Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở

pdf 20 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4103
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở

  1. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS 2. Cơ sở thục tiễn Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm đạo đức, chính vì vậy là một người giáo viên chúng ta cần phải tìm hiểu từng nguyên nhân để có biện pháp giáo dục các em một cách hiệu quả. Cho nên trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội, nhưng trong đó yếu tố nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng nhất. Thế nào là học sinh vi phạm đạo đức ? Là đối tượng học sinh cần được giáo dục đặc biệt, thường là những học sinh vi phạm về nề nếp, kỷ cương, về luân thường đạo lý và cả pháp luật, có tính chất nguy hại đến nề nếp giáo dục. Vì vậy muốn giáo dục học sinh vi phạm đạo đức trước tiên phải tìm hiểu thực trạng để rồi có biện pháp giáo dục hiệu quả. II. Thực trạng 1. Thực trạng chung - Ngày nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, nên chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của chúng ta. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp. - Qua tìm hiểu từ các giáo viên bộ môn trong nhà trường và thực tế bản thân tôi chứng kiến, hiện nay tình trạng đạo đức của học sinh nói chung và học sinh trường tôi nói riêng, chất lượng đạo đức của học sinh xuống cấp khá nghiêm trọng. Các hành vi vi phạm phổ biến như: - Vô lễ với người lớn, chửi thề bằng tiếng dân tộc, xúc phạm nhân cách nhà giáo, nói tục, vẽ viết bậy, ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường, vệ sinh môi trường chưa tốt. - Lập hội gây gỗ, đánh nhau. - Ý thức đấu tranh tự phê bình, góp ý, xây dựng trong các tập thể học sinh giúp bạn tiến bộ còn thấp. - Không chấp hành nội quy học tập gây rối trong các giờ học gây ức chế thách thức giáo viên. 2. Yếu tố gia đình: Ngô Thị Thanh Nga - 6 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  2. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho trẻ em. Thế nhưng, những yếu tố tiêu cực trong chính môi trường gia đình, cụ thể như gia đình có biện pháp giáo dục con cái chưa thực sự nghiêm túc, không hợp lý, nuông chiều, luôn thoả mãn mọi nhu cầu của con, thậm chí những đòi hỏi vô lý mà vẫn cứ đáp ứng, hay sống quá khắc khe hoặc đối xử bằng bạo lực, thiếu trách nhiệm làm cho chúng sợ hãi để rồi xa lánh, không gần gũi những người trong gia đình. Những thói quen xấu của cha mẹ và những người thân trong gia đình, những hành vi vi phạm Pháp luật ảnh hưởng đến con cái như: trộm cắp, lừa đảo. Gia đình có cấu trúc không hoàn hảo, luôn có mâu thuẫn, xung đột, cha mẹ sống không hợp rồi ly hôn, hoặc thiếu hiểu biết, không muốn dạy dỗ mà phó trách nhiệm cho nhà trường và xã hội. Những đứa trẻ mồi côi không được chăm sóc, giáo dục chu đáo, nên việc các em hư hỏng, vi phạm là chuyện thường tình. 3. Yếu tố nhà trường: Nhà trường là trung tâm văn hoá, các thầy cô giáo không những chỉ biết dạy chữ cho các em mà còn phải có trách nhiệm giáo dục về đạo đức để các em trở thành người tốt, con ngoan trò giỏi, đội viên, đoàn viên tốt.Vì vậy, những nguyên nhân thường thấy dẫn đến học sinh vi phạm đạo đức bao gồm những nguyên nhân sau: Chất lượng cũng như khả năng quản lý, giám sát của nhà trường còn nhiều hạn chế, nội dung bài dạy chưa có sự lồng ghép, liên hệ thực tiễn mang tính chất giáo dục cao, chưa phù hợp với thực tế, không gây được sự hứng thú, hấp dẫn cuốn hút học sinh. Chưa xây dựng cho học sinh ý thức tuân thủ nội quy nhà trường, Pháp luật của Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Một số quy chế nhà trường còn quá cứng rắn khiến cho một bộ phận học sinh không vượt qua nổi. Liên đội nhà trường chưa đi vào chiều sâu, chương trình phát thanh măng non chưa hiệu quả nên không tuyên truyền đượcnhiều vấn đề, chưa có nhiều mô hình học tập, sinh hoạt vui chơi chưa thu hút học sinh mà lại phụ thuộc quá nhiều vào những hoạt động khác. Xử lý học sinh vi phạm chưa thực sự nghiêm khắc,và không đến nơi Ngô Thị Thanh Nga - 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  3. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS đến chốn, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và các đoàn thể. 4. Yếu tố xã hội: Đất nước ta trên con đường đổi mới, hội nhập. Nền kinh tế thị trường đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Thế nhưng những tiêu cực trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên do điều xấu của cơ chế thị trường mang lại, cũng ảnh hưởng không tốt đến học sinh trong nhà trường. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như vũ bảo, đây là điều kiện, là cơ hội thuận lợi để thế hệ trẻ tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nhân loại Thế nhưng bên cạnh những thông tin bổ ích trên mạng giúp cho việc học hỏi, học tập, vui chơi giải trí, nâng cao trí tuệ thì vẫn có những thông tin không tốt có tai hại đến với thanh thiếu niên, học sinh như: văn hoá phẩm đồi truỵ hoặc những trò chơi trực tiến bạo lực hay những trang mạng thiếu lành mạnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tò mò của các em. Thêm vào đó là môi trường sống không tốt, bạn bè ăn chơi lêu lỏng, lôi kéo dẫn đến vi phạm. Sự chênh lệch về kinh tế giữa các gia đình về mức sống dẫn đến thiếu thốn về tiền bạc, ăn uống, quần áo là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến học sinh hư hỏng. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng, vi phạm về đạo đức, nó phụ thuộc vào ba lĩnh vực, nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế để giáo dục tốt học sinh, đội viên, thì chúng ta phải phát huy tích cực vai trò của các đoàn thể trong nhà trường vào việc giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh vi phạm đạo đức nói riêng là hết sức cấp bách. III. Các biện pháp giáo dục học sinh vi phạm đạo đức: 1. Giáo dục thông qua các hoạt động trong phong trào của Đoàn, Đội: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong liên đội nhà trường nhằm mục đích cùng nhà trường và các đoàn thể giáo dục học sinh, đội viên phấn đấu trở thành trò ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chính vì vây, mà giáo dục ở tổ Ngô Thị Thanh Nga - 8 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  4. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS chức Đội luôn hướng đến những hoạt động bổ ích mang tính lành mạnh, vui chơi học hành, thiên về phòng ngừa, cảm hoá, nhằm giảm bớt những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của các em học sinh. Trong phạm vi sáng kiến này đề cập đến việc giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động, việc làm cụ thể sau: - Thứ nhất là giáo dục qua hình thức cắm trại, ngoại khóa nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức cắm trại cho học sinh là một hoạt động có tính tổng hợp mang lại hiệu quả giáo dục cao. Cắm trại nhằm mục đích thu hút đông đảo các em tham gia với tính tự nguyện đầy hào hứng, qua đó góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho các em. Thông qua hoạt động cắm trại, ngoại khóa, dạy cho các em tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cũng như sự hoạt bác, nhanh nhẹn, phát huy ở các em tính sáng tạo, tự lập trong cuộc sống, giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu và tuổi trẻ của đất nước mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc - Thứ hai là giáo dục học sinh thông qua việc tổ chức những trò chơi dân gian nhằm rèn luỵên cho các em sự thông minh, nhạy bén, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát huy trí tuệ, sức khỏe, từ đó hình thành nên phẩm chất tốt đẹp, tính trung thực, thật thà, tinh thần đoàn kết Lứa tuổi THCS rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể vui chơi sau những giờ học căng thẳng, nhưng những trò chơi phải luôn hấp dẫn, thu hút để tránh sự nhàm chán, (chơi mà học, học mà chơi), các em biết vận dụng những kiến thức ở trường, ở lớp và cuộc sống. Ngô Thị Thanh Nga - 9 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  5. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS . Học sinh thi kéo co trong phần hội của lễ Khai Giảng Học sinh thi nhảy bao bố trong phần hội của lễ Khai Giảng - Thứ ba là giáo dục thông qua sinh hoạt múa hát tập thể. Qua hoạt động này giúp các em có tinh thần đoàn kết tương thân tương thân ái, hòa đồng với tập thể, với cộng đồng, giúp các em khéo léo, năng động, nhanh nhẹn, dẻo dai và quan trọng hơn là giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần “Mình vì mọi người” chứ không phải mọi người vì mình. Ngô Thị Thanh Nga - 10 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  6. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Học sinh đang tham gia buổi sinh hoạt múa hát tập thể - Thứ tư là tạo cho các em có tinh thần tham gia các buổi lao động tập thể để các em được hòa đồng với bạn bè, thầy cô giáo. Tập thế học sinbh khối 9 đang sửa sang lại con đường vào trường Ngô Thị Thanh Nga - 11 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  7. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Hình ảnh các em sinh cùng thầy cô trong trường đang tu sửa lại đường vào trường Những điều nêu trên là những hoạt động hấp dẫn lành mạnh, là vũ khí sắc bén để giáo dục tốt đạo đức học sinh có hiệu quả nhất, thể hiện hình thức giáo dục tuân thủ đúng luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Những hoạt động này, sẽ giúp các em ngày càng ngoan hơn, tốt hơn, chăm học hơn. 2. Giáo dục bằng những biện pháp riêng đối với học sinh vi phạm, cá biệt: * Những biện pháp phối hợp: Khi phát hiện học sinh vi phạm mang tính nghiêm trọng, chúng ta nên bình tĩnh tìm hiểu kỹ sự việc, từ đó mới đưa ra biện pháp giáo dục, không nên nóng vội. Nếu nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm đạo đức là do ảnh hưởng từ lối sống của gia đình không lành mạnh, thì nhà trường, Đoàn, Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đến thăm, tìm hiểu và tâm sự hết sức chân thành để phụ huynh hiểu mà tự dạy dỗ hành vi, lối sống giúp các em rèn luyện tốt hơn. Ngô Thị Thanh Nga - 12 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  8. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Học sinh hư hỏng, vi phạm nội quy, nề nếp tuyệt đối không được đánh đập, vì như thế giáo viên vi phạm luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà hãy lấy tổ chức Đội làm nòng cốt để giáo dục mới đúng tính sư phạm. Ví dụ: Trong một lớp học, có một học sinh học lực khá nhưng lại thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, lớp học hay có những hành vi, những biểu hiện xúc phạm tới bạn bè, thầy cô. Ngoài việc giáo dục để cảm hóa, chúng ta cần mạnh dạn bầu chọn học sinh đó vào ban cán sự lớp, tự đó em thấy mình như thế mà thầy cô, bạn bè vẫn tin tưởng, cảm thấy vinh dự, từ đó sẽ tự dần dần khắc phục hành vi của mình để xứng đáng với vai trò một cán sự lớp. Cũng có những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn túng thiếu, hàng ngày phải làm việc vất vả để phụ giúp gia đình, chính vì thế mà không hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như việc thực hiện nề nếp, nội quy giờ giấc đến lớp như đi học muộn. Đối với những trường hợp này ta cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm cùng với ban giám hiệu nhà trường tìm hiểu để giúp đỡ thực hiện phong trào trao quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn và phong trào “ Quỹ vì bạn nghèo”. Những trường hợp này, không phải là học sinh cố tình vi phạm mà là do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thầy hiệu trưởng tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn Học sinh hư hỏng vì lý do bố mẹ ly hôn, bỏ nhau đây là nổi bất hạnh của trẻ. Các em cảm thấy thiếu lòng tin, chán nản, lúc nào các em cũng thấy không có sự yêu thương giống như các bạn rồi tuyệt vọng, bỏ bê việc học tập. Đối với trường hợp này Ngô Thị Thanh Nga - 13 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  9. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS giáo viên chủ nhiệm cùng ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, an ủi, gần gũi, giúp đỡ, để các em lấy lại lòng tin và vươn lên thành người tốt. Đối với những em hay vi phạm về nề nếp, tác phong không nghiêm túc, thường xuyên đến lớp không mặc áo đòng phục, không bỏ quần áo vào trong, không đeo khăn quàng, thì biện pháp tốt nhất là nên tâm sự riêng đối với các em học sinh đó, không dược nhắc nhở, quát tháo to trước lớp, có thể phân tích một cách tỉ mỉ về tính chuẩn mực khi đến trường của học sinh, tác phong của người học sinh THCS Hoặc có thể trao đổi với tổng phụ trách đội đưa em vào Đội cờ đỏ, tự đó cái bệnh lề mề về khâu tác phong, ăn mặc của em sẽ được khắc phục dần dần. Vì các