Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán

doc 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_lam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với toán

  1. 20 * Thông qua các hoạt động khác Ví dụ1: Hoạt động với môi trường xung quanh: Quan sát một số loại hoa, quả. Cho trẻ nhận biết, so sánh quả về màu sắc, hình dạng, kích thước. Ví dụ 2: Vẽ ô tô tải: Đầu xe có dạng hình chữ nhật dựng đứng, thùng xe có dạng hình chữ nhật nằm ngang, bánh xe có dạng hình tròn. Dạy trong các hoạt động khác trong ngày của trẻ là việc làm rất cần thiết trong quá hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ. Để thực hiện tốt biện pháp này, tôi phải lập kế hoạch thực hiện cho từng ngày, từng tuần, từng tháng sao cho biện pháp này là nền tảng tốt để cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán, ngoài ra cho trẻ học trên các tiết học vừa là chỗ để d. Biện pháp 4. Ứng dụng CNTT vào hoạt động cho trẻ làm quen với Toán Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với Toán cũng là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đối với hoạt động. Do vậy tôi thường: - Khai thác các tư liệu, hình ảnh trên mạng: + Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình. VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm trẻ hứng thú từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. - Tự thiết kế 1 số trò chơi, giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint Tôi đã tự thiết kế được 5 giáo án Powerpoint và nhiều trò chơi hay nhằm củng cố biểu tượng Toán cho trẻ như: Trò chơi: Ô cửa bí mật (Khi ô cửa mở ra trẻ phải biết được trong ô cửa đó có số lượng đồ dùng là mấy?), Trò chơi: Nhà nông thi tài (Tôi thiết kế các mẫu vườn trồng các loại rau củ khác nhau, trẻ sẽ thi đua thêm, bớt số lượng rau củ trong vườn để bằng số lượng rau, củ theo yêu cầu của cô) e. Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt môn Toán :
  2. 21 + Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ, nơi đây cháu cháu bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức cô giáo cung cấp ở trường, đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để cũng cố những gì cháu đã tiếp thu ở trường, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MN là dễ nhớ mau quên nên cần thường xuyên ôn luyện, tuy đó là những vấn đề hết sức đơn giản. + Mỗi tuần ở góc tuyên truyền tôi đều cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ của lớp qua từng bộ môn, tên đề tài để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. Ngoài ra tôi còn trao đổi trực tiếp những thông tin mỗi trẻ về tình hình sức khoẻ, sinh hoạt ăn ngủ, chơi, học của cháu tại trường qua zalo nhóm lớp, ngoài ra giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh tình hình trong ngày để cùng có sự phối hợp kịp thời trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. + Đối với trẻ MG nhỡ bắt đầu vào học kỳ 2 tôi thường cho cháu về nhà thực hiện như đếm, so sánh, thêm bớt tạo nhóm . rất cần sự phối hợp với phụ huynh, vì thời gian ở trường ngoài hoạt động giáo dục còn bao việc khác, thời gian không đủ để cô rèn thêm kỷ năng cho cháu mà phụ huynh lại làm tốt việc nầy nên biện pháp phối hợp này cũng đem lại hiệu quả rất cao. Trẻ vận dụng củng cố các kiến thức, các kỹ năng đã biết vào trong hoạt động sinh hoạt hành ngày. + Ngoài ra còn phối hợp phụ huynh hổ trợ về công sức như cắt đồ dùng, xin lịch,hộp sữa ,hộp bánh kẹo,thùng giấy, tờ rơi, các biểu bảng quảng cáo . để làm ĐDDH và trang trí lớp. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với toán” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: III.1. Hiệu quả kinh tế
  3. 22 - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi trong việc cho trẻ 3- 4 tuổi làm quen với toán, tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu như :Bìa ,chai, lọ thùng giấy đề làm đồ dùng cho trẻ nên không tốn kém về kinh phí. III. 2. Hiệu quả về mặt xã hội a. Giá trị làm lợi cho môi trường - Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. - Bổ sung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy. - Đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ luôn làm cho các bài giảng trở nên phong phú hơn, luôn sinh động, hấp dẫn, mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Giáo viên tự tin khi lên tiết dạy,dẫn dắt trẻ vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động . - Từ những đồ dùng, đò chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đò chơi mà trẻ được làm quen.thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. - Cần cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học như to nhỏ, phải trái, trên dưới, trước sau, tạo nhóm, biết số lượng, so sánh, thêm bớt . để trẻ hiểu và nắm bắt kịp thời kiến thức mà cô cung cấp. - Sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dung dạy học, trang trí lớp để phục vụ môn Toán - Đồ dùng đầy đủ cho mỗi cháu khi thực hiện luyện tập, vì đối với trẻ MN phương pháp trực quan và luyện tập đóng vai trò chủ đạo, nếu không có đồ dùng thì hiệu quả tiết học không đạt, hơn nữa việc trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ được nhìn, được trực tiếp luyện tập qua mọi lúc, mọi nơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động
  4. 23 - Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra tôi phải nghiên cứu đề làm ra những đồ dùng cho trẻ hoạt động đảm bào an toàn, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đò chơi mà trẻ được làm quen, thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. c. Giá trị làm lợi khác Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy cho trẻ làm quen với toán lớp tôi đã đạt được như sau: * Đối với trẻ - Trẻ rất hứng thú với tiết học, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi của cô. Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự. - Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể - Trẻ nắm vững các biểu tượng toán học, đồng thời ghi nhớ và củng cố lâu hơn. Trẻ được nâng cao những hiểu biết của mình, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, giờ học, giờ chơi đan xen nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả cao. - Với những kiến thức tiếp thu được trẻ lớp tôi phát triển tốt về tư duy, thông minh hơn và tự tin trong mọi hoạt động. * Đối với phụ huynh: - Đa số phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Toán. Phụ huynh rất hài lòng và đặt niềm tin vào sự dạy dỗ của cô giáo và nhà trường. - Từ đó phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, ngoài ra phụ huynh còn hỗ trợ cho lớp những đồ dùng, tranh ảnh giúp trẻ học tốt hơn. - Và một trong những điều tôi tâm đắc nhất khi tôi thực hiện đề tài: :"dạy trẻ làm quen với toán ” là tạo được sự phấn khích, hào hứng tiếp thu bài học cho trẻ. Đó là món quà, có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế háo hức
  5. 24 chờ đợi đối với môn học. Đó cũng là thành công không nhỏ đối với những người làm công tác giáo dục. Việc dạy trẻ làm quen với toán là một trong những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác của nhân cách toàn diện. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới giáo viên phải thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về toán học cho trẻ. * Kết quả so sánh đối chứng: Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa Chưa Đạt Nội dung đạt đạt STT Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ % % % % 1 Nhận biết màu sắc 20 63 12 37 30 94 2 6 2 Nhận biết hình dạng 16 50 16 50 31 92 97 3 3 Trẻ biết so sánh 18 56 14 44 30 94 2 6 Khả năng chia tách phân 4 nhóm 12 63 20 37 29 91 3 9 Trẻ nhận biết về các biểu 5 13 41 19 59 29 91 3 9 tượng toán
  6. 25 - Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy biểu tượng toán học của trẻ còn nghèo nàn, hạn chế. Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào phía trẻ. Không phải là do trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cơ bản và mở rộng về nội dung toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc. - Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp dạy trẻ làm quen với toán là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới với những người tâm huyết với nghề, với trẻ. Trên đây là: “Một số biện pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với toán”.Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự nghiên cứu tài liệu viết và qua thực tế giảng dạy cùng với việc kết hợp học hỏi đồng nghiệp, tôi không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Thị Nhung
  7. 26 PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
  8. 27 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế. Ảnh : Phân nhóm trong phạm vi 4
  9. 28 Ảnh: Giờ tạo hình: Vẽ tô màu ô tô tải
  10. 29 Ảnh : Bé chơi ở mảng hoạt động Bé làm quen với toán trong giờ HĐG
  11. 30 Ảnh: Trẻ xếp các hình bằng dây