Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

doc 21 trang Đinh Thương 14/01/2025 791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_hoat_dong.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

  1. * Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác: Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ. Cô dạy trẻ bài thơ "Làm anh". Cô tích hợp cho trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau" để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới, qua bài hát đó cô giáo dục cho trẻ cảm nhận được tình cảm yêu thương của các thành viên trong gia đình giành cho nhau. Kết thúc giờ học cô hát hoặc cho trẻ xem video clip bài " Ba ngọn nến lung linh".Qua đó giúp trẻ làm quen với một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Hoặc khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học, tìm hiều " Con vật nuôi trong gia đình" giáo viên có thể tích hợp bài hát " Gà trống, mèo con và cún con; Ai cũng yêu chú mèo; Con gà trống " Qua đó hình thành cho trẻ, tình yêu đối với các con vật gần gũi được nuôi trong gia đình, giáo dục trẻ biết lợi ích của các con vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ, thoải mái, ham thích học hỏi. * Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc Trong một giờ hoạt động chung, một số trẻ không thể hát thuộc và thành thạo bài hát nên cô tạo mọi điều kiện cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở các góc. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Ví dụ: Sau giờ âm nhạc học hát bài "Cô giáo miền xuôi" là hoạt động góc. Ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi " Cô giáo" cô dạy bài hát " Cô giáo miền 14
  2. xuôi " Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như thế trẻ là cô giáo thật. Hay ở góc chơi nghệ thuật cô giáo cho trẻ được nghe các bài hát ru, các bài hát dân ca các vùng miền phù hợp với lứa tuổi sẽ làm phong phú hơn cho trẻ về kiến thức âm nhạc. Chuẩn bị cho trẻ một số đồ dùng, nhạc cụ, trang phục để trẻ biểu diễn lại các bài hát đã học khiến trẻ rất thích thú và củng cố được kiến thức đã học của trẻ. * Biện pháp 5: Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn: Giáo viên nên tổ chức cho trẻ ôn lại các bài hát đã học vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần dưới hình thức là các buổi biểu diễn. Có nhiều dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ Trẻ sẽ rất hứng thú, mạnh dạn, tự tin, và thích biểu diễn âm nhạc. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đên khi từ giã cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thơ bé thường để lại dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người. * Biện pháp 6: Tuyên tuyền phối hợp với phụ huynh. Nhà trường, gia đình kết hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ đem lại kết quả chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ. Để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường Mầm non, tôi đã có một số biện pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như: trao đổi trực tiếp qua giờ đón- trả trẻ, qua hội nghị họp phụ huynh học sinh đầu năm, và lồng ghép vai trò của hoạt động giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển Đức- Trí- Thể- Mỹ của trẻ để phụ huynh thấy được và có biện pháp phối hợp với giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ Để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các bài hát trẻ học trong chủ đề tôi đã phô tô những bài hát sẽ học trong chương trình và treo ở góc tuyên truyền để 15
  3. phụ huynh cùng tham khảo, nắm được tình hình học tập của trẻ, từ đó cô và phụ huynh cùng đưa ra những biện pháp bồi dưỡng cho trẻ. Vận động phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc như: vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt để làm xúc sắc, vỏ dừa để làm mõ dừa giúp phụ huynh nhận thức đầy đủ và đúng hơn về bậc học mầm non. 16
  4. CHƯƠNG IV: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Vài nét về thực nghiệm: Trường mầm non Hoa Mai nơi tôi đang đang công tác có tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, giáo viên trong trường đều nhiệt tình trong công tác. Trình độ giáo viên trên chuẩn đạt 83% Bản thân tôi đã được trang bị kiến thức, kỹ năng sư phạm qua lớp Đại học sư phạm tôi luôn yêu nghề mến trẻ, yên tâm công tác. Hàng năm tôi luôn được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở, Phòng giáo dục tổ chức. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cở sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu đồ dùng dạy học phục vụ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Học sinh thực nghiệm: Tôi đã chọn 36 trẻ lớp mẫu giáo 3 tuổi số 2 để nghiên cứu các trẻ này đều khỏe mạnh, tâm sinh lý phát triển bình thường và một số đã được học qua nhóm 24 - 36 tháng tuổi nên trẻ có nề nếp học tập ngoan, tiếp thu bài nhanh. Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. 2) Tiến hành thực nghiệm Tôi đã tiến hành khảo sát đầu vào của các trẻ lớp 3 tuổi số 2 và theo dõi sự tiến bộ của các cháu: Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu vào Số trẻ Loại tốt Loại khá Loại trung bình 36 24/36 = 66.7 % 9/36 = 25% 3/36 = 8.3 % Bảng 2: Kết quả khảo sát sau 6 tháng khi áp dụng các biện pháp giáo dục Số trẻ Loại tốt Loại khá Loại trung bình 36 33/36 = 91.7% 3/36 = 8.3% 0 17
  5. Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy kết quả thật đáng mừng. Nhìn vào bảng tổng hợp khảo sát trên khẳng định rằng việc tôi đưa ra một số biện pháp để dạy tốt hoạt động âm nhạc đã thu được một số kết quả khả quan. Tuy kết quả còn khiêm tốn, nhưng tôi thấy việc tôi đưa ra một số biện pháp để dạy tốt hoạt động âm nhạc trong quá trình dạy trẻ là có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng giáo dục âm nhạc nói riêng. 18
  6. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập của SKKN. Hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non, là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với trẻ, là món ăn tinh thần không thể thiếu được, có tác dụng mạnh mẽ nhằm giúp trẻ hoàn thiện hơn và chính hoạt động âm nhạc là phương tiện giáo dục có hiệu quả góp phần phát triển một cách toàn diện, hình thành cho trẻ nhân cách toàn diện, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, vì hiệu qủa giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp với trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp, tích hợp một số bộ môn và một số chuyên đề Đặc biệt giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Thông qua cho trẻ cảm nhận giai điệu bài hát và vận động theo nhạc là một việc làm cần thiết mà cũng rất khó khăn giáo viên phải là người trực tiếp giảng dạy phải thực sự thương yêu trẻ, luôn mẫu mực, là tấm gương cho trẻ noi theo, giáo viên phải tích cực nghiên cứu và có nhiều sáng tạo trong giảng dạy nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất và thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta là những người giáo viên được Đảng, Nhà nước giao cho trọng trách hết sức vinh quang nhưng cũng rất khó khăn, đó là giáo dục đạo tạo con người có ích cho xã hội. Bởi ngay từ đầu các cháu phải được dạy dỗ một cách toàn diện về các mặt "Đức - Trí - Thể - mĩ".Đặc biệt trong cơ chế hiện nay khoa học đang phát triển mạnh mẽ rất cần đến những con người vừa có đức vừa có tài và lòng nhân ái. Có như vậy mới hoàn thành mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. 2) Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm Nếu sáng kiến kinh nghiệm được triển khai áp dụng trong trường Mầm non sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là phương pháp sáng tạo của cô trong tổ chức hoạt động âm nhạc. Từ đó hình 19
  7. thành cho trẻ tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ có những ước mơ cao đẹp Điều đó góp phần không nhỏ cho việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ 3) Kiến nghị các cấp quản lí: Để cho ngành học mầm non ngày càng phát triển hơn. Kính mong các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương hãy quan tâm hơn nữa tới ngành học Mầm non. Đầu tư thêm cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học để tạo điều kiện cho trẻ được học tập và vui chơi đạt được kết quả cao, phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện nay. Trên đây là một số những ý kiến, kinh nghiệm mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, bản thân tôi không tránh khỏi được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp, để tôi hoành thành tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lương Tài, ngày 9 tháng 10 năm 2016 Người viết 20
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non –Mẫu giáo bé của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi 3- Giáo dục âm nhạc cho trẻ của Tác giả Phạm Thị Hòa- Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 4- Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- Viện chiến lược và chương trình giáo dục mầm non. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non. 5- Tham khảo qua tập san, chuyên đề, tạp chí giáo dục mầm non, qua truyền hình 21