em có nghiêm túc thì lúc mới theo dõi đánh giá các bạn khác trong trường trong lớp được. Có một số học sinh có thái độ mặc kệ, bướng bỉnh, mà trước đó lại rất ngoan, dễ dạy. Lý do dẫn đến sự thay đổi ấy là có thể các em bị người lớn áp chế, đè nén hoặc bị một số thầy cô không ưa nên hay chỉ điểm. Với trường hợp này thì giáo viên chủ nhiệm cần phải lien hẹ với gia đình, tìm hiểu qua bạn bè của em để biết em muốn gì và cần quan tâm như thế nào để giáo viên giúp đỡ các em đó thay đổi. 3. Giáo dục thông qua các giờ học: - Thông qua giờ giáo dục công dân, giáo viên bộ môn nên thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, kỷ năng sống theo chương trình và yêu cầu của sách giáo khoa. - Thông qua giờ lịch sử, giáo viên bộ môn cần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu đất nước Việt Nam, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống trong giáo dục, tôn sư trọng đạo, truyền thống cần cù sáng tạo, truyền thống hiếu học của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, ngay từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, giang sơn thu về một mối, nước nhà hoàn toàn độc lập thống nhất. - Thông qua môn học tự nhiên, giáo viên giáo dục cho học sinh tìm hiểu các thành tựu to lớn của con người trong quá trình phát triển của nhân loại, giáo dục cho học sinh các đức tính trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc trong tư duy và trong hành động, cho các em có cơ hội tìm tòi nghiên cứu khoa học, tìm ra hướng đi đúng cho mình Ngô Thị Thanh Nga - 14 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  10. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS 4. Giáo dục đạo đức thông qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp - Các chuyên gia tâm lý học cho thấy lứa tuổi học sinh ở cấp hai là từ 11 đến 15 tuổi, đây là lứa tuổi thay đổi giữa trẻ con và người lớn, ở thời điểm này các em rất ưa hoạt động nổi trội, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn. Đây là giai đoạn mà sự phát triển về cách suy nghĩ, về thể chất, về tâm lý ở các em đang phát triển mạnh mẽ, những xung đột về tâm lý vẫn thường xuyên diễn ra, những biểu hiện đó nhiều khi làm cho người lớn phải ngỡ ngàng. Nhưng đằng sau những biểu hiện đó ta vẫn nhận thấy bản chất của các em vẫn còn là “ trẻ con”. Chính vì vậy ngoài việc giáo dục cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá trên lớp thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. - Như chúng ta đã biết, đặc điểm của loại hình giáo dục ngoài giờ lên lớp là có nhiều nội dung phong phú phù hợp với đời sống chính trị, xã hội, hình thức giáo dục đa dạng, dễ dàng hình thành những khả năng liên kết, phối hợp với các đoàn thể giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy nếu tiến hành tổ chức hiệu quả các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý các em thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo của cấp học. Bên cạnh đó tiết sinh hoạt lớp cũng rất quan trọng, học sinh được giáo viên chủ nhiệm gần gũi hơn, các em cảm thấy có sự gắn kết giữa tình thầy trò. - Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có chủ đề, chủ điểm sinh hoạt rất cụ thể và khoa học, tuy nhiên một số giáo viên chủ nhiệm còn coi thường đối với hoạt động này và thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, chỉ làm qua loa, sơ sài. Thói quen áp đặt uy quyền đối với các em, dẫn đến các thất vọng, chán nản và phản ứng mạnh mẽ. Như vậy, ở trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh hư hỏng là do người lớn áp đặt, lợi dụng, cưỡng bức, đối với đối chúng, khiến chúng trở lên khó dạy bảo. IV. Kết quả Sau thời gian áp dụng đề tài tại đơn vị trường THCS Lý Tự Trong, sự tiến bộ về đạo đức của học sinh được thể hiện rõ qua bảng thống kê số liệu sau đây: Kết quả khảo sát lúc chưa thực hiện nghiên cứu Tổng số Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tốt khá TB Yếu Kém 525 345 150 30 0 0 Ngô Thị Thanh Nga - 15 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  11. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS 65,7% 25,6% 5,7% 0% 0 Cuối học kỳ I- Năm học 2016 - 2017 Tổng số Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tốt khá TB Yếu Kém 525 381 124 19 0 0 72,57% 23,62% 3,62% 0% 0 V. Bài học kinh nghiệm Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ làm thay đổi về nhận thức của các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như phụ huynh về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh và đặc biệt sẽ làm thay đổi về ý thức đạo đức, nhận thức học đường của các em học sinh. Giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của việc học nói chung và rèn luyện đạo đức nói riêng. Đây là sáng kiến có tính thực tiễn bởi lẽ sáng kiến này luôn bám sát vào đối tượng là học sinh trung học cơ sở, những đối tượng đang ở độ tuổi phát triển mạnh về tâm sinh lí cũng như về hình thể. Hơn nữa đây là những học sinh vùng dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn các em lại thích đua đòi, ăn chơi và thích học làm người lớn. Vì vậy khi áp dụng và triển khai vào thực tế giáo dục trong nhà trường sẽ góp phần quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách cho học sinh, rèn luyện ý thức đạo đức thông qua các con đường, các biện pháp mà sáng kiến này đã đề cập đến. Ngô Thị Thanh Nga - 16 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  12. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: I. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây: 1. Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. ở nước ta, mục tiêu của nhà trường THCS là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lý Tự Trọng cho thấy: Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nền nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế như: nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp, hút thuốc, uống rượu giáo viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay. 3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trên chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lý Tự Trọng. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả đa số cho rằng các biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết. II. Kiến nghị 1. Đối với phòng Giáo dục & Đào tạo - Chỉ đạo các trường học cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức để giáo viên các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. 2. Đối với nhà trường Ngô Thị Thanh Nga - 17 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  13. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS - Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể hơn nữa của chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các bộ phận giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút học sinh tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực và tự giác. - Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công khai, khen thưởng, công bằng, phê bình, nhắc nhở kịp thời. Tóm lại, để giáo dục đạo đức học sinh nói chung, học sinh hay vi phạm đạo đức nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, phải đề cao tinh thần kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường phải có nhiều mô hình sinh hoạt tập thể để thu hút các em theo chiều hướng tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể, qua đó để giáo dục các em một cách có hiệu quả hơn. Krông Nô, ngày 10 tháng 01 năm 2017 NGƯỜI VIẾT Ngô Thị Thanh Nga Ngô Thị Thanh Nga - 18 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  14. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Tài liệu tham khảo 1. Đạo đức học - PTS Phạm Khắc Chương & PGS - PTS Hà Nhật Thăng - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1998. 2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học cơ sở - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000. 3. Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ - V.A.Xukhomlinxki - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1983. 4. Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở - Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1999. Ngô Thị Thanh Nga - 19 - Trường THCS Lý Tự Trọng
  15. Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Xếp loại TỔ TRƯỞNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Xếp loại CHỦ TỊCH HĐKH ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Xếp loại CHỦ TỊCH HĐKH ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Xếp loại CHỦ TỊCH HĐKH Ngô Thị Thanh Nga - 20 - Trường THCS Lý Tự Trọng