biệt cho từng nhóm đối tượng. Với học sinh khá giỏi thời gian thực hiện tìm hiểu của các em diễn ra nhanh hơn nên giáo viên chuẩn bị thêm một số tình huống toán học mức độ cao hơn với nhiệm vụ ở mức 3. Ví dụ như học sinh tới góc thư viện tìm nhiệm vụ của mình trong các ô nhiệm vụ đi kèm (đó là các bài toán giáo viên tự soạn hoặc 28
  3. các bài toán có trong các quyển Toán tuổi thơ mà yêu cầu của bài là dạng toán tìm vận tốc). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học sinh được cô giáo chấm, chữa và thưởng sao thi đua. Phiếu nhiệm vụ bổ sung Với học sinh thực hiện chậm thì giáo viên chẻ nhỏ nhiệm vụ để học sinh tiếp cận từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó và cắt bớt những nhiệm vụ quá sức. b)Sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực Một số kỹ thuật mà tôi áp dụng để thực hiện tốt việc học của học sinh nhằm phát huy các năng lực chủ động và tích cực như: + Kỹ thuật tia chớp ( với việc đặt ra câu hỏi và trả lời nhanh giúp học sinh phản ứng nhanh với các tính huống) + Kỹ thuật sơ đồ tư duy (giúp tổng hợp kiến thức một cách khoa học và dễ ghi nhớ) + Kỹ thuật trò chơi 2.4.2. Hình thức dạy học ngoài lớp (vườn trường, sân trường ) tích hợp ngoại môn. Môn Toán là môn có nhiều nội dung gắn liền với các tình huống thực tiễn cuộc sống như giao thông, mua bán, đo đạc, nên việc tích hợp kiến thức toán trong các tiết học bộ môn thường được tôi sử dụng triệt để như Toán với Địa lý, Toán với Khoa học, Toán với Tiếng Việt, Ngoài việc tích hợp liên môn thì hình thức dạy học ngoài không gian lớp học là 1 hình thức mà các em rất yêu 29
  4. thích bởi với không gian ngoài lớp học học sinh hào hứng và thích khám phá cũng như xây dựng các tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết theo hướng cá nhân hay lập nhóm (team) cùng nhau thực hiện rất hiệu quả. Với bài toán tìm vận tốc tôi đưa học sinh thực hiện tiết 2 ngoài không gian lớp học kết hợp tích hợp nội dung của bài Khoa học “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ”. Qua những bài toán chân thực như tìm vận tốc của xe các em đánh giá tốc độ đó với luật giao thông để biết người điều khiển phương tiện đó có vi phạm luật giao thông không? để không vi phạm luật giao thông người đó cần đi với tốc độ nào? với tốc độ này thì bao lâu phương tiện đó đến nơi, Chính nhờ quá trình học này tôi nhận thấy các em được phát huy tích cực các năng lực toán học như năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực lập luận, *Nhiệm vụ của giáo viên: Đối với giáo viên khi xây dựng tiết học ngoài không gian lớp học giáo viên cần xây dựng chi tiết kế hoạch bài dạy bám sát theo mục tiêu cần đạt và xây dựng hoạt động phù hợp với không gian mà mình lựa chọn. Với bài “ Vận tốc” Tiết 2, tôi hiểu rõ mục tiêu của tiết học này là học sinh dựa vào công thức tìm vận tốc đã học để xác định tốc độ di chuyển của một vật chuyển động là nhanh hay chậm, tốc độ đó được tính và xác định như thế nào?. Đồng thời giáo viên thiết kế phiếu hoạt động dành cho học sinh với các nhiệm vụ cụ thể. Đối với từng đối tượng học sinh người giáo viên cần xây dựng hoạt động sao cho tất cả các học sinh đều được và phải tham gia hoạt động, tôn trọng tính cá biệt hóa của từng đối tượng học sinh. Người giáo viên xây dựng giáo án hoạt động không chỉ dành cho chung cả lớp mà còn linh hoạt điều chỉnh các hoạt động theo từng đối tượng học sinh để sao cho hoạt động đó vừa sức và thực sự kích thích sự tìm tòi ở các em. * Nhiệm vụ của học sinh: Giáo viên cần trao đổi và lấy ý kiến cũng như phân chia nhiệm vụ cho các nhóm trưởng để các em điều hành nhóm 1 cách hiệu quả ngoài không gian lớp học. Nhóm trưởng chính là linh hồn của cả nhóm,1 người nhóm trưởng xuất sắc là người biết phân chia nhiệm vụ theo khả năng của từng thành viên và tổng hợp được ý kiến chung của nhóm, cũng như nhận xét đúng năng lực của bản thân mình. Ngay khi bắt đầu tiết học ngoài không gian lớp học giáo viên trao đổi phân chia nhiệm vụ xong thì cũng là lúc nhóm trưởng mỗi nhóm tập hợp nhóm và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên. 30
  5. Mỗi thành viên cần tích cực thực hiện vì hiệu quả chung của toàn nhóm, mỗi bạn thực hiện phiếu nhiệm vụ cá nhân theo từng phần được giao và báo cáo, phân tích cùng với các thành viên khác trong nhóm. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả về mặt xã hội Để kiểm chứng hiệu quả biện pháp mang lại, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau: Chọn 2 lớp có trình độ tương đương tiến hành thực nghiệm, cụ thể: Giáo viên chủ TT Tên lớp Sĩ số Ghi chú nhiệm 1 5C 27 Lương Thị Thủy Áp dụng biện pháp Không áp dụng biện 2 5B 28 Cao Thị Liên pháp Để đảm bảo độ chính xác, khách quan, tổ chuyên môn đã xây dựng bảng đánh giá kết quả và phân công giáo viên trong tổ dự giờ quan sát thái độ, biểu hiện kết quả học tập của học sinh, đánh giá vào bảng đánh giá chung của tổ. Kết thúc giảng dạy mảng kiến thức về toán chuyển động, tổ đã xây dựng bài khảo sát chất lượng để đánh giá mức độ học tập của học sinh theo 3 mức độ. Cụ thể, kết quả đạt được: 5C 5B Nội dung Mức độ đạt Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % Đúng, nhanh 25 92,6% 15 53,6% Hiểu và viết đơn vị Lúng túng 2 7,4% 8 28,6% đo vận tốc Sai 0 0% 5 17,8% Đúng, nhanh 23 85,2% 15 53,6% Xác định đúng Lúng túng 4 14,8% 8 28,6% dạng toán Sai 0 0% 5 17,8% Đúng, nhanh 25 92,6% 17 60,7% Áp dụng công thức Lúng túng 2 7,4% 3 10,7% tìm vận tốc Sai 0 0% 8 28,6% 31
  6. * Hình thành các năng lực và phẩm chất: - Năng lực: Các em có kĩ năng giải các bài toán chuyển động đều thành thạo, nhanh hơn và chính xác hơn. Có khả năng vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. Các em có kĩ năng đánh giá bài của bạn, có khả năng phát hiện và sửa chữa lỗi sai mà bạn gặp phải. Nhiều học sinh đã biết chọn cách giải hay cho mỗi bài toán, giải quyết tốt các bài toán thực tế; năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm được phát triển, phát huy tối ưu ở các em năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: Học sinh rất hào hứng trong học toán nhất là phần giải toán chuyển động Các em có ý thức tốt hơn về giờ giấc, hiểu biết và có trách nhiệm hơn, biết tuyên truyền cho bạn bè, người thân ý thức tham gia giao thông. 2. Khả năng áp dụng nhân rộng Sau khi trình bày nội dung sang kiến “Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn toán lớp 5 với dạng toán tìm vận tốc” trong tổ chuyên môn của mình, tôi đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao. Biện pháp có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 5 và nhân rộng phạm vi áp dụng. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HAY VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Lương Thị Thủy 32
  7. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu) 33
  8. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu) 34