Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giam_ty_le_suy_dinh_d.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỘC HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN LẬP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ ___ Tân lập. , ngày tháng năm 2016 BÁO CÁO THÀNH TÍCH Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2016 I. Sơ lược lý lịch: Ông (bà): Huỳnh Thị Thanh Trúc ; Năm sinh: 17/03/1983 Nơi thường trú: Khu phố 2-Phường 2- Thị Xã Kiến Tường Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Mẫu Giáo Tân Lập. II. Thành tích đạt được: 1. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng theo qui định, có kế hoạch cụ thể. Luôn trung thực trong báo cáo cấp trên. Thường xuyên cập nhật, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trên tất cả các nguồn thông tin, nâng cao các hình thức trong hoạt động giảng dạy. Tham khảo tài liệu và tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Tham mưu liên hệ chặt chẽ với các cấp Lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường, thực hiện công tác tham mưu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016. Bản thân luôn nâng cao ý thức trong tự học tự rèn luyện, cố gắng phấn đấu đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua tỉnh năm học 2015- 2016. Là đảng viên trong chi bộ nhà trường bản thân luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Tham gia tốt các phong trào do ngành và địa phương phát động. 2. Thực hiện tốt Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bản thân luôn sống gương mẫu trong sạch, lành mạnh, giản dị không xa hoa lãng phí.
- Kiên quyết chống các biểu hiện tham ô, lãng phí. Luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Luôn gần gũi với tất cả mọi người, có tinh thần đoàn kết nội bộ, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Luôn nhắc nhở bản thân và gia đình thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. * Chế độ, nội quy, quy chế chuyên môn của ngành. Luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của người nhà giáo. Thực hiện đúng nội quy, quy chế của ngành. Luôn tự mình phấn đấu học tập, trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác và nhiệm vụ được phân công để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở trường bạn. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức. 3. Báo cáo đề tài, sáng kiến kinh nghiệm với các nội dung sau đây: Năm học 2015- 2016 bản thân tôi đề ra kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường cùng lập kế hoạch cho trường thực hiện. Phối kết hợp với y tế chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, qua đó tôi nhận thấy rằng có một số nhược điểm như sau : Đối với giáo viên vốn kiến thức chưa phong phú về việc tìm ra nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong lớp. Việc tổ chức các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa tích cực. Trẻ chưa được quan tâm chăm sóc dinh dưỡng từ gia đình. Trong lớp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao. Một số trẻ rất sợ khi ăn, một số trẻ ăn nhiều nhưng cơ thể không hấp thụ tốt thức ăn. Do đó dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng còn cao. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ trong lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có sức khỏe thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi phải có
- sự đầu tư về dinh dưỡng cho trẻ. Thực tế cho thấy, việc can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa những cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng và kéo theo các bệnh khác như sự suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ. Chính vì vậy mà việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. Điều này được thể hiện qua những công văn, quyết định của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ Được sự phân công là người quản lý nấu ăn cho trẻ trong trường mầm non tôi đã xây dựng thực đơn hợp lý, đảm bảo calo, cân đối tỷ lệ 3 chất, P – L – G, can xi, B1 thay đổi theo mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú đa dạng. Hiểu được việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như vậy , cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với các cô nuôi và giáo viên trên lớp đã mang lại những bữa ăn hàng ngày thật ngon miệng cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường”.trong năm học 2015 – 2016 này. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên dạy các lớp và các bạn đồng nghiệp toàn trường, sự trao đổi, thảo luận cùng đóng góp ý kiến rút ra từ những hoạt động thực tế như đã nêu trên thông qua các buổi kiểm tra của các thành viên trong nhà trường .Nên bản thân tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: Đối với giáo viên : Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ. Có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Nâng cao tay nghề trong việc tìm ra một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Đối với trẻ :
- Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy số trẻ suy dinh dưỡng của trường tôi giảm đến mức thấp nhất. Trẻ rất thích thú khi đến giờ ăn, ăn nhiều hơn, ăn hết suất ăn. Đối với phụ huynh : Có sự thay đổi kết hợp và có sự thống nhất nhìn nhận về việc chăm sóc dinh dưỡng của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển hàng ngày của trẻ, tất cả phụ huynh đồng tình ủng hộ. III. Kết quả khen thưởng: Năm học 2012-20113 đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Năm học 2013 - 2014 đạt danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” Năm học 2014 - 2015 đạt danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” Năm học 2015 – 2016 chấp hành sự phân công và tín nhiệm của tập thể nên đầu năm bản thân tự phấn đấu và đăng ký đạt danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” Hiệu trưởng Người báo cáo thành tích (ký, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên) Phạm Thị Giòn Xác nhận của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở